Đi chợ trong mùa đại dịch Vũ Hán

 

Cuối cùng anh chàng Tedros, cựu Bộ Trưởng Y Tế Ethiopia, đương nhiệm Tổng giám đốc WHO mới chịu tuyên bố Viêm Phổi Vũ Hán là đại dịch, nhưng tác nhân là con siêu vi khuẩn Vũ Hán (Wuhan Coronavirus) không chịu gọi, người ta đổ lỗi chắc có lẽ anh Tedros này có chấm mút ǵ với tiền nhân dân tệ Trung quốc (Yuan) nên anh mới đặt tên và bắt mọi người cùng gọi con siêu vi khuẩn Vũ Hán này là COVID-19, bên Việt Nam ta, nhất là trên Facebook các anh chị em Việt Nam hóa là siêu vi khuẩn Cô Vy:

- "WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus vừa chính thức tuyên bố Covid-19 là đại dịch, tại cuộc họp báo thường kỳ tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 11/3/2020".

 

Ở đây không bàn đến cách t́m ra nguyên nhân, cách dự pḥng cho cá nhân và cho toàn xă hội khỏi bị lây lan, có ảnh hưởng đến kinh tế không cho các nước... hay xa hơn có làm sụp đổ rối lọan xă hội, thay đổi chính quyền ở những nước bị ảnh hưởng nặng nề do con siêu vi khuẩn Vũ Hán này không?

Chỉ nói lên cảm nghĩ khi đi chợ mua đồ xài cho gia đ́nh trước sự đe dọa của cơn đại dịch này:

-1/ B́nh thường, trước khi cơn đại dịch xảy ra:

Đi chợ là “chuyện thường ngày ở huyện”, khách hàng thích là đi, mua ǵ mà ở nhà cần, ở nhà thiếu, mua bao nhiêu cũng được không ai chê cũng không ai khen sao mua nhiều thế. Thời gian đi chợ khi th́ ngắn khi th́ dài giống như khi vui th́ đậu khi buồn th́ bướm bay. Khách hàng là thượng đế, như ở tiệm Costco ở Mỹ, nếu mua nhiều, nhất là phụ nữ: Các cô trẻ hay các bà già đều như nhau chỉ hô một tiếng th́ nhân viên ở đây sẽ đẩy xe đồ mua ra tận "parking lot" và chất đồ lên xe giùm với sự nhiệt t́nh đầy vui vẻ không phiền hà tí nào cả.

-2/ Nhưng khi con Vũ Hán bắt đầu tàn phá thành phố Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc rồi lan rộng đến các tỉnh lân cận của anh Tàu Cọng, lan đến các nước xung quanh kế cận rồi vượt đại dương đi đến các châu lục khác bằng thuyền, bằng máy bay lan đến nơi các châu lục c̣n lại. Hồi xưa sau 1975 gọi là Vượt biên bằng thuyền hay bằng máy bay.

Khách hàng bây giờ không được nâng niu ch́u chuộng nữa, hết thời rồi. Trước đây ai cũng lịch sự, nói năng nhỏ nhẹ, nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau, Hoa Kỳ là nước gồm nhiều sắc dân bởi thế cho nên mới gọi là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Dù là sắc dân nào đều học tính "ga lăng", không có sự ḱ thị. Thế rồi sự "ga lăng" này biến mất để rồi biến thành sự ḱ thị, có lẽ đă lâu rồi ít c̣n xảy ra, nếu có chăng chỉ chất chứa trong ḷng, v́ luật pháp không cho phép, đến khi sự nguy hiểm lan tràn ảnh hưởng đến mạng sống, lúc này nó bùng phát trở lại như ở châu Âu, châu Mỹ, ví dụ: Je ne suis pas un virus hay là I'm not a virus, đây chỉ là sự ḱ thị bằng ánh mắt hay ḱ thị thụ động, đến lúc chuyển qua hành động là đuổi khỏi xe "metro", người da vàng mặc nhiên là người Tàu, không cần biết Tàu cũng có hai ba thứ như Tàu lục địa Tàu Đài Loan và hiện nay có Tàu Hồng Kông muốn tách rời Tàu lục địa.

- Khởi đầu cũng là da vàng ở các chợ Á Đông, người ta đi săn lùng gạo là chính, mua sạch, dân ta gọi là mua trữ. Ai cũng hốt hoảng đi chợ là vào ngay chổ hay để gạo, chợ nào cũng trống: Hết gạo. Có chợ tăng giá (cái nầy nghe quen quen) từ 40 đồng một bao 50lbs lên đến 70 đồng, có chợ đem gạo cất vào kho, chỉ bán "nội bộ" cho nhân viên, cho người quen.

- Đến khi người Châu Á tiến vào chợ Mỹ, đặc biệt là Costco v́ là chợ bán sĩ, giá lại rẻ, các chợ khác b́nh thường: Gạo, nước, giấy vệ sinh và ít hơn là thức ăn đồ hộp. Đến lúc này đủ sắc dân Mỹ, Mể, Trung đông, Ấn độ đều có cả, tham gia vào trận chiến mua hàng tránh dịch.

Từ bán sĩ qua bán lẻ, sắp hàng dài dài làm nhớ lại và biết rỏ hơn về luật cung cầu, khi cầu nhiều hơn cung nên hồi đó ông bà ḿnh có câu: Gạo Châu Củi Quế. Hồi đó không tiền để mua, bây giờ đại dịch có tiền cũng chịu thua, nh́n cảnh Vũ Hán Hồ Bắc hay Đại Hàn những người có tiền khi biết ḿnh mắc bịnh đă đem quăng tiền từ lầu cao xuống đất, tiền bạc lúc này không phải là: Tiền là Tiên là Phật, là sức bật của tuổi trẻ, là cái đà danh vọng là cái lọng che thân.... Tiền là hết ư, vậy mà con Virus Vũ Hán này đă thay đổi giá trị của đồng tiền, chỉ là giấy vụn chăng?

- Người ta chen lấn, tranh giành những bịch giấy vệ sinh, bao gạo, những két nước, đâu rồi cảnh lịch sự đến phiên ai người đó lấy, cảnh thoải mái ở xứ người nay c̣n đâu nữa. Bây giờ đi mua nước, mua giấy ở Costco là phải sắp hàng dài, ḷng ṿng để chỉ mua hai thứ nước uống, giấy vệ sinh và số lượng giới hạn, đôi lúc đến phiên ḿnh th́ hết, nhất là giấy vệ sinh.

Các nhân viên ở đây la lớn mua giấy mua nước sắp hàng theo lối này, mở ra con đường được đi, và con đường không được vào, hết rồi chỉ độc nhất một con đường, dù trắng, hay đen hay vàng đều tuân lệnh răm rắp. Nhớ lại sau 1975 những người dân miền Nam mới biết được câu lan truyền từ dân miền Bắc đem vào:

   "Đem bót công an đặt giữa trái tim người

   Bắt t́nh cảm ngược xuôi theo luật đi đường nhà nước"

............ bị quản lí hết từ ăn uống,  đi đứng.... v.v cũng do "Miếng Ăn" mà ra, v́ Miếng Ăn v́ cuộc sống nên ai cũng cam chịu độc nhất một con đường !!!

 

Cho đến giờ, dân châu Á mua gạo trước, dân bản xứ th́ không, đây là điều dể trả lời. Nhưng dù sắc dân nào đi nữa, trong thời đại dịch Vũ Hán này lại giống nhau đều giống nhau là nước đóng chai và giấy vệ sinh: Giấy đi cầu là số một, kế đến là giấy lau tay. Câu trả lời không đồng nhất, khó trả lời thiệt. 

Có lẻ v́ miếng ăn, người ta chịu vào khuôn phép, độc đạo một con đường để sinh tồn, nhưng khi ăn thức ăn từ miệng xong lúc đó cân giấy lau miệng, ăn hoài th́ phải thải, chắc phải cần giấy vệ sinh chăng? Nếu có sai mong đừng chấp trách.

Thiệt là, mượn lời thơ của Thi Sĩ Trần Dần

-Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ.

Xin được phép nói lại một tí:

-Tôi bước đi không thấy gạo không thấy giấy. Chỉ thấy sợ hải v́ con Vũ Hán.

 

V́ sợ con này, nên phải đi chợ, nhưng mua như thế nào là vừa đủ, để dành cho người khác... để tránh con đường độc đạo mà chủ chợ hay ai đó bắt ḿnh phải đi, khó thiệt để trả lời. Chỉ mong Cơn đại dịch không c̣n lan tràn nữa, các khoa học gia t́m ra cách ngăn chận sự lan truyền, và cách tiêu diệt con siêu vi khuẩn Vũ Hán, lúc đó không c̣n cảnh đi chợ một chiều này nữa mà đa chiều.

 

Bên Gịng Sông. (3/2020)

H Hùng

 

   *Trở về mục lục 99Độ