10 NGÀY ĐI DU SƠN DU THỦY

BS. Trần quư Trâm

Vợ chồng tôi tới Boston ngày 3 tháng 8 năm 2019 để dự đám cưới đứa cháu. Rời phi trường Sacramento lúc 7 giờ tối, chúng tôi lần đầu tiên đi bằng hàng không Jet blue, phi cơ bay một mạch suốt đêm, tiếp viên phục vụ máy bay này công việc quá khỏe, buổi tối họ phát mỗi người chúng tôi một ly nước và một mặt nạ đeo vô để ngủ rồi họ biến mất, đêm khuya những hiệp sĩ Zorro nằm ngả nghiêng trong khoang máy bay thi nhau ngủ và ngáy ŕ rầm! Bà Mỹ bên cạnh, mới bắt đầu bay là bắt đầu thổi lửa, số người ngủ có ngáy cũng khá nhiều, c̣n tôi ngủ gà ngủ gật thấy họ ngủ quá khỏe mà thèm! Vừa mới chợp mắt một chút  đă thấy tàu bay chạm  mạnh  nghe cái rầm khi đáp xuống phi đạo, ánh nắng ban mai chứa chan chiếu ngoài khung cửa kính, hành khách lấy hành lư ồn ào. Một ngày mới đă tới! Boston là đây rồi!

 Sau đây là 10 ngày du ngoạn vô cùng lư thú:

1 – Đi thăm Đài tử sĩ những quân nhân Mỹ tử trận ở Việt Nam tại New Hampshire

Trên bức tường cẩm thạch đen khắc tên các binh sĩ Mỹ tử trận ở VN ở N.H, ở vùng các tiểu bang miền Bắc của nước Mỹ số binh sĩ Mỹ hy sinh rất nhiều so với các tiểu bang khác, nhất là bang New Hampshire nầy. Trong lúc t́m danh sách một người bạn, tôi làm quen được với ông cụ người Mỹ. Ông đưa tôi coi mảnh giấy ghi tên 2 người Mỹ, nói là bạn ông cùng ở đơn vị 101st Airborn nhảy dù, tất cả đă hy sinh tại căn cứ Khe Sanh. Hằng năm ông lên đây để tưởng niệm anh linh các người bạn xấu số; tôi nói với ông là tôi trước đây cũng ở căn cứ nầy, nhờ một phép mầu, một người bạn Mỹ đă cứu tôi bằng cách tṛng vào cổ tôi cái phiếu tải thương, một cái phiếu tải thương sau cùng tôi mới thoát được về Đồng Hà, không th́ tính mạng không biết ra sao đây!  Người bạn Mỹ tuyệt vời và nhân hậu đó hiện nay ở tại Houston Texas.  Tôi nói với ông là tôi, vợ tôi và các con tôi luôn ghi nhớ các anh hùng tử sĩ Hoa kỳ. Chúng tôi qua đây, một đất nước tự do và nhân hậu là nhờ họ. Tạm biệt những anh hùng tử sĩ suốt đời chúng tôi không bao giờ quên! Tạm biệt Jim, tên người bạn già đi t́m tên đồng đội mà tôi vừa quen biết!

2- Đi thăm ngôi chùa trên núi Peterborough

Thiền viện Bảo Chơn, một hệ phái của Trúc lâm Yên tử được xây trên núi Temple mountain, Peterborough New Hampshire cách đây mấy năm. Người Mỹ gọi là Temple mountain Monastery v́ nằm trên núi, chúng tôi có được duyên lành được chiêm ngưỡng và đảnh lễ Phật do một vị đạo hữu tốt bụng chở chúng tôi đi. Đường lên chùa quanh co, mây núi chập chùng, tiết trời sang thu, lá cây bắt đầu đổi thành màu vàng:

      Bảo Chơn đường lên đến mây triều

      Gót chân trần tục viếng chùa thiêng

      Vẳng nghe tiếng mơ khoan thai nhịp

      Trầm bổng câu kinh tịnh cửa Thiền!

Người sáng lập chùa là Tỳ kheo Thích Tuệ Mẫn, một vị sư c̣n trẻ, nhưng nghị lực th́ không ai sánh bằng! Ngôi chùa trên núi cao, một tay thầy và với sự đóng góp của các đạo hữu, thầy đă tạo được một thiền viện uy nghi và tráng lệ, Thầy nói chỉ nhờ có các Hộ pháp mới giúp thầy tạo dựng nên ngôi chùa nầy!

Sau đây là lời giới thiệu của Thầy:

‘Khi c̣n ấu thời, tôi đă thích rừng núi v́ nơi đây mang một đời sống tự nhiên hơn, đơn giản hơn và c̣n mang tính cách về nguồn nữa. Thế rồi tôi trở thành tăng sĩ theo tâm nguyện và lư tưởng của ḿnh…

‘Thiền trang Bảo Chơn tọa lạc trên ngọn núi Temple Mountain thuộc tiểu bang New Hamprshire Hoa Kỳ. Thật là kỳ diệu khi tôi đặt chân đến nơi  nầy như là một nhân duyên có sẵn từ lâu … con đường lên núi uốn khúc quanh co lên xuống chập chùng cây rừng che phủ, một ḍng suối không biết bắt nguồn từ đâu uốn lượn như con rồng xanh gào thét trườn ḿnh lên cao lấy nước từ trên những ngọn núi men theo con đường mang hương vị của núi rừng chan rải khắp nhân gian….’

Rồi chúng tôi rời ngôi chùa thiêng! A di đà Phật!

  

Đường xuống núi chập chùng vách đá

Tiếng chuông chùa nghe vẳng đâu xa!

                                                          

3- Qua Montreal lắng yên nghe lá thu rơi.

Năm trước chúng tôi có đi dự ĐHHYKHN tại Montreal Quebec nên tôi cũng biết nhiều về thành phố này, nhưng đi họp vào tháng 8 nên mùa thu chưa tới. Đợt đi chơi nầy mùa thu Canada đến rồi. Xe vào thành phố Montreal, lá phong phủ khắp nơi lá màu đỏ kiêu sa, màu vàng cam như hoa cúc, chao ôi những ngôi nhà và những ngọn đồi ôi đẹp làm sao như trong truyện cổ tích, vẻ đẹp rực rỡ qua hàng cây phong kéo dài hằng cây số!

Chúng tôi ghé chợ Jean-Talon ở số 7070 Ave. Henry Julien để mua trái cây và để mua ớt! Dân Huế đi ăn ở đâu cũng thích ớt! Chợ Canada bán ớt đủ loại, vô chợ coi mấy hàng trái cây nhất là mấy chùm ớt treo lủng lẳng thấy mà mát con mắt! Trong đoàn có cô vợ chú tài t́m mua ở đâu được mấy kí bon bon, ở Quảng Nam Đà Nẵng: họ kêu là Ḷn bon {angiospermae}, cô ta rất thích, cô ta nói em thích ăn trái nầy v́ càng ăn nhiêu chồng em yêu càng nhiều, mà chỉ ở Montreal khu chợ Tàu mới có trái cây nầy, hiếm lắm phải order trước! Chú tài nói: Em ở Boston vợ em thích ăn nhiều khi phải lái xe 4 tiếng qua Montreal mua Ḅn bon cho bà xă ăn!

Thương anh ăn trái ḅn bon

Anh ơi! em măi sắt son một ḷng!

 

 

4- Đi thăm thủ đô Canada – Ottawa-Ontario - Từ Montreal lên Ottawa khoảng hơn 2 tiếng lái xe.  Trái với đi về Quebec, các bảng số xe mang chữ “Je me souviens” (có thể dịch: Anh yêu em hay ngược lại…), ḍng xe về Ontario không có chữ đó; thành phố nói tiếng Pháp nên tất cả bảng chỉ đường, tên đường đều viết song ngữ. Ví dụ: Ottawa: Ontario. School bus-stop when flashing sign: Ecoliers-arretez aux signaux clignotants’.

Người Canada có tính tiết kiệm; vô một nhà hàng ăn, lúc ngồi vào bàn, một hàng chữ đập vào mắt in trên một hộp giấy đựng napkins: sauvez la planète et votre sourire une serviette à la fois: v́ muốn cứu trái đất và nụ cười của bạn! Xin vui ḷng mỗi lần chỉ lấy 1 tờ giấy lau mà thôi!

Ottawa có những lâu đài cổ kính rất đẹp, những khu vườn hoa nở muôn màu muôn sắc, ḍng sông thơ mộng trải dài với những hàng cây phong lá màu đỏ khoe màu trong ánh nắng chiều khiến say ḷng khách lăng du. Trước khi ra về vợ chồng tôi tới chào tạm biệt Bà Đầm Ontario, Bà vui vẻ mời nước, và hẹn chúng tôi ngày tái ngộ!

 

5- Ăn đồ Pháp

Bánh ḿ Pháp ở Montreal

Người ta thường nói: ở nhà Tây, ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật, theo tôi nghĩ ăn đồ Tây ngon th́ có, nhưng rất cầu kỳ. Tôi vô một nhà hàng có cái tên rất ngộ: Restaurant Dans le noir, chỉ ăn trong tối {như vậy làm sao mà thấy đường} ở số 151 Catherine East, Montreal Quebec. Món ăn vừa tiếng Anh vừa tiếng Pháp: Duck foie crème brulée, rồi le pain dans les voiles… ăn thấy cũng ngon. Có cái lạ là dân ḿnh cái ǵ của Pháp th́ cũng thích. Dạo ở VN lúc tôi làm Khoa Nội tại TTYTĐN, có một bà Y sĩ Việt cộng tên là Pháp. Bà bắt chước BS miền Nam cũng mở pḥng mạch tại ngả ba cây lang Đà Nẵng, khám bậy khám bạ nhưng bệnh nhân vô nườm nượp như tôm tươi, mà bà nầy văn hóa lớp 6 nhưng có cái tên là Pháp mánh mung với xe thồ, nói là ở Pháp về. Bệnh nhân ưa khám người ở Pháp thành thử Bà có lần than với tôi: khám bệnh nhân nhiều mệt quá anh Trâm ơi! Có lần một thân chủ của tôi ở Đại Lộc ra t́m tôi khám bệnh, xe thồ chở tới bà Pháp, khám xong ông tới tôi đỏ mặt tía tai nói với tôi: Tôi khai đau bao tử, bà Pháp khám tôi cứ đè cái chỗ mà tôi không cần khám, nhột quá chịu không nỗi tôi chạy lại BS đây! Lại nữa ở Houston có tiệm bánh ḿ Nguyễn Ngọ quảng cáo nói có bánh ḿ Pháp, rồi cà phê cũng Pháp khách hàng mê Pháp sắp hàng mua chen chân không lọt!

Đă đến ngày thành hôn của đứa cháu, hôm tiệc cưới có thầy cô BS Nguyễn văn Tự tới dự, nhảy đầm, ca hát vui đáo để! Về Boston lần nầy chúng tôi gặp được vợ chồng BS Chỉnh, chúng tôi t́m tới nhà Chỉnh rất đẹp, rồi cùng nhau đi nhà hàng ăn uống chuyện tṛ rất vui, rất tiếc là ngày cưới của cháu tôi, vợ chồng BS Chỉnh không đi dự được v́ mắc đi du lịch.

Tạm biệt những ngày vui Boston và Canada!

Trần quư Trâm YKH-2

 

   Trở về mục lục 99Độ YKHHN