Bài & Điệu Hát ĐĂNG ĐÀN CUNG

 

 

https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcShq9ad_cuL6POP0e_PkiNfW3pM4RF_scKJL9WgHXSMm4ycjVStPQ   https://encrypted-tbn3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQ1vGtzW9d6Uqjz0ztzrC_C--aZmlCZWP59Fded2GhbLtMRo3XF3w   https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQ6hRUntUNMuSUG-zitcdqKAfCWJzM87aMmEdDodqth1YrmYpu4

Trần  Trọng  Kim               Jean B. Chaigneau (1769-1832)        Hội chợ Thuộc Địa 1931

 

               "Cố thương nhau với nhau một niềm.

               Nguyện nhà Việt muôn đời thạnh trị"

               (Đăng Đàn Cung - Quốc Ca Việt Nam)

 

Ngày 2 tháng 6 năm 1945, cách đây trên 70 năm, chính phủ Trần Trọng Kim vừa thu hồi độc lập ấn định quốc kỳ và quốc ca của Đế Quốc Việt Nam là lá cờ Quẻ Ly và bài Đăng Đàn Cung (ĐĐC).

Kể từ đó bản ĐĐC có danh nghĩa chính thức Quốc Ca đầu tiên của nước Việt Nam.

 

Bản ĐĐC rất xưa nên khắp nước đều biết đặc biệt tại miền Trung bài này rất phổ biến. Các tác giả như Lê Xuân Nhuận (1930 -), Lê Văn Lân (1931-2013), Thái Công Tụng, Bửu Ư (1937 -)… sống tại Huế đều kể lại trong thời chiến tranh 1939-45, ở Huế  bài ĐĐC thường được nghe lũ trẻ hát măi trong dân gian - thời đó các bài hát tiếng Việt chẳng có bao nhiêu - tại các lễ chào cờ,  lễ phát phần thưởng cuối niên khóa … chủ nhật được ban nhạc lính tŕnh diễn ở nhà Kèn trước ṭa Khâm, đối diện bên kia sông là chợ Đông Ba. Năm 1944-45 tôi ở tại Huế nhưng trước đó sống ở các tỉnh nhỏ miền Trung cũng nhận thấy như vậy.

 

Song thực tế đặt ra là chúng ta có 2 nhạc khúc rất khác biệt cùng mang một tên Đăng Đàn Cung. Sự kiện này là nguyên nhân thường xuyên gây nhầm lẫn giữa hai ca khúc này với nhau, t́nh trạng đem "râu ông nọ cắm cằm bà kia" tồn tại cho đến nay:

ĐĐC nào mới thực là quốc ca. Hoặc cả hai đều là quốc ca chăng? Tuy hai mà một? - Không thể!

Để tôn trọng sự thật chúng ta hăy gọi 2 khúc nhạc ấy với các tên riêng rẽ : Điệu ĐĐC và  Bài ĐĐC, phân biệt rơ ràng, xét nội dung, nguồn gốc, ư nghĩa, tránh nhập nhằng lẫn lộn.

 

1- Nội Dung Các Nhạc Khúc Đăng Đàn Cung.

 

       +Điệu hát Đăng Đàn Cung.

Đó là bài “dậy dậy dậy” được kư âm cổ truyền : « họ phạn họ, xàng xê cống cống xê xàng xê … »

Tôi biết rất rành, có thể nói từ giữa thập niên 1930 lúc tôi ở Vinh.

Sở dĩ chúng ta gọi điệu Đăng Đàn Cung v́ rất dễ nhận thấy, cũng giống như các điệu Nam Ai, Nam Bằng, Vọng Cổ… điệu hát này được đặt nhiều lời ca:

 

+Có Học Mới Hay: Dậy dậy dậy mở mắt xem toàn châu. Đèn khai hóa rạng khắp hoàn cầu… (Nguyễn Trung Phán, 1925)  +"Mừng ngày Phật đản": Vui mừng gặp ngày nay mồng tám tháng tư. Là khánh tiết Phật Thích Ca Ngài… (Ưng B́nh 1936)+Hồng Lạc Ca”: Dân Hồng Lạc mình đây, Đã bốn nghìn năm. Gầy non nước tự trước lâu đời… ”(Ưng B́nh, 1940 ?)  +"Lời Sông Núi"

Sông núi ta c̣n thắm nhường kia, Chúng ta c̣n yêu đồng bào. Gương người xưa, ḷng ta há phút giây nào phai...( Nguyễn Đ́nh Thi, 1944) +“Tuổi Xuân Trường Sơn”: Ta là đoàn thanh niên dâng hiến tuổi xuân. Cùng hăng hái mạnh bước lên đường ” (1970).  +“Non Sông Vang Câu Ca Mừng” : Khắp đất trời quê ta rộn ră lời ca, Mừng đất nước đổi mới chan hoà…(Nguyễn Ngọc Phan, 2010).   +“Đón Mừng Xuân“ : Hoa bừng nở đầy nơi mừng đón xuân tươi.  Mừng xuân đến vạn tiếng muôn lời… (2013). +Lời lũ trẻ: "Dậy dậy dậy, mở mắt thấy ǵ đâu!..." hoặc: "Chè xôi chuối để cúng ông bà..." nô đùa hát với nhau.

 

        +Bài Đăng Đàn Cung.

Đây là bài : «Ḱa núi vàng bể bạc…» đươc kư âm tây phương : « la, sila sol, sol la… »

Phần lời rất xưa thoặt tiên được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm (do chưa có chữ quốc ngữ?). Chữ Hán: 金山銀海前手持天朝冊封之詔... 保持相愛同心同德

願越南國萬代盛世đọc là: Khán, kim sơn ngân hải tiền, thủ tŕ thiên triều sách phong chi chiếu…Bảo tŕ tương ái, đồng tâm đồng đức: Nguyện Việt Nam quốc vạn đại thịnh thế.

Chữ Nôm: , 𡶀𣷭, 固冊𡗶定分... 願茹越南𨷈𠁀盛治 đọc là: Ḱa núi vàng bể bạc. Có sách trời đinh phần…Nguyện nhà Việt Nam muôn đời thịnh trị.

Bản ĐĐC này thủ tướng Trần Trọng Kim năm 1945 đă chọn làm quốc ca.

Năm 1942 ở Hà Nội, nhạc sĩ Lê Hữu Mục (1925 -) ghi lại nhạc, đặt lời ca khác gọi đó là Quốc ca Việt Nam, lấy tên “Tiếng Gọi Non Sông” c̣n có tên là “Hồn Việt Nam”: “Đây núi sông hùng vĩ trời Nam. Đă bao đời vết anh hùng chưa hề tan.   V́ đâu máu ai ghi ngàn thu …” được một số người tin là quốc ca song ở miền Trung ít ai biết.

 

2- Nguồn Gốc Các Nhạc Khúc Đăng Đàn Cung.

Là vấn đề c̣n chứa nhiều bí ẩn.

 

        2.1 Tư liệu gốc: cuốn Hymnes & Pavillons d'Indochine. Hanoï, Ideo, 1941 viết:

Đăng Đàn Cung, Quốc Thiều Việt Nam.

+Tác giả: Jean B. Chaigneau, Thơ/lời: Ưng Thiều.

Vua Gia Long (1802-1820). Ông Chaigneau (Nguyễn Văn Thắng), một đại thần người Pháp trong triều được lệnh nhà vua soạn thảo bản quốc thiều để sử dụng trong các đại lễ của triều đ́nh, song cũng có nguồn nói do các nghệ nhân trong nước sáng tác.

+Dàn Nhạc. Để thể hiện bài này, dàn nhạc triều Nguyễn phải dùng cả trống đại, trống con, xập xoă (cymbale), kèn, sáođàn hoà nhịp với nhau. Tiếng kèn và sáo là nổi trội nhất.

+Phần kư âm bao gồm các nốt nhạc được đọc theo cách của người xưa như sau: “họ phạn họ…”

+Phần lời bài hát tiếng Hán và tiếng Nôm, 𡶀𣷭, Ḱa núi vàng bể bạc  v.v…

+Lời bài hát sửa đổi do ông Nguyễn Phúc Ưng Thiều viết, dùng trong thập niên 1940:

Dậy dậy dậy mở mắt xem toàn châu…

 

Chúng ta nhận thấy ngay là các tư liệu trên gây bối rối v́ nhận định không rơ ràng giữa 2 nhạc khúc: bản ĐĐC/điệu ĐĐC và sự nhầm lẫn cḥng chéo này được duy tŕ trong các bài viết của nhiều tác giả về sau.

Đă kư âm là: "họ phạn họ..." th́ lời ca không thể: "ḱa núi vàng...".

Và để thể hiện bài này phải dùng dàn nhạc cổ truyền th́ ắt đó là điệu ĐĐC (?) Vậy điệu ĐĐC chính là quốc ca? Nhiều người phân vân nghĩ không ra nhẽ.

 

Lại có thể hiểu chỉ có một Đăng Đàn Cung duy nhất, phần nhạc do JB. Chaigneau hoặc các nghệ nhân sáng tác, phần lời th́ có 2 tác giả, Khuyết danh (Chữ Nôm: Ḱa núi vàng bể bạc) và Ưng Thiều trên một thế kỷ sau: (dậy dậy dậy mở mắt…). Xem ra tư liệu dẫn chứng không ăn khớp.

 

         2.2 Theo các nhân chứng hiện c̣n sống được phỏng vấn là những nhạc trưởng thời xưa, trong triều đ́nh, bên bảo hộ hoặc thuộc ban Quân nhạc Ngự lâm quân ở Đà Lạt th́ có người kể rằng có nhớ khoảng năm 1929, nhạc trưởng Maurice Fournier ở Ṭa Khâm phái ông Trần như Tú qua Nam triều để nghiên cứu và kư âm nhạc của triều đ́nh Huế để cùng sáng tác ra một bản quốc thiều Việt nam đánh bằng nhạc khí Tây phương để tham dự hội chợ thuộc địa Paris 1931 rất lớn và chuẩn bị đón vua Bảo Đại ở Pháp về năm 1932. Chúng ta hiểu đó là bản ĐĐC "Ḱa núi vàng...", là quốc thiều. Các chứng nhân cũng nói các bài Đăng Đàn Cung không liên quan đến việc đăng đàn tế Nam Giao mà cứ 3 năm mới cử hành một lần. (Lê Văn Lân “T́m hiểu chính xác về lá Cờ Long tinh và bản Đăng đàn cung thời vua Bảo Đại) 04-05-2008.

 

          2.3 Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê (1921-2015, Mỹ Tho) nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng, là cây đại thụ nền âm nhạc cổ truyền ở Việt Nam giới thiệu bản ĐĐC lời lẽ như sau:  

Thường thường ngày xưa bản này tấu lên khi nhà vua xuất hiện hoặc là có một cuộc lễ rước hay lễ đưa.  Bài này có thể coi như một loại quốc ca của nước Việt Nam thời kỳ quân chủ.

Gs Khê không nói  đến tế Nam Giao và bản ĐĐC nào nhưng  Youtube kèm theo tấu nhạc điệu bài “dậy dậy dậy” – (Phim video clip Dec 21, 2011 - Uploaded by Duyệt Thị Trang. Nhă Nhạc.) Như vậy loại quốc ca mà giáo sư nói đến là điệu Đăng Đàn Cung "họ phạn họ".

 

 

Related image   https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQXIIBnb5ThXv_ygCnqo6SAilhsIyQoSKwDyopD03d-CO1BnAID

GSTS Trần Văn Khê (1921-2015)             Ḥa tấu điệu ĐĐC: nhị tranh nguyệt tỳ

 

Dữ kiện có quá nhiều bất nhất gây bối rối trong việc t́m hiểu nguồn gốc khúc nhạc ĐĐC.

Song chúng ta may mắn có 2 tư liệu sau rất thuyết phục, tháo gỡ được nhiều nghi vấn:

 

          2.4 Sách Dạy  Hát Tiếng NamEn

Nam Âm Ca Xướng Giáo Khoa Thư , 1925. In lần thứ 2 năm 1929 tại Huế. Tác giả : Nguyễn Trung Phán và Nguyễn Trung Nghệ. Sách dạy nhiều bài. Một trong các bài là:

Điệu hát Đăng Đàn Cung (Hát chậm – Phách đôi)  Bài Có Học Mới Hay: “Dậy dậy dậy…” Tác giả : NGUYỄN TRUNG PHÁN Thượng Hạng Tú Tài – Thầy Giáo Trường Đông Ba.

Như vậy hai năm rơ mười, thầy giáo Nguyễn Trung Phán là tác giả phần lời của Điệu hát ĐĐC, rất cổ và đặt tên “Có Học Mới Hay” cho lời ca “dậy dậy dậy…” do thầy sáng tác năm 1925.

Điều này cũng chứng tỏ điệu hát ĐĐC không phải là quốc thiều quốc ca thật sự ǵ trước đó và tất nhiên cả về sau - GS Trần Văn Khê cũng chỉ nói có thể coi như một loại quốc ca. Nếu đă là quốc ca ắt thầy giáo NTPhán phải tôn trọng, chẳng tự ư đặt lời rất b́nh dân mà tận cùng lại có câu: “Chúc Đại Pháp b́nh an nước nhà thạnh trị…” Điều này cũng đúng cho bài "Hồn Việt Nam" của Lê Hữu Mục năm 1942 nhm có danh nghĩa quốc ca đầu tiên của Việt Nam.

 

CÓ HỌC MỚI HAY (Điệu Đăng Đàn Cung)

 

http://sachvatranh.com/images_store/20100517000508_10.gifhttp://www.angelfire.com/nm/codo/images/cung04.gif

 

   Tác giả: Nguyễn Trung Phán                               

 

 

          2.5 Hồi kư của cựu thủ tướng Trần Trọng Kim  

Cựu thủ tướng Trần Trọng Kim viết trong hồi kư: “Bài quốc ca th́ từ trước vẫn dùng bài ‘Đăng Đàn’ là bài ca rất cổ, mà âm điệu nghe nghiêm trang. Chúng tôi nghĩ: trước khi có bài nào hay hơn và có nghĩa lư hơn th́ hăy cứ dùng bài ấy.

Trần Trọng Kim (1883-1953, Hà Tĩnh) là một học giả danh tiếng đương thời, tác giả cuốn Việt Nam Sử Lược năm 1920, cuốn Nho Giáo năm 1930 và nhiều nữa.

Ông là người có kiến thức sâu rộng và có trách nhiệm của chính quyền trong việc lựa chọn quốc ca. Lời ông nói loại bỏ các nhạc phẩm được sáng tác sau thế kỷ 19 (Có Học Mới Hay, Hồng Lạc Ca, Hồn Việt Nam...) chưa đủ xưa cổ, cũng như  xác nhận quốc ca Đăng Đàn Cung vẫn dùng từ thời trước, thời vua Bảo Đại, chỉ là không có danh nghĩa chính thức.

Đó là bài ĐĐC "ḱa núi vàng bể bạc..." rất cổ v́ lời viết ra đầu tiên bằng chữ Hán và chữ Nôm.

 

3- Đánh giá ca khúc Đăng Đàn Cung.

 

Trần Trọng Kim: “Quốc ca Đăng Đàn Cung rất cổ mà âm điệu nghe nghiêm trang.”

 Nhà nghiên cứu Lê Văn Lân cũng viết:

Tôi  thấy quốc thiều Đăng đàn cung năm xưa của Việt nam mới thật là “ majestuoso” và đượm Việt tính! Hơi nhạc rơ ràng là ôn ḥa, phong nhă, quí phái, hoàn toàn không hung hăn sắt máu, nhưng khêu gợi cái hồn thiêng sông núi từ đáy sâu tiềm thức của dân tộc…” (Lê Văn Lân “T́m hiểu chính xác về lá Cờ Long tinh và bản Đăng đàn cung thời vua Bảo Đại) 04-05-2008”.

 

Tôi đă nhận định: “Nhiều người khi so sánh cho rằng bài Đăng đàn cung, quốc ca đầu tiên, năm 1945 và trước đó là được nhất, nhạc và lời, nhất là nhạc, ngân cao, đổ dồn, trang nhă, cao quư. Khi nghe tấu quốc ca Đăng đàn cung, tôi thấy ḷng rào rạt rung động thật sự, nhớ công đức tiền nhân, trung kiên với đất nước, thương mến đồng bào (ĐĐC: "nhớ ơn dày nặng, ḷng trung kiên đà sẵn, cố yêu nhau..."), khác hẳn hai bài quốc ca kia, hùng dũng mà có lẽ đă được chọn v́ trong thời chiến…”(1) (LBV “Những Con Ṇng Nọc Giữ Đuôi”).

 

Điệu ĐĐC "họ phạn họ" th́ mang đầy tính dân tộc, đậm màu sắc quê hương, dễ nhận biết, dễ theo dơi như là đă quen biết thân thuộc từ bao đời tiền kiếp (2).

 

4- Lời nhắn nhủ từ bản quốc ca xưa.

 

Hiện nay bản Đăng Đàn Cung không c̣n được nghe thấy nhưng điệu Đăng Đàn Cung vẫn được tŕnh diễn như là thành phần trong kho tàng Nhă nhạc Cung Đ́nh Huế, Nhạc cổ miền Trung.

Ôi hát những bài này, bài “Dậy dậy dậy”, bài “Ḱa núi vàng” mà nhớ lại những người xưa, chuyện xưa, cảnh cũ.

Ngày ấy Pháp ra đi, giang sơn thu hồi độc lập, nghe hát bài “Tổ quốc ca” Đăng Đàn Cung quốc ca đầu tiên của nước nhà, ḷng náo nức dạt dào cảm xúc: “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, ngàn năm chưa dễ đă ai quên”. (3).

Xin mượn 2 câu thơ trên của Thế Lữ để nói lên mọi t́nh cảm.

 

Chúng ta con Hồng cháu Lạc, toàn dân Việt hăy luôn nhớ công lao tổ tiên mấy ngàn năm gầy dựng nước vững chắc để "cố yêu nhau với nhau một niềm", cùng chung sức giữ nước vững bền, thịnh trị:

 

               "Một ḍng ta, gầy non sông vững chặt,

                 Đă ba ngàn mấy trăm năm.

                .......................................................

                Nguyện nhà Việt muôn đời thạnh trị" (ĐĐC Quốc Ca)

 

Lê Bá Vận

Đại Hội YKHHN 2015 

     

 

DSC_0060.JPG

LBV: Bài nói "Đăng đàn Cung" tại Đại hội YK Huế hải ngoại 2015-Nam Cali USA

 

 

 Chú Thích:

(1) Xem bài: LBV "Nội dung và ngôn từ bài Tiến Quân Ca"

 

(2)Điệu ĐĐC:

+ Lời bài hát Có Học Mới Hay, điệu ĐĐC:

1.

Dậy dậy dậy mở mắt xem toàn châu,

Đèn khai hóa rạng khắp hoàn cầu.

Ngọn đường thông thương ngàn dặm, xe tàu điện, tàu nước, tàu bay.

Nghề khôn khéo chạy khắp phương trời,

Càng ngày văn minh càng rộng, tranh cạnh lợi quyền.

Đất càng ngày càng rộng, dân giàu nước mạnh.

Nước càng ngày càng thịnh, của có thêm người khôn.

2.

Người Nam Quốc, một giống Tiên Rồng,

Thiệt gịng giai nhân tài tử, xưa rày gọi là nước tài ba.

Nền văn hiến, nặn đúc anh hùng,

Sẵn tài thông minh trời dựng, thêm nghề học hành.

Học càng ngày càng tiến, nghề nghiệp mở rộng.

Nước càng giàu càng mạnh, ṇi giống thêm vẻ vang.

3.

Này Âu Á, gặp lúc phong trào,

Sẵn thầy gia công rèn tập, trăm nghề nghiệp đều biết đều hay.

Đường tiến hóa chạy suốt Tam Kỳ,

Càng ngày non sông càng đẹp, cảm ơn bù tŕ (bể trời).

Chúc Đại Pháp b́nh an, nước nhà thịnh trị,

Chúc Nam Việt vạn tuế, trường thọ vô cương.

 

Tôi nhớ kỹ không hiểu từ đâu đến, lúc nhỏ tôi c̣n hát thêm một đoạn nữa trước đoạn chót trong bài Có Học Mới Hay "dầy dậy dầy". Đoạn lũ trẻ và tôi hát thêm mà tôi thích nhất lại không thấy có trong Sách Dạy Hát Tiếng Nam của thầy giáo Nguyễn Trung Phán là như sau:

 "V́ bao lúc bạn đă mơ màng.

Trông mong nước Nam cường thịnh, và oanh liệt như những thời xưa.

Cùng chiến đấu bền vững tâm hồn,

Ngày qua vẫn luôn trong sạch không dơ bụi đời.

Dù bao sự gian truân khiến ḷng ngại ngùng,

Ta mạnh bạo xông pha hăng hái lên mà đi."

Đoạn này chắp sau đoạn 2 rất đúng vần.

Như vậy bài Có Học Mới Hay phải có 4 đoạn thay v́ 3.

 

Kư âm, điệu ĐĐC:

 

http://3.bp.blogspot.com/-VZ9d55Kotj0/UZsqBPDSwII/AAAAAAAAAQk/7pIX3LrdIYU/s1600/Dang+Dan+Cung.tif

Lời Ca:

Ḱa núi vàng bể bạc. Có sách trời...sách trời định phần!... Nguyện nhà Việt muôn đời thạnh trị. 
  
Thao Nguyen  4:04 AMNguyễn Đăng Thảo
Cao Học Âm Nhạc (Uni of Adelaide)
. Thạc Sĩ Giáo Dục (Uni of South Australia)

(Chú ư: kư âm bài ở trên là điệu ĐĐC "họ phạn họ...")

 

* * * *

 

+(3)Bản Đăng Đàn Cung Quốc ca đầu tiên.

Lời “Ḱa Núi Vàng…”

Bài hát chia làm 4 đoạn; đoạn 2 và đoạn 3 kư âm nốt nhạc giống nhau:

 

+1. Ḱa núi vàng bể bạc! Có sách trời định phần. Một ḍng ta, gầy non sông vững chặt.

+2. Đă ba ngàn mấy trăm năm. Bắc Nam (Giang Sơn) cùng một. Nhà con Hồng cháu Lạc. Văn minh đào tạo. Màu gấm hoa càng đượm.

+3. Rạng vẻ ḍng giống Tiên Long. Ấy công gầy dựng. Từ xưa đă khó nhọc. Nhớ ơn dày nặng. Ḷng trung quân (kiên) đà sẵn.

+4. Cố thương nhau thương (với) nhau một niềm. Nguyện nhà Việt muôn đời thạnh tŕ.

 

Tất cả 4 đoạn cùng tấu hát một lượt hoặc có thể bỏ đoạn 3 (Lời 1), bỏ đoạn 2 (Lời 2).

 

Kư âm bài ĐĐC Quốc ca

 

https://www.ttxva.net/wp-content/uploads/2013/06/492x526xDangdancung.png.pagespeed.ic.cHZD5Hwgy9.png

 

http://cothommagazine.com/nhac1/LeHuuMuc/HonVietNam-LeHuuMuc-1942.jpg

 

* Nghe nhạc đàn tranh nhạc khúc Đăng Đàn Cung:  https://www.youtube.com/watch?v=2GdrKF_xaCA

 

YKHHN