TỔ QUỐC - CỜ  VÀNG CỜ  ĐỎ

(TỔ QUỐC KHÔNG CÓ LÁ CỜ MÁU- Phần Phụ Lục)

 

“Mă đề dương cước gian hùng tận,

Thân dậu niên lai kiến thải b́nh”

(Sấm Trạng Tŕnh CS “Chuyện chuột và b́nh”)

GỒM:

PHẦN  1 -  Cuộc Sống Theo Ḍng Thời Cuộc.

PHẦN  2 – Cờ Vàng – Cờ  Quang Trung.

PHẦN  3 – XHCN Tấm Vải Liệm Của Penelope.

PHẦN  4  - A- XHCN Lá Cờ Một Mảng Máu.

B- Lời Kết, Thân Dậu Niên Lai Kiến Thải B́nh.

LBV 1960     

 

https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQ62I5SQ_aUSpPoq3lKDRYZYqlBnEnIhYcgvMIbppRpTmevx5ig96WXjwhttps://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQYDhS8o2l199opy3YkBtkfOrBoAASvUgXEOKLHHTg9sCBHd1nsSAhttps://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRJhpwUqLKatLLfjUeb6g3I3TF2z6FtXMp3d-bgrjhv3Av9fbPdMg

Cải Cách Ruộng Đất 1954-56        Đấu tố CCRĐ           Thảm Sát Mậu Thân 1968

 

 

 

PHẦN  1  - CUỘC SỐNG THEO D̉NG THỜI CUỘC.

 

“Ngẫm từ Vẹm dấy binh đao,

Đống xương Vô định đă cao bằng đầu”. (Kiều CS, câu 2493-94)

 

Năm 1945 là năm bản lề trong cục diện chính trị trên thế giới và đặc biệt ở Việt Nam.

Đó là năm ra đời của tổ chức Liên Hiệp Quốc (LHQ) cùng lúc với  sự kết thúc Thế Chiến 2 (WW2). LHQ đặt trụ sở tại thành phố New York, Hoa Kỳ, thiết lập kỷ cương, chấm dứt thời kỳ chủ nghĩa Thực Dân Đế Quốc vàng son ngự trị trong 2 thế kỷ trên toàn thế giới.

 

Các hội viên đầu tiên của LHQ ngoài Anh, Mỹ, Pháp, Nga,Tàu… lại c̣n các nước thuộc địa cũ vừa thu hồi độc lập: Ai Cập, Ấn độ, Iran, Iraq, Phi luậtTân 1945, và rồi Afghanistan 1946, Pakistan 1947, Miến 1949… Indonesia 1955 , Kampuchea, Lào 1956, Ma rốc,Tunisia, Algeria 1963…Việt Nam 1978.

 

Vào ngày 9/3/1945 tại Việt Nam chính quyền 80 năm bảo hộ của Pháp bị quân Nhật lật đổ.

Tối hôm 8/3, đă 11 giờ khuya, tôi đang ngồi học bài với 2 chị th́ bỗng nghe tiếng súng nhỏ đ́ đẹt, thỉnh thoảng xen tiếng nổ lớn. Xưa nay ở Huế chưa từng có. D́ tôi lo lắng bảo 2 con và tôi nhanh chóng tắt đèn. Cả nhà tối om. Tiếng súng kéo dài măi đến gần sáng nhưng thưa dần.

 

Sáng dậy 9/3 nghe nói Pháp Nhật đánh nhau cả đêm. Cả xóm nhiều nhà  lo khăn gói đùm xách chạy tản cư về vùng quê. Nhưng chỉ một ngày. Đến chiều tiếng súng đă không c̣n từ lâu, mọi nơi yên tĩnh và ai nấy phần đông nếu chạy chưa xa th́ lục tục kéo về nhà ở Huế.

 Nghe kháo nhau Kỳ Ngoại Hầu Cường Để (1882-1951) sống lưu vong sẽ từ Nhật trở về, có thể chấp chánh và Nhật tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam.

 

 Các diễn tiến cho đến năm 1954 tiếp theo như sau:   

 

*Ngày 11/3/ 1945 triều đ́nh Huế tuyên bố hủy bỏ Ḥa ước Patenôtre kư với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam.[12][13]  . Đại sứ Nhật Yokohama làm Cố vấn tối cao.

Theo nhiều người nhận định th́ người Nhật thực bụng trao trả độc lập cho Việt Nam.

 Họ muốn không ǵ hơn là có một chính phủ thân Nhật hoặc trung lập. Nếu cố ư chiếm Việt Nam làm thuộc địa họ phải hất cẳng Pháp từ các năm 1940-41.

Đến năm 1943 ở mặt trận Âu châu quân Đức đă thấy thua rơ, tan ră dần. Ngày 30/4/1945 Quốc trưởng Đức Hitler tự sát. Ngày 8/5/1945 Đức đầu hàng.

 

Ở mặt trận Á châu từ cuối năm 1944, Hải quân Đế quốc Nhật Bản bị mất phần lớn tàu chiến. Các đảo lớn Nhật Bản dần bị phong toả, bóp chặt từ phía biển. Quần đảo Mariana và Phillipines thất thủ, Nhật thấy viễn ảnh có thể bại trận cận kề.

 Ho biết rơ Pháp ở Đông Dương bí mật liên lạc với quân Đồng Minh nên ra tay trước lật đổ Pháp, dẹp bỏ một thế lực thù địch. Việt Nam được lợi, bất chiến tự nhiên thành. Bề nào th́ chủ nghĩa đế quốc thực dân cũng trên đà cáo chung.

Thế chiến 2 kết thúc tạo thời cơ cho một loạt quốc gia Châu Á giành quyền độc lập tự chủ[12].

 

 

*Ngày 7/4/ 1945 Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập. Ai cũng kính mến chính phủ này.

 

Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Nhà giáo Nhân dân, được Nhà nước VN phong giáo sư năm 1984, ngành Sử học, có viết:

"Nội các Trần Trọng Kim, với thành phần là những trí thức có tên tuổi, trong đó phải kể tới một số nhân vật tiêu biểu của nước ta trước năm 1945, có uy tín đối với nhân dân, như: Trần Trọng Kim, Hoàng Xuân Hăn, Trịnh Đ́nh Thảo, Phan Anh… Họ đều là giáo sư, Luật gia, nhà báo, chưa hề dính líu với bộ máy quan trường, trước đó lại có nhiều hoạt động thể hiện có tư tưởng yêu nước, có tinh thần dân tộc, nên được nhiều người ngưỡng mộ…".[18]

 

Riêng tôi rất thích ông Trần Trọng Kim v́ ông là chủ biên các cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư và Luân Lư Giáo Khoa Thư các lớp Dự Bị (lớp2) và lớp Sơ Đẳng (lớp 3) cho học sinh tiểu học thời Pháp thuộc. Ông cũng là tác giả của tác phẩm Việt Nam Sử Lược, và nhiều nữa.

 

Có một điều đáng chú ư là Luật sư Trịnh Đ́nh Thảo, bộ trưởng Tư Pháp trong chính phủ Trần Trọng Kim đă ra quyết định phóng thích tất cả các tù nhân chính trị trong nước và ông cũng chưa hề cho bắt bớ ai.

Điều này chứng tỏ tân chính phủ có tinh thần dân chủ và đoàn kết dân tộc rất thiết thực, khác xa Cọng Sản, trong nước an b́nh không có thế lực thù địch quấy rối và chính phủ có thực quyền.

 Về giáo dục th́ các trường dạy toàn tiếng Việt, áp dụng chương tŕnh Hoàng Xuân Hăn. Không có giờ dạy tiếng Nhật.

Đến cuối tháng 6 th́ tôi đi tàu hỏa từ Huế về Đồng Hới nghỉ hè.

 

*Ngày 6/8/1945 Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima, Nhật.

*Ngày 8/8/1945 Liên Xô đơn phương xé bỏ hiệp ước trung lập Nhật – Xô, tuyên chiến với Nhật, đánh vào Măn Châu.

*Ngày 9/8/1945 Mỹ thả quả bom nguyên tử thứ nh́ xuống Nagasaki, Nhật.

*Ngày 10 /8/1945, Nhật hoàng ngỏ ư chấp nhận chấm dứt chiến tranh với điều kiện đất nước không bị chiếm đóng và thể chế Thiên Hoàng được bảo vệ[111].  Phe Đồng Minh từ chối.

*Ngày 15/8/1945 Nhật hoàng Hirohito đọc tuyên cáo trên đài phát thanh chấp nhận đầu hàng.

 

*Ngày 16/8/1945 Thủ tướng Trần Trọng Kim khẳng định bảo về nền độc lập vừa giành được.

*Ngày 17/8/1945 Tổng công đoàn công chức tổ chức mít tinh ở Hà Nội hoan hô và ủng hộ chính phủ Trần Trọng Kim. Đông đảo đồng bào tham dự.

*Ngày 18/8/1945 vua Bảo Đại tái xác nhận nền độc lập của Việt Nam đă công bố vào ngày 11/3/1945.

 

*Ngày 19/8/1945 tại Hà Nội Việt Minh làm Cách mạng tháng Tám cướp chính quyền.

Làm cách mạng là người ta đứng lên hô hào đánh đổ một chính quyền thối nát tham nhũng, tàn bạo…hoăc khởi nghĩa chống sự cai trị ngoại bang.

Không thể nói vậy – sự cai trị ngoại bang đă không c̣n và chính phủ quốc gia Trần Trọng Kim nhân ái, tài đức, liêm khiết, được nhân  dân mến trọng - Việt Minh lật đổ chính phủ này, tuyên bố ầm ĩ là làm cách mạng giành độc lập (?). Chưa ai làm được. Việt Minh làm được. Cũng là chuyện Thạch Sanh, Lư Thông thời đại.

Theo sự đánh giá chung, khách quan th́:

 

                “Cách Mạng Tháng Tám là một cuộc Cách Mạng bẩn thỉu”

 

Được tiến hành theo kế hoạch toàn cầu cọng sản quốc tế Nga, Tàu.

Được phân công cho thủ hạ CSVN chờ chực phổng chớp mồi.

Loài hồ cáo th́ luôn trí trá tráo trở, bẩn thỉu. Xem Liên Xô sinh ra chúng, xé bỏ ḥa ước bất tương xâm Nhật-Xô, tuyên chiến với Nhật liền sau ngày Nhật bị ném bom nguyên tử th́ biết.

 

Nhật bị ném bom nguyên tử, lại bị Liên Xô bất ngờ trở mặt, tinh thần chiến đấu sa sút.

Đạo quân Quan Đông của Nhật nhanh chóng bị đánh bại, đầu hàng. Liên Xô kiểm soát Măn Châu, Bắc Triều Tiên và miền Nam Sakhalin chỉ trong ṿng 2 tuần.

 

 CSVN được Liên Xô cho biết Nhật sắp đầu hàng đồng thời nhận chỉ thị chuẩn bị, sẵn sàng cướp chính quyền làm cơ sở cho phong trào cọng sản bành trướng tại Đông Nam Á.

Đó là mặt trong của cuộc Cách mạng cọng sản tháng Tám tai Việt Nam.

Nhân dân Việt Nam giơ đầu chịu báng.

 

*Ngày 2/9/1945. Cách Mạng cọng sản“Thạch Sanh, Lư Thông” Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên ngôn độc lập, thành lập chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cọng Ḥa, được Liên Xô công nhận tức th́. Lá cờ đỏ sao vàng in máu của Việt Minh chính thức trở thành quốc kỳ, khởi đầu cho một kỷ nguyên:

 

     “Máu rơi thịt nát tan tành,

      Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời”. (Kiều, câu 2359-60)

 

Những ǵ cướp đoạt được bằng bạo lực th́ cũng phải khư khư giữ ǵn bằng vơ lực.

 

Sơ khởi mở màn thể hiện ngay lúc HCM mới lên cầm quyền chân ướt chân ráo năm 1945, cho thi hành các vụ chôn sống, bao bố thủ tiêu thả sông và trong các năm 1945, 46, 47 tổng cọng từ Bắc vào Nam giết nghe nói có đến cả trăm ngàn người từ thôn xă lên đến thành thị. Các nhân vật nổi tiếng nhất như Phạm Quỳnh, Tạ thu Thâu, Huỳnh phú Sồ, Trương tử Anh, Ngô đ́nh Khôi, Phan văn Hùm, nhà văn Khái Hưng…tuy nhiên những Hoàng Hoa Thám, Phan đ́nh Phùng, Phan châu Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học…may mắn chết trước (LBV “Chuyện những con ṇng nọc giữ đuôi).

 

Chính phủ Trần Trọng Kim lên cầm quyền th́ trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị. Có đối tượng để đối chiếu mới biết. Phúc thần hay Ác quỉ, khác biệt thấy rơ.

 

*Ngày 20/12/1946. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc trên đài Phát thanh Hà Nội lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Pháp rồi rút lui lên chiến khu Bắc Việt.

 

Vào lúc này tôi đang học ở trường Quốc học Vinh, lớp cuối. Trong lớp đang thi lục cá nguyệt 1. Tôi đă không vào Huế trở lại mà ra Vinh học v́ có người d́ có chồng làm việc tại ga Vinh.

Toàn quốc kháng chiến, Vinh được lệnh sơ tán. Trường Quốc học Vinh cũng chuẩn bị rời thị xă, về quê, đâu đó tôi không hỏi rơ làm ǵ. Đương nhiên tôi không thể đi theo. Tôi đáp tàu hỏa về lại Đồng Hới, ḷng man mác.

Những ǵ kỷ niệm ở Vinh tôi chỉ buồn tiếc thương nhớ  thành cổ Vinh mà tiếp đó đă bị Việt Minh tiêu thổ kháng chiến triệt hạ. “Nhà tan cửa nát cũng ừ! Đánh xong giặc Mỹ cực chừ sướng sau”. Ai sướng ai cực th́ nay đă rơ.

 

Song dù xây mấy đợt lầu đài, chẳng sao có lại một vài thành xưa.

Mà xưa từ Bắc vào Trung có đến mấy chục thành cổ, mỗi thành cổ mỗi tỉnh - chắc bên Tàu cũng không có nhiều vậy -  nay chỉ c̣n kinh thành Huế. Là do Tây đến kịp. Mà Tây nó cũng chẳng hề vào đóng quân trong thành. Sau này Mỹ cũng vậy. Như ở Huế th́ Mỹ đóng quân ở cạnh sân bay Phú Bài cách Huế 15 km về phía Đà Nẵng.

 

Điều thấy rơ là dù CS không hủy lương thực th́ Pháp, Mỹ vẫn tự đem qua, chẳng nhờ vả ǵ CS. Ngược lại hàng hóa viện trợ và từ các cửa hàng PX (Post Exchange, hệ thống phân phối hàng hóa dành cho quân đội Mỹ tại nhiều tỉnh thành miền Nam Việt Nam) quá sung măn, được tuồn ra bán chợ đen nhiều nhất là đồ hộp ăn sẵn của quân đội Mỹ - được gọi là C-rations.

 

 

http://www.nhuongquyenvietnam.com/data/image/images/Thi%20truong/px4.pngAnh doc ve cho den Sai Gon truoc 1975

  Hàng viện trợ có ghi “donated by the people of The United States of America” và  "hàng PX  Mỹ"  được tuồn ra bán chợ trời nhiều vô kể, và rẻ. Miền Nam không chết đói như CS nói.

 

Bác Hồ tiêu thổ kháng chiến xem ra bắt dân tự bắn vào chân ḿnh. Song cũng là để Hồ Ly Tinh mượn gió bẻ măng, phá sập nhà cửa xây gạch kiên cố của bọn tư sản, đánh gục chúng, triệt hạ đ́nh chùa, nhắm vào tôn giáo theo đúng chính sách bài bản “triệt sản bài tôn” của nhân vật quái thai, cọng sản số một này.

Ở đâu hơi xa xôi liệu Tây ít hoặc khó t́m đến th́ CS dùng đ́nh làng, có khi chùa – đuổi sư săi về nhà - để đặt trụ sở Ủy ban nhân dân kháng chiến và hành chánh…

 

Lúc tôi từ Vinh về lại Đồng Hới th́ thành cổ Đồng Hới c̣n nguyên vẹn. Đầu năm 1947 Tây đổ bộ lên thị xă Đồng Hới bỏ ngỏ. Từ 1947 cho đến 1954 tôi thấy Tây chiếm giữ thị xă Đồng Hới nhưng  không vào đóng đồn trong thành cổ c̣n y ś, không đặt cơ sở ǵ trong thành.

Tây nó đóng đồn bót ở đâu đâu các vùng quê, tại các trục lộ giao thông và từ đó xuất phát hành quân càn quét.

Đồn bót chúng được xây hầm bê tông, bao cát, rào dây kẽm gai mấy lớp, công sự pḥng thủ kiên cố. Có khi công binh chúng tự làm, có khi chúng kêu người ḿnh lănh thầu. Đặc biệt nhiều nhà thầu khoán người miền Nam đă ra Bắc lănh thầu xây cất các lô cốt quân sự.

Nói tóm lại tôi không thấy lính tây súng đạn, xe cộ đóng trong thị xă, lại càng không trong thành cổ. Tây đóng đồn, các hàng rào kẽm gai và các lô cốt là quan trọng nhất.

 

Ngược lai c̣n thành cổ là một yếu tố rất thuận lợi cho phe cờ in máu. Tết Mậu Thân năm 1968 Việt Cọng lẻn vào Thành nội Huế và hè đỏ lửa năm 1972 lẻn vào thành cổ Quảng Trị, bám trụ chặt, kiên cố. Phải tốn nhiều thời gian và tổn thất phe Quốc gia mới đánh bật được bộ đội cờ in máu sao vàng tháo lui.

 

Tôi có thời gian, lúc học tiểu học nhà cha mẹ ở trong thành cổ Quảng Ngăi. Tôi c̣n nhớ rơ nhiều ngơ ngách trong thành cổ ấy với biết bao kỷ niệm tuổi thơ. Thời gian 1945-1975 Quảng Ngăi không bị Pháp chiếm đóng, cũng như trường hợp Vinh, Thanh Hóa. Ấy vậy mà thành cổ Quảng Ngăi  bị Vẹm Cọng tiêu thổ kháng chiến san bằng, tiếc hùi hụi, oán hờn ngút tận mây xanh.

 

 

*Ngày 21/7/1954. Hiệp định đ́nh chiến Genève được kư kết phân chia Việt Nam ở vĩ tuyến 16 tại sông Bến Hải, Quảng Trị. Phía bắc thuộc CSVN, phía nam thuộc Việt Nam quốc gia. Ngày 9/10/1945 là hạn chót để quân đội Pháp rời Hà Nội rút xuống Hải Pḥng và bộ đội CS tiếp quản thành phố.

 

Lúc này tôi đang có mặt tại Hà Nội, từ miền Trung ra học Đại Học khoảng đầu thập niên 1950. Năm trước tôi đỗ Tú Tài tại Sài G̣n, trường Chasseloup Laubat (nay là Lê Quí Đôn) song lại ra học Hà Nội v́ đi máy bay tuyến Đồng Hới - Hà Nội ngắn đường hơn. Có khá nhiều con buôn đi lại trên tuyến đường này, ra buôn Hà Nội. Máy bay nhỏ, 2 động cơ cánh quạt chở khoảng hai ba chục hành khách, tuần lễ bay ba bốn chuyến.

Mà sân bay Bờ Hơ của Đồng Hới ngay sát đường quốc lộ 1 bắc-nam cũng nhỏ xíu. Sân bay Quảng Ngăi cũng nhỏ vậy - tôi có lần lên coi tàu bay Nhật đậu lại mấy ngày - chỉ là băi cỏ rộng, khô cằn trống trơn, không thấy có nhà ga; phi đạo là một đường đất cứng.

 

Các năm đó t́nh h́nh giữa Hà Nội quá an ninh, thái b́nh, nhộn nhịp, ngay đến cả giữa năm 1954. Chỉ biết là đánh nhau đâu xa ở vùng rừng núi. Giữa Hà Nội không thấy lính Pháp.

 

Lúc tôi ra Hà Nội học th́ được bộ Giáo Dục tại Sài G̣n cấp học bổng toàn phần, 500 đồng mỗi tháng. H́nh như sinh viên đại học từ các tỉnh xa đến Hà Nội đều được cấp học bổng quốc gia toàn phần hoặc bán phần, được tái cấp hàng năm nếu không bị ở lại lớp.

Tiền ăn ở trọ hàng tháng ở Hà Nội thời đó là xấp xỉ trên dưới 500 đồng. Cũng ngang ngửa giá cả ở Huế và Sài G̣n cùng thời điểm. Tuy nhiên ăn uống, hàng hóa và dịch vụ rẻ hơn hẳn trong Nam. Ví dụ ăn một bát phở tuy cùng giá tiền như ở Sài G̣n nhưng thịt nhiều gấp ba. Thịt ḅ, lợn, gà…đều rẻ,  luôn cả gạo nhưng cá th́ có vẻ hiếm hơn. Dich vụ cắt tóc, giặt là, may cắt, di chuyển… đều rẻ thấy rơ. Hàng tạp hóa linh tinh cũng vậy. Duy chỉ có các loại hàng xa xỉ và các thứ phải nhập từ Pháp th́ đắt hơn v́ từ Sài G̣n chở ra.

Tôi nhận thấy Hà Nội hồi đó đúng là nơi trai thanh gái lịch, ngàn năm văn vật.

 

Đến gần giữa tháng 8 th́ tôi tự đáp máy bay hăng Aigle Azur về lại Đồng Hới rồi cùng gia đ́nh xuống tàu đổ bộ há mơm của Pháp đến chở nhân dân Đồng Hới đem vào Đà Nẵng. Cuối tháng tám tôi đáp máy bay Air VietNam vào Sài G̣n nhập vào đoàn sinh viên đại học Hà Nội di cư, tạm căng lều vải đóng tại khu đất san bằng Nhà Khám Lớn, Sài G̣n, cũng gần chợ Bến Thành.

 

 Những bạn ở lại miền Bắc là chứng nhân tức thời của một biến động lịch sử long trời lở đất, máu đổ thành đồng, xương vùi thành đống. Đó là chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ) 1954-56 do Quái nhân Hồ Đồ Tể, động chủ Hang Hồ Pắc Bó giương lá cờ in máu phát động.

Ai cũng nói lũ cáo hồ giống ṇi Pắc Bó th́ chỉ có hồ tính, không thể có nhân tính. Hồ tính là độc ác, giảo quyệt, hèn mọn. Các thú dữ khác chỉ hung dữ mà thôi.

 

 

https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSp-KJzlHbVFtYri3z2sQnDEtwsCgC78I7ZM3khFsb74idZn0uuLghttps://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSISf8qnCWJJpxtbBMuLma7A5H4a71szWUeV4l6XRTvtHCo8lCy8whttps://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQHAJ38iZwdTQmmieMBtS5iR_6T3nmSULVGaJsKDwlYDibaH2CI

 

H́nh CCRĐ ở miền Bắc do các phóng viên Liên Xô thực hiện. CCRĐ 1954-56 àThế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đ́nh ông đă bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại hai cái đầu đó cho đến chết…” (Nguyễn Hữu Loan 1916-2010, tác giả bài thơ “Màu Tím Hoa Sim”, tự thuật). (1)

 

Lê Bá Vận

 

Chú Thích.

(1) Bà Phạm Thị Nhu vợ của nhà thơ Nguyễn Hữu Loan là con gái độc nhất c̣n sống sót của 2 ông bà địa chủ nói trên, bị đấu tố, chôn sống tḥ đầu trâu giẫm.

Tôi có làm một bài thơ đề vịnh tặng tác giả “Màu Tím Hoa Sim” trích mấy câu sau:

“…Thương em phụ mẫu thân vùi cạn,

Ló đầu trâu giẫm chịu thảm h́nh.

Giết người chôn sống thời quốc loạn,

Đầu trộm đuôi cướp giữa thái b́nh…” 

LBV

 

 

https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSqu08gG--jFx4Jb2Psi0BRuAqNy3JNOapyyjUSt7sl0NQJMxnCNDkKmghttps://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSTIIuNmD3jsRQqcxItrTOr8iUHgUSDrH3Q9PfAKWMyiOSK9R-5BeH8Dg

Năm 2008, Thi sĩ Hữu Loan và vợ – bà Phạm Thị Nhu (mất năm 2013)

 

(C̣n tiếp … đón đọc phần 2)

Mục Lục 99Độ