Đúng 70 năm trước, vào ngày 20 tháng 7, 1954, Hiệp Định Genève, Thụy Sĩ, được kư kết, nhằm khôi phục ḥa b́nh tại 3 nước Việt Nam, Lào và Cao Miên, đưa đến sự ra đi của quân đội viễn chinh Pháp và chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Riêng với Việt Nam, sư chia đôi đất nước tại Vĩ Tuyến 17 kéo theo một cuộc di cư khổng lồ với gần cả triệu người Miền Bắc vào Miền Nam, và ngược lại dưới 2 trăm ngàn người gồm binh sĩ Việt Minh và thường dân sống tại Miền Nam tập kết ra Miền Bắc.
Bài viết dưới đây của Bs. Đồng Sĩ Nam về Hiệp Định Genève, ngoài sự kiện lịch sử, c̣n cho người đọc thêm nhiều chi tiết liên hệ đến đại gia đ́nh, khiến bài viết cho thấy trước góc cạnh không chối căi về sau của cuộc chiến anh em tương tàn – dù 2 miền Nam Bắc là 2 quốc gia khác nhau với 2 chính thể, 2 chủ nghĩa khác nhau và được ngăn chia bởi vùng phi quân sự của vĩ tuyến 17.
Một lần nữa, BBT vô cùng cám ơn Bs. Đồng Sĩ Nam. Mong bài viết này sẽ tạo cảm hứng cho những ACE muốn vun xới và tiếp tục ǵn giữ vườn 99 Độ luôn tươi mát và mang màu sắc đa dạng.
BBT-YKHHN
Hiệp Định Genève
Gần 70 năm trôi qua nhưng hình ảnh của môt ngày buồn thảm vẫn ám ảnh mãi trong tâm trí của một cậu bé độ hơn 7 tuổi khi biến cố này xảy đến. Huế vào Hè nhưng không gian u ám với những đám mây xám trôi là đà. Trong đầu óc ngây thơ, tôi linh cảm có chuyện không lành. Những người lớn tuổi anh chị, chú bác ai nấy mặt buồn vời vợi, thở ngắn, thở dài. Hỏi thì bị la, con nít biết chi mà hỏi, đi chỗ khác chơi. Nghe lóm họ bảo nhau như rứa là Việt Nam bị cắt làm hai, khó mà gặp bà con ngoài Bắc. Cắt làm đôi nghĩa là chi hỉ. Rồi một thời gian sau đó, lại nghe tin là hôm qua có dượng ... về dắt mấy thằng em bà con đi tập kết ra Bắc. Mấy bà O, Dì , mất chồng, mất con chạy tới nhà khóc lóc, kêu réo bà nội tôi xin giúp đỡ. Bà tôi cũng chỉ biết thở dài. Kế tiếp là một đoàn dân mặc aó nâu mà người lớn bảo là dân di cư. Họ tạm thời ở trong các lều lớn ngay trên bãi đất ở bến đò Tòa Khâm. Theo anh lớn đi bộ lên Morin thì thấy Tây đi đâu hết. Sau này mới biết đó là ngày 20 tháng 7,1954, ngày hiệp định Genève được ký kết , chia đôi Việt Nam ở vĩ tuyến 17, lấy sông Bên Hải làm ranh giới.
Ngược giòng lịch sử, theo Hoà ước Giáp Thân (Patenôtre) 1884 ,nước Việt Nam bị cắt ra thành ba phần. Nam Kỳ là thuộc địa, hoàn toàn do Pháp cai trị. Trung Kỳ và Bắc Kỳ là xứ bảo hộ. Trên danh nghĩa thuộc về triều đình Huế , nhưng trên thực tế Pháp nắm quyền cai trị với thống sứ ở Bắc và khâm sứ ở Trung. (1)
Ngày 4 tháng 7 năm 1885 , sau cuộc binh biến kinh thành Huế chống Pháp bị thất bại, Quan Phụ Chính kiêm Thượng thư bộ binh Tôn Thất Thuyết đã vời vua Hàm Nghi ban hịch Cần Vương kêu gọi sĩ phu trong nước giúp vua đánh giặc. Vua Hàm Nghi được đưa vào chiến khu Tân Sở Quảng Trị để chi huy phong trào Cần Vương. Phong trào được sự hưởng ứng của các sĩ phu từ Bắc vào Trung.(2) . Ngày 30 tháng 8, 1888, Vua Hàm Nghi bị Pháp bắt sống tại chiến khu. Vì cương quyết bất hợp tác với Pháp nên đã bị đày qua Algerie. Phong trào Cần Vương đã chấm đứt vào năm 1896 sau khi khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng bị thất bại(3)
Đầu tháng 2 năm 1889 vua Thành Thái, con vua Dục Đức, cháu nội của ngài Nguyễn Phúc Bữu Lân ,thuộc dòng Thụy Thái Vương, lên ngôi (vua Dục Đức bị Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường sát hại) . Vua Thành Thái có tư tưởng cấp tiến, chống Pháp. Biết là Pháp khám phá ra ý tưởng bài Pháp của mình, Thành Thái gỉa bộ điên. Tuy nhiên, Pháp đã lợi dụng cơ hội đó bắt Thành Thái thoái vị vào ngày 9 tháng ba năm 1907 .Sau đó bị đày ra đảo Reunion , Phi Châu.(4)
Vào tháng 6 1912, cụ Phan Bội Châu (Phan Thiệu Cát YKH4 là cháu đich tôn của cụ) thành lập Việt Nam Quang Phục Hội , đề xướng chủ nghĩa dân chủ, mục đích đánh đuổi Pháp ra khỏi Đông Dương . Với sự hợp tác của Trần Cao Vân và Thái Phiên ,Việt Nam Quang Phục Hội liên lạc với vua Duy Tân (là con của vua Thành Thái. Ông Vĩnh Tiên,cựu tổng thư ký YKH và thân mẫu của kẻ viết bài là anh em chú bác với vua Duy Tân) để cùng phát động chiến dịch đánh Pháp ở Huế. nhưng việc vở lở , ngày 3 tháng 11 1916, vua Duy Tân bị đày qua đảo Reunion với vua cha là vua Thành Thái (5)
Năm 1923 tại Quảng Châu Trung Hoa , Lê Hồng Phong , Phạm Hồng Thái thành lập Tâm Tâm Xã (Tân Việt Thanh Niên Đoàn). Đến tháng 11,1924 Hồ Chí Minh Nguyễn Ái quốc đến Quảng Châu .Hồ Chí Minh thuyết phục Tâm Tâm Xã hợp tác để thành lập Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội vào ngày 14 tháng 6 năm 1925 (đây là tiền thân của đảng cọng sản Việt Nam).Vào ngày 19 Tháng Sáu năm 1924, tại Sa Diện, Quảng Châu, Phạm Hồng Thái đã ném bom vào bàn tiệc có sự hiện diện của toàn quyền Đông Dương Merlin.Ông này thoát chết . Phạm Hồng Thái bị truy nă và không muốn bị bắt nên đă nhảy xuống sông Châu Giang tự tử .Vào năm 1925 th́ Tâm Tâm Xã tự giải tán. Năm 1927 Nguyễn Thái Học thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng . Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái 1930 . V́ thất bại , ông đã bị giam và bị Pháp chặt đầu cùng với 12 đồng chí vào ngày 17 tháng sáu năm 1930.Cách Mạng Đồng Chí Hội giải tán vào năm 1929 . Vào ngày mùng 2 tháng ba năm 1930 đảng cọng sản Việt Nam được thành lập . Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) ra đời .
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Để được sự ủng hộ của người Việt, cùng những nước Á châu khác đang bị Nhật chiếm đóng, Nhật trao trả độc lập cho Việt Nam.
Ngay sau đó, vào ngày 11/3/1945, vua Bảo Đại kư đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ Ḥa ước Patenôtre kư với Pháp năm 1884 cùng các hiệp ước bảo hộ khác, khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.
Một chính phủ Đế quốc Việt Nam được thành lập vào ngày 17 tháng tư 1945 dưới sự lãnh đạo của vua Bảo đại và Trần Trọng Kim ,lấy cờ quẻ ly làm cờ hiệu .Đó là cờ vàng 3 sọc đỏ, có hỡ một khúc ở đoạn giữa.
Ngày 14 tháng 8 1945 Nhật đầu hàng đồng minh .
Ngày 19 tháng 8, Việt Minh cướp chính quyền. Ngày 30 tháng 8 1945 cựu hoàng đế Bảo Đại thoái vị (Theo hồi ký Con Rồng Việt Nam, cựu hoàng Bảo Đại ra tuyên ngôn thoái vị, đề ngày 25 tháng 8, 1945. Ngài đã ở trong tình trạng cô đơn, chỉ có người thân duy nhất là Hoàng Thân Vĩnh Cẩn ở bên cạnh. Trần Trong Kim đã xin từ chức ngày 11 tháng 8. Việt Minh đã ép buộc cựu hoàng thoái vị, công khai tuyên bố cho mọi người biết) (6)
Ngày 2 tháng 9, HCM tuyên bố Việt Nam độc lập
Tháng 9 năm 1945 Pháp trở lại Việt Nam.
Ngày 6 tháng 3 năm 1946 hiệp định sơ bộ Việt Pháp ra đời cho phép Pháp đưa quân vào miền Bắc và đổi lại Pháp công nhận Việt Minh độc lập trong liên bang Đông Dương thuộc liên hiệp Pháp . Ngày 13 tháng 9, 1946, hội nghị Fontainebleau diễn ra giữa Pháp và Việt Minh , trong đó Pháp không chịu để Nam Kỳ tự trị độc lập . Tuy nhiên vào nửa khuya ngày 14 tháng 9, 1946 Hồ Chí Minh và Pháp ký tạm ước chiụ nhượng bộ cho Pháp vẫn giữ nhiều quyền lợi ở Vietnam
Giai đoạn từ 1947 cho đến 1949 Việt minh (VM) bắt đầu chuyển từ pḥng ngự sang phản công với sự giúp đỡ của các nước cọng sản như trungHoa và Nga Sô.
Tháng 2, 1947, Pháp tấn công và buộc VM phải rời bỏ nhiều thành phố lớn ở Bắc và Trung phần. HCM và chính phủ phải di tản về Thái Nguyên
Vào khoảng tháng 12,1947, Pháp lại tiếp tục tấn công và gây thiệt hại lớn cho VM
Vào ngày 7 tháng 12 ,1947, Bảo Đại và Cao Uỷ Pháp tại Đông Dương Bollaert ký hiệp ước Vịnh Hạ Long, theo đó, Pháp công nhận một thể chế Việt Nam độc lập ở miền Bắc Việt Nam, nằm trong Liên Hiệp Pháp.Việt Minh không được đề cập đến trong thỏa ước .Tuy nhiên Pháp vẫn nắm kiểm soát về ngoại giao và quốc phòng, cũng như Pháp vẫn không chấp nhận thống nhất ba miền Nam Trung Bằc. Hiệp ước này không được thực thi.
Từ 1948, VM tung ra nhiều đợt tấn công vào các đồn bót và các đoàn xe quân sự gây thiệt hại nặng cho Pháp.
Vào tháng 8, 1948, một thỏa ước nữa lại được ký giữa Pháp và chính phủ Nguyễn Văn Xuân(QGVN), trong đó, Pháp cam kết thực sự tôn trọng nền độc lập của Việt Nam. Tuy nhiên, Pháp vẫn kiểm soát ngoại giao và quốc phòng. Một lần nữa, Bảo Đại không đồng ý và bỏ qua Pháp.
Vào tháng 3, 1949, Bảo Đại và Pháp lại ký thỏa ước Elysée , theo đó,Pháp tái xác nhận nền tự trị của quôc gia Việt Nam, mặc dù quốc phòng và ngoại giao vẫn ở trong tay Pháp
(...Bởi vì thẳng thắn mà nói thế nào là một quốc gia độc lập khi nó không được quyền tự chủ về ngoại giao và cả sự bảo vệ lãnh thổ...rằng nước Việt Nam đang sống trong giảp pháp cuối cùng của Pháp chứ không phải bằng giải pháp Bảo Đại.(6)
Tháng 10, 1949, Mao Trạc Đông thành lập Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa(CHNDTH) sau khi đuổi Tưởng Giới Thạch ra Đài Loan.
Ngày 8/12/1950, Quốc gia Việt Nam và Pháp kư Hiệp định quân sự thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam bằng cách đặt một số đơn vị quân đội Pháp tại Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Quốc gia Việt Nam. Đến cuối năm 1950, Pháp đă kư kết các Hiệp ước với Quốc gia Việt Nam, trao trả các quyền hành chính, ngoại giao, thuế quan, quản lư xuất nhập cảnh... cho nhà nước này. Việc chuyển giao quyền kiểm soát các cơ quan chức năng cho Quốc gia Việt Nam được thực hiện dần trong những năm sau đó. Tuy đă được Pháp chuyển giao tất cả các chức năng nhà nước nhưng Quốc gia Việt Nam vẫn phải phụ thuộc vào viện trợ và sự bảo vệ của quân Pháp để duy tŕ hoạt động
Bắt đầu năm 1950, CHNDTH và Mỹ tham dự vào chiến tranh Đông Dương với Mỹ ủng hộ và viện trợ quân sự cho Pháp và Quốc GiaViệt Nam trong khi CHNDTH ra tay tiếp tế quân sự cho VM. Vào tháng 9,1950, Võ Nguyên Giáp tấn công Đông Khê, một căn cứ cuả Pháp ở Cao Bằng. Căn cứ này bị thất thủ
Đến cuối năm 1950, VM thực hiện các cuộc tấn công quy mô gây thiệt hại không nhỏ cho Pháp; tuy nhiên VM cũng bị tổn thất khá lớn.
Đầu năm 1951, Pháp xây dựng nhiều phòng tuyến để ngăn cản VM xâm nhập vào đồng bằng Bắc Bộ.
Cuôi năm 1952, VM làm chủ hầu hết vùng Sơn La, Yên Bái và Lai Châu. Tuy vậy, cuộc tấn công vào căn cứ Nà Sản, Sơn La của VM đã bị Pháp, dưới quyền chỉ huy của Tướng Salan, đánh bại và VM phải rút lui với thiệt hại nặng nề.
Điện Biên Phủ (ĐBP)hay lòng chảo Mường Thanh cách Lai Châu 80km về phía Nam, cách Hà Nội 300km về phía Tây, gần biên giới Việt Lào . Điện Biên Phủ là một điểm chiến lược dùng để bảo vệ vùng Thượng Lào và thủ đô Lào Luangprabang, cũng như để án ngữ không cho VM có đường thông thương qua Lào. Đây là một thung lũng dài 20km, rộng 6km, có rừng rậm và đồi núi bao quanh. Hai vòng núi, vòng ngoài có cao độ từ 1000 đến 2000 m. Vòng trong với những ngọn đồi thấp khoảng 700m, nhưng với độ dốc cao
ĐBP là cái bẫy mà Pháp dăng ra để nhữ cho VM tấn công. Tướng Navarre suy luận với một lực lượng binh sĩ đông đảo, súng ống, đạn dược tối tân, tiếp liệu dư thừa do Mỹ viện trợ, được đưa vào lòng chảo bằng phi cơ, nhảy dù . Theo nhận định của Navarre, với một lực lượng quân sự thượng thừa cọng thêm yễm trợ không quân sẵn sàng, mau chóng thì viêc tiêu diệt VM chỉ là chuyện nhỏ.
Theo nghiên cứu của Pháp, VM lúc đó thực lực quân sự không đáng kể, không thể nào di chuyển vật liệu lên ĐBP vì không có máy bay. Vận chuyển bằng đường bộ thì phải băng qua đồi núi hiểm trở, và Pháp thường xuyên oanh kích các đường lộ ngăn cản VM thồ vật liệu lên cứ điểm. Pháp cho rằng dù VM có tấn công ĐBP, cũng chỉ cầm cự khoảng tối đa một tuần là phải rút lui. Không kể là VM có thể bị tiêu diệt trọn ổ dưới dàn pháo binh và không quân vượt bực của Pháp(do Mỹ cung cấp) . Theo nhặn xết là VM không có cách gì để chuyển vũ khí hạng nặng lên các đồi núi nên Navarre đã bỏ các vùng đồi núi chung quanh ĐBP cho VM
Ngày 20 tháng 11 1953, Pháp, dưới sự chỉ huy của tướng Cogny, đã tiến chiếm ĐBP với một lực lượng hùng hậu. VM phải rút lui.
Ngày 3 tháng 12, 1953, Navarre đã quyết định tăng cường cho Điện Biên Phủ khiến nơi này trở thành một "pháo đài bất khả xâm phạm" ,dùng cứ điểm này làm bẫy để nhữ VM. Nhưng Navarre không hề biết rằng bản thân đă rơi vào một cái "bẫy" của Vơ Nguyên Giáp khi "đặt bẫy" đối thủ của ḿnh. Việc xây dựng một loạt cứ điểm ở vùng núi Tây Bắc hiểm trở đă hút đi của Pháp những đơn vị thiện chiến nhất. Điều đó tạo nên khoảng trống không thể bù vào ở đồng bằng Bắc Bộ.
Vơ Nguyên Giáp quyết định vào "bẫy", và đưa vào Điện Biên Phủ 4 sư đoàn với một số lượng lớn pháo xấp xỉ quân Pháp ở Điện Biên Phủ, dù dự trữ đạn pháo khá hạn chế (chủ yếu là thu được của Pháp; Trung Quốc viện trợ rất hạn chế. Những cuộc hành quân trên toàn Đông Dương không cho Pháp tập hợp một đội quân cơ động để ứng cứu Điện Biên Phủ. Những đơn vị pḥng không đầu tiên của VM được huấn luyện ở Liên Xô đă về nước tham chiến. Một lực lượng khổng lồ dân công làm công tác vận tải. Các đơn vị mạnh nhất của VM tiến hành bao vây quân Pháp ở Điện Biên Phủ.
Cuộc vây hăm Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 7 tháng 5 th́ quân Pháp đầu hàng. Hôm sau, 8 tháng 5,1954 bắt đầu họp ở Genève.
Trong thời gian chiến dịch, Pháp không có khả năng xoay chuyển t́nh thế nên đă đề nghị Mỹ cứu viện. Tại Washington đă có cuộc tranh luận về việc Mỹ có nên trực tiếp can thiệp bằng quân sự để cứu viện cho Pháp, có tướng lĩnh c̣n đề nghị thả bom nguyên tử xuống Điện Biên Phủ. Nhưng tổng thống Eisenhower đă quyết định loại bỏ khả năng đó do chính quyền Anh sẽ không ủng hộ. Không quân Mỹ sẽ thả vũ khí tiếp viện cho quân Pháp, nhưng quân Mỹ sẽ không đổ bộ vào Việt Nam.
Lời bàn Mao Tôn Cương: trong binh pháp Tôn Tử, những điểm quan trọng mà người cầm quân cần phải lưu tâm là:
· Không nên khinh địch
· Không nên trông cậy vào người khác
· Nhiều lúc tưởng là bạn ai ngờ đâu bị bạn đâm sau lưng
· Không đóng quân ở chỗ thấp
Navarre đã phạm nhiều lỗi nên thất bại cũng là chuyện dễ hiểu.
Ngày 4/6/1954, trước khi Hiệp định Genève được kư kết 6 tuần, Thủ tướng Pháp đă kư Hiệp ước Matignon (1954) với Thủ tướng Quốc gia Việt Nam công nhận Quốc gia Việt Nam hoàn toàn độc lập và là thành viên của khối Liên hiệp Pháp[36]. Theo đó chính phủ Quốc gia Việt Nam sẽ tự chịu trách nhiệm với những hiệp định quốc tế được kư bởi Chính phủ Pháp trước đó nhưng có liên quan tới họ, cũng như không c̣n bị ràng buộc bởi bất cứ hiệp ước nào do Chính phủ Pháp kư sau này. Tuy nhiên, có ư kiến cho rằng Quốc gia Việt Nam vẫn bị ràng buộc bởi Liên hiệp Pháp v́ chính phủ này chỉ sở hữu một vài thuộc tỉnh của một chủ quyền đầy đủ, và đặc biệt là QGVN phụ thuộc vào Pháp về quốc pḥng[37]. Mặt khác, Hiệp ước Matignon chỉ được kư dưới hình thức ghi nhận giữa 2 Thủ tướng chứ không phải nguyên thủ cao nhất của 2 bên (Tổng thống Pháp René Coty và Quốc trưởng Bảo Đại)
Hội nghi Genève bắt đầu họp từ ngày 8 tháng 5,1954 với hai thành phần nồng cốt, Pháp với Trưởng đoàn là Bidault và VM với trưởng đoàn là Phạm văn Đồng.
Tham gia trực tiếp bên cạnh hai bên đàm phán chính là Anh, Mỹ, Nga và Trung cọng .
Tham gia gián tiếp qua ủy quyền: Quốc Gia Việt Nam(QGVN) ủy quyền cho Pháp tham gia trực tiếp(dù là một nước độc lập nhưng quyền bính về ngoại giao và quốc phòng vẫn do Pháp điều khiển).Lào, Kampuchia cũng ủy quyền cho Pháp. Pathet Lao và Kmer Issarak ủy quyền cho VM.
Nội dung cơ bản của hiệp định genève đ́nh chỉ chiến sự tại Việt Miên Lào
· Các nước tham dự cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của 3 nước Việt Miên Lào
· Không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước
· Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn lập lại ḥa b́nh trên toàn Đông Dương
· Các bên tham chiến thực hiện cam kết chuyển quân chuyển giao khu vực trao trả tù binh . Dân chúng mỗi bên có quyền di cư sang lănh thổ do bên kia kiểm soát trong thời gian quân đội hai bên đang tập kết
· Cấm đưa quân đội nhân viên quân sự vũ khí nước ngoài vào Đông Dương
· Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự tại Đông Dương
· Thành lập ủy hồ quốc tế kiểm soát đ́nh chiến Đông Dương với Ấn Độ, Ba Lan ,Canada và Ấn Độ độ làm chủ tịch
· Sông Bến Hải vĩ tuyến 17 được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm 2 vùng tập kết quân sự tạm thời .Quân đội nhân dân Việt Nam tức là Việt Minh tập trung về phía bắc; quân đội liên hiệp Pháp bao gồm cả quân đội Quốc Gia Việt Nam tập trung về phía Nam .Tập kết chính trị tại chỗ .Tập kết dân sự theo nguyên tắc tự nguyện Khoản a điều 14 ghi rơ trong khi đợi tuyển cử thống nhất Việt Nam bên nào có quân đội của ḿnh tập hợp ở vùng nào theo quy định của hiệp định này th́ bên đấy sẽ phụ trách quản lư hành chính ở vùng ấy.Hiệp định thừa nhận chủ quyền Việt Nam dân chủ cọng ḥa tức là Việt Minh của cả 2 miền Nam Bắc vĩ tuyến 17
· Điều 6 bản tuyên bố chung ghi rơ “đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng nó là biên giới phân định về chính trị hay lănh thổ”
Sau nhiều cuộc thảo luận riêng rẽ giữa Pháp, Trung cọng, Nga và VM, hiệp định Genève đã ra đời ngày 20 tháng 7,1954 với nhiều văn kiện:
· Ba hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt, Miên, Lào
· Bản tuyên bố cuối cùng của hội nghị(không có chữ ký nhưng có tuyên bố phản đối của các bên tham dự :đồng nghiã với việc Bản tuyên bố cuối cùng được các bên chấp thuận)
Ngòai ra còn có những bản tuyên bố riêng và nhỗng văn kiện ngoại giao riêng giữa các nước tham gia như:
· Bản tuyên bố riêng ngày 21 tháng 7, 1954 của Mỹ
· Bản tuyên bố của Pháp ngày 21 tháng 7, 1954, trong đó nêu rõ Pháp sẵn sàng rút quân ra khỏi lãnh thổ Việt, Miên, Lào theo lời yêu cầu của các nước có liên quan trong một thời gian do các bên thỏa thuận.
· Các công hàm trao đổi giữa VM và Pháp (QGVN chỉ là thứ yếu bên cạnh Pháp, không được treo cờ, không được phát biểu ý kiến. Mọi vấn đề đem ra thảo luận để quyết định với VM đều do Pháp chủ động, QGVN chỉ được thông báo sau đó. Ngọai trưởng Trần Văn Đỗ tuyên bố QGVN không ký hiệp định vì có những điều khoản gây nguy hại nặng nề cho tương lai chính trị của QGVN. hiệp định đă nhường cho VM những vùng mà quân đội quốc gia c̣n đóng quân và tước mất của quốc gia Việt Nam quyền tổ chức pḥng thủ. Bộ tư lệnh Pháp đă tự ấn định ngày tổ chức tuyển cử mà không có sự thỏa thuận với phái đoàn QGVN... Chính phủ QGVN yêu cầu hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách kư kết hiệp ước cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân việt. Chính phủ QGVN yêu cầu hội nghị ghi nhận rằng chính phủ tự dành cho ḿnh quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện thống nhất độc lập và tự do cho xứ sở.
Tuy vậy, lời phản kháng và đề nghị của đại diện QGVN đă không được hội nghị bàn tới .Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ từ Geneve tuyên bố với các báo chí như sau “Từ khi đến Geneve, phái đoàn không bao giờ được Pháp hỏi về ư kiến về điều kiện đ́nh chiến ,đường phân ranh và thời hạn tổng tuyển cử .Tất cả những vấn đề đó đều được thảo luận ngoài hội nghị thành ra phái đoàn Việt Nam không thế nào bày tỏ được quan điểm của ḿnh.”
· Tuy lên tiếng phản đối , nhưng sau khi hiệp định được kư kết , chính phủ và quân đội QGVN vẫn cùng quân Pháp tập kết về phía nam vĩ tuyến 17 bởi họ vẫn là thành viên của Liên Hiệp Pháp )
· Lập trường của Hoa Kỳ: Ngay trước khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc một tháng, Hoa Kỳ đă yêu cầu Pháp bằng mọi cách không được thất bại, vì lo ngại phong trào cọng sản sẽ lan rộng khắp Đông Nam Á. Phái đoàn Hoa Kỳ từ chối kư hiệp định Genève nhưng ra Tuyên bố nước này sẽ coi mọi sự tái diễn của các hành động bạo lực vi phạm hiệp định là điều đáng lo ngại và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với ḥa b́nh và an ninh quốc tế .Trong tuyên bố của ḿnh đối với sự chia cắt Việt Nam trái nguyện vọng của hai miền Nam Bắc, chính phủ Mỹ cũng nêu rơ quan điểm “tiếp tục cố gắng đạt được sự thống nhất thông qua những cuộc tuyển cư tự do được giám sát bởi Liên Hiệp Quốc để bảo đảm chúng diễn ra côngbằng.
Kết thúc hội nghị Genève,trưởng phái đoàn chính phủ Mỹ tuyên bố ghi nhận và cam kết tôn trọng quyết định của các bên tham gia hội nghị Genève. Nhưng liền sau đó chính tổng thống Mỹ lại tuyên bố “Hoa Kỳ không tham dự vào những quyết định của hội nghị Geneve và không bị ràng buộc vào những quyết định ấy” .Cũng như tổng thống của ḿnh, thượng nghị sĩ John F Kennedy tuyên bố quốc gia Việt Nam là con đẻ của chúng ta Chúng ta không thể từ bỏ nó.
Tóm lại, từ khi thành lập cho đến khi hiệp định Genève được ký kết, Quốc Gia Việt Nam vẫn là một thực thể chỉ có hình thức. Ví von như một người đi bên cạnh cuộc đời, không có quyền, không được trực tiếp tham gia vào bất cứ sinh hoạt chính trị nào để trực tiếp quyết định vận mạng của mình. Hết lệ thuộc vào Pháp, rồi bị Pháp bỏ rơi. Sau này, lại ảnh hưởng, gắn bó với Mỹ, rồi cũng bị tay này lạnh lùng hất bỏ. Tuy nhiên, cũng nên cám ơn cựu quốc trưởng Bảo Đại và cọng sự của ngài, nhờ họ mà bây giờ chúng ta vẫn giữ và mang theo lá cờ Quốc Gia màu vàng ba sọc đỏ khắp mọi nơi trên thế giới.
Đồng Sĩ Nam
References
· Billot, Albert, L’affaire du Tonkin : histoire diplomatique de l'établissement de notre protectorat sur l'Annam et de notre conflit avec la Chine, 1882–1885, par un diplomate, J. Hetzel et Cie, éditeurs, Paris, 1886, trang 84-86.
· "Le Laos et le protectorat français". Nguồn: Thư viện quốc gia Pháp (gallica.bnf.fr)
· Vietnamese Anticolonialism, 1885-1925 by David G. Marr
· Viet Nam Sử Lược Trần Trọng Kim
· Elysée Accords U. S. Containment Policy and the Conflict in Indochina
· Pentagon Papers. The Geneve Conference May-July 1954
· Geneva Agreement on the cessation of hostilities in Vietnam.20/5/1654
· Phan Boi Chau, Vietnamese patriot , Britanica
· Bảo Đại,Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam Tácgiả:PhạmCaoDương Tái bản 09.2017
· Bảo Đại, Con Rồng Việt Nam ,HỒI KÝ CHÁNH TRỊ 1913-1987, Nguyễn Phước Tộc xuất bản 1990
Thăm mộ Liệt sĩ Phạm Hồng Thái tại Quảng Châu (Hứa Hoành) July 5, 2014 Lê Thy
· DienBienPhu Factsanddetails.com
· Wikipedia