BÀN VỀ 2 TỪ CỘNG VÀ CỌNG

Ngô đồng nhất diệp lạc | Thiều Quang Trung

Cổ thi: Ngô đồng nhất diệp lạc. Thiên hạ cộng tri thu. (Ngô đồng rụng một lá. Cả thiên hạ biết thu).

 

I) CỘNG VÀ CỌNG SỬ DỤNG TRONG CỘNG ĐỒNG.

Một tác giả gởi bài viết cho một trang Web. Ban Biên Tập yêu cầu được phép sửa đổi các chữ “cọng” trong bài viết thành chữ “cộng”. Tác giả đồng ư song phân trần rằng hầu như suốt đời ông chỉ nghe nói “cọng”, không nói “cộng”. Từ bé đi học đă được thầy dạy làm các phép tính “cọng trừ nhân chia” và lúc học Đại số th́ x=+3 (cọng ba), y=-4 (trừ bốn)… dùng toàn tiếng Việt.

 

Trên một diễn đàn khác, hai người bạn YK Huế trao đổi: - Rất tiếc không có h́nh thầy Wulf. Một lư do là thầy tỏ ra thân cọng nên chúng tôi không mấy thiện cảm.

- Anh Th, Đây là h́nh của ông Erich Wulff, về già và biographie của ông . Ông thân cộng và sau này c̣n ra Hanoi gặp nhiều chính trị gia miền bắc.  TLH.

 

Một cô giáo người Bắc th́ dứt khoát: “cộng”, không phải “cọng”. Cộng trừ nhân chia. Viết “cọng” là sai chính tả. Đọc “cọng“ là phát âm không đúng. Cọng là chỉ cọng rau, cọng bún… mà thôi.

 

Lắng nghe trên các youtube th́ đúng vậy. Người Trung, Nam phát âm “cọng” rơ ràng dù đó là “cộng hay cọng”. Người Bắc phát âm “cộng” nghe khá rơ, song nhiều người nghiêng qua ‘cọng’.

 

Nhà văn B́nh Nguyên Lộc [1914-1987] viết: Sài G̣n 21/9/1958

Chị Linh Bảorất nhiều bạn văn, bên phe không cọng, nói với tôi rằng các tiểu thuyết đăng ở Văn Hoá Ngày Nay chỉ có tiểu thuyết của Linh Bảo là hay…

 

Là gốc miền Trung trong gia đ́nh tôi ai cũng nói “cọng” và nếu viết (hiếm khi) th́ cũng viết “cọng”. Cả thị xă, làng mạc thôn xóm đều nói: Việt cọng, toán cọng, công cọng, cọng tác… Có lẽ chỉ từ  “cộng đồng” là ai cũng đọc và viết đúng “cộng”. Có nơi nói “bộng đái” hoặc “bọng đái” th́ sao!

 

II) CỘNG VÀ CỌNG ĐỊNH NGHĨA TRONG TỪ ĐIỂN VIỆT.

Các từ điển tiếng Việt đều viết : Cộng nh. Cọng. Hoặc Cọng đphg Nh Cộng (nh=như).

 

+1) Từ Điển Thanh Nghị : Tra cứu Từ điển Tiếng Việt - từ: cọng   

   -Cọng bt. Cộng. 1. Thêm vào với nhau: Ba trái cam cọng thêm ba trái nữa. // Phép cọng: A cọng với B. Tổng cọng. Cọng được. (bt=biến thể).

                             2. Chung, cùng nhau (khd): Công cọng, cọng sản.

  -Cọng dt. (th) Gân lớn, gân chính của ngọn lá; thân những cây nhỏ: Cọng lá. Cọng lúa, cọng tỏi.

 
+2) https://vn.ichacha.net › vietnamese.    线字 (Diểu Diểu Tại Tuyến Tự Điển).

Các thí dụ: Đây là việc làm cao đẹp ghi điểm 10 cọng cho các cô!  Nó có sức mạnh của vài chục viên lực sĩ cọng lại. Năm 2009, xuất khẩu điện tử tổng cọng là 33 tỉ $US.

 

III) CỘNG VÀ CỌNG - TỪ ĐƠN VÀ GHÉP TRONG TỪ VỰNG.

“Cộng” và “cọng” đều là những từ đơn trong từ vựng tiếng Việt. Họa hoằn có từ đơn mới, thường th́ đến từ các từ ngoại: ga, lốp, vít, phim, tệp, tip… Các từ: chính phủ, xă hội, dạ tiệc, chữa trị, bóng chày, rổ rá… được gọi là những từ ghép, thông thường ghép 2 từ đơn thành một từ đôi. Mỗi từ đơn có thể là từ Việt (Nôm) hoặc từ Hán (gốc Hán đọc theo âm Việt, kư tự bằng chữ Quốc ngữ).

 

Các từ Hán ấy vd. ‘địa’ (đất) nhiều tác giả gọi là từ Hán Việt, dễ nhầm hiểu là từ Hán gốc Việt.(1).

Từ ghép làm giàu cho số lượng từ ngữ tiếng Việt.

 

Cuốn ”Tam Thiên Tự”: thiên trời 2. địa đất… tác giả Ngô Thời Nhậm (1746-1803) giúp mọi người có số vốn 3.000 chữ Hán để thực hiện ghép từ thuận lợi. Thực tế chỉ cần dùng các từ thông dụng, khoảng hơn, kém một nửa. (2).

 

Có 3 loại từ Ghép theo từ nguyên (quan hệ nguồn gốc):

 

  1) Thuần Việt (V-V), 2) Thuần Hán (H-H), 3) Hỗn Hợp/Lai : H-V và V-H.

  Vd. ăn bám V-V         = kư sinh H-H           Vd. kư gửi H-V; bám trụ V-H

                       

+1. Từ ghép V-V, phong phú.

Cưu mang, đùm bọc, giúp dùm, giúp đỡ, chống đỡ, nâng đỡ, chăm lo, chia sẻ, che chở.

Ăn bám, ăn cánh, ăn chay, ăn đứt, ăn hiếp, ăn kiêng, ăn nhờ… ăn vạ, ăn xin*.

Từ ghép địa phương: ăn chùng, bể/tra trốc, trốc cúi, trắp bả/vả, chồm hổm, chôm chỉa, côi cao, mô tê, ốt dột, chén dĩa, khu đọi, dơ nhớp, cà rá, giày vớ, bầy choa, o d́, cụ mự...

 

+2. Từ ghép H-H, phong phú.

Ám trợ, bang trợ, bảo trợ, hỗ trợ, phù trợ, phụ trợ, tài trợ, trợ cấp, trợ lực, tương trợ, viện trợ…

Kư sinh, câu kết, thụ trai, tất thắng, áp chế, kỵ khẩu, kư thực… ngật phạt, hành khất*.

 

Tuy nhiên nhiều từ đơn và ghép H-H không có từ Việt tương đương. Vd. Thần tiên đông tây nam bắc nhân nghĩa dân khách tuyết… anh hùng, gia đ́nh, kết quả, quan trọng, tinh thần, triết lư… 

Lại có lắm từ ghép H-H tiếng Việt không dùng, vd. ảnh viện=rạp chiếu bóng, chiếu tướng=chụp ảnh, cơ trường=sân bay, tuyển dân=cử tri, khai học=khai giảng hoăc lạ lẫm, vd.: cơ kim, lặc sách…

 

+3. Từ ghép H-V, kém phong phú song độc đáo.

- Từ ghép H-V, vd. An lành/nghỉ/vui, ẩn náu/núp, bác/băi/hủy/phế/từ/trừ bỏ, bái lạy, bao bọc/che/trùm, biến đổi, b́nh bầu, bồi đắp, ca hát, cảm nghĩ, cao xa, cáo buộc, cấp bậc, chi/hoàn trả, chiếm đóng/giữ, chính hăng, chỉnh sửa, chuẩn mực, cô quạnh, công sức, cốt lơi, cơ may, cung nỏ/tên, cúng quảy, cưỡng ép/hôn, dạ/yến tiệc, danh tiếng, duyên dáng/nợ, dư thừa, đào bới/xới, đảo lộn, đấu đá, đê hèn, đồng đều/ḷng, động ḷng, đơn chiếc, giải khuây/bỏ/vây, giảm bớt, gian dối, giảng dạy, hạ cánh/thấp, hạn hẹp, hiền lành, h́nh dáng, hoán đổi, hoảng/khiếp sợ, học hỏi/tủ/gạo, hối/luyến tiếc, hội họp, hồn vía, kết nối, khinh nhờn/rẻ, kiểm soát, kinh tởm, kính nể, kỳ/quái lạ, kỵ giỗ, lang sói, lễ phép, linh thiêng, lưu đày/giữ, lư lẽ, man rợ, mưu mẹo, ngọc ngà, ngu dốt, nguyên vẹn/xi, nhàn rỗi, nhẫn nhịn, nịnh bợ, phá rối, phạt/vu vạ, phân chia, pḥng chống/hờ/ngừa, phụ/trợ giúp, quy chụp, quyến rủ, sa ngă/sút, sách vở, sai sót/trái, siêu sao, sinh đẻ/nở, suy sụp/yếu, sự/vụ việc, tà vạy, tài giỏi, tạo dựng, tắc nghẽn, tấn tới, tập dượt, tẩy rửa, thai nghén, thanh lọc, thâm hụt/sâu/thủng, thiêu đốt, thoái lui, thôn xóm, thông suốt/tầm, thu hút, thù hằn, thuyền bè, thương lái, tiền bạc, tiễn đưa, tiếp rước, tính nết, tội lỗi/vạ, tôn thờ, tổng cọng, tra xét, trách mắng/móc, tranh căi/đua/giành, trấn lột, tŕnh bày, trụ cột, truy hỏi/lùng, trừ hao, tù đày, tuyển chọn, tu sửa, từ chối, tưởng nhớ, ung bướu/nhọt, ước mơ, văn dốt vũ dát, vi nhựa, xâm lấn, xuân xanh, xuất kho…

Bô trai (Pháp-Việt), b́nh ga (Hán-Anh), trực gác (H-P), đắt sô (V-A).

 

- Từ ghép V-H, vd. Ao hồ, bài bản, bạn hữu, bày biện, bẩm báo, bận tâm, bầu cử, bói toán, bùa chú/mê/ngải, bụi hồng/trần, buồn phiền/thảm, bước tiến, bứt phá, cạn/keo kiệt, cay nghiệt, cát tặc, cắt giảm, chầu văn, chê/quở trách, chỉn chu, chống cự/đối/kháng/phá, chung cư, chữ nghĩa, chữa trị, cọng sự, cửa quyền, dặm trường, dâng hiến, dấu/vết tích, dậy th́, dối trá, dứt điểm, đánh đồng/động/giá, đau thương, đày ải/đọa, đen bạc, đền đài, đĩ điếm, đo đạc, đón nhận/tiếp, đồn đoán, đường hướng/trường, đúc kết, đứt đoạn, ép duyên/hôn, ganh tị, gây thù chuốc oán, ghe thuyền, góa phụ, gươm đao, gương mẫu, hạ thấp, hang động, hè thu, hèn hạ/mạt, hẹn/thề ước, hẹp/rộng lượng, hết ư, hoen ố, hỏi/lấy cung, hố xí, in ấn, kẻ sĩ/thù, kề cận, khác biệt, khen thưởng, kho tàng, khuấy động, kiện tụng, kiêng kỵ, lạ kỳ, làng mạc, lay chuyển, lầm lạc, lấn chiếm, lây nhiễm, lệch chuẩn/lạc, lính/trai tráng, lo liệu, loại trừ, lỡ duyên/th́, lớp phó, lừa đảo, màu sắc, mặt tiền nhà phố, mần quan, mến mộ, mơ mộng, mờ ám, mùi vị, nạt nộ, nâng cao, neo đơn, nghề nghiệp, ngăn cản/trở, nhịn nhục, nuôi dưỡng, quấy nhiễu/phá, quê hương/quán, quở trách, rèn luyện, riêng tư, rối loạn/trí, rung/rúng/sống động, son phấn, sóng thần, sợ hăi, sui gia, súng đạn/lục/trường, sức lực, tâng công, tha thứ, thết đăi, thi cử, thoạt/trước tiên, thơ ấu, thờ phụng, thua thiệt, thuốc thang, tột đỉnh, tơ t́nh, trải nghiệm, trăng hoa, trêu hoa ghẹo nguyệt, truất phế, tủi nhục, tụt hậu, vàng hóa, vây hăm, vẹn toàn, vua quan, xét nghiệm/xử, xương cốt.                                                                                                                                                                                                                                        

 

Nhận xét:

- Biết nghĩa mỗi ‘từ’ trong từ ghép H-H là tốt song không bắt buộc. Vd. tư lệnh, hộ chiếu (3).

- Ghép đẳng cấp (quan hệ thứ bực) :

1) Chính chính. Vd. giúp đỡ (V-V), hỗ trợ (H-H), trợ giúp (H-V). 2) Chính phụ. Vd. máy bay (V-V), phi cơ (H-H), cơ may (H-V). Từ ghép láy. Vd. đỡ đần, may mắn, máy móc. Từ Hán láy lấy từ các ví dụ: an ủi, đăi đằng, động đậy, hoa ḥe, kỳ quặc, ngu ngơ, nịnh nọt, tập tành.

 

 IV) CỘNG VÀ CỌNG TƯƠNG QUAN TỪ GHÉP.

Theo từ điển “cọng” là tiếng địa phương, biến thể của từ “cộng”.

Xét về tương quan từ ghép th́ “ Cộng” là từ Hán. “Cọng” là từ Việt tương ứng.

Tương tự độc/đọc, hạch/hạt, mặc/mực, xa/xe hoặc từ khác dấu: loại/loài, tín/tin, thệ/thề.

 

Nếu viết “tổng cộng, công cộng, cộng hoà, cộng tác…” = từ ghép THUẦN.

Nếu viết “tổng cọng, công cọng, cọng ḥa, cọng tác…” = từ ghép LAI.

 

Cả hai cách viết đều có giá trị ngang nhau.

Từ H-H lời lẽ hoa mỹ hoặc trang trọng, vd. “Bước lần theo ngọn tiểu khê” (khê=suối, khe) - Kiều. Dùng trong văn bản hành chính, nghiên cứu th́ ngôn từ chuyên ngành, chuẩn mực. 

 

Từ H-V và V-V được dùng hàng ngày tiếp xúc, lời nói dân dă, mộc mạc, thân t́nh. Vd. vợ con, trai/gái, người đẹp, góa chồng/phụ, mẹ kế, của cải, ĺa trần, chia buồn, biết ơn, mời ngồi, đĩ điếm thay v́ nói văn vẻ : thê nhi, nam/nữ, mỹ nhân, quả phụ, kế mẫu, tài sản, từ trần, phân ưu, tri ân, an tọa, kỹ nữ… gồm toàn từ Hán.

Về chính trị người ta vẫn nói ‘cánh tả, cánh hữu’. Về giao thông… th́ ‘trái, phải’.

Bốn câu đầu trong truyện Kiều chỉ có 2 từ Hán, “tài, mệnh”.

Có thể viết: tuy nhiên, tuy vậy hoặc song le. Thay đổi để tránh trùng lập. (4).

 

Điều chân lư bất biến là dù viết ‘cộng” hay “cọng” th́ người miền Trung và Nam hầu như luôn phát âm là “cọng” và thích được đọc sao viết vậy. Từ “cọng” được dùng trên hơn nửa nước, tất nhiên phải được trọng thị. Các thí dụ đưa ra về sử dụng từ “cọng” trong tự điển Diểu Diểu Tại Tuyến Tự Điển rất cụ thể, thiết thực. B́nh Nguyên Lộc viết “bên phe không cọng” là dùng tiếng Việt.

 

Hiện tại người ta nói ‘độc giả, thi sĩ’, chưa nghe ai nói ‘đọc giả, thơ sĩ’ trừ phi dụng ư giễu... Cũng chưa ai nói ‘sử dùng, lạm dùng’ thay cho ‘sử dụng, lạm dụng’, ‘khuyên cáo’ thay cho ‘khuyến cáo’ để chỉ ‘khuyên răn’... Tương lai sẽ rơ.

 

Song người ta cũng nói ‘mùa hè’ hoặc ‘mùa hạ’, ‘h́nh dáng’ hoặc ‘h́nh dạng‘, bom hạch nhân’ hoặc ‘bom hạt nhân’ (không nói bom hột nhân). Tất cả là do thuận tai, chọn lọc, nhiều người dùng, được chấp nhận. Viết, đọc ‘hai cộng ba’ nghe trịnh trọng, kém tự nhiên.

 

Thời đệ nhất VNCH các bưu hoa (tem) đều in hàng chữ: Việt Nam Cọng Ḥa thay v́ Việt Nam Cộng Ḥa. Vd. tem về Đạo Luật Gia Đ́nh, về giáo sĩ Đăc Lộ.

Xuân Hảo: Bưu Hoa Việt Nam thời Đệ-Nhất ...Chuyện ăn cháo đá bát về nguồn cội chữ Quốc ngữ

 

Một ư tưởng có nhiều cách diễn tả. Tiếng Việt nói: “ca sĩ, sơ kết” th́ tiếng Trung là: “ca thủ, tiểu kết”. Người Bắc gọi “bố mẹ”, người Nam kêu “ba má”. Bắc viết thư, Nam biên thơ…

Tiếng Trung gia=cọng、减 giảm=trừ、乘 thừa=nhân trừ=chia. (5).

 

V) LỜI KẾT.

             

        "Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thủy cộng tràng thiên nhất sắc". 

         Ráng chiều với c̣ lẻ cùng bay. Nước thu cùng trời dài một sắc. 

 

Hai câu thơ này được xem là tuyệt cú trích trong bài Đăng Vương Các, tác giả Vương Bột thời Sơ Đường. Khi ngâm hai câu thơ này, tất nhiên từ ‘’cộng” được đọc (và viết) rơ ràng là ‘Cộng’.

 

Trường hợp các thành ngữ chữ Hán: “Đồng ưu cộng lạc”, “Đồng cam cộng khổ“, “Bất cộng đái thiên”… cũng như các trích dẫn từ các cổ văn. Cần viết đúng chính tả. Phát âm vẫn có thể là Cộng hoặc Cọng.

Kể cả văn bản danh hiệu các quốc gia: “Cộng Ḥa Cuba, Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc, Cộng Ḥa Liên Bang Đức”…

 

Nói chung viết và đọc “cộng” là đúng đắn th́ nay viết và đọc “cọng” cũng chẳng hề sai trái.

 

Điều đáng chú ư là về toán học người Trung Quốc dùng chữ gia=”thêm, tăng, cọng” để chỉ phép tính “+” mà không dùng chữ Cộng=“cùng, chung, tất cả”, song cũng hàm ư “+”. (5).

‘Cộng’ và ‘cọng’ là trường hợp rất đặc biệt.

 

Từ Hán nhập tịch Việt, viết bằng chữ quốc ngữ, làm giàu từ ngữ tiếng Việt.

Từ đôi Hán-Việt là sản phẩm độc đáo. Sự h́nh thành là quốc bảo trân quư.

 

Lê Bá Vận.

 

Chú Thích.

 

(1) Vd: Chữ Hán viết: 百姓 Tiānzǐ Bǎix́ng đọc theo âm Trung (bính âm). Đọc theo âm Việt là Thiên tử và Bá tánh, có nghĩa là Con trời (vua) và Trăm họ (dân chúng). Người Trung đọc ‘thiên tử, bá tánh’ th́ không biết là tiếng của nước nào.

Tiếng Nhật viết xen lẫn chữ Nhật với chữ Hán : Thiên tử. Bá tánh = 天の王子。人気のある自. Ten no ōji. Ninkinoaru shizen.

 

(2) Sách Tam Thiên Tự bắt đầu như sau:

+1. thiên trời 2. địa đất 3. cử cất (cất nhắc) 4. tồn c̣n 5. tử con 6. tôn cháu 7. lục sáu. 8. tam ba. 9. gia nhà. 10. quốc nước. 11. tiền trước. 12. hậu sau. 13. ngưu trâu. 14. mă ngựa… gồm từ Hán và từ Việt đối chiếu.

 
(3) ‘Tư lệnh’, Tư=điều khiển, quản lư, tổ chức, ( tư cơ=tài xế). Lệnh=mệnh lệnh. 
‘Hộ chiếu’, Hộ =bảo vệ, chăm sóc. Chiếu=giấy chứng nhận. “Xa chiếu”  bằng lái xe.

 

(4) ‘Tuy nhiên’ (H-H) = ‘Tuy vậy’ (H-V) = ‘Song le’ (V-V).

Tương tự: ‘Đầu tiên’ (H-H) = ‘Trước tiên’ (V-H) = ‘Trước hết/mắt’ (V-V).

 H-H: ‘Khai thủy, khởi đầu/sự, sơ khởi, tối sơ = V-H : ‘Bắt đầu, thoạt tiên, trước nhất’.        

 

(5) Tiếng Trung gia=cọng、减 giảm=trừ、乘 thừa=nhân trừ=chia.

“Bát gia ngũ thị thập tam, bát giảm ngũ thị tam, bát thừa ngũ thị tứ thập, bát trừ nhị thị tứ.

(Tám cọng năm là mười ba, tám trừ năm là ba, tám nhân năm là bốn mươi, tám chia hai là bốn).

______