CHẨN BỆNH TAM QUỐC

Trong chúng ta chắc á cũng đă từng đọc qua Tam Quốc Chí, hoặc đă xem bộ phim Vơ hiệp Gia Cát Lượng hay gần đây là bộ phim Tam Quốc do Trung Quốc dàn dựng phỏng rất sát  theo tiểu thuyết lịch sử.

Dưới nǵ̣ bút của La Quán Trung, tổng hợp các truyện kể dân gian và chính sử cho ra một tác phẩm “Bảy phần hư (cấu) Ba phần thực” (theo chính sử Tam Quốc của Trần Thọ) để lại văn học Thế giới  một tác phẩm nổi t́ếng trong “Thất Tử Tài Thư”của riêng văn học Trung Quốc và lưu danh Thiên cổ.

Chúng ta chẳng thể nào quên được các nhân vật bất hủ như: Tào Tháo, Gia Cát Lượng, Lưu Bị, Trương Phi, Quan Vân Trường, Chu Du….

Việc bàn luận Văn chương, chính trị, mưu mẹo .v.v... về các nhân vật trong Tam Quốc Chí đă có nhiều người viết.

Trong bài này dưới góc độ …. Y học hiện đại, chúng ta thử ngược ḍng thời gian để hội chẩn và chẩn đóan cho các nhân vật nổi tiếng của lịch sử Tam Quốc trong văn học.

Trước tiên là nhân vật lừng danh của Tam Quốc, một trong “Tam tuyệt” (hai người kia là Gia Cát Lượng và Quan Vũ) nổi tiếng gian hùng tuy không cứơp ngôi nhà Hán nhưng công lao đứng đầu nước Ngụy:

 Tào Tháo tự Mạnh Đức.

Trong Tam quốc diễn nghĩa, trước khi làm Thừa Tướng đă có nhắc đến nhức đầu lai rai…Lúc cuối đời, bệnh nặng lên, nhức đầu kinh khủng, có mời danh y Hoa Đà đến thăm và chính Hoa Đà đề nghị khoan sọ, nhưng Tào Tháo vốn đa nghi, cho là Hoa Đà mưu hại ḿnh và đă bỏ ngục vị danh y này. Tào Tháo nằm mê thấy những người mà ḿnh đă giết đến đ̣i mạng, thấy thủ cấp Quan Vũ trợn mắt đến nổi phát bệnh và cuối cùng ĺa đời. Thời điểm đó chưa có môn giải phẩu tử thi (Autopsy) và chụp cắt lớp năo như CT hay MRI, nhưng chúng ta có thể chẩn đoán lâm sàng Tào Tháo bị U năo (Brain tumor) triệu chứng nổi bật là nhức đầu. Hoa Đà cho rằng cần phảỉ mổ (chúng ta phải tin danh y Hoa Đà chứ?! - mổ th́ thường là U dù có mổ thăm ḍ!), có thể chẩn đoán vị trí khối U nằm ở thùy chẩm v́ có triệu chứng ảo thị giác (optic hallucination).

 Khổng Minh Gia Cát Lượng

Nhân vật thứ hai trong “tam tuyệt” nối tiếng đa mưu túc trí. Ôn lại bệnh sử ta thấy từ khi Lưu Bị phó thác con côi Lưu Thiện , Khổng Minh đă “bảy lần bắt Mạnh Hoạch”, “sáu lần xuất Kỳ Sơn” hầu thu phục giang san cho nhà Hán nhưng bất thành, lao tâm lao lực, làm việc quá độ (surmenage). Sau thất bại không hỏa thiêu được cha con Tư Mă Ư tại hang Hồ Lô, bệnh cũ tái phát. Trước khi chết, Gia Cát dự định cầu sao tăng tuổi thọ nhưng Ngụy Diên “bộp chộp” đá đổ cây đèn mạng và Khổng Minh thổ huyết nhiều lần rồi “quy tiên”… ta có thể chẩn đoán Khổng Minh bị lao phổi (Pulmonary Tuberculosis) biến chứng ho ra máu (hemoptysis). Thời đó thuốc kháng lao chưa có, nên cầu sao trấn áp tướng tinh làm sao cứu nổi.

 Chu Du hay Chu Công Cẩn

Nhân vật nổi tiếng trong Tam quốc diễn nghĩa vai tṛ Tổng chỉ huy (Đô đốc) trận Xích Bích chia ba thiên hạ, có vợ đẹp đệ nhất mỹ nhân Đông Ngô: Tiểu Kiều (chị là Đại Kiều vợ Tôn Sách). Khi Khổng Minh đọat Kinh Châu, phỗng tay trên của Du sau trận Xích Bích, c̣n đứng trên thành khích chí… Chu Du tức hộc máu về đau mà chết, trước khi tắt thở c̣n than một câu thật lâm li bi đát truyền tụng đến ngay nay: ”Trời sinh Du sao c̣n sinh Lượng!?” (trong bộ phim Vơ hiệp Gia Cát Lượng kịch bản c̣n hư cấu thêm là Lượng đă phỗng luôn Tiểu  Kiều, vợ của Du) …có khả năng Chu Du đă bị loét dạ dày hoặc hành Tá Tràng (gastric or duodenal ulcer - nên nhớ Helicobacter Pylory hiện nay chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh, c̣n khởi phát bệnh dạ dày là do vơ năo) biến chứng xuất huyết tiêu hóa nặng (hematemesis) do bị “stress ulcer” ! Cần nhắc thêm Chu Du đă có tiền sử bệnh trước đó  khi Tôn Quyền mời ra làm tướng chỉ huy trận Xích Bích, Chu Du đang nằm nhà “nghỉ dưỡng”, chưa kể cá tính của Du là người vừa kiêu ngạo, vừa đố kỵ…

Như vậy có bạn sẽ hỏi Khổng Minh cũng có thể bị thổ huyết do bệnh dạ dày lắm chứ? Xin thưa rằng Khổng Minh là bậc hiền triết, biết mệnh trời, sống thanh thản, nên khả năng bị những bệnh v́ “stress” như lóet dạ dày tá tràng rất ít xảy ra .

 Khương Duy

Một nhân vật cần bắt mạch chẩn bệnh trong Tam Quốc nữa là học tṛ Khổng Minh, khi cố gắng giữ nước Thục Hán cho đến cuối cùng, trong lúc xung trận th́ bỗng lên cơn đau bụng cấp (chắc là cơn quặn gan – colique hepatique ) và bị giết . Lúc kẻ địch phanh thây ra thấy túi mật to bằng quả trứng gà (bản dịch Phan Kế Bính), lúc đó ai cũng cho Khương Duy “to gan lớn mật”, đởm lược hơn người, nhưng dưới con mắt những bác sĩ Siêu âm hay bác sĩ ngoại khoa hôm nay th́ Khương Duy có thể bị viêm đường mật, túi mật do sỏi hoặc do giun chui ống mật nhiều lần làm cho túi mật viêm to như vậy .

 Lưu Bị

Thủ lănh Thục Hán được mô tả dị tướng có tay dài quá gối, chúng ta có thể liên tưởng đến hội chứng Marfan, hoặc u Tuyến yên chỉ thừa somatotrophin (như Từ Hải), mà hiện nay các nhà y học cũng nghĩ Tổng Thống Mỹ Lincoln mắc bệnh này v́ gương mặt xương xẩu và hai cánh tay dài quá cỡ của ông. Không biết hội chứng này có liên quan ǵ với các lănh tụ?

 Quan Vũ hay Quan Vân Trường

Một trong “tam tuyệt” theo các nhà nghiên cứu Tam quốc b́nh chọn: mặt luôn đỏ, thường có hai bệnh: Đa hồng cầu (số lượng hồng cầu trong máu luôn cao), loại trừ v́ bệnh này không thể có sức mạnh cầm Thanh long đao qua “qua 5 ải chém 6 tướng”…bệnh thứ hai có khả năng do bẩm sỉnh rối loạn Thần kinh giao cảm lúc dăn mạch mặt đỏ, lúc co mạch mặt tái (như người uống bia rượu - không phải do nhóm máu mà dân nhậu hay lầm tưởng); điều này giải thích tính t́nh hay thay đổi không giữ vững lập trường khi tha Tào Tháo ở “Hoa Dung tiểu lộ”, lúc kiêu ngạo thất thủ Kinh Châu…Giai thoại Quan Vũ được Hoa Đà tiểu phẩu làm sạch vết thương do nhiễm trùng có thể dùng châm tê (hay Ma phí tán - gây mê) trong truyện La Quán Trung không nhắc đến!

 Trương Phi 

Một trong ba anh em “kết nghĩa vườn đào” với Lưu Bị, Quan Vũ, tính t́nh nóng nảy, ngủ mắt không nhắm do hai mắt lồi ra, ngay sinh viên y khoa năm thứ ba cũng có thể nghĩ ngay đến triệu chứng của bệnh bướu cổ lộ nhăn: bệnh Basedow.

 Tôn Sách

Đối với các bệnh lư thuộc tâm thần học, một nhân vật Tam Quốc cũng khá nổi tiếng có thể đă mắc bệnh này và chết do suy kiệt dần ṃn, đó là anh trai của thủ lănh Giang Đông Tôn Quyền. Rất có khả năng Tôn Sách bị chứng hoang tưởng bị hại (persecution hallucination).

Trong truyện, Tôn Sách bực Vu Cát, đạo sĩ được nhân dân Đông Ngô sùng bái nên đă ra lệnh giết Vu Cát, sau đó bị oan hồn Vu Cát ám ảnh cho đến lúc chết.

Nhân vật Tam Quốc rất nhiều , nên bệnh học Tam Quốc cũng c̣n nhiều, các bạn thấy thuốc trẻ có thể nghiền ngẫm xem, vừa là cách ôn bệnh lư học, vừa trà dư tửu hậu, “chém gió”!

Lê Quang Thông