DẾ MÈN PHIÊU LƯU 

Phần 1

 

Trong một ngày nắng gắt vào cuối hè, Dế Mèn Nàng thủ thỉ: “Nhân dịp t́m được một người tin tưởng coi con, em muốn rủ anh phiêu du một chuyến xa. Em muốn tham dự Ngày Họp Mặt khóa 8 Chính Trị Kinh Doanh của em tại Đà Lạt. Em sẽ sắp xếp lịch tŕnh đi chơi, anh không phải bận tâm nhiều. ”Dế Mèn Chàng lừng khừng: “Cũng được. Em ở đâu th́ anh ở đó!” Thế là cuộc phiêu lưu bắt đầu sau đó vài tuần, với tinh thần Tây Balô, tới đâu hay đó. Sợ chi!

Về đến Sài G̣n, cặp Dế Mèn chui vào Nhà Khách Thủ Đô, an toàn ở ngay trong sào huyệt của kiến đỏ, ra vào có kiến đỏ công an mở cửa chào đón lịch sự v́ lỡ nuông ch́u khúc ruột ngàn dặm. Ngày nào cũng tấp nập những kiến đỏ cao cấp từ các thành phố xa đến và rời nhà khách sau các cuộc họp. Ngoài đường, tiếng c̣i xe lớn nhỏ đủ loại vang lên ầm ĩ, khói xe bốc mịt mù, khẩu trang đủ màu, đường nào cũng chật cứng xe 2 bánh và 4 bánh tranh nhau chạy, bất kể đèn xanh hay đỏ. Băng qua đường đối với bộ hành như cặp Dế Mèn chúng tôi luôn là một mạo hiểm! Vỉa hè tràn ngập những xe gởi loại 2 bánh khiến người bộ hành phải khó khăn nép đi ở gần lề đường.

Những tài xế taxi và những anh lái xe ôm nói chuyện rất “phản động,” khó biết đây là c̣ mồi hay để lấy ḷng khách phương xa. Nghe họ than thở về sự khó khăn trăm bề của cuộc sống, nhất là chuyện đút lót, mà cảm thấy xót xa tội nghiệp cho dân lao động. Nhưng nh́n mấy chú tài xế, người nào cũng có 2-3 điện thoại cầm tay nằm ngay trước volant trên bệ kiếng xe, ngoài cái điện đài liên lạc trực tiếp với công ty chủ. Khi được hỏi, chú nào cũng vui vẻ trả lời, một cái của em, một cái liên lạc với vợ con và cái c̣n lại dành cho công việc riêng!? Và quả khó giải thích khi một ông vừa bươi rác từ các thùng rác bên đường bỏ vào chiếc xe đẩy của ḿnh vừa nói chuyện bằng điện thoại di động.  

Dọc đường nào cũng có quán cà phê, quán nhậu, sang có b́nh dân có, khi nào cũng đông người, với cao độ từ khoảng 3 giờ chiều trở về khuya. Nh́n vào đám thực khách trong tuổi đi làm, thấy cảnh nam và nữ hút thuốc, bia rượu ngang ngửa như nhau, mới biết đó là một nếp sinh hoạt b́nh thường hiện nay, nơi đa số là những người chen chúc sống trong pḥng thuê chật hẹp, quá nhỏ để nấu ăn và quá nóng để về pḥng sớm! Song song với hiện tượng những xe xịn là h́nh ảnh những thân h́nh xiêu vẹo của kẻ tàn tật lê lết ăn xin hay của những cụ bà nghèo khổ ngồi bên thúng bán hàng rong...

Ngay ở thành phố xô bồ này, nơi mà đa số người dân lầm than làm ngày nào ăn ngày đó, th́ có một giai cấp vung tiền, rượu, tiệc, ăn và chơi thật không đâu sánh bằng. Kỹ nghệ du lịch với hàng trăm khách sạn đủ cỡ được tận dụng tối đa. Tuy vậy, đây đó xung quanh chợ Bến Thành, vẫn c̣n cảnh các em bé ngồi ị ở lề đường, người dân quét rác từ cửa hàng của ḿnh trên lề tống xuống ḷng đường và những kẻ đứng đái sau gốc cây. Và cũng không thiếu cảnh người đi đường chen lấn nhau, vừa móc mũi vừa nhổ nước miếng xuống lề đường.

 Dế Mèn tôi chứng kiến một tai nạn giao thông khi một bà chạy xe 2 bánh bị tông từ đàng sau; bà bị ngă xuống đường, nằm bất tỉnh với máu chảy từ sau đầu. Những người đang chạy xe gần đó bỗng dừng lại, chống xe lên, không phải chạy đến giúp đỡ cho người bị thương mà bu xung quanh… để nh́n. Lát sau có công an giao thông tới hiện trường, lập tức chận một taxi gần đó, hè nhau khiêng người bị thương vào xe và ra lệnh người tài xế chở đến bệnh viện. Hỏi ra mới biết thành phố lớn bậc nhất của quốc gia vẫn không có hệ thống xe cứu thương, dù các bệnh viện đều có đoàn xe cứu thương riêng nhưng chỉ xử dụng để chuyên chở bệnh nhân của ḿnh.

Tuy không định trước, chàng cũng t́m đến vui chơi với các bạn khóa 7, Dương Đ́nh Công, Phan Quư Nam, Nguyễn Trận, Đặng Ngọc Chất, Lê Văn Phú, Nguyễn Tấn và các bạn khóa 9, Phan Tiêu Thu, Trương Minh San, Lê Minh Đạo, Đỗ Xuân Cảnh, Phan Gia Cương. Và đặc biệt là gặp thăm được anh chị Trần Đ́nh Ái & Thủy Tiên, #4 dù không hẹn trước. Ở chân trời nào, trong điều kiện nào, t́nh đồng môn vẫn luôn thắm thiết, không màu mè.     

Đà Lạt sẽ là trạm dừng chân cuối của chuyến đi. Để hâm nóng ḷng tin yêu, cặp Dế Mèn đă cùng nhau t́m về những địa danh, những nơi chốn từng ghi dấu trong quá khứ, từ Sài G̣n dọc theo Miền Trung, ra tận Huế. Những ngôi nhà từng sống qua, trường học, con đường quen thuộc, từng băi biển, những mộ phần gia đ́nh hay nơi dừng quân cũ… Kỷ niệm xưa, những h́nh ảnh của thời niên thiếu luôn đẹp và ngập đầy trong tim óc. Nhưng với thời gian, nhiều nơi đă biến thể hoặc ngậm ngùi xóa dấu.

Đà Nẵng, “thành phố của những cây cầu,” là nơi chúng tôi đến sau Sài G̣n. Sau cơn băo lụt, sông Hàn vẫn c̣n mang màu nước đục, với những trận mưa ngắn nặng hột. Vật đổi sao dời, Đà Nẵng phát triển nhiều để khoác một bộ mặt mới. Các con đường rộng lớn cho thấy hệ thống giao thông của Đà Nẵng rất đáng khen. Với chính sách “5 Không”: không thất nghiệp, không trộm cướp, không ăn mày,…”    Đà Nẵng xứng đáng để hănh diện với bộ mặt mới của ḿnh. Khuôn viên Toà Án Đà Nẵng trước mặt bến sông Bạch Đằng không c̣n nữa. Thay vào đó là một cao ốc hành chánh của thị xă với 34 từng, bên cạnh khách sạn Novotel 38 từng. Phố Hàn và chợ Cồn nay biến dạng, rất khó nh́n ra những con đường xưa. Trường Lycée Blaise Pascal đă bị xóa mất không c̣n vết tích.

Khu vực dọc theo con đường biển từ băi tắm Mỹ Khê đến Ngũ Hành Sơn, Non Nước, được mở mang tối đa, trở nên một khu vực du lịch rất khang trang với cả trên 30  khách sạn, casino, resort xây dựng ngay sát mé biển. Nghe nói đây chính là nơi đưa kinh tế Đà Nẵng tiến đến phồn thịnh, sử dụng cả chục ngàn công nhân xây cất và phục vụ kỹ nghệ du lịch, mà đa số khách là người Trung Quốc. Nh́n về hướng bán đảo Sơn Trà, tượng Quan Thế Âm màu trắng của chùa Linh Ứng nổi bật trên nền trời, như một vị thần giữ cửa biển, chống đỡ giông băo cho cảng Đà Nẵng.

Ngoài chuyện thăm viếng ngôi mộ người anh đầu Vĩnh Toàn ở hướng núi của Ḥa Vang, Cậu Việt đăi cơm ở nhà hàng Ph́ Lũ, gặp gỡ nhóm bạn CTKD Đà Nẵng của nàng tại quán cà phê “Không Gian Xưa,” chúng tôi vừa đủ th́ giờ đến thăm, chuyện tṛ, đi ăn tôm nướng với vợ chồng Nguyễn Chi, #9, thưởng thức “thịt heo hai đầu da” với mắm nêm, đặc sản Đà Nẵng, ở quán Trần với vợ chồng Nguyễn Hữu Nam, #20. Rất mong có ngày sẽ đón tiếp các bạn ở Hoa Kỳ. 

Chúng tôi đi dạo phố Hàn, và dọc bờ sông Hàn giữa những cơn mưa. Khi đi cà phê “Phố Xưa,” h́nh ảnh cô hàng bánh bèo với nồi hơi bốc khói trông thật hấp dẫn, đủ để chúng tôi muốn thử, để rồi thất vọng năo nề. Bánh đổ quá dày, luộc chớ không phải hấp, nhân rắc đậu phụng. Không có chút ǵ là hương vị của Huế. Không phải Huế! Được phỏng vấn, cô hàng bánh cho biết đây là bánh bèo chén… “Quảng.”  “En không en tét đèng đi ngủ, đừng có kèng rèng.” Thôi đành chào thua!

 

Rời Đà Nẵng ra Huế bằng xe bao, sau khi vượt qua đường hầm Hải Vân, cặp Dế Mèn ghé lại Lăng Cô thưởng thức món cháo Cá Bớp ở quán Sao Biển, và t́m lại chút kỷ niệm thời thơ ấu khi bốc mua cả mấy chục bao kẹo đậu phụng, loại có hai miếng bánh tráng kẹp vào nhau. Con đường từ Lăng Cô ra Huế quá xấu, chật hẹp và nguy hiểm. Xuyên qua những địa danh quen thuộc như  đèo Phước Tượng, Truồi, Đá Bạc, Cầu Hai… đa số các nhà dân làng vẫn mang vẻ xơ xác, bên cạnh những cơ sở hành chánh địa phương rất to lớn. Bất chợt tôi nh́n thấy một quán cà phê bên vệ đường, mang tên thật lăng mạn “Hoàng Hôn Trong Mắt Em” không có lấy một người khách trong sáng hôm nay!

Ngay trong buổi sáng vừa đến Huế, chúng tôi được đưa đến thăm khu mộ của đại gia đ́nh, trong đó có mộ phần của Ba tôi, nay nằm chung ở nghĩa địa của thành phố về hướng trái của Đàn Nam Giao và gần núi Ngự B́nh. Trước 1975, khu mộ gịng họ chúng tôi uy nghiêm nằm ngay trong vườn nhà Ông Nội tôi ở xóm Đường Đá, Phủ Cam, trên một khuôn viên cao ráo, ngay sau nhà của gia đ́nh tôi. Phía sau lưng có đồn lính Tây Girard, phía bên trái là khu rừng thông Mả Tây, trong đó có các ngôi mộ của Cụ Ngô Đ́nh Khả và Ngô Đ́nh Khôi thuộc gịng họ của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Đây là nơi tôi lớn lên bên cạnh Măng tôi và các anh chị em, đă lưu lại cho tôi rất nhiều kỷ niệm êm đẹp của thời thơ ấu.   

Trong khi Đà Nẵng mang dấu hiệu của một thành phố mở mang tốt đẹp, toàn diện và sạch sẽ, Huế vẫn nghèo nàn, chật hẹp và cũ kỹ, các dăy phố không mấy thay đổi, có nơi vẫn c̣n  mang dấu tích của Tết Mậu Thân với vết đạn lổ chổ trên nóc nhà. Thật xót xa khi nh́n thấy bảng tên trường Đồng Khánh được thay thế bởi tên Hai Bà Trưng với học tṛ gồm cả 2 phái nam nữ, và đau đớn hơn nữa khi thấy bảng hiệu Hotel Sài G̣n Morin ngay đầu cầu Trường Tiền của Huế miềng. Hết chỗ noái!


 

Dù hotel rất sang trọng, nhưng cảm giác vẫn ngỡ ngàng c̣n hơn cả “ngỡ ngàng khách thấy ḷng buồn mênh mông” của một bản nhạc nào đó về Huế. C̣n sông Hương ư? Có lẽ đang chết dần khi không c̣n một con đ̣ nhỏ với người chèo tay, để khách phương xa về thăm không t́m lại được tiếng sóng nước vỗ vào mạn thuyền. Thay vào đó là những chiếc thuyền rồng to kỳ dị, sơn màu rực rỡ như trẻ con nghịch ngợm phá phách với son phấn. Thử nghĩ xem thành phố Venice sẽ như thế nào nếu những gondoles lịch sự nhỏ nhắn chèo tay được thay thế bởi những thuyền lớn chạy bằng động cơ với nhiều du khách ăn uống vui cười náo nhiệt! C̣n đâu những chiếc áo dài năm xưa của các o các mệ quẩy gánh hàng rong trong các con hẻm, trên các con đường và trong chợ Đông Ba. Cũng đă vắng đi những chiếc nón bài thơ mà giờ đây chỉ bán cho du khách mua làm quà.

Các trường Thiên Hựu, B́nh Linh, J’Anne D’Arc, Bán Công… mất tên, mất đất. Những cửa hàng sách báo như Tân Hoa, Gia Long, Ái Hoa, Ưng Hạ, B́nh Minh… cũng không c̣n nữa. Ngược lại, vô số những quầy hiệu bán đủ thứ, những quán ăn b́nh dân, những nhà hàng cao cấp, những khách sạn lớn nhỏ mọc lên như nấm. Theo nguồn hiểu biết địa phương, đa số dân chúng thành phố Huế sống nhờ vào tiền từ các sinh viên thuê mướn pḥng.

Rời khỏi thành phố không mấy xa, sự cơ cực của người dân hiện dần qua những căn nhà với mái tranh, mái tôn xưa cũ của bao chục năm trước. Ghé đến một quán ăn chuyên đồ ăn Huế đặc biệt với bánh canh Nam Phổ, chỉ để thêm thất vọng năo nề. Riêng bữa ăn sáng ngồi chổm hổm với cháo gạo đỏ và cá kho quẹt tại chợ Bến Ngự, dưới gốc một tàng cây cổ thụ với các bạn của nàng th́ đặc biệt đáng nhớ.  

Khu vực quanh Bệnh Viện Huế, đường Ngô Quyền, đường hàng Đoát và công viên, trường Y Nha Dược Huế, cùng với các khu gần trường Nguyễn Tri Phương, đường Nguyễn Công Trứ, và sân Vận Động, nay rất khó nh́n ra được v́ có quá nhiều công tŕnh xây dựng mới không đồng nhất. Tại quán cơm Âm Phủ, món cơm nổi tiếng ngày nào nay đă biến mất, với câu trả lời: “Người ngoài kia vô nhiều và không mấy ai thích món đó, nếu muốn ăn cần phải đặt trước!” Đau đớn chưa! V́ vậy, giọng Huế chay của Dé Mèn trai được khen “rất Huế, hơn cả người Huế bây chừ.” Làm răng mà pha trộn được khi trên ba mươi năm qua chàng chỉ độc trọ trẹ một tiếng Huế để nói ở nhà và với bạn bè, và một tiếng Mỹ cho công việc bên ngoài, mà cái lưỡi phải uốn éo vặn vẹo muốn găy, kèm theo cái “body language.”

Tôi có phần thất vọng khi được cho biết một số cây trước đây ḿnh có khá nhiều kỷ niệm trong thời niên thiếu, như cây Thị, cây Trần B́, cây Sấu chua, cây Bần Quân, cây Bàng, cây Lư,… nay gần như hoàn toàn biến mất. Đây đó là những cây Phượng không lá và một vài cây Sầu Đông với những chùm hột khô trên các cành trơ trụi, làm tôi chạnh nhớ đến mối t́nh bất hạnh của nàng Đông Nghi, muốn thoát ly ra đi với người yêu là lính Pháo Binh trong truyện “Mưa Trên Cây Sầu Đông” của Nhă Ca, nhưng đành chịu thua số phận và bản chất khắc nghiệt cố hữu, đầy thành kiến và nhỏ nhoi của xă hội Huế. Và có lẽ cái thành kiến và cái nhỏ nhoi thời xưa đó này được cũng cố hơn nữa qua cái tính độc đoán, điêu ngoa, xảo quyệt và ác độc của những tầng lớp mới.

Khi chiều đến và dưới cơn mưa nhẹ, cặp Dế Mèn cùng nhau lặng ngắm sông Hương ngay trước cổng trường Đồng Khánh. Đứng tựa sát vào ḷng chàng, nàng nghe chàng nhắc lại câu chuyện ngày xưa chàng thấy nàng lần đầu tiên tại công viên này trong một buổi chiều lung linh nắng vàng của mùa hè năm 1967. Trong chiếc áo đầm màu vàng mơ, nàng hồn nhiên dắt tay các em bước dạo bên cạnh mẹ. Ôi! Đôi mắt nàng đă thắp sáng con tim chàng từ thủa ấy. Và từ lần gặp này, chàng bắt đầu phải ḷng, con tim biết nhức nhối v́ yêu, luôn thầm nhớ mơ tưởng đến h́nh bóng nàng, thể hiện qua tấm h́nh chụp năm 1971, kèm theo mấy ḍng chữ ghi phía sau, gởi đến người ḿnh yêu bấy giờ đang ở phương xa.


  

Rồi em đến, em đến bên anh cho anh ngỡ ngàng

Tựa như có con suối đi qua trong tim nhẹ nhàng

Và em nghiêng mái tóc mây bồng

Và anh nghe trong gió thơm nồng

Thuyền anh theo con sóng ra khơi, ra khơi ngh́n trùng.

“Ngày Em Đến”

Chúng tôi thuê xe đi quanh thành phố, t́m về những nơi chốn quen thuộc, An Cựu, Phủ Cam, Nam Giao, Nhà Ga, rồi Thành Nội, Gia Hội, những con đường như Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu, Trần Hưng Đạo, Đinh Bộ Lĩnh, Mai Thúc Loan… ra vào các cổng Thượng Tứ, Đông Ba…, về Vỹ Dạ, Long Thọ, Linh Mụ, cây cầu mới Dă Viên bên cạnh cầu sắt Bạch Hổ. Qua sự hướng dẫn, chúng tôi văn cảnh Huyền Không Sơn Tự ở hướng Văn Thánh đi lên, nơi nhiều thư pháp của sư trụ tŕ được tạc trên đá, và Thiền Viện Trúc Lâm nằm sau núi Bạch Mă phải đi qua bằng một chuyến đ̣ trên hồ lớn, như ngụ ư người đời cần giũ sạch bụi trần gian trước khi bước thêm cả 200 bậc cấp mới lên được chính điện.

Buổi sáng trước khi rời Huế lên sân bay Phú Bài, chồng dẫn vợ đến Toà Tổng Giám Mục thăm 3 vị linh mục, từng là bạn học một thời ở trung học Providence.

 Chúng tôi ĺa xa Huế, thanh thản, nghiệm thấy Huế không c̣n gây mấy xúc động và lưu luyến trong ḷng. Đúng vậy, dù với trăm thương ngàn nhớ khi ở xa, nhưng khi về tận nơi, nh́n tận mặt, Huế đă tự làm mất đi sự diệu kỳ của thời xưa. Huế có đó, nhưng hồn của Huế đă mất đi. Dân Huế có đó, nhưng tinh chất của Huế không c̣n đồng nhất, tinh anh của Huế đă bị pha loăng theo ḍng đời của bao người con tan tác khắp bốn phương trời. Phải chăng oan hồn của bao ngàn người dân Huế bị thảm nạn trong Mậu Thân 1968 đă tạo thành một nỗi sầu thiêng u uẩn, phủ kín Huế ngh́n năm không phai! Huế thật sự đă chết trong ḷng người con xa xứ.

Dế Mèn xin mượn mấy vần thơ dưới đây ghi tạc ḷng Nhớ Huế cho những người con không về được hay chưa về thăm Huế. Những vần thơ này đă được một cựu học sinh ĐK, chị Dinh, ngâm khi cặp Dế Mèn vừa đặt chân đến Sài G̣n, trước sự hiện diện của một nhóm nhỏ thân hữu, trông đó có chị Hoàng Mỹ Đức, bạn học thời Tiểu Học ĐK nay là một luật sư có tiếng dưới chế độ mới, và đàn em Mai Thu Cúc, YKH khóa 10:   

“Sao bỗng thấy chiều nay ta nhớ Huế

Mấy năm rồi c̣n chút nắng ven sông

Chiếc nón bài thơ đẹp em má hồng

Chiều Thành Nội có c̣n nghiêng nắng đổ…

            Tay ôm cặp em có c̣n đứng đợi

            Chuyến đ̣ ngang trên bến nước tương phùng

            Ở trong ni thương ngoài nớ mênh mông

            Thương như rứa chừ mần răng mà kể

                        Ở trong ni chừ nắng đă lên rồi

                        Cho nỗi nhớ niềm thương về một nẻo

                        Sao bỗng thấy chiều nay ta nhớ Huế

                        Người ở xa có thấy nhớ ta không?...  

 

Vĩnh Chánh

Tháng 3, 2014

Mục Lục 99Độ