“Không ai yêu Huế như Hào, không ai trân trọng với Ái Hữu cựu SV YKH như Hào. Hào vun xới cho t́nh bằng hữu của YKH với cả tấm ḷng”. Đó là lời viết của Phan Tiêu Thu, # 9, về Trương Thoại Hào, #10. Xin mời quư ACE đọc bài sau đây của chính Trương Thoại Hào viết khi biết ḿnh bị bệnh ung thư phổi, vài tháng trước khi chết. Để biết về một Trương Thoại Hào “rất Huế trong cư xử, rất phong kiến như một dân Mệ chính cống, không thay đổi giọng Huế đặc trưng dù ở đâu, đi đâu, với ai…”  Một mẫu BS không có kiểu kinh doanh dối trá, với lời nhắn nhủ “Cơi đời này là cơi tạm, chết mới là về cơi vĩnh hằng. Thế mà không ai muốn rời cái cơi tạm này để trở về với Thiên Đường/ Niết Bàn?”  BBT

 

CHUYỆN TỬ SINH

 

Bài viết này tôi có hơi dài ḍng, và nhắc đến tên bạn bè trong và ngoài ngành hơi nhiều. Nhưng xin Ban biên Tập (BBT) đừng gạt bỏ, v́ lỡ một mai tôi không c̣n, th́ bài viết này xem như là một lời vĩnh biệt và cám ơn sâu sắc đến những người đă gần gũi, chăm sóc, an ủi tôi, cùng sống với tôi trong hoan lạc và đau đớn cho đến phút cuối. Xin BBT thêm vài số báo để gởi tặng những người có tên trong bài viết này.

Đa tạ

TRƯƠNG THOẠI HÀO

 

Tôi tiếp nhận tin bị K phổi vào cuối tháng 3-2002 một cách b́nh tĩnh: Cái chẩn đoán này đă đeo đuổi tôi hơn 2 năm nay, mà đi khám th́ các bệnh viện đều không t́m ra bệnh. Tôi đau bả vai phải hơn 2 năm, hít đất vài cái th́ hết nên nghĩ là đau cơ, 1 năm nay có sốt về chiều, 37.50, 380, khoảng 9-10 giờ đêm th́ tự hết sốt, cũng nghĩ có thể bị phổi nên đă đi khám ở cơ quan, rồi ở Chợ Rẫy, Chợ Quán, nhưng không có kết luận là K phổi như hôm nay, sau khi chụp CT scan.

Nghĩ lại… không đổ lỗi cho cái tôi chủ quan đáng ghét như BS Đỗ Hồng Ngọc đă viết: “BS chỉ lo thăm khám điều trị cho bệnh nhân, không lo đến bản thân ḿnh, đến khi bệnh phát nặng th́ hết thuốc chữa…” Ở đây là chưa t́m ra bệnh chính xác, chứ tôi có ỷ y, không quan tâm đến sức khỏe của ḿnh đâu. Cũng không đổ lỗi cho một số bạn bè thân, khi nghe tôi tŕnh bày diễn tiến và chẩn đoán bệnh, v́ thương mến và nể trọng tôi, nên cũng đă đồng t́nh, và cùng hướng đến nhiều xét nghiệm, nhưng không có xét nghiệm nào gợi ư về K cả. Lại cũng không dám đổ lỗi cho ông Tổ Hypocrate và Hải Thượng Lăn Ông, thấy y đức ngày một suy đồi nên mang một số thầy thuốc ra bắt tội để răn đe những kẻ khác: Anh Hồ K2, Thanh Phương K11, Phổ K12 và tôi K10. Kính thưa hai đấng tối cao, chúng con ra đi trong đau đớn, tốn kém và suy kiệt không ra h́nh người th́ oan cho chúng con lắm đó. Nên con xin Ngài: sau con, đừng bắt ai chịu tội như con đă và đang chịu, oan ức cho chúng con lắm.

Vợ chồng Thu, San, Ái, anh chị Bửu tôi đến thăm ngay khi biết tin tôi bị K phổi, ai cũng khuyên tôi nên mổ sớm – trái với điều tôi đă nghĩ và đă nói với vợ con: “Ba sẽ không mổ, cũng không hóa xạ ǵ cả, v́ chỉ kéo dài thêm vài ba tháng, Ba càng đau đớn thêm, và tiêu mất của các con hơn 100 triệu – số tiền đủ cho các con ăn học hơn một năm.”

Nhưng đă chơi với bạn th́ phải nể trọng và vâng lời bạn, tôi đồng ư sẽ mổ sớm. Tối đó, tôi lái xe chở vợ về đến  nhà ở Gia Kiệm lúc 1 giờ 30 khuya, vẫn b́nh tĩnh thay quần áo đi ngủ. Sáng hôm sau, có Tổ đăi, bệnh nhân đến khám và siêu âm rất đông, vẫn yêu đời, khám, dặn ḍ… mà ḷng lại nghĩ: Tôi sẽ rời cuộc đời này trước quư vị đấy.

Mẹ tôi khóc thành tiếng, rên rỉ “Con tôi làm ǵ nên tội? Con làm ǵ nên tội? Ba tôi cứ nh́n lên trần nhà cố nuốt vào trong những ḍng nước mắt chực trào ra – h́nh như khóc trước mặt con cái là điều Ba tôi tối kỵ - nhưng làm sao được? Tuyến lệ nhỏ quá nên Ba tôi phải đưa tay lên quệt liên tục, hai mắt đỏ hoe. Chị và mấy em mặt ai cũng chảy dài như già thêm 10 tuổi, mặt cắm xuống đất, không biết mấy em giận trời hay giận tôi câm nín chịu đựng, dù trước đó tôi vẫn tưởng sẽ ôm chầm lấy ba mẹ tôi “Con bất hiếu”, ôm em tôi “anh bất nghĩa”.

Hôm sau dù không báo, nhưng một số bạn bè và bệnh nhân lũ lượt đến thăm. Cũng như các chiến sĩ thấy đồng đội ngă xuống bên cạnh nhưng vẫn mạnh dạn xông lên cho kịp chiến dịch – Các Y Bác sĩ bạn tôi hằng ngày đối mặt với cái chết, thế mà cũng không dấu diếm những giọt nước mắt cảm thông. Trời ơi! Những giọt nước mắt chia sẻ và thương cảm cho hoàn cảnh của tôi.

 

Tôi rời nhà buổi sáng sớm, không cho ai đưa tiễn. Tôi không muốn nh́n thấy thêm những giọt nước mắt – cũng là ngày họp mặt cựu sinh viên Y khoa Huế. Hàng năm, tôi mong chờ ngày họp mặt này v́ tinh thần và không khí ấm cúng khi gặp lại anh em bạn đồng môn. Giờ đây, ngồi thở dốc một lúc, thấy sức khỏe không cho phép tham dự, tôi đành ngồi nhà. Nghĩ đến không khí đang vui vẻ đầm ấm ở khách sạn Kỳ Ḥa, ḷng tôi tiếc nuối rưng rưng, nuốt sâu vào ḷng những tiếng thở dài âm thầm, mà dữ dội.

Nhập viện trong sự giúp đỡ tận t́nh của Quỳnh Ái, Delin, Tuyết Hạnh, cùng các Bác sĩ Y tá khoa Ngoại lồng ngực – Thế là yên tâm, sự ǵ phải đến đang đến, không thay đổi được th́ hăy chấp nhận nó để  khỏi bị dằn vặt. Ngày nào cũng đi làm các xét nghiệm thường kỳ, tôi càng lúc càng yếu, ăn ngủ kém, ngồi trên xe lăn cho vợ đẩy.

Tôi cầu mong cho tất cả các bạn đừng có ai bị làm Bronchoscopie như tôi, đúng là địa ngục trần gian: sáng bắt nhịn đói, 10 giờ được chích và đợi bơm thuốc tê vào mũi miệng, và 3cc vào phế quản, tôi ho sặc sụa. Hai nữ Bác sĩ trấn an tôi: “Bác cố hợp tác”. Câu này tôi cũng thường dùng với bệnh nhân – nhưng hợp tác kiểu nào, v́ ho sặc là một phản xạ khi có dịch vào khí phế quản?! Tôi cố nén, cảm thấy ống nội soi đi vào từng thùy, cố nén những cơn ho sặc, nước mắt ràn rụa. Rời bàn, tôi gục ngă, thở kḥ khè như người lên cơn suyễn sắp chết. Sau 14 giờ tôi mới được uống ly sữa đầu tiên trong ngày. Một y tá hay điều dưỡng tuổi xồn xồn, mập ú, bắt tôi thở đủ kiểu. Thở quá mệt mà cũng không được, cô ta la lên: “Thở không được, bỏ không làm nữa!”. Tôi quắc mắc nh́n lên và giận dữ: “Tôi là một Bác sĩ, tôi bệnh nên mới vào hoàn cảnh này. Tôi không làm nữa”. Chị ta đổi ngay thái độ, ôn tồn thở mẫu để tôi làm theo. Làm Bác sĩ đôi khi cũng sướng, gần chết, hù, mà người khác cũng biết sợ!

Cuộc đời này là cơi tạm, chết mới là về cơi vĩnh hằng. Thế mà không ai muốn rời cái cơi tạm này để trở về với Thiên Đàng/Niết Bàn? Những bệnh nhân chấn thương sọ năo sống nhờ bóp bóng, những người tay chân nát bấy, những bệnh nhân bị K chỉ c̣n da bọc xương, xanh như tàu lá, nằm bất động như sống đời sống thực vật... ai cũng có cả nhóm thân nhân chạy theo, mặt mày lo lắng, biết là sau cấp cứu, dù có sống, cũng là sống đời thực vật, phiền với con chăm sóc – nhưng ai cũng cố níu kéo để được tiếp tục ở lại nơi cái cơi tạm này. Có phải quan niệm này do người đời đặt ra hầu tự an ủi khi bước dần vào cơi chết?

Tôi th́ quyết bám vào cơi tạm dù xa xa thấp thoáng bóng dáng của vô thường, v́ cơi tạm này tôi c̣n nặng nợ quá:

Tôi thật đại bất hiếu, nếu chối bỏ đạo làm con, bỏ ra đi trước 3 bậc sinh thành, trốn bỏ nghĩa vụ thiêng liêng lo cho cha mẹ hai bên đến khi trăm tuổi.

Tôi quyết bám víu cơi tạm, v́ thật bất nghĩa một khi chưa lo cho vợ đến nơi đến chốn, khi không cùng vợ tôi sánh vai vui buồn và cùng nuôi dạy con cái khôn lớn. Vợ tôi thời ấu thơ sống trong sung sướng, tốt nghiệp Đại học, đi dạy, rồi sau này phụ tôi soạn thuốc và dặn ḍ bệnh nhân. Vợ tôi luôn bị ói v́ dị ứng với chất thải của người khác, thế mà giờ đây hàng đêm phải trải chiếu dưới nền kế giường tôi, mặc cho mọi người bước ngang dọc từ đầu đến chân, giờ đây hàng ngày đẩy xe đưa tôi đi xét nghiệm, săn sóc tôi chu đáo, ân cần, dịu dàng, thấy đủ mọi cái dơ dáy mà vẫn cắn răng chịu đựng được. Ôi, tiếc thay khi ĺa bỏ một người phụ nữ Việt Nam đáng yêu, một người vợ hiền thục và đức hạnh, một đời sống v́ chồng, v́ con.

Tôi quyết víu vào cơi tạm v́ chưa lo cho các con ăn học thành tài, chối bỏ thiên chức làm cha, để các con bơ vơ trong những ngày đại và tiểu đăng khoa, các con sẽ buồn biết mấy. Tôi thường an ủi: “Nếu ba có ra đi lúc này, các con cũng đă hạnh phúc lắm rồi, v́ các con đă đủ lớn để bước vào đời, có những đứa trẻ mới 1-2 tuổi chưa từng thấy mặt cha mới thật là bất hạnh. Ḷng nhân ái, đức hy sinh, tính ḥa thuận, hành trang là nụ cười... th́ các con đă học được của Ba rồi, Ba yên tâm v́ tương lai các con.”

Tôi bám vào cơi tạm v́ anh chị em ruột sống với nhau dưới một mái nhà, đến khi lập gia đ́nh riêng vẫn giữ nguyên mối quan hệ máu mủ thâm t́nh, và thêm các anh chị em bên vợ, cũng sống chân t́nh không phân biệt, cùng nhau đóng góp ư kiến giải quyết các khó khăn gặp phải trong cuộc sống. Đành dứt bỏ anh em, tôi có bất nghĩa?

Bạn bè trong và ngoài ngành, thân nhau từ độ tiểu học, hay mới quen biết thời gian sau này, đều chơi với nhau chân t́nh, không một chút dối trá. Tưởng rằng được quan hệ  với nhau đến trọn đời, xẻ chia vui buồn lớn nhỏ, mong ngày 70 tuổi vẫn c̣n chống  gậy đến thăm nhau, ôn lại quá khứ, làm bài học cho con cháu; cuộc đời an lành thế, sao tôi lại phải rút khỏi cuộc chơi sớm?

Trong 25 năm hành nghề, khi tôi tiếp xúc với bệnh nhân, hoàn toàn không có kiểu kinh doanh dối trá, lừa bịp, mà ngược lại, đă tạo được khá nhiều ân đức. Hơn một năm nay tôi đă khám và cấp thuốc miễn phí cho tất cả trẻ em dưới 12 tháng tuổi, ḷng tôi thanh thản lạ kỳ và tôi biết tôi đă thoát được một phần khỏi vùng cơm áo trần tục. Ḷng hẹn với ḷng, đến năm 60, tôi sẽ khám và cấp thuốc cho tất cả các bệnh nhân – đây xem như là đền đáp lại cuộc sống ổn định mà bệnh nhân đă mang lại cho tôi. Sự tin tưởng, kính trọng và tri ân mà bệnh nhân đối với tôi, trong khi tôi chưa thực hiện được hoài băo tuổi 60 của ḿnh – tôi lại xé áo dứt bỏ, tôi có bất nhân?

Cơi tạm ơi, ta c̣n nặng nợ quá. Tôi không xin thêm thời gian, chỉ biết tâm tôi c̣n nhiều hoài băo và ước nguyện quá. Tiếc quá khi từ bỏ nhau.

 

-7giờ 0: Đẩy xuống pḥng mổ, tôi vẫy tay chào tạm biệt vợ con như một chuyến đi ngắn ngày.

-13 giờ: Tôi tỉnh lại, mơ hồ nhận định cuộc mổ thất bại v́ tôi tỉnh nhanh quá.

Dự kiến cắt thùy trên phổi (P), nhưng bướu dính tĩnh mạch chủ trên và động mạch dưới đ̣n (P) nên chỉ làm Biopsy và đóng ngực lại. Đă không thể cải thiện được hoàn cảnh th́ hăy chấp nhận nó. Nên tôi vẫn cười nói, như bệnh K này là của một ai đó xa lạ.

Điều an ủi to lớn nhất đời tôi, mà đến lúc này tôi mới được hưởng, là trong những ngày nằm bệnh viện, và sau khi đă về nhà, thân nhân bạn bè đến thăm nườm nượp, liên tục không dứt cho đến hết giờ thăm bệnh. Từng đoàn từ Gia Kiệm đi xe 12 chỗ, chính quyền, Pḥng khám khu vực, Trung tâm Y Tế, một số đồng nghiệp ở Biên Ḥa, một số Trường học... c̣n thân hữu ở Gia Kiệm, các bạn trong và ngoài ngành tại Sài G̣n đến thăm thường xuyên. Có người trước đó tôi chỉ gặp mới có một lần.

Cách đây 20 năm, tôi đă ngộ rằng: “Tiền bạc không mang lại hạnh phúc”. Ngoài công việc hàng ngày đủ nuôi sống vợ con, tôi trải ḷng sống với bạn bè và mọi người xung quanh. Mẹ tôi hay than phiền: “Bác sĩ người ta nhà  2-3 cái to rộng, c̣n ḿnh nhà không ra nhà, không bằng căn bếp người ta”. Tôi cười nhẹ: “Để mẹ xem, sau này khi Ba mẹ trăm tuổi, hay khi con bệnh, bạn bè đến thăm ai đông hơn?” – đây coi như một lời tiên tri đă được ứng nghiệm.

Bạn bè thăm đông, ḷng tôi ấm lại, được tăng nghị lực để chấp nhận hoàn cảnh. Đồng môn khóa 9 đối xử chân t́nh và chia xẻ sâu sắc hơn một số bạn khóa 10 của tôi, bởi tôi chỉ khao khát một sự chia sẻ tận đáy ḷng. Biết làm sao được khi các bạn chưa NGỘ, chưa thoát khỏi ṿng cơm ái gạo tiền, chưa vượt được sự ham muốn đời thường – nên tôi biết một số bạn khóa 10 của tôi cuộc đời vẫn c̣n lận đận.

Các chị em tôi, các đàn anh, và bạn bè đồng khóa huy động góp tiền gởi về giúp tôi. Có 2 gia đ́nh trước là bệnh nhân, sau này trở thành bạn, định cư nước ngoài 10 năm nay, mỗi bạn đă gởi cho tôi hơn một lần hóa trị. Một số bạn ở Việt Nam đă nhét tiền vào túi, tôi nghẹn lời rưng rưng. Một số đồng nghiệp cùng cơ quan, sống nhờ vào đồng lương hàng tháng – cái ăn cái mặc, sự học của các con đều trông nhờ vào đồng lương ít ỏi này, thế mà cũng dấm dúi một hai trăm ngàn cho tôi, cách cho hơn của cho làm tôi nhận mà chạnh ḷng.

Việt từ Pháp về đột xuất, khi nghe tin, khóc hu hu như đứa trẻ lên 3, khi từ giă Việt ôm hôn thân ái, làm như ngày mai tôi chết.

Hoạt từ Mỹ về với gia đ́nh, nặng ḷng v́ cha bệnh đang nằm Chợ Rẫy và bệnh của tôi. Hoạt giúp tiền lần thứ 2, tôi từ chối, thế là Hoạt mang cho tôi 200 viên thuốc đắt tiền, mà không nói tên thuốc ra ai cũng biết. Tôi bán đi, đủ chi phí cho 2 lần hóa trị! Xin các bạn cho Hoạt biệt danh “Hoạt Viagra” v́ anh ta thích thế.

Đài, Lai sẽ về nay mai – trông ngóng đến bao giờ đây?

Sống ở đời  cũng nên ngă bệnh một lần để biết được ḿnh cho và nhận bao nhiêu? Tôi đă thấy và tự cân được ḿnh. Nhưng thà các bạn bị tai nạn găy 2 xương đùi, các bạn bị cắt dạ dày hay bị tai biến liệt nửa người... chứ các bạn đừng ngă bệnh như tôi... sẽ biết được ḷng người đối với ḿnh, để đánh giá ḷng ḿnh đă đối với người, nhưng bệnh nghiệt ngă quá, không có thuốc chữa, không có lối thoái, sẽ ra đi trong đau đớn, suy kiệt. Cầu mong cho các bạn đừng lâm vào hoàn cảnh như tôi.

Hàng tuần tôi vào Chợ Rẫy hóa trị 1 lần, nh́n những giọt Serum pha thuốc nhỏ giọt, từng giọt, từng giọt. Mỗi giọt 2000 đồng, chai 100ml đếm cho hết cũng đă mất 6 triệu, thêm các thuốc râu ria khác, nên mỗi tuần phải mất 450 USD – lại đếm tiếp từng giọt...

Những ngày ở nhà, chơi với các con, xem TV, đọc báo lại mệt, dù sáng sáng đă cố tập khí công 1 giờ để chữa ung thư do BS Vĩnh dạy.

Từng giọt, từng giọt, từng giọt...

Con người sinh ra để làm ǵ?

Từng giọt, từng giọt, từng giọt...

Con người chết đi về đâu?

Từng giọt, từng giọt, từng giọt...

Tôi đă làm ǵ cho đời, và nhận ở đời được những ǵ?

Từng giọt, từng giọt, từng giọt...

Tôi c̣n đếm đến bao giờ đây? Ngày nay, ngày mai, hay một năm nữa?

 

TRƯƠNG THOẠI HÀO

Khóa 10

 

GHI THÊM:

 

Bài di cảo này. Hào em tôi viết vào ngày 05 tháng 6 năm 2002, sau khi phát hiện bị K phổi ngày 27/3, nhập viện Chợ Rẫy ngày 2/4, đă xuất viện về nhà và hóa trị hàng tuần.

 

Biết ra sao ngày sau?

Chính Hào em tôi đă biết ngày sau ra sao, và cái ngày ấy cuối cùng cũng đă đến, vào 8/3/2003   lúc 13 giờ 35.

 

Nghĩ đến ngày xưa, cụ Nguyễn Du đă băn khoăn “...thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”, nghĩ đến Nguyễn Khải trong gặp gỡ cuối năm đă cho rằng sống một cuộc đời đáng sống, là “khi nằm xuống, nhận được vài giọt nước mắt của dăm ba người bạn thân t́nh”, th́ đối với Hào em tôi, khi bệnh nặng kéo dài, cả hàng trăm người bạn thân t́nh đă đến viếng thăm, động viên, chỉ bày phương cách trị liệu, biếu tiền/quà, và cũng cả rừng hàng trăm người bạn thân t́nh ấy đă đến thắp nhang, phúng điếu, tiễn đưa Hào đến nơi an nghỉ cuối cùng, trong suối nước mắt tiếc thương.

Hào em ơi, em hăy ra đi thanh thản, hăy quẳng gánh nợ nơi cơi tạm này đi, v́ bên cạnh Ba mẹ, vợ con em vẫn luôn luôn có hàng trăm thân hữu ấy.

Và thay mặt gia đ́nh, xin chân thành ghi ơn các BẠN.

 

TRƯƠNG THOẠI BỬU

 

Trương Thoại Hào một người rất Huế.

 

Vào ngày này năm ngoái, Hào đă ra đi, vĩnh viễn từ bỏ vợ con, gia đ́nh, bè bạn, từ bỏ những cuộc vui chơi mà Hào vốn là là người ham vui, ham chơi. Tôi quen và chơi thân với Hào v́ tôi cũng là một người ham vui như thế. Cũng không nhớ tụi tôi đă quen với nhau như thế nào và từ lúc nào.

Hồi con đi học Hào học sau tôi một lớp. Tôi khóa 9, c̣n Hào khóa 10. Khi c̣n là Sinh viên chỉ biết tên biết mặt, ra trường mỗi người đi một ngả. Hào lên Tây Nguyên được vài ba năm rồi về định cư ở vùng Gia Kiệm thuộc tỉnh Đồng Nai. C̣n tôi mấy năm sau ngày 30/4 chỉ sống ở Sài G̣n. Một dịp t́nh cờ nào đó chúng tôi ngồi lai rai với nhau ở một quán cóc bên lề đường Lê Văn Sỹ, h́nh như hôm đó có Lê Minh, Lê Nhược Thủy và vợ chồng Lê Minh Đạo. Hào có lối ăn to nói lớn và hay cường điệu rất ấn tượng dễ gây chú ư đối với người nghe trong đó có tôi. Nhưng cũng v́ lối ăn nói lớn đó mà có kẻ yêu người ghét. Nói ghét th́ không đúng lắm, phải nói có nhiều người dị ứng với lối ăn nói bổ bả của Hào. Cái cách thêm một chút mắm một chút muối để cho câu chuyện thi vị hơn, tiếu lâm hơn hay lố bịch hơn để cùng nhau cười cho vui… lắm lúc đă làm cho Lê Minh Đạo đỏ mặt, cho Phan Trọng Toàn bực ḿnh. Trần Minh San phải văng tục.

Điều mà ai cũng thừa nhận nơi Hào là một người thẳng tính, rất chân t́nh với bạn bè và sau cùng phải nói Hào là một con người rất… Huế!

Hào yêu Huế vô cùng. Cách cư xử với cha mẹ, anh em, vợ con cũng rất Huế và rất phong kiến như một dân “mệ” chính cống. Cứ nh́n thấy cảnh vợ đẻ năm một đến đứa thứ tư, thứ năm rồi không có con trai th́ cũng cứ phải đẻ là đủ biết tŕnh độ “thủ cựu” của hắn tới mức nào. Trong nhà, ngoài phố khi nói chuyện lúc khám bệnh bao giờ Hào cũng chỉ nói một thứ giọng Huế đặc trưng. Với cha mẹ Hào gọi là Ôn, Mệ, với bạn bè hắn kêu mi tau. Hắn ghét nhất là người Huế mà nói tiếng Nam mà hắn gọi là nói tiếng Mỹ Lợi (Một vùng ở miền ven đầm Cầu Hai nói tiếng trọ trẹ như tiếng Quảng).

Ở những nơi công cộng như trong các quán ăn, các cuộc hội nghị thấy có người nào nói giọng Huế là hắn sà tới làm quen, rồi cụng ly như vừa gặp người thân thuộc. Hào từng thổ lộ - Hồi trước trong Nam c̣n ít dân Huế mỗi lần nghe ai nói tiếng Huế là muốn bắt chuyện hoài hoặc để được nghe tiếng Huế cho sướng tai. Khi khám bệnh có bệnh nhân nào nói tiếng Huế là cứ hỏi tới – quê ở mô ngoài Huế - răng mà vô đây – chừ làm việc chi – sướng cực ra răng. Và bất cứ ai trong số bạn bè của Hào đều từng nghe hắn ngâm nga hai câu thơ (hay vè!) rặt Huế mỗi khi cao hứng:

“Mạ ơi cho con hai đồng mua chai nước mắm     

Mộ cô cha mi có như rứa mà cũng mần thơ.”

         

Mùa hè năm 2001 tôi và tụi bạn cùng khóa 9 kéo nhau về thăm Phan Trọng Toàn ở Long Khánh, trên đường đi ghé vào Gia Kiệm để thăm Hào và rủ qua nhà Toàn lai rai bù khú. Lúc đó hắn c̣n nói lia chia, kể chuyện bệnh tật của ḿnh mà vui như kể chuyện đi du lịch – “Tao bây chừ khổ lắm, t́m hoài mà không biết bệnh chi đây. Gần một năm nay cứ mỏi mệt, sụt cân, khi sốt khi không, sáng tỉnh táo, chiều lạnh run, ăn không dám ăn, uống không dám uống (tay đang cầm ly bia). Thử máu, xét nghiệm nhiều lần nhiều nơi không thấy chi, phim phổi tốt, kư sinh trùng sốt rét âm tính, chức năng gan, thận ngon lành, hồng cầu bạch cầu đều tốt vậy mà chiều nào cũng hâm hấp nóng. Lưng và gáy mỏi như bà già. Thằng Hiền Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Quán bảo tao thử dùng một đợt thuốc sốt rét cũng không hết, nó lại bắt tau điều trị Lupus đỏ mặc dù ANA test và ASLO âm tính. Thôi kệ uống đại Prednison thấy đỡ mỏi mệt giảm sốt. Nhưng uống nhiều lại sợ biến chứng của Corticoid, phải chi ANA test dương tính th́ uống cũng đành, ở đây nó lại âm tính. Thử bên Medic cũng âm, qua bên Hoàn Mỹ thử lại cũng âm. Giờ có tụi bây đây, tụi thấy tao nên làm cái chi nữa!” – Mi thử HIV chưa? – một thằng lên tiếng. Hắn chửi một câu – Mộ cô mi, mi nói như thằng Tùng Giám đốc BV Hoàn Mỹ. Hôm lên xét nghiệm ở Hoàn Mỹ tốn cả triệu đồng, làm đủ thứ kể cả PCR lao. Lúc xem kết quả cái chi cũng tốt thằng Tùng bảo tau nên làm thêm test HIV, tức hộc máu, nhưng cũng làm tuốt mà chẳng thấy chi mất thêm bốn mươi lăm ngàn nữa. Trần Minh San bèn kê một câu – Bệnh mi hết thuốc chữa rồi, thôi lại đây tao chụp cho một pô để mai mốt chết có h́nh mà thờ. Và hắn đến cho San chụp h́nh thật.

Đùa đai vốn là bản tính chung của tụi tôi, nào ngờ chỉ mấy tháng sau đó khi đi chụp CT phổi th́ phát hiện một khối u khá lớn ở thùy bên phổi phải.

Tôi là người đầu tiên trong đám bạn bè biết được tin xấu đó bởi v́ chính tôi cho chỉ định đi chụp CT, với quan điểm rằng để loại trừ hoặc phát hiện bệnh Lao đang tiến triển. Khi cầm kết quả chụp CT Hào gọi điện cho tôi mà miệng vẫn bô bô, “Thôi trúng số rồi Thu ơi. Tao bị K phổi rồi, cục to gần bằng quả quưt. Chiều rảnh ghé lại nhà tao một chút. Tối nay tao phải về Gia Kiệm rồi. Tôi đến với Hào sau giờ làm việc; ở đó đă có Quỳnh Ái, Liên Hoa là những người bạn cùng lớp thân thiết của Hào. Ngồi trầm ngâm đưa mấy tấm phim cho tôi xem, Ái và Liên Hoa cũng ngồi thừ ra. Phương vợ Hào th́ mắt đỏ hoe. Một lát sau Hào chậm răi nói, “Số mệnh đă vậy th́ thôi, K phổi th́ c̣n chữa chi nữa, mổ cũng chết mà không mổ cũng chết, để tiền cho con ăn học c̣n hơn. Tôi nghe Hào nói mà nghèn nghẹn nơi cổ. Biết nói ǵ với Hào bây giờ, hắn là một Bác sĩ quá biết dự hậu của cái bệnh gọi là ung thư phổi này. Nhưng không lẽ khi đang bị cuốn trôi giữa ḍng nước lũ lại không cố với t́m một cái phao, một thân cây để may ra được ngoi đầu lên khỏi mặt nước.

Như đă hẹn, đúng ngày họp mặt Y khoa Huế năm 2002 Hào trở lại thành phố để nhập viện chờ mổ. Tôi muốn dành cho Hào một vinh dự trong ngày họp mặt đó bằng cách mời Hào cùng 2 người nữa là BS Nguyễn Hữu Tùng và BS Nguyễn Phạm Thế Vinh là những người tiêu biểu của năm 2002 giao lưu cùng tập thể Y khoa Huế. Hào rất đáng được vinh dự đó. Bởi theo tôi không ai yêu Huế như Hào đă yêu Huế. Không ai trân trọng với Ái hữu cựu sinh viên Y khoa Huế như Hào. Hào vun xới cho t́nh bằng hữu của Y khoa Huế với cả tấm ḷng. Hào sốt sắng viết bài cho tờ nội san của Y khoa Huế trong tất cả 5 số báo đă in.

Đến giờ làm lễ chẳng thấy bóng Hào đâu cả, tôi vô cùng lo lắng. Khoảng 10 giờ 30 phút, sau khi buổi lễ đă khai mạc 30 phút, tôi nhận được điện thoại từ Hào.Giọng nói Hào nghe rất yếu: “Ḿnh lên đây hôm nay với mục đích để gặp tất cả bạn hữu” – Trong hội trường lúc này rất ồn ào tôi phải bước ra ngoài hội trường để nghe cho rơ hơn – “Không biết sau này có c̣n gặp lại nữa không? Nhưng bây giờ th́ mệt quá không gượng dậy nổi”. Tôi nói ư định của tôi về cuộc giao lưu dành cho Hào, hắn th́ thào nói, “Cám ơn Thu nhưng không thể ngồi dậy nỗi chứ đừng nói chuyện đi. Thôi hẹn năm sau vậy, nếu ḿnh c̣n sống đến ngày đó”. Tôi đứng lặng người một lúc lâu, lấy khăn lau hết nước mắt mới bước vào lại hội trường và quyết định hủy luôn cuộc giao lưu cả với các Bác sĩ kia là BS Tùng và BS Vinh.

Về sau kết cuộc như thế nào th́ các bạn đă rơ. Hào lên bàn mổ khoảng 03 ngày sau khi nhập viện. Cuộc mổ không thành công v́ khối u đă khá lớn bám chắc vào động và tĩnh mạch. Điều trị hóa chất mấy đợt thấy người càng lúc càng yếu. Chuyển qua điều trị thuốc Nam và kể cả các niềm tin ngoài y học… tất cả điều đó chỉ giữ được Hào bên cạnh vợ con bè bạn thêm gần một năm. Để rồi một ngày đầu Xuân Quư Mùi, Hào vĩnh viễn rời bỏ cơi tạm (từ mà Hào hay dùng trước đây) để về cơi vĩnh hằng trước cả cha mẹ ḿnh, trước anh chị và trước nhiều bạn bè cùng trang lứa khác.

 

Viết trong ngày giỗ đầu của Trương Thoại Hào

PHAN TIÊU THU

Muc Luc 99 Do              Trang Nha YKHHN