Đồng môn

 

 

Chần chừ măi cuối cùng Phong và phu nhân quyết định sắp xếp mọi công việc để vào Sài G̣n một chuyến. Mục đích của chuyến đi th́ rất nhiều, nhưng trong đó chuyện đến thăm tôi và Trần Ngọc An cũng được Phong chú ư lên hàng đầu.

 

Vừa đến Sài G̣n buổi sáng, ngay chiều hôm ấy, vợ chồng Phong đă hẹn đến thăm tôi. Hai anh chị muốn nh́n thấy tôi bằng xương bằng thịt sau 9 tháng mang căn bệnh hiểm nghèo và sau 7 lần hóa trị. Mặc dù Phong đă nghe các bạn nói về t́nh h́nh sức khỏe của tôi, nhưng đúng là: Trăm nghe không bằng mắt thấy.

 

Gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Chị Phong nh́n tôi ái ngại, c̣n Phong th́ ngạc nhiên khi nh́n thấy tôi. Tôi vẫn đón tiếp bạn bằng nụ cười rạng rỡ, nét mặt sáng ngời, dù thời gian và hóa chất đă tàn phá tôi khá nhiều trong cuộc chiến sinh tử này. Các triệu chứng lâm sàng của tôi hoàn toàn ngược với kết quả xét nghiệm. Bằng chứng mới nhất gần đây vào trung tuần tháng 7, tôi chụp MSCT 64 th́ phát hiện thêm 2 u gan di căn mới. Trong khi đó, các triệu chứng lâm sàng gần như hoàn hảo, ăn ngon, ngủ yên, và sức khỏe hồi phục dần dần sau thời gian dài hóa trị với 7 toa thuốc độc hại.

 

Tôi mời bạn ghé nhà chúng tôi dùng bữa, đó gần như là một thói quen của tôi khi tiếp đón các bè bạn của ḿnh, dù xa hay gần. Chị Phong lo lắng cho sức khỏe của tôi nên từ chối. Chị ấy nói một câu chân t́nh: Vô thăm chị mà thấy chị như ri là vui rồi, bày vẽ làm ǵ, tụi tui tới nhà chị uống nước lạnh và thăm chị cũng tốt lắm rồi. Tôi cương quyết: Chị Phong đừng lo, Phong cũng rứa, không phải lo lắng ǵ cho T hết. Hăy để T làm những việc ḿnh có thể làm, và để T sống b́nh thường như đă sống, đừng coi T như một phế nhân. T tự liệu sức ḿnh, không khỏe là T không làm. Sau nụ cười nở trên môi tôi nói tiếp: Bây giờ T quư sức khỏe của ḿnh lắm. Tôi chỉ nhờ Phong một việc nhỏ là mời các bạn đồng môn khóa 12 dùm tôi mà thôi.

 

Bữa cơm thân mật tại nhà tôi chỉ vỏn vẹn 4 thành viên của khóa 12 YKH: Phong, Vĩnh, Huyền Vân và tôi. Chồng tôi học khóa trên, nhưng cũng biết mặt tất cả v́ chúng tôi thường xuyên gặp nhau khi đi thực tập tại Bệnh Viện, hơn nữa số sinh viên của trường Y rất ít ỏi so với các phân khoa khác. Các bạn khác ngụ tại Sài G̣n, người th́ bận “việc quan”, người th́ vẫn c̣n lăn lộn với cơm áo gạo tiền... và cũng có người v́ nhiều lư do khác nên không tham dự được. Ít người, nhưng không phải v́ vậy mà kém vui. Ông xă của Huyền Vân, chị Phong và chồng tôi cũng cùng tham gia thưởng thức các món ăn do tôi tự tay làm để tiếp đăi bạn bè.

 

Khi tiếp đăi bạn bè, tôi ít khi mời ra tiệm ăn, v́ ư thức tiết kiệm của người phụ nữ, v́ vấn đề vệ sinh thực phẩm, ăn uống ở nhà được tự do v́ có một không gian và thời gian riêng tư cho bạn bè và v́ một lư do nữa là tôi muốn trổ tài đảm đang nội trợ của ḿnh. Từ khi tôi mắc bệnh, chồng tôi ít được ăn những món ăn đặc biệt, mà anh chỉ ăn uống rất đơn giản để tránh mọi gánh nặng cho tôi trong việc nội trợ. Chỉ những dịp đặc biệt tôi mới được phép trổ tài.

 

Chúng tôi vừa thưởng thức các món ăn, vừa tṛ chuyện rôm rả. Chẳng có rượu nồng mà h́nh như trong chúng tôi ai cũng muốn say. Say t́nh bè bạn, say t́nh đồng môn, say nghĩa tào khang... Chúng tôi thi nhau nói, nhắc nhớ lại một thời áo trắng Y Khoa Huế, một thời mà bây giờ đối với chúng tôi như kể chuyện ngày xưa: once upon a time ...

Tôi như được tiếp thêm sức mạnh, quên hẳn những cục u vừa phát hiện trong gan, quên hẳn vết mổ chằng chịt trên cơ thể và quên hẳn cái túi mang bên ḿnh như một chứng tích nghiệt ngă của định mệnh.

 

 

H́nh ảnh họp mặt khóa 12 YKH tại nhà Băng Thanh

 

Nhớ lại thời hoàng kim của cuộc đời ḿnh, cái thời ngây thơ áo trắng tinh khôi, sau khi đậu Tú tài Toàn phần, chập chững bước vào đời sinh viên. Ngập ngừng giữa ngă ba đường, phần muốn chọn phân khoa theo ư thích, phần phải phục tùng theo ư muốn của phụ thân. Nhưng đúng như người xưa đă nói: “Áo mặc không qua khỏi đầu”, cuối cùng tôi vẫn phải thi vào trường Y Khoa, theo đúng ước nguyện của cha tôi. Tam ṭng tứ đức mà! Tôi là con gái trong nhà th́ “tại gia ṭng phụ” là điều đương nhiên.

 

Với sức học của ḿnh, tôi đă vượt qua cửa ải khó khăn nhất để bước chân vào ngôi trường Y Khoa Huế một cách dễ dàng, làm hài ḷng cha mẹ. Đó là điều mà ngay bây giờ, sau hơn 40 năm, tôi vẫn thấy đó là sự lựa chọn đúng đắn nhất. Ngôi trường Y Huế gắn liền với cuộc đời thiếu nữ của tôi. Tôi bỏ ngoài tai việc cảnh báo của các bạn: Trường Y Khoa là trung tâm tàn phá nhan sắc, để chăm chỉ học hành, hầu mong đem đến cho bản thân và gia đ́nh một tương lai tươi đẹp. Những ngày tháng miệt mài ở giảng đường, nghe Thầy giảng bài để khám phá những bí ẩn trong thân thể con người. Những ngày thực tập bên những cái xác ướp mùi formol, rồi đến khi gần thi, tôi phải lặng lẽ ở lại một ḿnh trong pḥng xác để học thuộc từng phần của cơ thể con người. Những lần bí mật đem sọ người về nhà để học thi (v́ mẹ và các em tôi biết sẽ rất sợ hăi). Chờ mọi người trong nhà ngủ hết, tôi mới đem chiếc sọ người ra mà nhẩm lại cho thuộc ḷng để sớm vượt qua môn thi Cơ thể học. Nghĩ lại tôi vẫn c̣n rùng ḿnh và thầm hỏi sao lúc đó ḿnh gan dạ như vậy ????

 

Rồi đến năm thứ 2, được đi thực tập tại bệnh viện, những tháng ngày đầu đời đó sao mà hồi hộp, thích thú lạ thường. Lần đầu tiên được khoác chiếc áo blouse trắng, mang chiếc stethoscope vào cổ, cảm giác mênh mang đến lạ thường. Một chút hănh diện ngầm trong ḷng đối với cô thiếu nữ vừa bước vào tuổi đôi mươi. Nhưng cũng từ đây, tôi khám phá thêm một góc cạnh khác của cuộc đời, trong quy luật Sinh, Lăo, Bệnh, Tử. Tại Bệnh Viện tôi đă chứng kiến bao nhiêu là sự khổ đau của cuộc sống, khi mắc bệnh, cũng như chứng kiến các Thầy Cô của ḿnh đă làm mọi cách để cứu sống bệnh nhân, Y đức không cần phải hô hào khẩu hiệu, nhưng tất cả các Giáo Sư, Bác Sĩ đều hết ḷng v́ bệnh nhân. Tôi đă học hỏi điều này từ quư Thầy Cô của ḿnh, và cho đến bây giờ, vẫn có thể tự hào rằng ḿnh chưa đi ngược lại giáo huấn của các bậc tiền nhân .

 

Vĩnh cũng kể lại nhiều chuyện của một thời sinh viên. Vĩnh thú nhận với các bạn rằng: Hồi đó ḿnh hay mượn vở của Băng Thanh, v́ T thi đậu kỳ đầu rồi nên ḿnh mượn về mà học. Vở BT viết sạch, đẹp, và kỹ càng nên ḿnh không cần chép lại, cứ để nguyên như rứa mà học thôi. Cả bàn tiệc cười x̣a v́ tính cách chân thành của bạn Vĩnh, không màu mè, hoa lá. Chính những điều chân thành đó thăng hoa cho t́nh bằng hữu của chúng tôi. Huyền Vân và Phong cũng thi nhau nhắc nhớ kỷ niệm xưa, nhắc đến Thầy Vận, Thầy Công, Thầy Tự... những vị Giáo sư đă ghi khắc vào tận sâu thẳm tâm hồn những đứa sinh viên Trường Y như chúng tôi. Ông xă của Huyền Vân và chị Phong ngồi nghe chúng tôi nói, có thể cũng hiểu, nhưng chắc chắn một điều là không có những rung cảm thật sự như chúng tôi khi nhắc đến Trường xưa, Thầy cũ và bạn bè của một thời đă xa. Chồng tôi thấy tôi vui vẻ hào hứng, anh rất vui và góp chuyện. Trong gia đ́nh là vợ chồng, nhưng với bạn bè xưa anh là người sinh viên đàn anh đi trước, cũng tung hứng những mẫu chuyện trường Y của chúng tôi.

 

Câu chuyện không muốn dứt. Chúng tôi nhắc đến những bạn ở gần, những bạn ở xa. Tôi kể cho các bạn nghe chuyến đi Hoa kỳ vừa qua của tôi, gặp được các anh chị em, gặp được hai bạn cùng lớp là Huỳnh Dương Hùng và Phan Chánh Đức. Chúng tôi cùng rất vui khi nghe tin tức về các bạn, có một sống êm đềm, ổn định nơi đất khách quê người. Cuộc sống đó mỗi người trong chúng ta ai cũng thầm mong ước, nhưng không phải ai cũng được sự ưu đăi của Thượng đế.  

 

Gặp Phan Chánh Đức và Huỳnh Dương Hùng tại Hoa Kỳ tháng 10 năm 2011

 

Chia tay nhau trong ḷng c̣n nhiều lưu luyến, nhưng chúng tôi lại hẹn nhau đến thăm Trần Ngọc An, một người bạn cùng lớp, đang sống một đời sống thực vật gần một năm trời. Các bạn ngăn cản tôi, không muốn cho tôi đi v́ lư do sức khỏe của tôi chưa thật sự ổn định, túi hậu môn nhân tạo c̣n đeo đẳng bên ḿnh, nhưng thử hỏi, bây giờ tôi không đi th́ thời gian nào sẽ thích hợp cho tôi để đi thăm bạn đây? Tôi muốn đến thăm An, nhưng đồng thời cũng muốn đến để chia xẻ niềm đau và nỗi buồn mà Xuân Mai đang gánh chịu (Xuân Mai và An cũng là bạn học cùng khóa 12 YKH với chúng tôi).

 

Đến thăm ngôi nhà của Xuân Mai và An, ngôi nhà mới được xây dựng lại khang trang và đẹp. Căn pḥng An nằm đầy đủ tiện nghi và mát mẻ. Vẫn một thân người vô hồn, vô cảm với đời sống thực vật, nhưng tôi và Xuân Mai đă hẹn nhau KHÔNG ĐƯỢC KHÓC. Lần thăm trước, sau bao nhiêu năm gặp lại, tôi và Xuân Mai đă ôm nhau mà khóc nức nở, v́ có ngờ đâu rằng chúng tôi gặp lại nhau trong hoàn cảnh nghiệt ngă này. Nhưng sau đó chúng tôi hẹn ước cùng nhau, không được khóc, khi nào muốn khóc th́ gọi điện thoại cho nhau. Dù hẹn nhau không khóc, nhưng ḷng tôi vẫn như sóng biển cuộn trào, rưng rưng trong ḷng nhưng vẫn phải nở một nụ cười thật tươi!!!

 

Tại nhà Xuân Mai _ An

 

Cả nhóm chúng tôi ngồi nói chuyện xưa nay, nhắc đến bạn bè những ngày c̣n trên giảng đường và những ngày thực tập tại bệnh viện. Vui nhất vẫn là thời kỳ đi thực tập ở Khoa Sản, phải dành nhau bắt cas với các cô nàng sage femme. Vui biết bao khi lần đầu tiên ôm trong tay ḿnh một sinh linh bé bỏng cất tiếng khóc chào đời. Nhưng: “Trẻ thơ ơi! Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người...” Ca từ của nhạc sĩ TCS, bây giờ vào tuổi lục tuần, tôi đă chiêm nghiệm được mọi cay đắng, ngọt bùi, buồn vui, sướng khổ của một kiếp người!

 

Bạn bè cùng khóa của tôi ra đời với nhiều hoàn cảnh. Có những người chọn được con đường đi và công danh bằng nhiều phương tiện và “thành công”trong sự nghiệp. Có những người đến bây giờ vẫn phải bôn ba. Cũng có những người như chúng tôi, tự t́m thấy b́nh yên trong cuộc sống, vẫn hành nghề Y nhưng lương tâm trong sạch, an nhàn. Có lúc chúng tôi cũng thoáng thấy buồn, v́ ngày xưa chúng tôi vẫn là những sinh viên giỏi, nhưng rồi tự an ủi chính ḿnh:

Tri túc, tiện túc, đăi túc, hà thời túc

Tri nhàn, tiện nhàn, đăi nhàn, hà thời nhàn ...

Những lúc ngồi bên nhau, tôi hay nói với chồng tôi rằng: Phải chi em không mắc bệnh nan y th́ cuộc sống ḿnh b́nh yên biết mấy. Những lúc như vậy, anh thường an ủi tôi hăy chấp nhận số phận của ḿnh để vui sống khoảng đời c̣n lại cho thanh thản. Đúng như vậy, dù muốn, dù không, đó vẫn là nghiệp chướng của cuộc đời tôi. Đă từng bôn ba kiếm sống, từng chịu nhiều khổ đau, cay đắng trong cuộc sống nhưng chưa lần nào tôi đổ nhiều nước mắt như trong những ngày vừa qua. Nhưng bên cạnh tôi, ngoài chồng con, anh chị em, họ hàng, tôi c̣n có những người anh chị em bạn bè đồng môn, luôn sát cánh bên tôi khi tôi suưt gục ngă.

 

Phan Chánh Đức th́ e-mail cho tôi, để truyền đạt kinh nghiệm, v́ phu nhân của Đức cũng mắc bệnh như tôi. Huỳnh Dương Hùng trong một dịp về quê hương, đă cùng vợ ghé thăm tôi khi tôi vừa trải qua cuộc phẫu thuật rợn người. Tôi vẫn cảm động khi Hùng nói với mọi người là: Tui đến đây để thăm bạn thân của tui nằm bệnh viện mà. Các anh chị em có dịp về quê hương là ghé thăm, an ủi, yểm trợ tinh thần cho tôi. Những người ở xa th́ thường xuyên điện thoại, e-mail thăm hỏi.

 

Với Tôn Thất Hải và Huyền Vân tại cafe Du Miên Sài G̣n tháng 7/2012 sau 7 lần hóa trị

 

Gần đây nhất, trong dịp về thăm nhà cuối tháng 7 vừa qua, Nguyễn Trọng Thảo đă ghé nhà tôi. Chúng tôi gặp nhau mà cùng trào nước mắt. Mới năm ngoái đây, Thảo Vinh từ Pháp về, chúng tôi gặp nhau, Thảo vẫn nói vui: Phải gặp chị nhiều nữa chị Băng Thanh ơi, nói chưa đă nơi!!! Vậy đó, mà bây giờ vậy đó! Lần này Thảo về trao cho tôi những lời cầu nguyện từ những ngôi chùa linh thiêng nhất ở Miến Điện.

 

T́nh bạn bè đồng môn như vậy nên tôi tin rằng ḿnh sẽ vượt qua tất cả và Sẽ Sống.

Cuộc đời tuy có nhiều phong ba, băo táp, nhưng T̀NH YÊU THƯƠNG vẫn là một động lực cho con người t́m thấy lẽ sống.

 

Chia tay nhau rồi, chúng tôi hẹn gặp nhau tại Huế, tại Sài G̣n, hay tại bất cứ nơi nào trên thế giới khi có thể. Bởi v́ chúng tôi đều tự hào ḿnh là CỰU SINH VIÊN Y KHOA HUẾ.

 

 

Tháng 7 năm 2012

BS MAI BĂNG THANH

 

 

Trở về:   Trang trước    Trang chủ