Tác giả bài HỎI RẰNG NGƯỜI Ở QUÊ ĐÂU không quá xa lạ với chúng ta khi anh bắt đầu dậy sóng trên diễn đàn YKH trong mấy tháng gần đây với những câu chuyện vui cười, đơn sơ nhưng thoáng, mang theo tính chất tếu nhưng không quá mặn mà chỉ đậm đà và ngồ ngộ - Giúp giải tỏa phần nào sự căng thẳng đôi khi trên diễn đàn, như lời tâm sự của anh - Tuy nhiên bài viết này cho thấy thêm một khía cạnh mới của người con gốc Huế, làm chúng ta không mấy e dè khi xác nhận ai đă từng sống và lớn lên với Huế, từng uống nước sông Hương, từng hoà ḿnh vào sự thăng trầm của Huế, đều mang một tâm hồn chất chứa thơ văn, chờ cơ hội trang trải nỗi niềm.

BBT xin giới thiệu BS. Đoàn Thanh Long, YKH khoá 20, định cư tại San Jose từ năm 2002, nay chính thức hoà nhập qua bài viết đầu tiên gởi gắm vào Mục 99 Độ. BBT ghi nhận tinh thần cộng tác ấm áp của BS. Đoàn Thanh Long và mong sự nghiệp sáng tạo của anh tiếp tục thăng tiến.

BBT

Hỏi rằng người ở quê đâu

Thưa rằng tôi ở rất lâu quê nhà

Đoàn Thanh Long Y khoa Huế khoá 20

 

Huế – mảnh đất lăng mạn, mộng mơ, đậm chất thơ, có vẻ đẹp ngọt ngào và rất riêng.

Huế b́nh yên, thơ mộng đến lạ kỳ, Huế b́nh lặng từ cảnh vật đến con người. Từ nụ cười dịu dàng, kín đáo sau vành nón lá của các cô gái Huế đạp xe trên phố cho đến nét đôn hậu vô tư của bà chủ quán hàng ăn, tay thoăn thoắt xếp bánh bèo cho khách…

Huế có sông Hương hiền ḥa thơ mộng, có núi Ngự thông reo vi vu giữa trời xanh.

Dạ thưa xứ Huế bây giờ
Vẫn c̣n núi Ngự
bên bờ sông Hương

Nói về sông Hương, xưa hay nay đều gặp giọng buồn.

Áo sánh sóng thương ai
Tà triều Hương tím băi
Ḷng nguồn cơn mưa măi
T́nh động mái buồn
đ̣ đẩy
sông suông

Trăng suông. Sông suông. Đều nhạt, lạnh, và buồn cả. Ờ hờ đời sông kiếp nữ. Tất cả cũng không thoát khỏi giọng buồn. Cái buồn, cái phẳng lặng, cái sâu lắng đă tạo nên nét riêng cho con người và cảnh vật Huế.

Em buông mái chèo

Trên ḍng Hương Giang

Trăng lên, trăng đứng, trăng tàn

Đời em ôm chiếc thuyền nan

xuôi ḍng

 

Nơi ngắm ḍng sông Hương đẹp nhất, phải là từ Vọng Cảnh . Mùa Xuân khi những cây thông thắp nến, sông đă trong xanh trở lại sau những ngày đục ngầu mưa lũ. Bấy giờ sông như một dải lụa xanh ngắt vắt ngang trời.

Sông Hương khởi thủy từ Trường Sơn, từ Bạch Mă, ... Sông Hương thủy chung với một màu xanh hiền hoà của màu rêu đá suối hoang vu, của đại ngàn trầm mặc.

Huế là một không gian sông núi hài hoà, một quần thể kiến trúc độc đáo với những cung điện, lâu đài, thành quách, lăng tẩm, chùa chiền lưu dấu ngàn thu của các bậc vua chúa. Kinh thành, nơi chứng kiến biết bao sự đổi thay quyền cai trị đất nước, lúc thịnh lúc suy.

 

Cả vùng đồi núi chập chùng phía nam và tây nam Huế kéo dài trên 16 km có sông Hương len lỏi uống khúc là khu lăng tẩm các vua nhà Nguyễn.

Huế có Từ Đàm chứng tri biết bao biến động thăng trầm của lịch sử. Huế có Thiên Mụ, ngôi cổ tự hùng thiêng trải qua bao thế hệ. Những hồi chuông Thiên Mụ c̣n măi ngân vang từ ngàn xưa cho tới tận ngàn đời sau. Tháp Phước Duyên giữa chốn Kinh kỳ, như thâu gọn hồn thiêng của đất nước.

Thiên Mụ nước ngời rung bóng tháp
Tràng Tiền trắng nhịp trời mai trong
Tịnh Tâm cá móng hồ sen động
H́nh ảnh quê hương đă thuộc ḷng

Yêu một ḍng sông một chuyến đ̣

Trưa trên Văn Thánh thơm mùi gỗ

Anh chẳng cho ḷng chút đắn đo

Anh nhớ Thanh Long cầu nước chảy 

Bao nhiêu nước chảy những cơn mê

Huế với Vỹ dạ gắn chặt Hàn Mặc Tử, thỏi nam châm t́nh ái của con đường đi qua đập đá và ánh nắng mới lên trên những hàng cau hiu quạnh.

Hai chân bỏ xuống một vùng
Đêm thưa Vỹ Dạ song trùng lời vâng
Dạ thưa Vỹ Dạ về gần
Đă từ xa lắm thiên thần nhớ em

Hay là

Gió theo lối gió, mây đường mây

Ḍng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?

Có chở trăng về kịp tối nay

Huế khiến ai đặt chân đến bỗng nhiên bước chầm chậm hẳn lại, nói năng tṛ chuyện nhỏ nhẹ hơn, ngắm nh́n và suy ngẫm nhiều hơn… Sông Hương, lặng lẽ, bao dung, hiền ḥa êm ả, như một tiểu thư khuê các, như người dân xứ Huế hiền ḥa, cởi mở. Dưới ánh nắng rực rỡ, vàng óng của những ngày Hè, tôi ngắm nh́n những cành cây hoa Phượng đỏ, ḍng sông từ những bậc đá của Chùa Thiên Mụ, sông Hương đẹp đến mê hồn bởi màu xanh trong như ngọc Bích.

Một không gian sông núi hài hoà, một quần thể kiến trúc độc đáo với những cung điện, lâu đài, thành quách, lăng tẩm, chùa chiền đă có hàng trăm năm tồn tại lưu giữ cho hôm nay và muôn sau dấu ấn huy hoàng của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam.

Nét buồn của sông Hương, của Huế là nét buồn đẹp. Buồn của tri âm, của nhớ thương.  Nó như là biểu hiện của tâm hồn, của cách sống không nông cạn, nhạt nhẽo và hời hợt. 

Nhịp cầu cong và con đường thẳng

Một đời anh t́m măi Huế nơi đâu

Con sông dùng dằng

Con sông không chảy

Sông chảy vào ḷng nên Huế rất sâu

Sông Hương được diễn tả bằng giọng trầm, giọng trung, từ tốn, thong thả mà lắng đọng, diết da kiểu như trong "Con sông huyền thoại":

Con sông ḿnh hạc xương mai
vàng son in bóng đền đài hoa khôi
đến đây tôi gửi bóng tôi
vớt lên th́ vỡ, tan rồi lại nguyên

Điều đó càng sâu lắng khi bạn đón hoàng hôn trên Phá Tam Giang, cách thành phố Huế khoảng 15 km. Theo ánh nắng chiều buông dần phía chân trời, bạn sẽ choáng ngợp trước cảnh đầm phủ một màu tím sẫm, một màu tím chiều hoàng hôn.

Kinh thành Huế ngày nay ngoài những nét đẹp nên thơ vẫn nổi lên với tiềm năng phát triển du lịch. Tạo hóa đă ban tặng cho Thừa Thiên Huế một địa h́nh khá độc đáo, kiến trúc giống như một công viên lớn, phong phú, đa dạng. Nơi đây hội tụ núi đồi và đồng bằng, là chỗ gặp nhau của sông, đầm phá và biển. Từ hệ thống đầm Phá Tam Giang – Cầu Hai đến sông Hương, núi Ngự, vườn quốc gia Bạch Mă, Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền.

Những khu nhà vườn nổi tiếng, yên b́nh và quyến rũ của Huế nằm tập trung ở Long Hồ, Hương Long, Nguyệt Biểu, Lương Quán, Kim Long, Vĩ Dạ, Bao Vinh,... Nhà vườn Huế như một cây cầu nối giữa con người với thiên nhiên.

Nói đến Huế, ít ai không nhắc đến sông An Cựu với nắng đục mưa trong. Tách ra từ sông Hương, nhưng An Cựu lại có ḍng chảy độc lập của chính ḿnh. 200 năm trước, khi vua Gia Long lên ngôi, ông cho xây dựng kinh thành và lập kế hoạch phát triển vùng ven Huế. Chiểu theo ư nguyện thần dân, Nhà Vua cho đào sông An Cựu. Tương truyền, An Cựu trong khi khơi ḍng đă đào vào hang động của Thuồng Luồng khổng lồ. Từ rất lâu đời rồi Thuồng Luồng khổng lồ đă là thủy quái trấn giữ cả khúc sông sâu. Cửa sông An Cựu được khai mở khiến hang động của Thuồng Luồng khổng lồ bị lộ thiên. Mỗi khi trời nắng nóng, oi bức, Thuồng Luồng khổng lồ khó chịu, vẫy vùng, làm cả ḍng sông An Cựu đục ngàu bùn đen. Mưa xuống, tiết trời mát mẻ, dễ chịu, Thuồng Luồng khổng lồ ngủ yên, ḍng sông phẳng lặng, êm ả trôi. Những lúc như vậy, nước sông An Cựu trở lại trong xanh.

Người Huế nét thanh lịch, tao nhă, cổ kính khuôn phép cùng với miền đất thần kinh, dạ thưa, lại dạ thưa rằng.

Dạ thưa phố huế bây giờ

Vẫn c̣n núi Ngự bên bờ sông Hương

Câu thơ nhẹ nhàng và êm ái như lời thưa của con gái Huế duyên dáng và nết na.

Huế đẹp sinh động và quyến rũ hơn nhiều nhờ vào những cô gái Huế:

Đây phong vị Thần kinh
Cầu Tràng Tiền mấy nhịp?
Cô gái Huế đa t́nh
Vành nón nghiêng khép nép

Người Huế khi ca ngợi quê hương, một đôi lúc họ lấy cớ để ca ngợi bản thân hay ḍng họ. Dù không lá ngọc cành vàng, th́ cũng mũ cao áo rộng; như là Vĩnh Bửu Tôn Thất… để nhớ vàng son chợt nhạt phai.

Ngày nay Huế vẫn lung linh, huyền ảo nhưng đă có phần nhộn nhịp hơn xưa. Huế không c̣n là,

Huế buồn chi, Huế không vui

Huế O ở lại, Huế tui đoạn đành

Những ṭa nhà hiện đại mọc lên ngày càng nhiều với những ánh đèn rực rỡ sắc màu trong đêm. Các tuyến phố lớn như Hùng Vương, Lê Lợi, Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, Bến Nghé… đang trở thành những địa điểm vui chơi, giải trí, mua sắm của người dân Huế và du khách sau bữa tối. Giờ đây, nếu bạn đến Huế và dạo chơi ngoài đường vào ban đêm, bạn sẽ thấy thành phố sôi động hơn rất nhiều, không c̣n tĩnh lặng, êm đềm như những năm 1980 trở về trước. Tối đến, hàng trăm cụ già, thanh thiếu nhi đến vui chơi, giải trí, tập thể dục trước cổng Đại nội. Những ngọn đèn vàng chiếu sáng mặt đường xen lẫn ánh đèn từ các phương tiện đi lại, hối hả ngược xuôi. 

Đêm ở Huế yên tĩnh và b́nh lặng đến lạ kỳ. Gần cầu Tràng Tiền, gặp những đôi trai gái ngồi bên bờ sông Hương chuyện rôm rả, cười nói vui vẻ, rất thoải mái, an nhàn tự tại. Vài đôi trai gái đứng ngắm nh́n ḍng sông Hương lung linh, vời vợi, huyền ảo. Đêm ở Huế trôi đi chậm chạp khiến tôi thấy ḷng ḿnh thanh thản, thư thái…

Đến Huế, ḷng bâng khuâng xao xuyến khi nghe ca Huế trên ḍng sông Hương. Những lời ca tao nhă vang vọng, nửa như muốn ôm trọn cố đô mộng mơ, nửa như níu kéo ta chẳng muốn rời xa Huế. Và c̣n nữa, khu di tích Tử cấm thành, được tận mắt ngắm nh́n những lầu son gác tía trong Đại nội với những lịch sử huyền bí, ngắm hết những lăng tẩm, đền đài vốn có một thời xa hoa lộng lẫy, hiểu hết những tài hoa khéo tay của người dân đất Huế… 

Đúng vậy, Huế thanh b́nh, yên ả, không vội vă mà sâu lắng đi vào ḷng người. Ai đă từng đến Huế, đều đọng lại trong tim vẻ đẹp trầm mặc của Huế, giọng nói sâu lắng đến lạ kỳ của người dân Huế. Huế nhẹ nhàng, duyên dáng nên thơ, không ồn ào xô bồ, vội vă tấp nập. Huế luôn luôn huyền bí, hấp dẫn và cuốn hút… Huế đă được miêu tả bằng những ng̣i bút ngọc ngà với những lời văn yêu kiều, diễm lệ…

Mưa Huế, nỗi man mác buồn, ngao ngán. Những sợi mưa làm mềm ḷng người. Những cơn mưa dài, dai dẳng, rả rích không ngớt mang cái buốt giá của mùa đông... 

Chao ơi cơn gió mùa đông cũ

C̣n thổi mưa lên mấy cửa thành

Hay là,

Giời mưa ở Huế sao buồn thế

Cứ kéo dài ra đến mấy ngày

Xa xôi ai nhớ mà thương nhớ?

Mà nhớ mà thương đến thế này!

Lữ khách đến Huế thầm mong sẽ sớm trở lại một lần nữa để đi đến tận cùng ḍng nắng đục mưa trong... Sức cuốn hút của Huế vẫn luôn huyền bí và quyến rũ,... khiến Huế vừa quen vừa mới lạ. Huế dù phảng phất buồn nhưng luôn thân thiện, cởi mở để yêu thương, để làm say đắm mọi chúng ta. Huế đi theo lữ khách bằng những h́nh ảnh kỷ niệm thân thuộc không bao giờ quên được:

Mười một năm trờimang Huế theo

Đèo cao nắng tắt bóng cheo leo

Giọng ḥ mái đẩy vờn mây núi

Man mác sông Hương lướt đỉnh đèo

Và rồi,

Nước siết chân rồi đ̣ không lại

Thương thương này gửi gió qua bờ

Gửi màu mây xám giăng ô cửa

Cho nhớ nhung mềm những sợi thương. 

 

San Jose, 09/12/20

Đoàn Thanh Long YkH 20

 

*Tác giả bài viết, Đoàn Thanh Long có mượn lời thơ và xin tri ơn đến các nhà thơ:

Hàn Mặc Tử

Bùi Giáng

Trần Đạt

Thu Bồn 

Tố Hữu

Đinh Hùng

Nguyễn Trọng Tạo

 

Đoàn Thanh Long                Vĩnh Chánh & Đoàn Thanh Long 2019

   *Trở về mục lục 99Độ YKHHN