Góp nhặt kỷ niệm

Ngô Chân

 

1. Bất đồng ngôn ngữ.

Vào năm 1978, trường Y khoa Huế cử một số bác sĩ vừa tốt nghiệp ra Hà Nội học các chuyên khoa sơ bộ và chuyên khoa 1 về vệ sinh dịch tể, dinh dưỡng, quang tuyến, mắt tai mũi họng, ngoại khoa, nhi khoa...Vừa đến trường th́ sáng sớm hôm sau tất cả bác sĩ phải đến tŕnh diện ban giám hiệu và nghe thầy hiệu trưởng thông báo những điều cần thiết. Sau một hồi dặn ḍ từ nơi ăn chốn ở, chương tŕnh học tập, những người cần “liên hệ”… thầy hiệu trưởng hỏi các học viên:

- Đă rơ chưa?

Tất cả đều “dạ”. Thầy bắt đầu nhắc lại từ đầu những lời dặn ḍ như trước rồi lại hỏi: Đă rơ chưa? và tất cả cũng trả lời “dạ”. Thầy hiệu trưởng bắt đầu thấy sốt ruột, không hiểu tại sao đă nói 2 lần mà tụi nầy vẫn chưa hiểu nên ông chuẩn bị nhắc lại một lần nữa. Chợt có người trong ban giám hiệu ngồi cạnh các học viên nhắc nhỏ:

- Hiểu rồi th́ phải trả lời là: Vâng ạ!

Cả nhóm vội vàng “Vâng ạ! Vâng ạ!” th́ thầy hiệu trưởng mới ngừng.

Sau đó mới biết “dạ” nói to lên thành “dá,” tiếng Bắc có nghĩa là chưa rơ cần hỏi lại. “Gọi dạ, bảo vâng” là thế đấy!

Một lần khác, nhóm học viên Huế được các bạn trong lớp người địa phương miền Bắc mời đi tham quan dă ngoại. Khi đến bến đ̣ ngang, các học viên Huế rất ngạc nhiên v́ thấy dưới sông có rất nhiều ghe nên cả nhóm reo lên:

- Ở đây có nhiều ghe đẹp quá!

Quay lại th́ thấy các bạn nữ nh́n nhau che mặt cười rồi tản ra nơi khác. Nhóm Huế không biết chuyện ǵ đă xẩy ra th́ một bạn nam người địa phương nói nhỏ:

- Phải gọi là “đ̣”, đừng nói “ghe” mà đụng tới cái... của mấy cô đó!

À ra thế! Hăy cẩn thận đừng thấy ghe mà nói là... “Ghe”!

 

2. Xưng tội.

Trong lớp YK 9 chúng tôi có một linh mục là cha Lê Thanh Châu (đă về nước Chúa), và soeur Bùi Thị Bông (nay đă là Mẹ Bề Trên). Cả hai đều lớn tuổi hơn các bạn trong lớp, rất vui vẻ và hiền “như Ma soeur,” các bạn thường hay đùa, đôi lúc hơi “quá” nhưng Cha và Soeur vẫn cười.

Có một câu chuyện vui được các bạn trong lớp sáng tác trong thời điểm sắp đến ngày thi môn Anapath của thầy Tôn Thất Chiểu, v́ bài nhiều, rất khó thuộc nên các bạn phải bỏ ăn bỏ ngủ, tập trung học môn nầy: Câu chuyện một soeur đến xưng tội với một linh mục:

“Thưa Cha, con có một tội rất lớn xin Chúa tha tội cho con. Số là ngày thi sắp tới, bài vở quá nhiều, học hoài không thuộc, khó nhất là môn Anapath của thầy Chiểu, v́ thế mà trong những giờ kinh nguyện con đă không cầu nguyện mà lại nhẩm học bài... Thưa Cha, con thật có tội lớn! Xin Cha...”

Nghe đến đây th́ Cha không nén được sự xúc động, vội ngăn không cho soeur nói nữa: “Con ơi. Cha biết rồi đó cũng là tội của Cha!”

 

3. Oan.

Vừa xong phiên trực đêm, tôi trở về pḥng nghỉ của sinh viên nội trú bên cạnh pḥng cấp cứu. Tôi phải loay hoay đập mấy con muỗi trong cái mùng vải thưa rách nhiều lỗ, có con c̣n đói, có con đă no tṛn bụng máu, máu của các bạn YK 9. Tôi lấy giây cao su cột túm lại mấy cái lỗ rách, cuối cùng tôi cũng ngủ được sau một phiên trực căng thẳng ở pḥng cấp cứu. Bỗng có tiếng gọi bên tai: “Chân ơi, dậy đi, dậy đi giúp ḿnh một tí!” Mở mắt ra thấy anh bạn PGC đang cười h́ h́: “Mầy qua pḥng Hộ sinh giúp tau với.” Đẻ khó hả? “Không, tau cần mày qua đó nói chuyện với con nhỏ X để tau nói chuyện với con nhỏ Y, em ông BS. B đó! Hai đứa nó cứ ngồi với nhau tau không làm ăn chi được cả!” Thôi được rồi đợi tau. Tôi nghĩ, phải giúp bạn trong lúc nầy là đúng, may ra c̣n có được đầu heo nữa đó!

 

Ai cũng biết sinh viên Y khoa và học viên Nữ hộ sinh th́ rất thân nhau. Trực với nhau suốt ngày đêm, những khi ngồi đợi sản phụ “qua cơn go,” cùng khám cùng theo dơi cùng vào pḥng sinh, pḥng mổ, cùng ăn khuya cùng chuyện tṛ, và nhất là cùng vui cùng buồn theo sản phụ. V́ nhiều cái “cùng” như thế nên đă không ít “cặp đôi sinh viên Y khoa-nữ hộ sinh” đă được sinh ra tại pḥng Hộ sinh nầy rồi dắt nhau đi suốt… cuộc đời!

 

Đường từ pḥng trực đến pḥng Hộ sinh không xa nhưng trời tối và lạnh, hai đứa vừa đi vừa cười, rồi đi lên cái cầu thang nhỏ phía sau, tôi sẽ phải nói chuyện với ai đây? Cuối cùng như kế hoạch tôi cũng đă làm được cái gọi là “điệu hổ ly sơn” giùm bạn ḿnh.Tôi đă không nhớ “con nhỏ X” tôi phải nói chuyện là ai và tôi đă nói những ǵ ở cái bàn xi măng ở pḥng đợi, trong lúc đó bạn tôi đang dẫn “con nhỏ Y” đi đâu không biết. Mọi việc qua đi nhẹ nhàng tôi không để ư làm ǵ, sau đó rất lâu tôi mới hỏi bạn tôi: “T́nh cảm của mày đến đâu rồi?” Nó trả lời: Không được chi cả! Tôi nói: “Uổng công tau mất ngủ!”

 

Không ngờ sau buổi nói chuyện đó “con nhỏ X” lại có cảm t́nh với tôi mặc dù tôi không tán tỉnh hay hứa hẹn một điều ǵ, và cũng chẳng gặp lại nhau! Tôi biết điều nầy là khi cô ta tốt nghiệp, trước khi nhận nhiệm sở có đến thăm và từ giă tôi.Thế thôi, chúng tôi không liên lạc ǵ.Bỗng một hôm tôi nhận được bức thư của cô ấy từ một nhiệm sở xa xôi nào đó, trong thư có đoạn trách tôi: “Bây giờ tôi mới biết Chân là chẳng thật.”

Oan tôi quá!

 

4. Cái Tên.

Mỗi năm đến hè là chúng tôi đi quân trường Phú Bài 1 tháng: quân sự học đường! Sau một tháng lăn lê ḅ cng, đi bộ mỗi sáng sớm đến băi tập nắng cháy, gót trầy da v́ đôi giày nhà binh, học chiến thuật, bắn súng đủ loại, đào hầm cá nhân bên ngoài trại; mỗi khi nghe báo động pháo kích là đội mũ đồng 2 lớp nhảy xuống hầm. Sáng dậy vừa ăn ḿ vừa cầm ca-mèn cà láng miệng hầm; trưa chiều xách ca-mèn đi ăn cơm. Cuối khóa học chúng tôi chuẩn bị trả quân trang quân dụng để về nghỉ hè, trong đó có bộ ca-mèn.

 

Xui cho tôi, hai ngày trước đó tôi bị mất bộ ca-mèn! Hỏi thăm măi có người chỉ cho tôi: sang đại đội tân binh quân dịch mà mua. Tôi qua đại đội 5 hỏi thăm th́ gặp anh tân binh người Nam có vẻ thật thà, trả giá xong th́ anh ta hẹn tôi một ngày sau sẽ đem đến đại đội 1 cho tôi. “Anh tên ǵ?” Anh tân binh hỏi, tôi vừa trả lời vừa đánh tay vào chân: Tôi tên Chân, cái chân nè! Anh gật đầu hiểu ư.Tôi rất mừng v́ nếu không trả đủ mọi thứ th́ trở ngại cho cả đại đội.

 

Sau một ngày chờ đợi rất căng thẳng mà không thấy anh tân binh đến, sáng sớm mai phải trả rồi, tôi và một người bạn t́m sang đại đội 5 th́ gặp anh tân binh ấy.Tôi hỏi ngay: có ca-mèn chưa mà sao anh không đem qua cho tôi? Anh ta nh́n tôi có vẻ tức giận lắm: “Tôi qua đại đội 1 hỏi tên anh mà không ai biết cả.” Tôi hỏi: “Anh kiếm tên ǵ? (tôi nghĩ là anh ta quên tên tôi.) Anh vừa trả lời vừa đánh vào chân ḿnh: “Tôi hỏi anh GỈ không ai biết, rồi tôi hỏi anh CẲNG cũng không ai biết cả!”

Ôi cái tên tôi!

 

5. Người làm vườn giỏi.

Trước đám đông nhân dân địa phương và những người hâm mộ, nhóm phóng viên đài truyền h́nh đang phỏng vấn một người làm vườn giỏi nhất tỉnh:

-Thưa bác ,chúng tôi được biết bác là người đạt danh hiệu “Người làm vườn giỏi nhất tỉnh”, bác làm việc bất kể ngày đêm, lúc nào cũng có mặt ở vườn, vườn của bác rất đẹp, không có một cây cỏ, ngoài ra bác c̣n là một người hàng xóm tốt bụng, khi vườn bác đă làm xong bác thường làm giúp vườn cho những người quanh xóm. Xin bác cho biết động cơ nào đă giúp bác thành công và đạt được danh hiệu cao quư này?

 -Thật ra tôi chẳng giỏi ǵ, chẳng qua là do bà vợ tôi... (phóng viên ngắt lời)

 - Đúng rồi, người ta thường nói: đằng sau người đàn ông thành công là một người đàn bà... xin bác cho biết cụ thể bà đă giúp bác những ǵ?

 - Có ǵ đâu, bà cứ cằn nhằn, lăi nhăi suốt ngày tôi chịu không nổi nên phải ra vườn làm cho đỡ nhức đầu đó thôi!

  - Đúng là thời thế tạo anh hùng! Chúc mừng bác đă có một người vợ tuyệt vời!

 

Ngô Chân YKH-9

 

T Thiên Ngô Chân làm vườn

 

Trang Nhà YKHHN