"Bác Sĩ thời XHCN Việt Nam có khác" là câu kết của bài viết, tuy ngắn, của bạn Ngô Chân, khóa 9. Xin mời quư ACE vào đọc bài "Khám chữa bệnh" sau đây, để xem thử khác là khác như thế nào, khác nhiều hay khác chút chút, khác bên trong hay bên ngoài...Thêm một lần nữa, BBT cám ơn tác giả và mong chờ đón bạn tại ĐH tháng 8, 2013 ở Little Saigon.

Khám chữa bệnh hợp pháp và bất hợp pháp

 

Chuyện về bác sĩ khám bệnh “chui” là một đề tài nói không bao giờ hết, mà khám bệnh hợp pháp cũng có nhiều vấn đề phức tạp. Không biết các bác sĩ ở các nơi khác th́ sao, c̣n tôi ở trong vùng B́nh Trị Thiên nên bị ảnh hưởng miền Bắc XHCN nhiều hơn.

 

Tôi là một nạn nhân của việc khám chữa bệnh chui. Mỗi lần có “họp hành” trong trường Y khoa, hiệu trưởng, công đoàn đều nhắc nhở; trong bộ môn cũng thường để ư đến những bác sĩ trong diện làm ăn không hợp pháp nầy.

 

Lư do để khám bệnh chui có thể là nghèo, tiền lương và tiêu chuẩn tem phiếu không đủ tiêu dùng cho một gia đ́nh có cha mẹ già, con nhỏ, hoặc có trường hợp là những bác sĩ có uy tín, nổi tiếng, dù không muốn cũng không thể từ chối bệnh nhân quen, bà con, người trong làng xóm... những người nghèo cần giúp đỡ. Tôi nằm trong nhóm bác sĩ nghèo, vừa mới ra trường ngay sau ngày 30 Tháng Tư, không một đồng dính túi, ngày đổi tiền đầu tiên, tôi và một người bạn c̣n đủ tiền uống 2 ly cà phê vỉa hè. Khu vực tôi ở là khu vạn đ̣ thuộc phường Phú B́nh, nơi dân nghèo nhất thành phố Huế chuyên nghề bốc vác, xe thồ, xích lô... không khám bệnh giúp họ cũng không được! Ban đầu tôi chuẩn bị một số thuốc thông thường gọi là thuốc cấp cứu cho dân địa phương; thuốc nầy tôi phải t́m mua ở các quầy thuốc chui ở chợ Đông Ba. Đôi lúc tôi cũng được mời đi khám chữa bệnh cách cả hàng chục cây số, bất kể ngày đêm, thời tiết, đă mời là phải đi! Càng ngày càng được nhiều người tin tưởng, bệnh nhân ngày càng đông.

 

Cũng may là lớp YK 9 chúng tôi sau hè 1975 phải học thêm một năm rưỡi mới được thi tốt nghiệp, trong thời gian đó chúng tôi phải học thêm những môn đặc sản của miền Bắc như Triết học Mác Lê, kinh tế chính trị Mác Lê, lịch sử đảng CSVN…, chúng tôi tiếp tục làm công việc của nội trú nên cũng học được một số kinh nghiệm lâm sàng của các Thầy truyền lại.

 

Thường th́ những bác sĩ khám chui họ phải dấu thuốc rất kỹ và đưa cho bệnh nhân một cách kín đáo. Nếu bị kiểm tra th́ sẽ bị lập biên bản phạt hành chính và bị tịch thu thuốc, và dụng cụ khám chữa bệnh, c̣n tôi th́ để tất cả thuốc ngay trên bàn v́ thuốc của tôi dùng rất thông thường, rẻ, có tịch thu th́ cũng không bao nhiêu! Có lẽ do cán bộ địa phương thông cảm, không báo cáo lên trên cho nên tôi chưa bị kiểm tra lần nào. Nhờ thế mà gia đ́nh tôi, hai vợ chồng một đứa con và một mẹ già cũng sống qua ngày với đồng lương khởi điểm của bác sĩ !

 

Có thể nói, tôi là một trong những bác sĩ làm chui rất sớm, đói th́ đầu gối phải ḅ, cho nên thường bị phê b́nh nhiều nhất. Thường những người chế độ mới họ cho rằng khám bệnh tư chỉ phục vụ cho một số người giàu có, họ quên rằng khám bệnh tư cũng có thể giúp cho người nghèo khổ. Tôi nói với ông chủ nhiệm bộ môn: nếu tôi không khám bệnh ngoài giờ th́ tôi trồng chuối có được không th́ ông nói là được! Nhưng, tôi nói, chuối của tôi cũng chỉ bán cho người có tiền! Có lúc bị phê b́nh căng quá tôi nói với ông chủ nhiệm bộ môn: tôi chỉ sợ ông tổ trưởng xe thồ chợ Đông Ba thôi. Ông hỏi tại sao, tôi nói rằng nếu tôi không làm việc ở đây th́ tôi sẽ đạp xe thồ, mà đi xe thồ th́ chỉ sợ ông tổ trưởng xe thồ thôi! Chúng tôi cũng muốn làm lao động ngoài giờ để kiếm sống nhưng không ai thuê tôi làm trong những giờ lẻ tẻ như thế! Tôi hỏi ông chủ nhiệm của tôi: ngoài giờ làm việc tôi đạp xe thồ được không? Từ 5 giờ sáng tôi mặt bên trong một bộ áo quần công tác, bên ngoài tôi mặc bộ áo quần xe đạp thồ, tôi đạp xe thồ đến 7 giờ có mặt ở cổng trường, cởi bỏ áo quần thồ ra bỏ vào giỏ xe, vào trường lên bục giảng, sau 11 giờ, ra khỏi trường tôi mặc lại áo quần thồ, đến1g30 vào trường tiếp tục công tác, 5 giờ chiều lại đi thồ. Như thế tôi sẽ không vi phạm luật lao động? Nhưng nếu học tṛ nhận ra thầy của nó đi xe đạp thồ th́ xấu mặt ai? Tất nhiên là ông không thể trả lời. 

 

Tôi đă không làm việc đúng ngành nghề để trau dồi chuyên môn, không giúp được cho người bệnh khi họ chỉ bị những bệnh thông thường chưa cần phải bỏ công việc để đi xếp hàng để khám bệnh và mua thuốc ở những cơ sở y tế quốc doanh, đó là chưa nói đến quyền chọn lựa bác sĩ mà người bệnh tin tưởng.

 

Thật là khôi hài, có lần ông thứ trưởng hay bộ trưởng ǵ đó của bộ y tế Ph S. vào thăm trường, nói chuyện với cán bộ của trường Y khoa về việc khám chữa bệnh tư suốt 2 giờ. Kết luận cuối cùng là không chấp nhận bác sĩ khám bệnh tư! Lúc ra về từ hội trường mọi người đều thấy buồn rười rượi. Tôi nói với mấy người bạn: Tưởng là “mở” ra để thuận lợi cho dân, tạo điều kiện làm việc cho giới bác sĩ mới khó, c̣n nếu nói “cấm” th́ quá dễ, đứa con nít 3 tuổi nó nói cũng được!

 

Thế mà 2 tháng sau th́ có nghị định của bộ cho phép khám chữa bệnh tư để giảm quá tải cho các bệnh viện. Tôi thật sự không hiểu được tại sao ông Ph S. lại không biết cái nghị định nầy đang soạn thảo tại bộ y tế trong thời điểm ông tuyên bố như thế! Hay là ông không tin cái nghị định đó có thể được bộ chấp thuận?

 

Cuối cùng th́ việc khám chữa bệnh tư nhân cũng được nhà nước yêu cầu! Trở về cách làm như “ngụy” chỉ khác là không có Y sĩ đoàn. Các bác sĩ làm các thủ tục để xin giấy phép hành nghề gồm có: đơn xin phép, phiếu khám sức khỏe, tờ giải tŕnh lănh vực hành nghề, cơ sở... sau đó phải học các nghị định, quy định về hành nghề và qua một kỳ kiểm tra lư thuyết. Sau đó ban thanh tra y tế đến kiểm tra cơ sở, nếu đạt yêu cầu th́ được cấp giấy phép hành nghề và giấy chứng nhận đủ tư cách hành nghề.

Có điều khác nữa là các pḥng mạch được phép trang bị một “cơ số” thuốc cấp cứu và chỉ ghi toa để bệnh nhân đi mua ở các quầy thuốc quốc doanh hoặc tư nhân. Nhưng một số pḥng mạch tư vẫn lén bán thuốc cho bệnh nhân để tránh t́nh trạng thay thế thuốc khác không đúng ư của bác sĩ, đôi lúc do yêu cầu của bệnh nhân cho “nhanh và gọn” và để tăng thu nhập ngoài tiền khám bệnh, phần thu nầy có thể cao hơn nhiều so với tiền khám bệnh! Cũng v́ thế mà có t́nh trạng kiểm tra pḥng khám đột xuất, một đội ngũ gồm nhân viên thuế vụ, quản lư thị trường, công an, thanh tra y tế, nếu có dự trữ thuốc quá quy định th́ sẽ bị tịch thu và phạt hành chính.

 

Ngoài ra một số bác sĩ ghi toa thuốc cho bệnh nhân đến những quầy thuốc “quen biết” mới có được thuốc như toa bác sĩ, đương nhiên là giá cao hơn thị trường và bác sĩ cũng có “huê hồng” cao hơn b́nh thường. C̣n việc bác sĩ thuê “c̣ mồi” th́ cũng khá phổ biến, phần lớn là xe thồ đón khách vùng quê lên ở các bến xe, bến đ̣ đưa thẳng đến pḥng mạch rồi đợi cho đến lúc khám mua thuốc xong rồi đưa về luôn, nghe nói huê hồng có thể đến 20-30% tiền khám và tiền thuốc!

 

Có bác sĩ c̣n “dọa” bệnh nhân để làm tăng sự quan trọng của ḿnh: “may mà gặp tôi, nếu gặp bác sĩ khác là nguy rồi”, bệnh nhẹ th́ hô lên là bệnh nặng để bán nhiều thuốc, đôi lúc làm cho bệnh nặng thêm v́ lo lắng ăn không ngon, ngủ không yên và v́ phản ứng phụ của quá nhiều thứ thuốc! Một số bác sĩ c̣n có nhiều thủ thuật làm “bùa phép” bệnh ǵ cũng chích sinh tố B1 hoặc B12, đau đâu chích đó như là châm cứu, kèm theo thuốc uống, thường là các bệnh về khớp xương, làm cho bệnh nhân tưởng là nhờ thuốc chích mà lành nên cứ mỗi lần đau là phải t́m tới để nhờ  “bác sĩ chích” và giới thiệu cho nhiều người khác; bác sĩ cứ thế mà nổi tiếng và tính tiền thoải mái. Cũng có trường hợp lạm dụng các loại corticosteroide tác dụng chậm chích vào khớp gây hư khớp, chích vào cơ nhiều lần gây teo cơ. Những bác sĩ c̣n bất lương đến độ biết bệnh nhân bị ung thư gan,mật… đến thời kỳ cuối rồi mà vẫn đưa lên bàn mổ để lấy tiền !

 

Về sau nầy, nhờ có nhiều pḥng khám bệnh, châm cứu, đông y từ thiện của các tổ chức tôn giáo và tư nhân,Việt kiều ... nên dân nghèo cũng đỡ khổ, bệnh nhân nghèo được an ủi phần nào nhờ những tấm ḷng bác ái vị tha của những người có tâm trong một xă hội đầy những bất công...  chỉ trừ những trường hợp bệnh nặng phải vào “Nhà Thương” th́ vẫn phải chấp nhận... b́ thư!

 

Mới đây, trên báo Thanh Niên có đề cập đến lời phát biểu của một bà Bộ trưởng Y tế TTKTiến  rằng:  “Bệnh nhân là khách hàng, đem đến thu nhập cho ḿnh nên phải chăm sóc chu đáo.” và  “Nhân viên y tế không được nhận phong b́ trước và trong khi điều trị mà chỉ được nhận phong b́ sau khi điều trị khỏi.”

 

Đă là khách hàng th́ phải: “tiền trao cháo mới múc”, “tiền nào của đó” nên bệnh nhân phải trả viện phí trước khi điều trị dù là cấp cứu, b́ thư càng dày th́ phục vụ càng tốt. Ông cha ta đă dạy: “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” cho nên đă cho phép nhận tiền th́ đàng nào cũng phải trả, chi bằng trả trước để bác sĩ và nhân viên y tế “yên tâm” chữa bệnh và dành nhiều “ưu tiên” cho người bệnh “biết điều” hơn!

Chỉ khổ cho những bệnh nhân nghèo.

 

Bác sĩ thời XHCN có khác!

 

Ngô Chân

 

Mục lục 99 độ                                 Trang nhà YKHHN