BS. Lê Thị Thu Thảo, YKH Khóa 15, hiện đang làm việc tại Bệnh Viện Nhiệt Đới (tức Bệnh viện Chợ Quán cũ). Dưới bút danh Thảo Lê, chị thỉnh thoảng viết bài đăng báo, thường là những chuyện có liên quan đến công việc ngành y. Là người có tâm hồn nhạy cảm, cũng là một tay cừ khôi trong lănh vực nhiếp ảnh, nhân chuyến đi thăm Campuchia với các bạn, Thu Thảo rất xúc động trước hoàn cảnh nghiệt ngă của các gia đ́nh người Việt sống bên bờ Tonlé Sap. Ngay sau khi trở về, chị đă viết một kư sự ngắn nhưng chan chứa t́nh thương, cùng với nỗi ân hận khi chưa giúp đỡ ǵ được cho họ.

Xin giới thiệu Bèo Trôi. Kiếp sống tha hương xứ Chùa Tháp!

BBT

 

Bèo trôi

Trở về từ Campuchia vào tối Chủ nhật, sáng sớm hôm sau tôi phải có mặt tại sở làm. Thang máy đưa tôi lên văn pḥng làm việc. Từ khung cửa kính, một khoảng trời nhàn nhạt, bao la mờ ảo giữa mùa Đông phương nam. Màn sương mỏng dần. Bên dưới, một màu xanh cây lá điểm xuyết những nóc nhà nho nhỏ càng lúc càng rơ nét. Những tia nắng đầu ngày nghiêng nghiêng, chấm phá trên mặt nước chiếu lấp lánh. Con sông Đồng Nai như dải lụa mềm màu xanh ngọc, mềm mại, uốn lượn, trải dài. Những mảng bèo xanh biếc, theo ḍng nước triều cường, buổi sáng dâng lên trôi ngược, chiều về nước rút trôi xuôi.

 

Chuyến du lịch Campuchia đă để lại trong tôi nhiều h́nh ảnh ấn tượng khó quên. Một cuộc sống dù c̣n nghèo nhưng thanh b́nh của người dân thay cho những ǵ tôi được biết qua sách báo về thời Khmer Đỏ. Những ngôi nhà sàn truyền thống. Thỉnh thoảng trên đường, những ngôi nhà đang làm dở dang, chỉ xây dựng được cái sườn nhà và mái nhà. Khi có đủ tiền, các bộ phận khác của căn nhà mới lần lượt hoàn thiện. Có khi một căn nhà đơn sơ thôi nhưng phải mất nhiều năm mới hoàn tất do chủ căn nhà quá nghèo, có tiền tới đâu, làm tới đó. Cánh đồng lúa bao la hai bên đường lô nhô nhiều ngọn Thốt nốt cao. Thủ đô Phnôm Pênh (Nam vang) với Chùa Vàng, Chùa Bạc lấp lánh. Quần thể di tích đền đài được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, đồ sộ những lớp đá chồng chất trật tự lên nhau hay sự tinh xảo, đều tăm tắp đến không ngờ những đường nét hoa văn trên các bức phù điêu, các bức tượng h́nh người, h́nh thú bằng đá, được điêu khắc bằng tay. Đế chế Ăng Kor, một thời hoàng kim rực rỡ. Thật ngưỡng mộ!

 

Nhưng ấn tượng nhất, đă gây cảm xúc thật buồn và cảm giác thật nhói đau trong ḷng, là khi tôi tham gia chuyến thăm làng chài trên Hồ Tonlé Sap, nơi có trên chín mươi phần trăm người Việt ḿnh sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới.

Từ trung tâm thành phố Siêm Reap, bằng xe bus du lịch, 30 phút sau chúng tôi có mặt tại bờ hồ. Xuống tàu trung chuyển ra ḷng hồ rộng mênh mông. Giữa hồ, không thấy bến bờ, chỉ thấy đường chân trời, nên từ “Biển Hồ” cũng xuất phát từ sự rộng lớn mênh mông đó.

Nhiều tàu chở khách du lịch dọc ngang lướt nhanh trên mặt nước nhuộm màu phù sa rất giống với màu nước sông Tiền sông Hậu ở Việt Nam, nhưng lại khác với màu nước trong xanh của sông Đồng Nai, lằn ranh giữa Sài g̣n và các tỉnh lân cận, mà tại pḥng làm việc thỉnh thoảng tôi nh́n xuống để t́m một vài phút thư giăn lấy lại trạng thái cân bằng. Hồ Tonlé Sap không có những đám bèo trôi lềnh bềnh theo ḍng triều cường buổi sáng dâng lên trôi ngược, chiều về nước rút trôi xuôi như ở đây. Hồ Tonlé Sap, ở một nơi xa xôi, không phải đất Việt lại có những số phận con người Việt, mang ḍng máu Việt, nói tiếng Việt sống một cuộc đời phiêu bạt, lênh đênh trên sóng nước từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Những ai có nhà, th́ đó là những căn nhà trên bè bé nhỏ, ven bờ hồ bốn bề vách lá, cửa mở đêm ngày. Nhà trống không, có ǵ đâu mà sợ mất. Nhà trên bè cũng trôi dập dềnh theo mùa nước nổi. Khi nước lên nhà trôi vào sát bờ tiến gần hơn với đất liền nhưng đến mùa nước rút, nhà cũng theo con nước di chuyển ra xa nhiều cây số, lênh đênh giữa ḷng hồ cho đến mùa nước cạn năm sau.

 

Cuộc sống bà con ḿnh dưới mức cơ bản, kiếm miếng ăn cái mặc thật khó khăn, vậy mà gia đ́nh nào cũng đông con. Bé gái 15 tuổi có chồng con là chuyện thường. Cặp vợ chồng tầm trên 30 tuổi cũng có bầy con đếm đến năm mười đứa. Dân cư sinh sôi nẩy nở không kiểm soát được và di truyền cuộc sống nghèo khổ cơ cực từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Trẻ em mới sinh ra lớn lên một cách tự nhiên như những cánh bèo, cùng cha mẹ trôi dạt theo ḍng nước. Cha và con trai lớn đánh bắt cá vào mùa nước cạn (mùa nước đầy chính phủ không cho bắt do sợ nguồn thủy sản cạn kiệt). Mẹ cặp theo con nhỏ lái xuồng gỗ, cḥng chành sóng nước buôn bán lặt vặt hoặc bám theo thuyền khách du lịch xin tiền. Các em trai khác, chừng 5 – 7 tuổi, nhảy qua thuyền khách du lịch bán nước giải khát hoặc tự động đấm bóp lưng cho khách.

 

Dân nghèo quốc tịch Campuchia theo đầu người c̣n được lănh tiền viện trợ hàng tháng của các tổ chức thế giới để phần nào giảm bớt đói khổ. Kiều bào Việt sống ở hồ Tonlé Sap hoàn toàn không nhận sự viện trợ nầy do không được chính phủ Campuchia công nhận là dân của họ. Giấy tờ tùy thân hợp pháp của Campuchia không có, của Việt nam càng không có luôn. Kiều bào Biển Hồ khó có thể lên đất liền xin việc làm. Họ có muốn hồi hương về Việt nam cũng không được nữa. Thật nghiệt ngă.

 

Chúng tôi đến thăm một “ngôi trường” của trẻ em Việt nam. Ngôi trường vẻn vẹn hai pḥng học, là ngôi nhà gỗ trên bè khá chắc chắn cho trên 300 em từ lớp 1 đến lớp 5. Học hết lớp năm, coi như tốt nghiệp, các em ở nhà phụ việc nhà. Trường do một thầy giáo già về hưu ở Tây ninh tên Trần Văn Tư, năm nay 76 tuổi, sang lập nên cùng 5 giáo viên trẻ khác t́nh nguyện qua Biển Hồ dạy học mà không nhận bất cứ một đồng lương nào ngoại trừ ba bữa ăn mỗi ngày trong đó có bữa ăn trưa cùng với học sinh. Nguồn thực phẩm hay áo quần, sách vở cũ do khách du lịch Việt nam đóng góp. Ai cho chi lấy nấy. Đoàn chúng tôi đến thăm cũng mang theo một ít gạo, ḿ tôm, bánh kẹo,… mua vội vă ngay trên đường đến Biển Hồ.

 

Tôi không thể ḱm được nước mắt dâng trào khi trước mắt ḿnh, những khuôn mặt thiên thần, ngây thơ, hiền ḥa, những cặp mắt mở to, trong veo của các em học sinh đang sắp hàng ngay ngắn cùng với Thầy Cô giáo của chúng chờ sẵn tiếp đón chúng tôi. Các em thiếu thốn mọi bề từ cái ăn đến cái mặc. Đến cái chữ cũng thiếu th́ cái ánh sáng của cuộc sống hiện đại, văn minh biết bao giờ các em có được. Cái mà trẻ con ở đây có được, là bơi lội rất giỏi, như rái cá và đó là điều kiện để nhà trường nhận vào học ở trường trên bè nầy. Tôi nghĩ có lẽ trẻ con nghèo nhất ở Việt nam vẫn có cuộc sống tốt hơn nhiều so với trẻ con của kiều bào Việt nam trên hồ Tonlé Sap.  Các em biết cái chữ dù chỉ có thể học đến lớp năm, là đă may mắn so với cha mẹ chúng hiện mù cả chữ Việt lẫn Campuchia. Trên tường, h́nh ảnh Thầy hiệu trưởng già, người đă khai sinh ra ngôi trường nầy cùng với các Thầy Cô giáo rất trẻ đang độ tuổi hai mươi ba mươi. Quí Thầy, Cô quả là những vị Tiên của các em, đă cho các em biết đọc ít nhất cái tên của ḿnh, biết đọc cái tên nước Việt nam, để sau nầy các em có thể biết đâu là nguồn cội, đâu là tổ tiên.

Kính thưa Thầy Hiệu trưởng và quí Thầy Cô giáo, quí Thầy Cô là người tôi thật sự ngưỡng mộ và quí mến.

 

Dân cư khắp Biển Hồ đông lắm, đa số thất học, mù chữ. Vẫn c̣n rất nhiều trẻ con sinh ra và lớn lên chưa từng biết hoặc nghe những từ như “trường lớp, sách vở, đi học,…”. Nhà nước Việt nam từ trước đến nay chưa từng quan tâm đến hàng trăm ngàn người Việt, như những cánh bèo, đang phiêu bạt xứ người, đang trôi dạt lênh đênh trên sóng nước.

 

Trở về Việt nam, ḷng trĩu nặng. Tôi chợt nhận ra, thật là có lỗi khi ḿnh mua sắm nhiều thứ thừa thăi để rồi vứt đi khi không dùng hết hay tiêu quá nhiều tiền cho những thú vui vô bổ,… trong khi bà con người Việt ḿnh ở nơi xa đang sống một cuộc sống khốn khổ, thiếu thốn mọi bề. Tôi có cảm giác như ḿnh nợ các em nhỏ Biển Hồ Tonlé Sap. Nợ chuyến trở lại nơi đó với các em.

 

Tôi sẽ trở lại.

 

Lê thị Thu Thảo YKH 15

08/12/2013

 

Một số h́nh ảnh:

 

Phụ nữ và trẻ em bơi xuồng đeo bám tàu du lịch xin tiền

 

Cơm từ thiện

 

Lớp học từ thiện

 

Thầy Hiệu trưởng

 

Học sinh

 

Và …tôi

Mục Lục 99Độ                                   Trang Nhà YKHHN