Hành Tŕnh

 

Biết bắt đầu như thế nào cho hành tŕnh đi t́m cuộc sống b́nh thường của tôi nhỉ ???

Sau nhiều lần bị từ chối v́ những lư do "tế nhị", những lư do mà chính tôi là người trong cuộc cũng không biết phải tự giải thích như thế nào, tôi đành buông xuôi, chấp nhận cuộc sống mà nghiệp chướng đă dành cho tôi. Trăn trở, đau khổ, chỉ làm cho tôi thêm buồn, và làm trầm lặng thêm cuộc sống gia đ́nh sau khi tôi mang trọng bệnh .

 

Một buổi trưa vắng lặng, nằm một ḿnh trong căn nhà rộng thênh thang, căn nhà càng rộng hơn từ khi các con tôi đủ lông đủ cánh, bay đi về phương xa để t́m tương lai và hạnh phúc cho cuộc sống. Tôi như chơi vơi trong cơi mộng và thực tế của đời thường. Chiếc vơng tôi nằm đong đưa, kêu lên những tiếng kẽo kẹt như than thân trách phận. Bất giác bàn tay tôi đụng vào chiếc túi hậu môn đeo bên cạnh ḿnh. Tôi chợt ứa nước mắt, dù đă từ lâu, tôi vẫn thường tự nhủ ḿnh rằng: không được khóc, phải vui mà sống, cho dù cuộc sống có nghiệt ngă với tôi thế nào đi nữa cũng phải gắng nở một nụ cười!!! Tôi đă cố gắng vui, cố gắng cười mỗi khi có thể, nhưng những nụ cười ấy có phản ánh đúng tâm trạng thật của tôi hay không, hay chỉ là ánh hào quang phồn vinh giả tạo? Nhưng rồi nước mắt vẫn cứ trào ra dù tôi cố ngăn lại.

 

Tôi với tay cầm chiếc điện thoại lên và t́m số của Bác Sĩ Phồn. Anh là huynh trưởng của Y Khoa Huế chúng tôi. Tiếng anh bên kia đầu dây vọng lại. Tôi ngập ngừng: Thưa anh, em là Băng Thanh đây!!! Tôi nghe tiếng anh như reo vui lên, làm cho tôi thêm can đảm: Băng Thanh hả, khỏe không? T́nh trạng bệnh ra sao rồi? Đừng lo lắng, không sao đâu.

Tôi trả lời cho anh từng câu hỏi một và: Thưa anh, anh có thể giới thiệu em cho GS Văn Tần được không ạ? Anh trả lời ngay, không ngập ngừng: Được, được, cứ lên nhà anh lấy giấy giới thiệu nhé.

Ḷng nhiệt thành của anh như chắp cánh cho tôi trong hành tŕnh đi t́m một cuộc sống b́nh thường như hàng tỷ người trên trái đất, mà chỉ khi ai bị mất đi như tôi mới cảm thấy nó đáng quư đến như thế nào!!!

Cầm lá thư anh Phồn viết cho Giáo Sư Văn Tần với những lời lẽ chân t́nh nhất, nhưng tôi vẫn ngần ngại chưa dám đến văn pḥng của ông. Cho đến một ngày, chồng tôi khuyến khích: Đừng bỏ qua những cơ hội nhiều khi chỉ đến với ḿnh một lần trong đời. Em phải can đảm lên chứ. Lúc đó tôi mới sực tỉnh, và quyết định đến văn pḥng của vị Giáo Sư Bác sĩ nổi tiếng của Sài G̣n.

 

Ông tiếp đón tôi với vẻ mặt ân cần như tiếp thêm sức cho tôi. Ông hỏi tôi về bệnh sử, t́nh trạng hiện tại của tôi, và nguyện vọng của tôi. Tôi trả lời: Thưa Thầy, nguyện vọng của em là xin Thầy đóng hậu môn nhân tạo, đưa ruột của em vào vị trí ban đầu. C̣n những tổn thương trên gan th́ xin Thầy cứ để yên v́ em sợ sức khỏe của em không thể chịu đựng thêm. Ông từ tốn: Tôi cứ cho cô nhập viện đă, c̣n vấn đề đóng hậu môn nhân tạo được hay không c̣n tùy vào kết quả xét nghiệm nữa.

 

Vậy là sau một năm, tôi lại nhập viện lần thứ hai trong cuộc đời của ḿnh...

Tôi nhập viện trong tâm tư hoang mang, nửa th́ muốn, nửa th́ không, v́ tôi không biết nếu mổ lại lần nữa, tôi có thể chịu đựng được không, khi sức khỏe của ḿnh đă sút giảm quá nhiều sau lần đại phẫu trước, và nhất là sau 7 lần hóa trị. Nhưng nếu không mổ được tôi lại càng buồn hơn. Tâm trạng phân vân ấy theo đuổi tôi suốt hai tuần nằm viện để xét nghiệm. Tôi phải nhiều lần tự nhủ ḿnh rằng, lần nằm viện này cứ xem như lần kiểm tra sức khỏe, nếu tốt th́ mổ đưa ruột trở về vị trí ban đầu, nếu xấu th́...

 

Tôi được GS Văn Tần và các BS học tṛ của ông chăm sóc tận t́nh và chu đáo. Các điều dưỡng và nhân viên trong khoa cũng ân cần đối với tôi nên cái cảm giác ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN của hai lần nằm viện trước gần như xóa nḥa bớt trong kư ức của tôi. Tôi có cảm giác sau hai lần rơi xuống 7 và 9 tầng địa ngục, lần này tôi thật sự trở về trần gian. Bs Tấn, một đồng nghiệp người Huế bật cười khi nghe tôi nói như vậy, nhưng h́nh như cảm thông hoàn toàn với ư nghĩ đó của tôi, v́ ai đă từng sống và trải qua môi trường ở đây đều hiểu rơ như vậy.

 

Trải qua nhiều xét nghiệm, thử máu, kiểm tra chức năng thận và gan, siêu âm, chụp X Quang, ECG, siêu âm, CT scanner, nội soi ..v.v..và v.v.., tôi được chính thức báo tin lịch mổ của tôi vào ngày 3 tháng 10, nghĩa là gần 1 năm sau cuộc đại phẫu lần thứ nhất.

 

Ngày tôi chuẩn bị mổ, các bạn Y Khoa khóa 12 của tôi hẹn nhau tập trung tại BV để yểm trợ tinh thần cho tôi. Vĩnh, Huyền Vân và phu quân, cảm động hơn là Xuân Mai dù đang chăm sóc An, nhưng vẫn hẹn với tôi là sẽ có mặt để theo dơi, an ủi tôi. Vĩnh đến rất sớm và ngồi nói chuyện với chồng tôi. Tôi được đưa vào pḥng mổ lúc 7 giờ sáng để cas mổ bắt đầu lúc 7g30. Lần phẫu thuật này tôi dấu tất cả v́ tôi sợ làm phiền mọi người mất thời gian quư báu đi thăm viếng tôi. Chỉ một số rất ít bạn đồng môn biết được, v́ chúng tôi thường thảo luận với nhau về bệnh trạng của tôi để t́m ra một phương án tốt nhất cho việc điều trị của tôi.

 

Cas mổ kéo dài 4 tiếng đồng hồ, mà sau này nghe chồng tôi nói lại tôi mới biết. Tôi được nằm pḥng ICU thêm 12 tiếng nữa. Chồng tôi nói anh cứ như ngồi trên đống lửa v́ không biết t́nh h́nh của tôi như thế nào. Khi tôi được đẩy ra pḥng ngoài, nh́n những gương mặt thân yêu cúi xuống bên tôi mà nước mắt tôi trào ra. Rất mệt, rất đau đớn!!! Tôi chỉ biết diễn tả cảm giác của tôi lúc bấy giờ gói gọn vào mấy chữ ấy. Tôi th́ thào với đứa con dâu: Chắc mẹ không sống nỗi quá. Dây nhợ trên ḿnh tôi ḷng tḥng, phải đến 6, 7 sợi dây. Tôi cắn chặt răng để nén tiếng kêu rên v́ đau đớn. Sốt li b́ 3 ngày đêm không dứt , tôi chỉ biết thầm cầu nguyện, v́ tôi sợ... Sợ t́nh huống xấu nhất xảy ra, tôi phải phẫu thuật lại... Lạy Trời, tôi không dám nghĩ đến...

 

Rồi đến ngày thứ 4, như một phép nhiệm mầu đến với tôi, tôi hết sốt, khỏe hơn. Chồng con tôi mừng rỡ, các bạn Huyền Vân và Vĩnh chúc phúc cho sức khỏe của tôi. Một số bạn khác được tin đến Bệnh viện thăm tôi đều ái ngại, v́ sợ tôi không qua khỏi.

 

Vậy đó, vậy mà tôi đă vượt qua được!!! Nhờ GS Văn Tần, nhờ các BS đồng nghiệp ở BV, nhờ t́nh thương yêu vô bờ bến của chồng con, nhờ sự quan tâm của các bạn, một lần nữa, tôi lại vượt qua cửa ải khó khăn nhất trong hành tŕnh đi t́m lại cuộc sống b́nh thường! Những ai có trải qua khổ đau này mới thông cảm và xẻ chia được. “Có một lần mất mát, mới thương người đơn độc…”

 

Mười hai ngày sau khi mổ, tôi được phép xuất viện. Về đến căn nhà thân yêu, nơi tôi đă từng sống gần ba mươi năm qua, tôi bước thật chậm. Phần v́ vết thương c̣n đau xé người, phần v́ tôi muốn thu gọn tất cả những h́nh ảnh thương yêu, từng ngóc ngách trong ngôi nhà mang đậm kỷ niệm của một thời. Đặt ḿnh xuống chiếc giường quen thuộc, tôi cắn chặt răng để không bật lên tiếng kêu rên v́ đau đớn. Vết mổ quá dài, sự kết dính cũng giảm sút v́ sức khỏe của tôi không như trước kia. Tôi nằm ĺ trên giường, v́ mỗi lần di chuyển là mỗi lần rất đau đớn. Tôi chỉ cố gắng tự phục vụ ḿnh về những nhu cầu cần thiết để tránh phiền phức đến người thân.

 

Ba tuần nằm nhà, được săn sóc về chuyên môn lẫn đời thường của chồng con, tôi dần dần b́nh phục. Tôi đă có thể cười nói, di chuyển chậm trong nhà. Tôi đón nhận ánh mắt vui mừng của chồng con. Các sinh hoạt thường nhật dần dần trở về với tôi, b́nh thường như bao nhiêu người khác, nhưng với riêng tôi, đó là món quà vô giá mà Thượng Đế đă ưu ái ban tặng lại cho tôi sau thời gian dài một năm trời ṛng ră. Chiếc túi bên cạnh tôi không c̣n nữa, chỉ c̣n những vết sẹo đen ś, lồi lơm như những hố bom thời chiến tranh là chứng tích cho cuộc chiến không cân sức của tôi và căn bệnh nan y của thế kỷ.

 

Khi bắt đầu hồi phục, tôi nói với chồng con tôi rằng, ước nguyện của tôi là ra Huế thăm lại ngôi nhà thân yêu, thăm các em, và thăm cha mẹ, dù cha mẹ đă quy tiên. Chúng tôi thu xếp mọi công việc ở nhà, và anh đưa tôi ra Huế theo nguyện ước của tôi. Vừa về đến nhà, các em, các cháu tôi mừng rỡ chạy ra đón chào. Các em tôi ôm lấy tôi mà khóc ̣a. Tôi nức nở: C̣n sống mà về thăm nhà, thăm các em như vậy đă là một may mắn lắm rồi.

 

H́nh chụp với gia đ́nh BS Ngô Quang Phong và Bs Văn Công Trọng cùng khóa 12 YKH

Với các bạn Đồng Khánh Huế

Chồng tôi chiều theo ư muốn của tôi, lần về Huế này tôi ghé thăm những người bạn cùng cảnh ngộ với tôi là PL và VCT, nh́n các bạn tôi cố kềm những giọt nước mắt chực trào ra. Chỉ những người trong cuộc như chúng tôi mới cảm thông hết những đau khổ, những oan trái mà chúng tôi đă, đang và sẽ trải qua.

 

Với BS Lê Quang Thông và các bạn YKH khóa 12 ở Đà Nẵng

Tôi cũng ghé Đà Nẵng thăm HTP, để an ủi, để yểm trợ tinh thần cho cô bạn đồng nghiệp và đồng môn này. P hứa với tôi, sẽ lạc quan để sống, để sẽ vào Sài G̣n thăm tôi...Tôi ôm cô bạn vào ṿng tay mà ngậm ngùi. Thương sao là thương!!!

 

Chuyến đi thật tốt đẹp. T́nh gia đ́nh, gia tộc đậm đà nghĩa t́nh, t́nh bằng hữu thăng hoa. Tôi được các bạn ở Huế như Phong, như Lộc, như Đức, Mỹ, Hạnh, Chi, Thủy, Huệ... tiếp đón ân cần. Tôi được các bạn ở Đà Nẵng niềm nở, chu đáo. Cám ơn Lê Quang Thông và phu nhân đă dành trọn những ǵ ưu ái nhất để đón vợ chồng tôi trong chuyến đi vừa qua. Không thể nào quên những ân t́nh đó. Những ân t́nh sẽ đi vào tiềm thức của tôi, trú ngụ trong quả tim và khối óc của tôi, để mỗi khi nhớ về, đó là những động lực để tôi chiến đấu dành lấy sự sống của ḿnh. Tạ ơn Trời, cám ơn cuộc đời đă cho tôi hương hoa và mật ngọt, sau khi tôi nếm trải cay đắng, khổ đau...

                                                                     

Tháng 11 năm 2012

BS MAI BĂNG THANH

 

 

 

<< trang trước            << trang chủ