Trong khi góp phần phát triển và thịnh vượng chung cho đất nước Hoa Kỳ, bằng nỗ lực, tính cần cù và trí thông minh vốn có, một số không nhỏ người Việt đă tích lũy được những tài sản đáng kể.  Bài viết sau đây cho chúng ta vài khái niệm về quá tŕnh tiên liệu, hoạch định, và phân bố các tài sản ấy cho người thừa kế một cách hiệu quả và ít tốn kém nhất.

Tác giả là Phạm Viết Ánh, một thân hữu và cựu học sinh của Quốc Học, ĐH Luật Khoa, Huế. Ông tốt nghiệp ĐH Luật Western State University, College of Law in Fullerton, USA.

Thành thật cám ơn tác giả và hân hạnh giới thiệu.

BBT

 

HOẠCH ĐỊNH DI SẢN 

 

Hoạch định di sản có lẽ là một khái niệm hơi xa lạ với người Việt chúng ta. Một phần v́ chẳng ai muốn nghỉ và tính toán chuẩn bị cho ngày ra đi. Một lư do khác là ở Việt Nam trước 1975, chúng ta không có những luật lệ về Probate (luật liên quan đến việc phân chia tài sản của người quá cố,) rắc rối, tốn kém thời giờ và tiền bạc qua thuế di sản (Estate tax) cao như ở Mỹ.

Di sản là ǵ?

Theo Black's Law Dictionary, Estate có nghĩa là tài sản, từ này có thể được dùng thay thế cho những từ property, right hay interest. Từ này cũng được dùng để chỉ tài sản của người quá cố mà chúng tôi tạm dịch là di sản. Di sản của một người gồm tất cả tài sản mà người đó vẫn c̣n quyền sở hữu lúc qua đời trừ đi số nợ mà người này đang c̣n thiếu. Tài sản này có thể là động sản như đồ đạc, nữ trang hay bất động sản như nhà cửa, đất đai. Tài sản có thể hữu h́nh như áo quần, hay vô h́nh như tác quyền (copyright,) hay quyền sáng chế (patent.) Người quá cố có thể sở hữu nó một ḿnh (sole ownership,) hay join với người khác (joint ownership). Nó có thể là tài sản chung của hai vợ chồng (community property,) hay là tài sản riêng của người quá cố (separate property). Di sản phải qua thủ tục probate (gọi là probate estate) theo luật của tiểu bang California, và phải chịu thuế di sản theo luật Liên Bang (gọi là taxable estate.)

Hoạch Định Di Sản là ǵ?

Hoạch định di sản là soạn thảo một kế hoạch để để lại tài sản của ḿnh lúc ḿnh qua đời. Kế hoạch này thường thường sẽ có hiệu lực ngay lúc ḿnh c̣n sống, sẽ tiếp tục có hiệu lực lúc ḿnh qua đời và có thể một thời gian sau đó.

 

Ví dụ 1: ông A có một căn nhà của riêng ông (separate property). Ông muốn căn nhà đó phải thuộc về những đứa con riêng của ông khi mà ông và người vợ thứ hai đều từ trần. Ông A có thể thiết lập một living trust như sau: Ông A có thể chuyển nhượng căn nhà đó vào trust fund cho benefit của chính ông A for life, rồi cho bà vợ thứ hai của ông cũng for life, phần remainder th́ cho con cái ông.

Mặc dù ông A đă chuyển nhượng phần remainder (tức là chính căn nhà đó) cho những đứa con. Với điều khoản của living trust này, ông A có thể an tâm rằng ông vẫn có quyền sở hữu trên căn nhà đó cho đến lúc ông qua đời, mà không sợ rằng một đứa con nào đó sẽ dành quyền sở hữu và đuổi ông ra khỏi nhà. Ông cũng có thể an tâm rằng sau khi ông qua đời, người vợ của ông sẽ có căn nhà để ở cho đến lúc bà ta qua đời, không sợ rằng có sự lôi thôi, hay tranh chấp giữa bà và những đứa con trong trường hợp đó là con riêng của ông. Ông A cũng có thể an tâm rằng những đứa con của ông sẽ được thừa hưởng căn nhà với full ownership (từ luật chuyên môn là Fee Simple) mà không sợ người vợ chuyển nhượng cho ai khác ngoài ư muốn của ông.

Quư vị độc giả có thể cho là chúng tôi hơi bi quan về mối quan hệ gia đ́nh của ông A khi cho ví dụ như trên. Thật sự th́ mối quan tâm của ông A là một ví dụ điển h́nh của người Mỹ, không ít cặp vợ chồng thường có một hay hai lần kết hôn trước, và có hai ba ḍng con khác nhau. Đối với người Việt chúng ta, một điều may mắn là định chế gia đ́nh vẫn c̣n tương đối bền vững hơn. Tuy nhiên, ví dụ 1 chỉ là một phác họa cho quư độc giả có một khái niệm sơ khởi về thế nào là hoạch định di sản, khi quư vị thấy rằng bàn tay của người chết (dead man's hand,) tức là ông A trong ví dụ này, c̣n control được ai là người sẽ được xử dụng căn nhà một thời gian lâu sau khi ông đă qua đời, nếu ông đă soạn sẳn một kế hoạch cho di sản của ông. Lẽ dĩ nhiên ông A có thể hủy bỏ hay thay đổi revocable living trust này bất cứ lúc nào ông muốn.

Nếu không hoạch định di sản, tài sản người quá cố sẽ đi về đâu?

Nếu một người trước khi qua đời đă không làm ǵ để hoạch định di sản của ḿnh, th́ luật Thừa Kế Pháp Định (Intestacy Law) sẽ làm thế cho người đó. Đă có không ít thân chủ hiểu lầm về luật này và hỏi chúng tôi rằng có phải tài sản của họ sẽ bị sung vào công quỹ quốc gia hay là không? (đối với chúng ta là sung vào quỹ của tiểu bang California.) Xin thưa rằng điều này chỉ xảy ra khi chúng ta không có một thân nhân nào, (kể cả cousin đời thứ mấy) c̣n sống trên trái đất này th́ tiểu bang California mới có quyền sung công di sản của chúng ta. Ngay cả trường hợp chúng ta chỉ c̣n thân nhân ở tại Việt Nam, th́ người thân nhân này vẫn có quyền thừa hưởng, dựa trên hiệp định tư pháp giữa Mỹ và Việt Nam. (Như trường hợp đứa bé Việt Nam vừa qua Mỹ để hưởng gia tài mấy chục triệu của người cha Mỹ mà báo Việt ngữ đă đăng.)

Probate Code section 6402 của Luật Thừa Kế Pháp Định liệt kê theo thứ tự ưu tiên những người được thừa kế theo pháp định như sau: người phối ngẫu (spouse), con cái, cha mẹ, anh chị em, ông bà, chú bác cô d́, con riêng của người phối ngẫu đă qua đời, cousin, cha mẹ của người phối ngẫu đă qua đời, anh chị em của người phối ngẫu đă qua đời.

Như quư vị thấy danh sách của những người có thể thừa kế theo pháp định (tiếng Anh là heirs) dài như vậy th́ làm sao mà tiểu bang California có thể sung công cho được. Tuy nhiên trong quá khứ đă có vài trường hợp xảy ra, theo chúng tôi nghỉ không phải v́ không c̣n người thừa kế (heir) nào c̣n sống, mà v́ những người bà con xa này đă không c̣n liên lạc với nhau, nên không biết tới probate court để claim ḿnh là người thừa kế mà thôi.

Trường hợp người quá cố là người có gia đ́nh (married,) Probate Code section 6401 quy định như sau: Người phối ngẫu c̣n sống sẽ được thừa kế tất cả tài sản chung (community property) và tất cả tài sản riêng (separate property) của người quá cố, nếu người này không có con cái cháu chắt, cha mẹ hay anh chị em đang c̣n sống, hay con cái của anh chị em đă qua đời. Nếu một người con hay một người thuộc diện cha mẹ anh chị c̣n sống, th́ người này và người phối ngẫu đang c̣n sống sẽ được thừa kế mỗi người một nữa tài sản riêng của người phối ngẫu quá cố. Nếu người quá cố có hai người con hay nhiều hơn, những người con này (hay con cái của họ nếu họ đă qua đời) được thừa kế 2/3 tài sản riêng của người quá cố. Người phối ngẫu đang c̣n sống chỉ được 1/3 mà thôi.

Tại sao phải hoạch định di sản?

Hoạch định di sản có thể dùng để đạt được năm mục tiêu sau đây: 1) Tài sản của ḿnh sẽ được để lại cho người mà ḿnh muốn, 2) Tránh thủ tục probate, 3) Tránh thuế di sản, 4) Tránh làm thủ tục giám hộ tài sản của người vị thành niên (guardian of the estate of the minor), 5) Tránh làm thủ tục conservatorship (giám hộ cho người lớn tuổi.)

1).Mục tiêu 1: Tài sản sẽ được để lại cho người ḿnh muốn.

Luật California cũng như các tiểu bang khác cho phép người dân được để lại tài sản của ḿnh cho những người ḿnh muốn bằng di chúc (Wills), tín quỹ (Trust) hay bằng những cách thức khác như life insurance, annuity, joint tenancy, pay-on-death conveyance ... Tuy nhiên nếu một người trước khi qua đời đă không làm một kế hoạch chuyển nhượng tài sản bằng Wills, Trust hay cách nào đó, th́ tài sản của người đó sẽ được phân chia theo luật Thừa Kế Pháp Định (Intestacy) vừa được tŕnh bày ở trên. Điều này sẽ xảy ra cho dù sự chuyển nhượng theo pháp định có thể không như sự mong muốn của người quá cố.

Quư vị sẽ đặt câu hỏi rằng luật thừa kế pháp định xem ra cũng chia tài sản cho người thân mà thôi, đâu có ǵ mà phải lo lắng. Vâng, điều này đúng nếu chúng ta chỉ có một vợ một chồng, con cái th́ chỉ có một ḍng, không có trường hợp con ông con bà. Căn cứ theo luật thừa kế pháp định trên, quư vị cũng thấy rằng những cặp sống chung không có hôn thú (living partner, hay boyfriend-girlfriend như người Việt chúng ta thường gọi) sẽ không được thừa hưởng tài sản của nhau nếu không lo trước. Những đứa con của hai người này cũng sẽ có vấn đề khi thừa hưởng di sản của người cha (người viết tránh đề cập đến t́nh trạng common law marriage chỉ có ở một số tiểu bang trong đó không có California.)  Ngay cả trong trường hợp chỉ có một ḍng con, chưa chắc cha mẹ muốn con cái được chia phần bằng nhau. Lấy ví dụ một người có một đứa con trưởng đă 28 tuổi và đă tự lập, cũng như  đă có gia đ́nh riêng, và một đứa út mới 14 tuổi, có lẽ đứa út này phải được lo lắng nhiều hơn trong kế hoạch di sản của người đó. Điều này thật sự không có ǵ là bất công, bởi v́ người con trưởng đă được cha mẹ lo lắng một thời gian rất lâu cho đến lúc anh ta đă trưởng thành. Trong lúc người em út kém may mắn hơn chỉ được sống chung và được lo lắng bởi cha hay mẹ chỉ có 14 năm mà thôi.

Trường hợp những người có con c̣n vị thành niên (minor) th́ vấn đề hoạch định di sản c̣n cần thiết hơn, bởi v́ trong kế hoạch  đó chúng ta có thể chỉ định trước ai sẽ là người quản lư tài sản (custodian) để lại cho chúng, cho đến lúc chúng đủ tuổi luật định cho phép được sở hữu tài sàn đó. Chúng ta cũng có thể chỉ định người giám hộ (guardian) cho chúng trong kế hoạch đó luôn (người quản lư tài sản và người giám hộ có thể là 2 người khác nhau hay chỉ là một người mà thôi tùy sự quyết định của quư vị.)

2). Mục tiêu 2: Tránh Probate.

Probate là ǵ? Probate là một thủ tục tại ṭa án để kiểm kê, định giá và phân chia tài sản của người quá cố theo di chúc  (Wills) của người đó, hay theo luật Thừa Kế Pháp Định (Intestacy) nếu người này đă không làm di chúc. Theo luật California, một di sản (tài sản mà người chết sở hữu ngay lúc qua đời) với giá trị $100,000  trở lên sẽ phải qua thủ tục probate. Mặc dù một vài loại tài sản sẽ được loại ra khi tính tổng số $100,000 này. Một di sản chỉ cần có một căn nhà ở California là đă trên $100,000 rồi. Một điều đáng nhấn mạnh là khi tính giá trị căn nhà đó để xem có phải probate hay không, ṭa án chỉ tính giá trị thị trường của nó theo appraisal mà không trừ đi số mortgage đang c̣n nợ trên căn nhà đó. Ví dụ một người sở hữu một căn nhà giá trị là $150,000 người đó vẫn c̣n nợ $90,000 trên căn nhà này, tuy vậy v́ Fair Market Value của nó là $150,000 nó vẫn phải qua thủ tục probate.

California là một trong những tiểu bang có thủ tục probate khá phiền phức, nó kéo dài thời gian và tốn kém khá nhiều tiền bạc. Thông thường thủ tục probate có thể kéo dài cả năm, đó là trường hợp không có tranh chấp. Nếu có người tranh chấp th́ thời gian c̣n kéo dài lâu hơn nũa. Một thí dụ là thủ tục probate di sản của cô đào Marylin Monroe đă kéo dài gần hai mươi mấy năm mới xong và phí tổn gần $1,500,000 trên tổng số di sản chỉ hơn $3,000,000 của cô. Trong thời gian probate này gia đ́nh người quá cố không có quyền sang nhượng hay lấy tài sản của người quá cố ra để tiêu xài ǵ cả, chỉ trừ một vài ngoại lệ ṭa mới cho lấy ra một phần nhỏ để duy tŕ cuộc sống của những người thân nhân mà thôi. Thủ tục probate cũng khá tốn kém. Cả tiền luật sư, tiền của người executor hay administrator, tiền appraisal và lệ phí ṭa có thể từ 4% đến 10% của di sản để lại. Ví dụ di sản của một người chỉ có một căn nhà là $150,000, tiền probate có thể từ $6,000 đến $15,000. Có thể phí tổn c̣n cao hơn nữa nếu có tranh chấp.

3). Mục tiêu 3: Tránh thuế di sản (estate tax.)

Thuế di sản là thuế đánh trên tài sản mà người quá cố sở hữu ngay vào lúc người đó qua đời, trước khi tài sản được chuyển cho người thừa kế. Để tránh t́nh trạng tích lũy tài sản của những gia đ́nh giàu có từ đời này sang đời khác, Quốc Hội Mỹ định mức thuế di sản rất cao, bắt đầu từ mức 37% và khi tài sản ở một mức nào đó th́ thuế sẽ là 50% của giá trị di sản. Hiện nay $5,000,000 (estate tax personal exemption) đầu tiên của di sản sẽ được miễn loại thuế này cho mỗi cá nhân, trên số tiền đó sẽ phải chịu thuế di sản.

Ví dụ: một người có tài sản khi qua đời là $6,000,000. Di sản của người đó phải chịu thuế như sau:

$6,000,000 - $5,000,000 = $1,000,000 taxable estate

$1,000,000 x about 40% = $400,000 eatate tax.

Như vậy người thừa kế chỉ được hưởng: $6,000,000 - 400,000 = $5,600,000 (số tiền này chưa trừ đi chi phí probate ở phần 2) ở trên.

4). Mục tiêu 4: Tránh thủ tục gardianship of the estate of a minor:

Có những cặp vợ chồng trẻ khoảng 25-35 tuổi thường hỏi chúng tôi là họ có nên làm hoạch định di sản bây giờ chưa. Câu hỏi thật khó trả lời, v́ theo luật tự nhiên th́ người trẻ chết sau người già, và những người trẻ này tuổi thọ hẳng là c̣n dài nếu họ không chết v́ tai nạn. Vấn đề là một người c̣n trẻ vẫn có thể qua đời v́ một nguyên nhân nào đó. Nếu trường hợp này xảy ra th́ có thể có nhiều vấn đề luật pháp phiền phức hơn là cái chết của một người lớn tuổi. Chúng tôi muốn đề cập đến vần đề những đứa con vị thành niên (minor) của những người chết trẻ này. Nếu cả hai cha mẹ của đứa con c̣n minor đều qua đời th́ luật California bắt buộc phải làm thủ tục giám hộ (guardianship) cho đứa trẻ đó.

Thủ tục giám hộ chia làm 2 loại, giám hộ con người (guardian of the person,) và giám hộ tài sản (guardian of the estate.) Giám hộ con người là người sẽ thay thế cha mẹ quá cố của đứa bé để nuôi dưỡng, dậy dổ nó. Giám hộ tài sản là người quản lư tài sản của đứa bé thường là do cha mẹ nó để lại. Một người có thể làm luôn cả 2 loại giám hộ này cho một đứa bé. Thường người giám hộ là chú, bác, cô, cậu d́ của đứa trẻ. Giám hộ con người là điều không thể tránh được v́ đứa trẻ vị thành niên cần có một người giám hộ để thay thế cha mẹ quyết định những vấn đề sinh sống, giáo dục, y tế ... Tuy nhiên giám hộ tài sản th́ có thể tránh được (và theo ư chúng tôi là nên tránh,) nếu những người cha mẹ trẻ này đă thành lập 1 living trust và đă chuyển tài sản cho con vị thành niên vào living trust này. Trong trường hợp này người trustee sẽ quản lư tài sản cho đứa bé cho đến lúc nó thành niên, hay một tuổi nào đó lớn hơn như quyết định của cha mẹ nó trong living trust. Việc quản lư tài sản của người trustee sẽ không bị sự kiểm soát của ṭa án, trừ phi có ai đó mang người trustee ra ṭa v́ cho rằng có sự lạm dụng về tiền bạc. Ngược lại, người giám hộ tài sản của một đứa bé sẽ bị sự kiểm soát khá chặt chẻ của ṭa án probate-guardian. Mọi sự chi tiêu b́nh thường hay bất thường đều phải có phép của ṭa. Mọi sự mua bán tài sản của đứa bé cũng phải có phép của ṭa. Những sự phiền toái này kéo dài cho đến lúc đứa bé 18 tuổi hay số tài sản của nó đă xài hết. Hằng năm người giám hộ phải mua bond, phải báo cáo kế toán với toà án.

Như vậy nếu 1 cặp vợ chồng trẻ qua đời mà có tài sản để lại cho con c̣n minor, nhưng lại không làm ǵ hết để hoạch định di sản, th́ tài sản của họ sẽ có thể phải qua 2 thủ tục phiền toái cùng một lúc là probate trước, và sau đó là guardian of the estate.

5). Mục tiêu 5: Tránh thủ tục conservatorship.

Có lẽ quư vị thường nghe hay đọc thấy chử guardianship nhiều hơn là conservatorship. Guardian là người giám hộ được chỉ định cho những đứa trẻ dưới 18 tuổi (vị thành niên) mà cha mẹ qua đời, hay v́ lư do ǵ đó cha mẹ không được quyền giám hộ như vừa tŕnh bày ở phần 4 ở trên. Conservatorship cũng là giám hộ chỉ định nhưng dành cho những người thành niên bị xem là mất năng lực pháp lư (legal incapacity). Theo Probate Code section 1801 một người bị xem là mất năng lực khi người đó không tự lo lắng được cho ḿnh vấn đề sức khỏe, thực phẩm, áo quần hay chổ ở. Hay là không thể quản trị được vấn đề tài chánh tiền bạc của ḿnh một cách thích đáng.

Một người già yếu đuối hay lú lẩn có thể phải cần người giám hộ (conservator.) Một người bị stroke và không hồi phục lại được hay một người bị tai nạn với thương tật nặng cũng có thể rơi vào t́nh huống này. Thủ tục conservatorship, nói một cách tổng quát, th́ cũng như thủ tục guardianship. Nó có tất cả những rắc rối phiền phức của guardianship, mà đôi lúc c̣n rắc rối hơn v́ hay đưa đến sự tranh chấp của những thân nhân của người được giám hộ (conservatee,)  đặc biệt trong trường hợp người này có tài sản cần phải được giám hộ như trường hợp minor ở phần 4) ở trên. Thủ tục conservatorship có lẽ c̣n phải tránh c̣n hơn là thủ tục probate hay thủ tục guardianship nữa. Lư do là v́ chi phí tốn kém và hay đưa đến mâu thuẩn trong gia đ́nh giữa những người thân của người được giám hộ.

 

 

 

Những phương tiện (tools) được dùng để hoạch định di sản.

Hoạch định di sản thực ra không phải là một ngành luật riêng biệt. Nó là tổng hợp của nhiều ngành luật khác nhau như Luật Tài Sản (Property Law), Luật Di Chúc (Wills), Luật Tín Quỹ (Trusts), Probate Law, Luật Cộng Đồng Tài Sản (Community Property Law) nếu ở California và một vài tiểu bang khác, Luật Thuế (Estate and Income Tax) v. v. Để soạn thảo một kế hoạch di sản cho thân chủ, luật sư thường dùng những cách thức (tools) sau đây:

1)   Di chúc (Wills): là một văn kiện pháp lư được soạn thảo và kư lúc người lập di chúc c̣n sống, nhưng nó chỉ có hiệu lực sau khi người đó đă qua đời và tờ di chúc đă qua thủ tục probate nếu di sản để lại cho người thừa kế trên $100,000. Những tài sản tạo măi sau khi lập tờ di chúc vẫn có thể bao gồm trong tờ di chúc bằng một điều khoản gọi là residual clause. 

Nếu nh́n lại bốn mục tiêu ở trên th́ tờ di chúc chỉ hoàn thành được mục tiêu 1 là tài sản của ḿnh sẽ được để lại cho người ḿnh chọn theo ư muốn của ḿnh. Với mục tiêu thứ 2 là tránh probate, tờ di chúc sẽ không hoàn thành được, v́ tờ di chúc phải qua thủ tục probate để xem có ai tranh cải về hiệu lực chấp hành của tờ di chúc đó (nói nôm na là xem tờ di chúc đó có đúng là di chúc của người quá cố hay không, nó có được lập đúng theo luật không ...). Với mục tiêu 3, tờ di chúc cũng không giúp tránh thuế di sản nếu tài sản để lại trong di chúc trên $5,000,000 (cho năm 2013), v́ tài sản này vẫn c̣n thuộc quyền sở hữu của người quá cố khi người này qua đời. Với mục tiêu 4 là tránh guardianship cho con c̣n minor, như đă nói ở phần đó, giám hộ con người là điều không thể nào tránh được, và tờ di chúc là văn kiện pháp lư mà cha mẹ phải làm để chỉ định (nominate) người nào ḿnh muốn là người giám hộ cho con minor của ḿnh (không thể dùng living trust để nominate người giám hộ). Điều này tránh sự tranh chấp có thể xảy ra giữa thân nhân của đứa trẻ. Tuy nhiên tờ di chúc không giúp ǵ cho việc tránh thủ tục giám hộ tài sản của đứa bé cả. Do đó phải cần một living trust để chỉ định một successor trustee cho mục tiêu này. Mục tiêu 5 để tránh phải làm thủ tục conservatorship th́ không thể nào đạt được với một tờ di chúc. Lư do v́ tờ di chúc chỉ có hiệu lực chấp hành khi người làm di chúc đă qua đời. Trong lúc thủ tục conservatorship cần phải làm khi người đó chưa chết (hay sắp chết) nhưng bị mất năng lực pháp lư (incapacity.)

2)   Trusts: 

2.1- Trust là một văn kiện pháp lư trong đó người trustor (người ủy thác) chuyển nhượng tài sản của ḿnh cho người trustee (người được ủy thác) để dùng tài sản đó (gọi là trust fund) cho quyền lợi của người beneficiary (người thụ hưởng). Người trustor có thể làm luôn trustee và cũng là người beneficiary của một trust khi họ c̣n sống. Quư vị có lẽ cảm thấy confused với định nghĩa này. Để cho quí vị hiểu rơ về trust hơn, người viết nghĩ cần phải tŕnh bày sự h́nh thành của luật trust ở nước Anh vào khoảng thế kỷ 17.

 

Ở nước Anh trước thế kỷ 17 người cha chỉ có quyền chuyển nhượng tài sản cho người con trai trưởng mà thôi. Một người cha muốn chuyển nhượng real estate cho con gái hay là con trai thứ không có cách nào khác hơn là phải chuyển nhượng cho con trai trưởng và nhờ nó đứng tên tài sản đó giùm cho những đứa em của nó. Khi người cha qua đời đứa anh này có làm theo ư người cha hay không th́ mấy đứa em cũng không thể nào làm ǵ được v́ trên giấy tờ đứa con trai trưởng là người sở hữu. Điều bất công này xảy ra một thời gian rất lâu mà loại ṭa án gọi là Court of Law không can thiệp ǵ cả v́ ṭa này chỉ xử dựa trên luật lệ mà thôi. Mà theo luật th́ đứa con trai trưởng đúng là sở hữu chủ v́ nó đứng tên trong title. Những người em bị lấy mất quyền lợi này mới thỉnh nguyện ṭa án khác gọi là Court in Equity và ṭa này, dựa trên luân lư đạo đức (equity), đă bắt người anh phải làm bổn phận của ḿnh đối với những đứa em như sự tin cậy, ủy thác (nghĩa của chử trust) của người cha. Mặc dù đối với luật (Court of Law) anh ta là người sở hữu và không bị luật đ̣i hỏi như vậy. Luật Trust theo thời gian đă được nước Anh công nhận dựa trên nguyên tắc đạo đức này. Người cha trong câu chuyện trên chính là người trustor, người con trai trưởng là người trustee và những đứa em là những người beneficiary theo luật trust sau này.

Ở đây chúng tôi xin mở ngoặc để lưu ư quư vị một vấn đề thường xảy ra trong cộng đồng chúng ta: một người v́ lư do ǵ đó không thể đứng tên trong title của tài sản ḿnh tạo măi được và nhờ người khác đứng tên giúp. Nếu người đứng tên giúp chiếm đoạt luôn tài sản đó th́ người chủ thực sự sẽ có thể không được bảo vệ bởi luật trust hiện hành như những người em trong câu chuyện ở trên, nếu lư do tránh đứng tên là phi pháp.

Sở dĩ chúng tôi phải dài ḍng về luật trust là bởi v́ nếu nói hoạch định di sản là phải nói đến trust, v́ trust có lẽ là cách hữu hiệu nhất v́ nó giúp đạt cả 5 mục tiêu cùng một lúc. Tuy nhiên người Việt chúng ta có lẽ chưa cảm thấy thoải mái lắm với việc chuyển tài sản cho ai đó để người đó take care cho con cái của ḿnh. Điều lo âu của quư vị là chính đáng do vậy khi chọn lựa một người trustee ta phải chọn một người mà ta có thể tin cậy được (đó chính là ư nghĩa của chử trust).

Khác với nước Anh trước thế kỷ 17, ngày nay tại nước Mỹ luật trust đă phát triển rất là rộng răi. Có cả những trust company chuyên nghiệp hay trust department của các ngân hàng nhận take care việc đầu tư tài sản của quư vị cho con cái của quư vị với một mức lệ phí nào đó. Những cá nhân trustee hay những công ty trust này phải tuân theo luật lệ về trust khi thi hành bổn phận của họ. Nếu họ vi phạm, họ sẽ bị ṭa bắt bồi thường cho những người thụ hưởng. Thường thường với tài sản vừa phải của một người Việt Nam, người làm trust (trustor) cũng là người original trustee lúc họ c̣n sống. Điều này có nghĩa là mặc dù họ đă chuyển tài sản của họ vào living trust rồi, thật sự họ vẫn quản lư những tài sản này như b́nh thường mà thôi. Họ sẽ chọn người successor trustee (người thụ ủy tiếp theo) là những đứa con thành niên của họ. Nếu con họ c̣n minor, họ phải nhờ anh chị em của vợ chồng họ làm successor trustee nếu lở họ qua đời khi chúng chưa thành niên. Trong trường hợp này living trust của họ sẽ kéo dài cho đến lúc đứa con nhỏ nhất được 18 tuổi, hoặc một thời gian nữa sau đó nếu cha mẹ không muốn chia của cho con sớm quá khi chúng chưa chín chắn đủ.

2.2- Các loại trusts: có nhiều cách để phân loại trust như private và public, revocable và irrevocable, living và testamentary. Chúng tôi chỉ đề cập đến loại trusts có thể cần thiết cho quư vị mà thôi.

Revocable trust là loại trust mà người trustor (người lập ra trust) giữ lại quyền để huy bỏ (revoke) trust khi người đó muốn, với irrevocable trust người trustor không thể đơn phương một ḿnh  hủy bỏ trust sau khi đă lập nó. Living trust là trust được thiết lập và có hiệu lực ngay khi người trustor đang c̣n sống (khác với Will chỉ có hiệu lực khi người làm Will qua đời rồi). Spendthrift trust là trust dùng để ngăn ngừa chủ nợ của con cái ḿnh không được lấy tài sản của trust ḿnh lập cho tụi nó để trừ nợ (cho dù ngay cả những đứa con đồng ư cho chủ xiết nợ đi nữa).

2.3- Trust và 5 mục tiêu của hoạch định di sản:

Trong các loại trust nêu trên revocable living trust là dụng cụ hữu hiệu nhất cho việc hoạch định di sản.

a.       Mục tiêu 1: quư vị có thể dùng trust để để lại tài sản cho người ḿnh muốn như là dùng Will vậy. Tuy nhiên khi thiết lập trust luật đ̣i hỏi quư vị phải chuyển nhượng tài sản thuộc quyền sở hữu cá nhân của quư vị vào trust fund cho trustee (như đă nói ở trên quư vị có thể vừa là trustor vừa là trustee). V́ sự đ̣i hỏi này, quư vị chỉ có thể chuyển vào trust fund những ǵ mà quư vị đang sở hữu. Những ǵ tạo măi được sau đó sẽ không gồm vào trong trust fund, trừ phi quư vị nhớ để đưa nó vào (pour over). Quư vị có thể kèm theo một Will cho mục đích này (Pour Over Will).  

b.      Mục tiêu 2: trust là một dụng cụ hữu hiệu để tránh probate v́ probate là thủ tục để thanh lư tài sản mà người quá cố đang sở hữu. Nhưng khi mà tài sản đó đă chuyển vào trust rồi th́ người quá cố không c̣n được coi là người sở hữu chủ nữa đối với thủ tục probate, cho dù title dưới tên ông ta as a trustee. (Điều này chỉ đúng đối với thủ tục probate mà thôi, sở thuế IRS vẫn coi người đó là sở hữu chủ để đánh thuế di sản.)

c.        Mục tiêu 3: irrevocable living trust cũng là dụng cụ hữu hiệu để tránh thuế di sản bởi v́ một khi tài sản đă chuyển vào irrevocable living trust rồi th́ nó không c̣n thuộc quyền sở hữu của người quá cố để mà chịu thuế nữa. Với revocable living trust, luật sư cuả quư vị cũng có thề dùng life estate trust (c̣n được gọi là A-B trust) hay Qualified Terminable Interest Property trust (gọi tắt là QTIP trust) để tránh thuế cho quư vị Nếu số tài sản này vẫn c̣n thuộc quyền sở hữu của người quá cố th́ sẽ chịu thuế di sản rất cao. Dưới đây là 2 cases được dùng đề so sánh hoàn cảnh của hai cặp vợ chồng, một có làm trust và cặp kia th́ không.

Case 1: Mr. và Mrs.X có tài sản chung là $8,000,000 và không làm living trust. Bởi v́ hai vợ chồng hiếm khi qua đời cùng một lúc, chúng ta giả sử rằng bà X mất trước ông chồng. Phân nửa của $8,000,000 là di sản của bà và nếu bà để lại cho những đứa con th́ sẽ không bị thuế v́ bà có $5,000,000 exemption. Tuy nhiên v́ ông X c̣n sống có lẽ cả bà và ông đều tính rằng số tiền đó vẫn để trong tài sản chung cho ông X thụ hưởng. Khi ông X mất  di sản $8,000,000 của ông sẽ bị thuế như sau:

$8,000,000 - $5,000,000 (exemption for each person in 2013) = $3,000,000 taxable estate.

$4,000,000 x about %40 = $1,600,000 tax

Case 2: cũng trường hợp như case 1 nhưng hai vợ chồng ông Y đă làm 2 living trust A và B. Giả sử Trust A là của ông Y và Trust B là của bà Y với nội dung đại khái như sau:

Trust A: Mr. Y (grantor) chuyển nhượng $4,000,000 cho Mr. and Mrs. Y as trustees for Mr. và Mrs. Y for life, remaider for Mr. and Mrs. Y's children.

Trust B: Mrs. Y chuyển nhượng $4,000,000 cho Mr. và Mrs. Y as trustees for Mr. and Mrs. Y for life, remainder for their children.

Khi bà Y mất ông Y chỉ được hưởng $4,000,000 phần của bà để lại cho ông for life mà thôi (for life có nghĩa là sở hữu cho hết đời ông mà thôi khác với full ownership), cho nên khi ông mất di sản của ông cũng sẽ không bị thuế v́ chỉ có $4,000,000 mà thôi, phần $4,000,000 của bà sẽ chuyển cho các con không bị thuế.

Trong case 2 quư vị thấy là với 2 living trust ông bà Y đă làm được một lúc hai chuyện: thứ nhất là vẫn để toàn bộ tài sản của 2 vợ chồng  cho người qua đời sau được hưởng cho đến  lúc người đó qua đời, thứ hai là cho dù họ làm vậy họ vẫn không ai bị thuế cả.

Đối với những cặp vợ chồng có tài sản trên $10.000,000 th́ sao? Mặc dù living trust giúp người ta tránh được một số thuế đáng kể như trong case 1 và case 2 ở trên, điều đó không có nghĩa là trust sẽ giúp cho người ta không đóng một đồng thuế nào cả cho dù tài sản nhiều thế nào đi nữa. Đối với những vợ chồng có trên $10,000,000 th́ luật sư estate planning phải dùng một loại trust đặc biệt gọi là QTIP, nhưng do tính cách quá phức tạp của loại trust này người viết xin miễn tŕnh bày ở đây.

d.      Mục tiêu 4: living trust có thể giúp tránh thủ tục giám hộ tài sản của trẻ con vị thành niên nếu cha mẹ nó đă chuyển nhượng tất cả tài sản cho đứa con minor vào trong living trust. Living trust sẽ cho phép người successor trustee đứng tên title tất cả tài sản này để quản lư cho trẻ vị thành niên cho đến lúc chúng ít nhất 18 tuổi hay lớn hơn. Lúc đó người successor trustee sẽ chuyển nhượng tài sản lại cho những đứa con này.  

e.       Mục tiêu 5: living trust có thể giúp chúng ta khỏi phải làm thủ tục conservatorship một cách dễ dàng với một alternative trustee và các durable power of attoney for health care, personal care, financial care. Chúng tôi sẽ đề cập vấn đề này một cách chi tiết khi viết về conservatorship.  

Ngoài living trust, người ta có thể dùng life insurance, gift cho mục đích này nữa. Trên đây chỉ là phần tŕnh bày sơ lược, người viết mong rằng nó đă mang đến cho quư độc giả một khái niệm căn bản về hoạch định di sản.

 

LS. Phạm Viết Ánh

 

Mục Lục 99Độ