Kư Ức Ám Ảnh

Thời buổi này có mấy ai đói mà trữ nhiều gạo chi cho mối mọt ăn - Cô vợ của Minh cằn nhằn với chồng. Gă trung niên tên Minh không tỏ ra khó chịu và im lặng khi đă quá quen với kiểu câu hỏi mà người hỏi đă biết câu trả lời. Những ngày gần đến ngày giỗ mẹ là Minh mua mấy tạ gạo về chất đầy ở phía sau bàn thờ, rồi ngày giỗ vợ chồng Minh làm một mâm đặt lên bàn thờ thắp hương cho mẹ. Thực ḷng Minh không nghĩ người chết ăn được những thứ ḿnh cúng nhưng anh tin rằng mẹ ḿnh sẽ vui khi biết rằng con cháu không c̣n đói khổ như ngày xưa.

***

Ngày xưa đó là một chuỗi ngày dài mà hơn một nửa xóm nghèo nơi Minh sống là những chị Dậu và những anh Pha. Ba Minh chết trận năm 1974. Sau ngày “giải phóng”, một ḿnh mẹ anh nuôi năm con nheo nhóc. Sau cuộc chiến, ở những thành phố nhỏ như Huế, một số lớn người dân không có công ăn việc làm. Cả một tỉnh không có nổi một cái nhà máy sản xuất giấy vệ sinh, nhiều người muốn làm việc cũng không biết làm ǵ. Gia đ́nh mụ Dần sống dựa vào trồng hoa màu và nuôi heo gà trên mảnh vườn nhỏ và một ít đất được cấp trên thượng thành. Để nuôi sống bầy con nhỏ, mụ Dần đă làm tất cả những việc mà đàn ông thường làm là chặt củi trên rừng, thợ cưa, và phụ hồ,…

Không hiểu các bậc lănh đạo làm ăn thế nào mà một nước nông nghiệp lại không đủ lương thực cho dân ăn trong nhiều năm liền, người tranh thức ăn của trâu ḅ, một thành thích đáng nể! Có bao giờ các vị “đầy tớ của dân” đặt câu hỏi đó và trả lời thực ḷng? Cả xóm hay gọi người mẹ năm con này là mụ Dần chứ thực ra lúc đó mụ mới ngoài 30 mà thôi. Sự lam lũ của mụ Dần cũng không che đậy hết được nét đẹp của người đàn bà đang thời xuân sắc này. V́ vừa làm mẹ vừa làm cha nên mụ Dần trở nên nghiêm khắc quyết đoán trong việc dạy dỗ con cái. Một ḿnh mụ Dần nuôi sáu miếng ăn được ngày hai bữa đói là giỏi lắm rồi. Gạo chỉ đủ dùng cho một ngày, ngày mai mưa gió băo lụt ǵ cũng phải đi làm để đong gạo không th́ chịu đói. Mỗi sáng trước khi đi làm, mụ Dần bỏ chút gạo dành cho buổi chiều trong một cái bao cát nhỏ rồi treo trên nóc nhà như kiểu thuốc độc phải để cách xa tầm với của trẻ con. Bà dặn các con không được đụng đến phần gạo đó. Đối với trẻ con đang đói th́ bản năng lấn át tất cả. Tụi nó kiếm mấy thanh tre nhỏ nối lại đủ dài để chọc thủng bao cát và lượm từng hạt gạo ăn sống. Có bữa mẹ đi làm về trễ, mấy chị em đói lả lấy dưa chuối ra ăn. Đó là ruột chuối cây phần gốc được xắt từng lát mỏng ngâm muối. Cả lũ nhỏ xanh xao đói quá tranh nhau nuốt như gà mổ thóc.

Related imageCon Mực c̣n đói hơn bọn người kia. Nh́n nó thấy rơ từng cái xương sườn với da hai bên thành bụng gần như dính với nhau. Chắc bao tử ruột gan lâu ngày không hoạt động cũng teo luôn. Mỗi lần cả nhà ngồi ăn cơm trên cái phản, con Mực ngồi chực sát ngay bên dưới. Hễ có ai vứt thứ ǵ cho như lát sắn hay miéng cơm có sạn, Mực ta bay người há miệng nuốt chửng ngay, c̣n hơn làm xiếc. Chưa bao giờ hụt! Rồi chưa đầy một tích tắc sau đă ngồi nghiêm trang ngước mắt nh́n với sự tỉnh thức cao nhất. Nhiều lúc cả nhà kết thúc bữa ăn mà Mực không phải diễn xiếc lần nào là không ai dám nh́n thẳng vào mắt nó, thấy chua xót lắm. Ánh mắt van lơn trông tội nghiệp không giống mắt chó b́nh thường, có vẻ vừa buồn vừa cảm thông. Dường như nó hiểu những người bạn hai chân trên kia cũng không khá hơn ǵ nó.

Không có ǵ huấn luyện con người hay động vật bằng miếng ăn. Có thể khi no đủ thừa mứa, ta không tin điều này. Miếng ăn là miếng tồi tàn, ai cũng nghĩ thế. Ai đă trải qua tận cùng của cái đói mới hiểu được điều này. Không biết các bác lănh đạo có hiểu vấn đề này không? Nhưng cố t́nh hay vô t́nh th́ họ đă dễ dàng cai trị những người dân đói khổ này. Khi đói, điều duy nhất mà mọi người tập trung vào là kiếm miếng ăn để sống qua ngày.

Related imageLúc khó khăn mới biết ai là bạn, lúc hoạn nạn mới hiểu được ḷng người.  Lănh đạo nhà ḿnh hay dùng bánh vẽ được gọi dưới cái tên mỹ miều là món ăn tinh thần để mong khỏa lấp cái đói cồn cào trong bụng. Thờ duy vật mà chơi tṛ duy tâm? Chỉ khoảng một năm sau “giải phóng”, tổ dân pḥng chiếm đoạt miếng đất trước nhà mụ Dần để làm một cái cḥi văn hóa. Thu nhập hoa màu của nhà bà cũng bị mất một phần. Lúc tổ đưa lực lượng đến dựng cḥi, mụ Dần nằm xuống trên mảnh đất nhưng người ta vẫn khiêng mụ đi và cưỡng bức chiếm đất. Lư do họ chọn nhà mụ v́ mụ vừa nghèo lại vừa không có đàn ông. Trong cái cḥi văn hóa đó, người ta dán bao nhiêu bài báo và thơ văn ngợi ca chế độ với những thành tựu long trời lở đất. Oái oăm thay, chỉ sau cái cḥi đó là một bi kịch của xă hội mà mọi người cố t́nh không biết.

Không có chuyện ǵ mà mụ Dần không làm miễn là kiếm được miếng cơm cho con, kể cả làm gái. Lư Tư, lăo thầu khoán nhiều tiền mà thiếu t́nh, là một tay ăn chơi khét tiếng trong vùng. Lăo từng bỏ tiền ra mua trinh nhiều cô gái mới lớn. Thấy mụ Dần chân lấm tay bùn nhưng có nhan sắc, lăo cho đàn em mời mụ đến thoả thuận. Là tay biết điều và chơi đẹp, lăo cũng được mụ Dần chiều mỗi khi lăo muốn. Mụ làm chuyện đó cũng như cưa gỗ vậy, không buồn không vui, cố làm thật tốt để kiếm tiền nuôi con.

Tổ trưởng dân phố lúc đó là ông vua con. Tháng nào cũng họp dân vài lần để phổ biến các thông tư nghị quyết. Rồi phát động các phong trào pḥng chống tệ nạn xă hội như bài bạc, đĩ điếm. Cái này đúng là chuyện ruồi bu v́ tiền bạc như lá mùa thu và đói bỏ mẹ lấy đâu hứng thú mà bài với bạc. Đĩ điếm cũng vậy, toàn là dân đói xanh xao “hết xí quách” lấy sức đâu mà chơi với bời. Thời điểm bây giờ Việt Nam có thể là mảnh đất của các tệ nạn này, nhưng mấy chục năm trước nghề làm đĩ th́ không có quần mà bận. Không thấy mấy khi cán bộ họp dân lại để bàn cách giảm bớt nghèo đói. Đói mà nói toàn chuyện viễn vông, chinh phục vũ trụ.

Tay tổ trưởng đă có vợ con nhưng thấy mụ Dần đơn chiếc cũng thường t́m cách ve văn. Nhưng khác với lăo thầu khoán, tay này chỉ muốn chiếm đoạt bằng quyền lực như thói quen mà bọn họ vẫn làm. Một tối hắn giở tṛ vi hành để dê mụ Dần bị dính một chưởng vào hạ bộ. Không ăn được th́ đạp đổ, hắn đưa gia đ́nh mụ Dần vào diện phải đi kinh tế mới. Thực ḷng mụ Dần cũng muốn đi để t́m kiếm một cái ǵ đó hơn là ngồi một chỗ chịu đói. Nhưng lăo Lư Tư rất chịu bà nên t́m mọi cách khuyên bà ở lại. Lư Tư là người giỏi sử dụng đồng tiền, nhờ vậy mà tay tổ trưởng bỏ qua vụ đó và không làm phiền mụ Dần nữa.

Cạnh nhà mấy mẹ con là hai vợ chồng thầy cô giáo dạy cấp ba. Những thành phần công chức này không sung túc ǵ nhưng ít ra con cái họ không phải đói nhờ những tiêu chuẩn nhu yếu phẩm đủ để sống qua ngày. Nhà họ trồng nhiều cây ăn trái như ổi, mận, đu đủ,... Mấy đứa nhỏ con mụ Dần hay chui hàng rào sang nhà thầy cô trộm trái cây để chống đói. Điều thú vị là dù dễ biết ai là thủ phạm nhưng thầy cô chưa bao giờ nhỏ to hay bóng gió về chuyện mất trộm.

Hai cô con gái lớn của mụ Dần phải nghỉ học từ rất sớm để đi ở đợ cho một nhà có máy xay lúa. Nghề giúp việc ngày đó làm ǵ có tiền công, người ta nuôi bớt ḿnh hai miếng ăn là mừng lắm rồi, con ḿnh c̣n được ăn no hơn ở nhà. Mỗi năm họ thưởng cho hai cô hai bao gạo mang về ăn Tết. Bớt hai miếng ăn, những người c̣n lại và con Mực cũng bớt đói một phần. 

Related imageMáy móc chạy với công suất tối đa liên tục th́ không thể tồn tại lâu. Do thiếu đói lâu ngày cộng với làm việc quá sức, chỉ mới sang tuổi trung niên mà mụ Dần đă thực sự đuối sức. Tuy nhiên với ba đứa con ngày một lớn, ngoài miếng ăn, mụ c̣n phải lo nhiều về chuyện sách vở học hành cho chúng nữa. Mụ nghĩ đến buôn bán để kiếm thêm tiền. Mỗi ngày, mụ Dần thức dậy từ ba giờ sáng đi bộ đến những làng lân cận thành phố mua rau để gánh về cho kịp chợ sáng. Nhờ giỏi xoay xở, vừa lao động vừa buôn bán thêm, lúc nầy mụ Dần không phải chạy gạo từng bữa nữa. Tuy vậy, mụ Dần vẫn cứ lo sợ cái đói sẽ quay lại nếu mụ chẳng may có mệnh hệ ǵ. Từ đó, kiếm được đồng nào là mụ mua gạo để trữ nhưng vẫn không dám cho con ăn no, c̣n bản thân mụ th́ ăn thêm sắn khoai thay cho cơm. Mụ Dần không cảm thấy an tâm nếu không có được một số gạo trữ sẵn trong nhà.

Một buổi sáng người đi làm đồng thấy một gánh rau nằm vung văi trên đường làng và một người đàn bà nằm chết bên cạnh, trên tay c̣n cầm nửa củ sắn. Người th́ bảo mụ Dần trúng gió, người th́ cho là do đói quá mà chết, số khác th́ nghĩ ăn sắn nhiều nên ngộ độc. Thời đó người chết c̣n tệ hơn cả chó chết, v́ chó chết vẫn c̣n ăn thịt được. Chẳng ai rảnh mà điều tra hăy t́m hiểu nguyên nhân của cái chết của một dân đen. Chết th́ chôn.

Xác người th́ chôn được, nhưng có những thứ càng cố chôn giấu th́ nó càng trỗi dậy. Đó là nỗi đau, là sự ám ảnh. Dưới gánh rau chưa kịp héo kia, người ta t́m thấy một cuốn nhật kư lem luốc. Trong gần 200 trang nhật kư th́ từ đói chiếm khoảng một phần tư, số c̣n lại phần nhiều là những từ bổ nghĩa cho từ đói. Đói vàng mắt, đói xanh xương, đói bủn rủn chân tay, đói xây xẩm mặt mày,… Đối với mụ Dần th́ cảm giác đói không c̣n đơn thuần là đói cái bụng mà đói cả trong đầu. Đói đă trở thành một ám ảnh theo ḿnh suốt đời và có thể truyền qua cả con cháu. Cái đói này chưa làm chết người như nạn đói mấy chục năm trước nhưng đủ để biến con người thành những sinh vật v́ miếng ăn mà mất hết nhân tính.

Tuy vậy vẫn c̣n đó những người có t́nh. Sau khi biết tin mụ Dần mất, lăo Lư Tư đưa hai chị của Minh vào nấu ăn ở công ty xây dựng của lăo. Sau hơn mười năm say men chiến thắng, có người của bên thắng cuộc nhận ra họ đă bần cùng hóa người dân ḿnh như thế nào. Một phần cũng do ảnh hưởng quốc tế vào thời điểm đó, nhà cầm quyền quyết định mở cửa để phát triển kinh tế. Cuộc sống người dân vẫn c̣n nhiều khó khăn nhưng ít ra là bớt đói hơn.

Mấy năm sau đó, nhờ mỗi người một tay, cuộc sống của các chị em Minh từ từ khá lên. Sinh nhật Minh, các cô chị diện những bộ áo đẹp tổ chức tiệc mời mọi người trong xóm. Họ c̣n thuê cả ban nhạc để ca hát và nhảy đầm.  Người trong xóm nhỏ to rằng: “Chân c̣n lấm bùn mà học đ̣i làm sang”. Đó đâu phải là bệnh của riêng họ? Sao khi họ lượm từng hột gạo rơi bỏ vào miệng sao không thấy ai có ư kiến? Nghèo th́ không có quyền vui chơi à? Biết là hơi quá nhưng họ có lư do để làm điều đó. Trong con người họ luôn có những bức bách phải làm cái ǵ đó để xua tan cái ám ảnh khốn kiếp theo đuổi mẹ con họ trong ngần ấy năm. Không biết từ lúc nào con người cho ḿnh cái quyền phán xét việc làm người khác theo ư muốn của ḿnh mà không bao giờ quan tâm đến mưu cầu của chính họ?

***

Related imageNhững ngày gần đến giỗ mẹ là Minh trở nên đầy tâm trạng với những ám ảnh cũ hiện về. Một trong những kư ức ám ảnh Minh suốt đời là h́nh ảnh mẹ anh vừa khóc vừa mắng các chị em Minh lúc họ chọc phần gạo chiều để ăn sống. Minh không thể quên không phải Minh giận mẹ hay xót xa cho ḿnh mà thương cho mẹ ḿnh. Ḿnh đau một th́ mẹ ḿnh đau mười. Làm cha mẹ không thể làm cho con ḿnh đủ no, chắc mẹ buồn lắm? Lúc đó chị em Minh c̣n quá nhỏ mà mẹ một ḿnh không có ai đồng hành. Minh biết có những điều mà mẹ ḿnh không thể chia sẻ được với ai, chị em Minh không bao giờ hiểu hết nỗi gian truân mà mẹ ḿnh trải qua trong những tháng ngày tăm tối đó.

 

 

 

   TYKH

 

   *Trở về mục lục 99Độ YKHHN