Ghen!

Ớt nào mà ớt chẳng cay!

Gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng?

Các bạn đă từng nổi ghen chưa? Hay các bạn đă từng chứng kiến người khác, nhất là vợ hay chồng ḿnh nổi ghen chưa?  Nếu chưa th́ chắc cũng đă từng đọc những chuyện ghen trên báo chí và nhất là chuyện Hoạn Thư đánh ghen Thúy Kiều trong tác phẩm văn chương bất hủ của Việt Nam và của cả thế giới; hay chuyện Lă Bố giết cha nuôi  là Thừa tướng Đổng Trác v́ người đẹp Điêu Thuyền rồi chứ?  Vậy th́ ghen là ǵ? Ghen từ đâu đến? Và bạn cần đối phó một cách với cơn ghen ra sao cho hiệu quả?

Tự Điển Thanh Nghị (1967) đinh nghĩa ghen tương/tuông (être jaloux): nói chung về ghen.  Ghen (jalouser, envier; jaloux): Nổi uất ức v́ thấy người hơn ḿnh hoặc chiếm vật sở hữu của ḿnh.

Tự điển Tiếng Việt (1992) đinh nghĩa 1.  Khó chịu, bực dọc với người được hưởng cái ǵ đó (tinh thần, t́nh cảm) hơn ḿnh, có được cái ḿnh muốn cho ḿnh mà không có. Nó ghen với em khi em được mẹ bê’.  Ghen tài nhau. Thấy bạn được khen mà phát ghen.  2.  Khó chịu, tức tối, thường để biểu lộ ra, v́ biết hoặc ngờ sự thiếu thủy chung của vợ, chồng hay người yêu.

Trên phương diên tâm lư học, ghen (jealousy) là một thứ t́nh cảm phức tạp, nó cũng được biểu lộ bằng nhiều hành vi phức tạp.  Các chuyên gia điều trị và các nhà nghiên cứu về ghen th́ cho rằng ghen là một phản ứng thuộc về t́nh cảm khi nhận thức được sự mất mát về mối quan hệ có tầm quan trọng (Constantine, 1976); chẳng hạn như quan hệ vợ chồng hoặc quan hệ của đôi t́nh nhân. 

Ở đây thiết nghĩ chúng ta cần mở ngoặc để phân biệt hai từ ngữ ghen tuông (jealousy) và ganh tị/đố kỵ (envy) trước khi đi sâu vào vấn đề ghen tuông.  Từ các định nghĩa trên ta thấy ghen (jealousy) là một phản ứng t́nh cảm được biểu lộ ra bằng hành vi khi ta lo sợ người khác lấy đi cái mà (vật chất, t́nh cảm, thể xác của người vợ/chồng) ta đang có; c̣n ganh tị (envy) cũng là một phản ứng t́nh cảm được biểu lộ ra bằng hành vi muốn cho cái người khác có cái mà ta không có bị hư, bị hủy diệt đi để cho họ không hơn ta.  Nếu nói như thế th́ liệu hai câu Kiều:

Lạ ǵ bỉ sắc tư phong

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen

cần phải đổi thành:

Lạ ǵ bỉ sắc tư phong,

Trời xanh quen thói má hồng nổi ganh?

Nơi định nghĩa của tâm lư học cho chúng ta thấy được rằng ghen tuông gắn liền ba lĩnh vực khác nhau:  - nhận thức có sự mất mát hoặc có mối đe dọa mất mát – phản ứng thuộc về t́nh cảm – và hành vi biểu lộ.  Khi ghen có thể làm cho đầu óc thiếu sáng suốt, mà đa nghi là triệu chứng thường thấy.  Chẳng hạn vợ(chồng) đi về trể 15 phút th́ chồng(vợ) nghĩ rằng vợ(chồng) ḿnh đang đứng chờ hẹn thằng bạn đẹp trai(con bạn đẹp gái) vừa mới ly dị vợ(chồng), thế là ḷng thấy bồn chồn không yên; chờ thêm 15 phút nữa vẫn chưa thấy vợ(chồng) về, th́ lại cho rằng rứa là bà(ông) ta đang cùng anh chàng(cô nàng) đang đứng đợi để nhận pḥng ở khách sạn,  ḷng lại như lửa phực thêm dầu, cứ hết đi tới rồi lại đi lui, hết nh́n ra rồi lại ngó vào; thêm 15 phút nữa vẫn chưa thấy vợ(chồng) về th́ lại tưởng tượng ra cái cảnh hai thân người lỏa lồ quấn chặt lấy nhau, hơi thở hai người nghe sao mà gấp rút khiến cho hơi thở của ông chồng(bà vợ) lại càng gấp rút hơn; ông ta(bà ta) nghiến răng, xô bàn, đá ghế, đấm cửa, rồi ước chi có cây súng (con dao) để….

 

(Coi Chừng Đi Về Nhà Trể)**

 

Hành vi ghen tuông được biểu lộ dưới nhiều dạng khác nhau nhắm đến người bạn đời hoặc kẻ t́nh địch.  Whitehurt (1971) đă xếp loại ra nhiều hành vi ghen tuông dựa trên những hạn chế quan hệ:

-Hành vi cách ly, ví dụ: rút lui, từ chối, hoặc né tránh người bạn đời; nghĩ là không c̣n trân trọng mối quan hệ vợ chồng/t́nh ái và không muốn dính líu giải quyết những vấn đề vướng mắc.

-Hành vi đối kháng, ví dụ: căi vă, tra vấn, hoặc trả thù.  Phương pháp này không tăng cường mối quan hệ vợ chồng/đôi lứa cũng như không có biện pháp giải quyết vấn đề một cách thích hợp.

-Hành vi đương đầu với vấn đề qua các phương pháp điều đ́nh, dàn xếp và giải quyết vấn đề.  Những hành vi này hổ trợ quan hệ vợ chồng, hướng vợ chồng đến việc thực hiện các chức năng vợ chồng một cách hiệu quả hơn.

Lẽ tất nhiên ngoài cái ghen bóng ghen gió, ghen tuông thật sự dính líu đến ba đấu thủ: người ghen, người bạn đời và t́nh địch; từ ba đấu thủ này ít nhất đă h́nh thành hai tổ hợp chính (người ghen-người bạn đời) và (người bạn đời-t́nh nhân/t́nh địch) chưa kể những tổ hợp liên hệ hổ trợ cho những tổ hợp chính kia; chẳng hạn các tổ hợp gia đ́nh lớn của riêng mỗi đấu thủ, các tổ hợp phe nhóm, hội đoàn của mỗi phía, v.v… Tất cả tạo nên một mớ ḅng bong chi phối đến quan hệ ghen tương này.

Đă có một số nghiên cứu công bố có sự tương quan giữa sự ghen tuông và mức độ khác nhau của tính khí cá nhân .  Người ghen tương có khuynh hướng tự đánh giá thấp bản thân ḿnh, không hài ḷng, không vui, lo lắng, vơ đoán và bị chi phối bởi ngoại cảnh (Bringle, 1981).  Cũng có một số nghiên cứu cho thấy có một số khác biệt trong ghen tương giữa nam và nữ và cũng có ghen tương giữa các ái nam ái nữ (Bringle, 1981; Hensen, 1983).  Do đó nhà tâm lư điều trị cần t́m hiểu xem thử sự ghen tuông đó là do t́nh huống hay là do cá tính của người đó v́ có những cặp vợ chồng ghen tuông xăy ra là do t́nh huống tạo nên, nhưng lại cứ đỗ lỗi cho cái tính hay ghen của người phối ngẫu. 

Tuy vậy hành vi biểu lộ sự ghen tuông thay đổi tùy theo văn hóa của mỗi dân tộc và ngữ cảnh mà trong đó t́nh huống xăy ra.  Ví dụ la mắng chửi bới và đe dọa bạo hành được cộng đồng dân tộc Ư, tầng lớp lao động vùng bờ biển phía Đông nước Mỹ áp dụng, nhưng lại không được cộng đồng thuộc giai cấp trung lưu của giáo phái Lutherans miền Trung Tây ưa chuộng (McGoldrick et al., 1982); hoặc Hoàng đế Minh Mạng có đến hằng trăm cung phi mỹ nữ phục vụ t́nh dục mà các người đẹp đều im ro chẳng dám hó hé ghen tuông chi cả.

Sợ hăi v́ ghen tuông liên quan đến nhiều loại mất mát như sau:  Khi người bạn đời của bạn có quan hệ t́nh dục với một người khác, bạn có thể cảm thấy t́nh chăn gối của bạn đang bị mất đi.  Bạn cũng có thể cảm thấy bị mất mặt nếu như người ta biết được bạn đă bị cắm sừng.  Đồng thời cái tôi hoặc cái tự hào của bạn về nam tính để hấp dẫn phụ nữ, cũng như khả năng đùm bọc của bạn dành cho phái đẹp có thể bị coi thường.  Ngoài ra bạn cũng có thể bị uổng phí cái thời gian và công sức mà bạn đă dùng để chăm sóc nàng trong thời gian chung sống vừa qua.  Đặc biệt là bạn có nỗi lo sợ không nguôi rằng nàng ta sẽ bỏ bạn để sống với người đàn ông khác.

Tất cả những mất mát nói trên sẽ tạo nên cú sốc dữ dội nhất trong ghen tuông có liên quan đến t́nh dục; nhưng bạn nên nhớ rằng bạn cũng sẽ cảm thấy có nổi sợ hăi cả đối với cả những người bạn gái của nàng ta, cũng cả đối với cả nơi làm việc, trường học, thú tiêu khiển hay cả con cái của nàng, bất cứ cái ǵ mà đe dọa tước đoạt đi sự quan tâm của nàng đối với bạn hoặc đe dọa làm cho nàng không c̣n bị ràng buộc với bạn nữa.  Những điều này cũng gây ra sự ghen tuông nơi bạn.  Nhưng nhiều lúc v́ quá sợ mất đi người t́nh khiến bạn có suy nghĩ tồi tệ hơn là thực tế đă xăy ra; do đó điều tốt cho bạn là nên kiểm chứng trở lại nổi sợ hăi này với một người bạn ngoài ṿng thị phi đó hoặc là với một vị cố vấn tâm lư.

Theo kinh nghiêm điều trị của tôi và một số đồng nghiệp điều trị ghen th́ có hai loại người đặc biệt dễ nổi ghen:  Những người có tính tự hào thấp, và những người đă trải qua những  mất mát rất sớm trong cuộc đời của họ.

Việc người chồng có những  mặc cảm thấp kém về bản thân ḿnh có thể xuất phát từ ḿnh, cũng có thể xuất phát từ những lời của cha mẹ, bà con, thầy cô giáo và những người quan trong khác khiến cho họ tin là họ thấp kém hơn người khác; và những mặc cảm đó cũng có thể được họ che đậy dưới một cái vỏ bề ngoài ngoan cố, ươn ngạnh hoặc tự thổi phồng ḿnh lên là có giá trị.  Những người này thường cố lấy lại giá trị của ḿnh qua đôi mắt công nhận của mỹ nhân/người vợ; như vậy là anh ta trở nên lệ thuộc vào sự công nhận của nàng ta; chính điều lệ thuộc này khiến cho anh ta dễ nổi ghen mà có những hành vi bắt nàng ta phải công nhận giá trị của ḿnh hoặc có những hành vi nhằm khống chế việc bỏ chồng của nàng ta.  Oái oăm thay, cũng chính điều này lại khiến cho nàng ta cảm thấy như bị đe dọa và do đó nàng ta sẽ lạnh nhạt với chồng, không muốn ngủ chung với chồng nữa!  Việc lạnh nhạt, không ngủ chung lại khiến cho ông chồng nghi oan thêm là bà vợ ngoại t́nh, một cái ṿng lẫn quẩn cứ thế mà gỡ không ra!

Một tiến tŕnh tương tự cũng xăy ra nơi những người đă trải qua những mất mát rất sớm trong cuộc đời ḿnh, chẳng hạn như người đó mất cha/mẹ v́ bị chết hoặc ly dị khi người đó đang c̣n nhỏ, hoặc rời xa gia đ́nh từ khi c̣n bé để sống với bà con hoặc cha mẹ nuôi.  Hoặc đứa bé đă bị mất mát t́nh cảm v́ đă từng bị ngược đăi, sách nhiểu thể xác, t́nh dục hoặc tâm lư hồi nhỏ bởi cha mẹ xấu, những cha mẹ nghiện ngập rượu chè cần sa ma túy.  Cũng giống như thế, các cháu bé sống trong gia đ́nh có cha mẹ là những người đă bỏ gia đ́nh đi kháng chiến lâu dài, bị nhồi sọ bằng chủ thuyết Mac-Lenin đầy bạo lực khủng bố; mấy mươi năm sau về lại với vợ con áp dụng nó vào trong việc giáo dục, phê và tự phê con cái khiến chúng trước đây đă bị bỏ rơi nay lại bị ngược đăi.  Những cảm giác sợ bị bỏ rơi, mất t́nh cảm do cha mẹ bị chết hoặc ly dị hoặc bị ngược đăi… như là những cái máy gợi nhớ luôn nhắc nhở chúng về những nổi đau đớn tột cùng mà chúng đă gánh chịu hồi nhỏ.  Để bảo vệ cho ḿnh khỏi bị mất mát, đau khổ như trong quá khứ, chúng (bây giờ là đàn ông) phải t́m mọi cách để khống chế vợ hoặc người t́nh của ḿnh bằng đe dọa, bằng bạo hành hoặc dối trá.  Cũng có trường hợp trong loạn ly chiến cuộc bị mất người t́nh, người đàn ông dù đă có vợ con rồi, gặp lại người t́nh muôn thủa, dan díu lại với nhau; v́ không muốn bị đau khổ khi mất nhau lần nữa, nên người đàn ông t́m trăm phương ngàn kế để khống chế người yêu cũ ở lại với ḿnh, ghen tuông cũng từ đó mà nổi lên.  Hậu quả của việc khống chế do ghen tuông này sẽ ra sao?  Tất cả chúng ta đều đă biết, hoặc sống với nhau nhưng không hạnh phúc lắm, nặng hơn nữa th́ tan vỡ, và nghiêm trọng sau cùng là đưa đến tử vong!

Như vậy rơ ràng là có một liên hệ giữa ghen tuông, bạo hành và tính tự hào.  Để tự đương đầu với sự ghen tuông một cách có hiệu quả không ǵ hay hơn là giảm bớt sự khống chế người bạn đời và tăng cường làm chủ bản thân ḿnh, v́ nó sẽ đem lại sự an toàn cho cả hai người hơn.

Điều cần biết là một người không thể khống chế thế giới bên trong của người khác được và một người chỉ có thể có thể khống chế những hành động của người khác bằng cách liều mạng xông bừa vào mà khống chế, bất chấp rủi ro.

Khi chúng ta khống chế một người khác, tức là chúng ta đă mở rộng ranh giới cá nhân của chúng ta để bao sân luôn lănh địa của người khác rồi.  Một người có thể sáp nhập ranh giới của anh ta với người bạn đời của anh ta khi anh ta tự nhận có quyền hạn trên hành vi và t́nh cảm của người bạn đời của anh ta.  Anh ta cũng có thể làm mờ đi những ranh giới cá nhân này bằng cách dựa vào ḷng tự hào về sắc đẹp, về học thức… của người bạn đời để anh ta tự cảm thấy tự hào.  Và từ đó anh ta càng t́m cách khống chế nàng để không muốn bị mất nàng.

Nhưng càng cố nổ lực để khống chế người bạn đời th́ càng chứng tỏ anh ta chưa có sự an toàn.  V́ anh ta không bao giờ cảm thấy khống chế đủ cả, nên khống chế sẽ không phải là một cách hiệu quả để anh ta cảm thấy yên tâm cho chính anh ta.

Một vấn đề khác liên quan đến ranh giới cá nhân đó là khi một sự quan hệ có những ranh giới được nhập với nhau như thế bùng nổ và tan vỡ - khi mà người đàn bà rời bỏ người đàn ông – th́ người đàn ông dễ bị có cái cảm giác bị mất mát và cô đơn.  Anh ta sẽ cảm thấy tuyệt vọng, v́ một phần quan trọng của cuộc sống anh ta đă bị mất.  Hậu quả của tuyệt vọng cũng là cái chết cho riêng anh ta hoặc riêng vợ anh ta hoặc cho t́nh địch hoặc cho tất cả kể luôn cả con cái…

Ghen tuông tự nó chẳng xấu và cũng chẳng tốt.  Xấu hay tốt tùy theo hành vi thể hiện có lợi hay có hại không những cho ḿnh  mà c̣n cho người.  Do đó khi đương đầu với ghen tuông, điều quan trọng là phải biết mục đích của ghen tuông về cả hai hướng tiêu cực và tích cực.  Mục đích tiêu cực của nó là tiêu diệt kẻ t́nh địch và người bạn đời đă gây tỏn thương tâm lư (psychological trauma) và vật chất (physical trauma) nơi ḿnh.  Mục đích tích cực là huy động năng lượng để chiến đấu với mối đe dọa của sự mất mát một cách an toàn và hiệu quả.  Tiêu diệt một mạng người trong xă hội Mỹ là điều không được luật pháp Mỹ cho phép.  Do đó chúng ta cần nên tập trung vào phía tích cực của việc ghen tuông mà thôi.

Nếu người bạn đời của bạn rút lui t́nh cảm và sự quan tâm cuả họ đối với bạn, và nàng ta gia tăng thời gian sinh hoạt với những người bạn t́nh khác, th́ bạn đang bị đe doạ mất một cái ǵ đó quan trọng đối với bạn rồi đó; bạn cần phải chiến đấu v́ sự mất mát đó.  Bạn nên biểu lộ trực tiếp mối lo sợ bị mất, cũng như bày tỏ sự tức giận một cách thẳng thắn với người bạn đời và cũng nói thêm là bạn muốn giải quyết vấn đề.  Nàng có thể sẽ có suy nghĩ tốt đẹp hơn về bạn khi nàng ta thấy rằng bạn đang làm viêc để giải quyết vấn đề một cách không bạo hành.  Tuy nhiên nếu có sự có mặt của một vị counselor th́ rất là hữu ích cho bạn.

Nhưng nếu người bạn đời của bạn tập trung th́ giờ và công sức cho cuộc sống tha nhân, th́ nàng có thể là không cần thiết phải bỏ rơi bạn.  Nàng ta có thể chỉ là đang phát triển cái thích riêng tư của nàng và tính độc lập của ḿnh; v́ ngày nay, nhiều người đàn bà cảm thấy có nhu cầu tạo ra một cuộc sống ngoài gia đ́nh, ngoài cái khuôn khổ của một người đàn bà nội trợ, để theo đuổi những sở thích thú vị của riêng ḿnh.  Cùng lúc đó họ cũng có kỳ vọng lại muốn quản lư gia đ́nh ḿnh một cách suông sẻ.  Nếu những hoạt động ngoài gia đ́nh gây trở ngại cho gia đ́nh họ, th́ họ lại cảm thấy có tội và thất vọng.  Nếu bạn là một người chồng, một người yêu, một người bạn, một người cha,…bạn nên thông cảm cho người đàn bà khó có thể đáp ứng nhiều vai tṛ cùng một lúc mà nghi oan cho họ là ngoại t́nh.

Nếu bạn cảm thấy lệ thuộc vào người bạn đời của bạn và muốn nàng lệ thuộc vào bạn, và nếu nàng ta quá cần cho sự tồn tại của bạn, th́ quả thật là khó cho bạn phản ứng một cách dịu dàng với sự đe dọa mất mát này.  Chắc chắn người mà bạn cần có sự giúp đỡ đó là một Asian marriage/couple  therapist.

Ghen tuông có thể là một cách để khống chế người bạn đời khi bạn cảm thấy bất an và bất lực.  Nếu người bạn đời nhường nhịn  những đ̣i hỏi có tính cách ghen tuông của bạn th́ bạn sẽ cảm thấy an tâm trở lại (Ít nhất là tạm thời) và giảm đi nổi lo sợ bị mất mát.

Đối với một số người, ghen tuông cũng là một cách để trừng trị người bạn đời.  Đó là một cách để giải tỏa cơn giận của bạn hoặc là thể hiện cái mà bạn muốn người bạn đời phải làm. 

Ghen tuông biểu lộ sự hủy hoại niềm tin ở nơi cả hai người.  Đương đầu với ghen tuông có nghĩa là đương đầu với sự mất niềm tin nơi nhau. Đặc biệt nơi người bị phản bội c̣n thấy có triệu chứng bị tê cóng, căm hận tột cùng và gặp ác mộng nhiều đêm dài.  Lấy lại niềm tin nơi nhau không phải một sớm một chiều mà có được. Nếu con cái, cha mẹ và anh chị của bạn sẵn sàng giúp hai người lấy lại niềm tin th́ bạn quả thật là con người có phước. Vai tṛ của vị chuyên gia điều trị sẽ giúp cho bạn giải quyết vấn đề một cách không bạo hành, giảm bớt ác mộng và lấy lại niềm tin một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

V́ ghen tuông quá phức tạp, nên một ḿnh bạn khó ḷng mà giải quyết.  Nhưng có một vài điều mà bạn có thể làm để giảm bớt những vấn đề mà ghen tuông gây ra như sau:

Bạn cần thực hành những kỹ thuật giảm bớt căng thẳng.  Chẳng hạn thực hành các kỹ thuật thư giản

Nói thẳng những cảm giác ghen tuông của ḿnh với người bạn đời của bạn, tránh xung đột leo thang (Trần Đức Lợi, 2011)

Tránh đặt ḿnh vào trong những t́nh huống làm cho bạn nổi ghen.  Và khi mà không thể tránh được, bạn hăy cố tiên đoán cho được những t́nh huống gây ra ghen tuông và tự ḿnh diễn tập những cách phản ứng tích cực.

Cơn ghen của bạn có liên hệ tới cảm giác bất an của chính bạn hay tới việc lệ thuộc vào sự công nhận giá trị của bạn nơi người bạn đời của bạn? Bạn hăy t́m cách để có cái cảm giác tự tin vào những giá trị của ḿnh hoặc tin vào sức mạnh bên trong của bản thân ḿnh hơn là cứ đi t́m sự công nhận từ nơi người bạn đời của bạn.  Có nhiều người cảnh giác về việc lệ thuộc trở lại với người bạn đời:  “Nếu bà ta hoàn toàn không cần tôi nữa, và tôi cũng chán bà ta lắm rồi; vậy th́ điều ǵ sẽ giữ chúng tôi lại với nhau?”  Những mối quan hệ đặt cơ sở trên lệ thuộc thường đi đến sự đổ vỡ, chỉ có sự tôn trọng qua yêu thương và tin tưởng dành cho nhau mới là chất keo bền vững.  Và khi bạn có thể tạo cho sự an toàn của bạn trở nên độc lập với người khác, bạn sẽ giảm bớt được căng thẳng và lo lắng, gia tăng được tính làm chủ bản thân và tăng cường được tính tự hào của ḿnh.

Khi những cặp vợ chồng khảo sát nhu cầu lệ thuộc lẫn nhau, họ cũng có thể nhận ra được cái cảm giác làm chủ trong quan hệ của họ - đặc biệt cảm giác làm chủ của người nam trên người vợ/người t́nh của ḿnh.  Trước đây không lâu, hoặc trong văn hóa Á Đông, người ta tin rằng đàn ông sở hữu chủ vợ ḿnh giống như sở hữu chủ một tài sản, và được coi là phải chịu trách nhiệm về hành vi của vợ ḿnh.  Thời điểm đó đă qua rồi, nhưng ngày nay nhiều vị mày râu trong chúng ta vẫn có thái độ của một kẻ sở hữu chủ đối với vợ hoặc người t́nh của ḿnh, tức là có quyền khống chế vợ/người t́nh của ḿnh.  Để thoát khỏi những ghen tuông mà khống chế phi lư, bạn cần nhớ rằng người bạn đời/người t́nh của bạn mới thật sự là người chủ nhân ông của họ và chịu trách nhiệm cho hành vi của chính họ.

Sau cùng, câu hỏi mà bạn cần tự hỏi ḿnh là ghen tuông của bạn xăy ra có thật sự đúng hay không? Hay chỉ là ghen bóng ghen gió?  Hành vi ghen tuông của bạn sẽ có những đóng góp tích cực hay tiêu cực như thế nào vào mối quan hệ của bạn với người bạn đời và cho tính tự hào của bạn?  Hăy nhớ rằng chính bạn làm chủ những hành vi của bạn và chính bạn là người chọn lựa điều bạn sẽ làm khi bạn nổi ghen; do đó bạn phải chịu trách nhiệm về những hành vi của ḿnh mà không thể đổ lỗi cho ai.

Có bà quá ghen,dày xéo ông chồng thậm tệ tháng này qua tháng nọ, năm nọ qua năm kia khiến mấy ông chịu không nổi, khi gặp nhau tâm sự với nhau:  “Sao nhà tui nuôi con ǵ cũng chết, mà con vợ tui nuôi hoài sao nó không chết vậy ông?”

 

Trần Đức Lợi,  WA. USA

7/28/12

(Tội Đi Ăn Phở)*

Tài Liệu Tham Khảo

Bringle, R. G. (1981).  Conceptualizing jealousy as a disposition.  Alternative Lifestyles, 4, 274-      290

Constantine, L. L. (1976).  Jealousy:  From theory to intervention.  In D. H. L.  Olson (Ed.), Treating Relationships.  Lake Mills, IA: Grapic Press.

Hansen, G.L. (1983, October). Perceived threats and marital jealousy.  Paper presented at the National Council on Family Relations annual meting.

McGoldrick, M., Pearce, J. K., &Giordano, J. (1982).  Ethnicity and family therapy.  New York: Guiford Press.

Whitehurst, R.N. (1971).  Violence potential in extramarital sexual responses. Journal of Marriage and the Family, 33, 683-691.

Trần Đức Lợi (2011).  Đương Đầu Với Khắc Khẩu.  Đặc San Online.  www.ykhoahuehaingoai.com hoặc www.nhohue.org

Từ Điển Tiếng Viêt. (1992).  Trung Tâm Từ Điển Ngôn Ngữ.  Hanoi. Viêtnam.

Việt Nam Tân Tự Điển.  Thanh Nghị  ((1967).  Khai Trí. Saigon

* Video clip (2012).  Tội Đi Ăn Phở .   Diễn Đàn Y Khoa Huế Hải Ngoại

** Và H́nh (2012).  Coi Chừng Đi Về Nhà Trể.  Diễn Đàn Y Khoa Huế Hải Ngoại

 

<< trang trước          << trang chủ