Những lư do đă khiến Tổng Thống Obama được tái đắc cử dưới con mắt của một người Canada gốc Việt

Hôm nay thứ tư 7 tháng 11, một ngày sau kỳ bầu cử Tổng Thống Mỹ đại và tốn kém nhất từ trước tới nay. Kết quả là Tổng Thống Barack Obama và Phó Tổng Thống Joe Biden đă được tái đắc cứ vẻ vang, không có nhiều sự tranh căi, thưa kiện nào đáng kể như năm 2000.

Những âm thanh ồn ào, sôi nổi cuả những ngày bầu cử đă qua đi nhưng dư âm của nó vẫn c̣n đó: Báo chí, ruyền thanh và truyền h́nh vẫn c̣n không ngớt bàn tán về những nguyên nhân và hậu quả của sự thằng cử của Obama và thất bại của Thống Đốc ứng cử viên Mitt Romney. Là một nguời Canada gốc Việt, tôi có những cái nh́n và đánh giá khác với 1 số người Mỹ về sự thành công và những kêt quả đă đạt  được của TT Obama: Từ khi Ông c̣n bé cho đến khi trưởng thành và ngay cả lúc đang làm tổng thống.

Trước hết là sự ra đời và cuộc sống khiêm tốn, hàn vi đầy nghịch cảnh của Obama lúc thiếu thời. Sinh ra đời chỉ 6 tháng sau một cuộc hôn nhân dị chủng không chính thống cho lắm: Cha ông là 1 người Kenya da đen châu Phi, mẹ là một người Mỹ da trắng gốc Kansas sau đó định cư ở Hawaii. Cuộc hôn nhân kéo dài được một hai năm th́ cha ông bỏ 2 mẹ con ở lại Mỹ và trở về Kenya lấy vợ khác. Sau đó th́ Obama lớn lên chỉ gặp lại người cha ḿnh có 1 lần duy nhất và hoàn toàn thiếu vắng sư dạy dỗ của 1 người cha ruột cho đến lúc trưởng thành. (Ông có theo Mẹ qua Indonesia khi Mẹ ông kết hôn với một người đàn ông Indonesia nhưng chỉ sau vài năm lại trở về Hawaii sống với ông bà ngoại trong phần lớn thời niên thiếu).

Mặc dù được sinh ra và lớn lên trong điều kiện kinh tế rất khiêm nhường có thể nói là thiếu thốn bần hàn ( Obama thú nhận đă từng phải sinh sống với mẹ trong một thời gian nhờ vào trợ cấp phiếu thực phẩm hay food stamps) và môi trường sống không có ǵ là khá giả, đôi khi c̣n nguy hiểm (South side Chicago); ông đă thành công trên đường học vấn và sự nghiệp chính trị một cách vẻ vang có thể nói ít người trong số các chính khách của Mỹ đương thời có thể sánh kịp: Tốt nghiệp danh dự trung học Hawaii, rồi Occidental College Los Angeles, kể đến là tốt nghiệp khoa chính trị học tại đại học Columbia và sau đó đậu bằng tiến sĩ Đại học luật khoa Havard với cấp bậc Magna cum laude. Tại ĐH Harvard ông là người sinh viên da đen đầu tiên được tuyển chọn vào chức vụ chủ bút tờ Havard Law Review, 1 tờ baó rất nổi tiếng của các sinh viên và giáo sư luật khoa tại trường này.

Về sự nghiệp chính trị Obama đă trải qua ít nhất là 6 lần tranh cử công khai các chức vụ công mà chỉ thất bại có 1 lần (THẮNG: Chủ bút Havard Law Review, Thượng viện Illinois, Thượng viện Mỹ ,Tổng Thống Mỹ nhiệm kỳ 1 và Tổng Thống Mỹ nhiệm kỳ 2; THUA : Hạ viện Mỹ) tất cả đạt được khi ông ta chỉ vừa xấp xỉ 50 tuổi.

Một con người sinh ra với quá khứ tầm thường và bất hạnh như vậy mà đă có thể học hỏi vươn lên đạt được cho ḿnh 1 sự nghiệp to lớn như thế ngay tai Hoa Kỳ, cường quốc số 1 của thế giới th́ ông ta phải là một con ngướ thông minh xuất chúng vượt bực, có khả năng lănh đạo phi thường và sức thuyết phục quần chúng cao độ. Thêm vào đó Obama c̣n là nguyên thủ cuả 1 cừơng quốc mà chính ông đă được trao tặng giải thửơng Nobel Hoà B́nh, một cương vị có một không hai trong lịch sử thế giới; điều này không ai thể có thể chối căi được và nó đă giúp ông không ít trong việc củng cố thế lực ngoaị giao và chính trị cuả Mỹ trên chính trường quốc tế.

Cũng chính nhờ ở việc xuất thân từ 1 quá khứ thấp hèn, vị tổng thống thứ 44 của Mỹ này đă cảm thông sâu sắc được những nỗi đau khổ thiệt tḥi của dân chúng thuộc tầng lớp lao động, những công nhân thất nghiệp hay những người nhập cư da màu Latinos nghèo khổ, tóm lại là  những người thuộc giai cấp cùng đinh của xă hội Mỹ. Ông luôn luôn bận tâm làm sao cho dân nghèo được có công ăn việc làm, giáo dục tử tế và nhất là sức khỏe và bảo hiểm y tế được cung cấp đúng mức. Hăy nghe trích đoạn diễn văn ông đọc trước Đại Hội đảng Dân Chủ năm 2004:

If there's a child on the South side of Chicago who can't read, that matters to me, even if it's not my child. If there's a senior citizen somewhere who can't pay for her prescription and has to choose between medicine and the rent, that makes my life poorer, even if it's not my grandmother. If there's an Arab-American family being rounded up without benefit of an attorney or due process, that threatens my civil liberties. It's that fundamental belief--I am my brother's keeper. I am my sister's keeper--that makes this country work”.

Một trong những việc đầu tiên và quan trọng nhất trong nhiệm kỳ đầu của Ông là làm sao cho dân nghèo được săn sóc về y tế Ông đă hứa và đă cùng đảng Dân Chủ thực hiện được 1 công việc cải tổ y tế rất sâu rộng qua việc ban hành bộ luật "Affordable Health Care for America Act" trong đó chính phủ Mỹ đứng ra bảo đảm và tổ chức cải tiến hệ thống bảo hiểm y tế với mục đích cung cấp bảo hiểm về sức khoẻ cho toàn thể dân chúng Mỹ, đặc biệt là tập thể hơn 47 triệu người từ trước đến nay không có bảo hiểm. Bộ luật này nghiêm cấm các công ty bảo hiểm từ chối nhận các người đă có quá khứ bệnh tật (pre existing conditions) và bắt buộc tất cả công dân Mỹ phải có bảo hiểm (có thể là do nơi họ làm việc cung cấp bảo hiểm hay tự họ phải đi t́m mua bảo hiểm cho ḿnh). Mặc dầu gặp sự chống đối mănh liệt của đảng Cộng Hoà và thế lực khổng lồ của các công ty bảo hiểm tư, bộ luật này vẫn được 2 viện Quốc Hội Mỹ biểu quyết thông qua và đă được Tổng Thống Obama kư ban hành vào năm 2010. Tuy vậy các phe chống đối, đặc biệt là một số tiểu bang do Thống Đốc Công Hoà lănh đạo đă hợp nhau đem kiện lên Tối Cao Pháp Viện HK với lư do Bộ luật nầy vi phạm hiến pháp. Rất may cho dân nghèo Mỹ là sau mấy tháng nghiên cứu TCPV Mỹ đă phán quyết rằng Bộ luật này KHÔNG vi phạm hiến pháp. Sau đó vẫn chưa xong phản kháng v́ phe Cộng Ḥa đă đe dọa sẽ rút lại 1 phần hay có thể toàn thể bỏ luật này nếu Mitt Romney, ứng cử viên tổng thống Công Hoà sẽ đắc cử trong kỳ bầu cử 11/06/2012 vừa qua. Sự việc xảy ra thế nào th́ chúng ta đă rơ, Mitt Romney thất bại và bộ luật cái tổ y tế vẫn được giữ nguyên vẹn và từ nay sẽ ngự trị lâu dài trên đất nước Hoa Kỳ.

Đây là thành quả lớn nhất và sẽ là dấu ấn để đời của tổng thống Obama đối với lịch sử nước Mỹ.Trong nhiều thập niên vừa qua và trải qua nhiều triều đại tổng thống, chưa một ai đă làm thành công trọn vẹn một công việc cái tổ y tế sâu rộng như vậy. Đối với các nước châu Âu và Canada việc cung cấp bảo hiểm y tế và săn sóc sức khoẻ cho toàn thể dân chúng là một việc đương nhiên chính phủ phải làm v́ họ quan niệm sức khỏe toàn dân và nền y tế công cộng là những ǵ tối quan trọng cho mạch sống của nền kinh tế quốc gia, không thể để cho các công ty tư nhân thao túng muốn làm ǵ th́ làm. Kết quả là Canada và các nước châu Âu đă thành công trong việc cung cấp cho dân chúng của họ 1 hệ thống y tế công cộng để săn sóc sức khoẻ cho tất cả với một chi phí chỉ bằng 1/2 của Mỹ nhưng chất lượng và kết quả lại vượt xa hệ thống y tế của Mỹ xét về mọi khía cạnh và tiêu chuẩn quốc tế. Nền y tế của Mỹ mặc dù kỹ thuật hiện đại và tiến bộ nhất thế giới, và cũng có các cơ quan chính phủ góp phần như Medicaid và Medicare nhưng tựu chung th́ vẫn bị các công ty bảo hiểm y tế và bảo chế dược phẩm tư nhân thao túng về giá cả và chi phí cho nên rất tốn kém: hiện nay chi phí y tế toàn quốc đă lên đến trên 18 % GDP và nhịp độ tăng mỗi năm vượt qua mức lạm phát nhiều lần khiến cho các nhà kinh tế đều tiên đoán rằng nếu tiếp tục chi tiêu về y tế như hiện nay th́ nước Mỹ sẽ phá sản trong vài năm tới! Đó là trên b́nh điện quốc gia, xét về b́nh diện cá nhân th́ chi phí y tế qua cao đă khiến nhiều người phá sản mỗi khi đau yêú: thông kể cho thấy ít ra 40% nguyên nhân các vụ personal bankruptcy là v́ chi phí y tế.

Thành quả thứ nh́ không kém phần quan trọng trong nhiệm kỳ đầu mà TT Obama đă thành công là làm hồi sinh nền kinh tế quốc gia. Trong những năm cuối của triều đại TT Georges W. Bush nền kinh tế Mỹ đang đi đến cho suy thoái khủng hoảng toàn diện: Chỉ số thị trường chứng khoán Dow Jones đi xuống dốc nhiều lúc như đang rơi tự do từ 13000 xuống 7000, mức độ thất nghiệp tăng rất nhanh: hơn 500,000 jobs mất đi mỗi tháng từ tháng 10 đến 12/2008, khủng hoảng địa ốc làm kỷ nghệ nhà đất tụt dốc thê thảm và giá cả nhà cửa dân chúng rớt xuống nhiều nơi chỉ c̣n một nửa, nhiều đại ngân hàng Wall Street sập tiệm, các CEO phải cầu cứu chính phủ can thiệp giúp đỡ nếu không muốn phá sản toàn diện kỹ nghệ ngân hàng nước Mỹ... vv  và  vv...Người ta nói rằng đây là cơn khủng hoảng kinh tế ghê gớm nhất kể từ thập niên 1930 và gia tài kinh tế mà TT Obama thừa hưởng là một đống rác rưởi khổng lồ (a big mess).

Đứng trước t́nh h́nh đen tối nầy TT Obama từ khi nhậm chức đă nhanh chóng bắt tay làm việc dẫn dắt nền kinh tế đến chỗ hồi sinh: từ lúc xuống dốc không phanh đi đến chỗ ổn định, ra khỏi cơn khủng hoảng tài chính và địa ốc, tạo thêm 5 triệu công ăn việc làm cho dân thất nghiệp, cứu nguy kỹ nghệ ngân hàng đầu tư Wall Street qua cơn phá sản, làm hồi sinh kỹ nghệ sản xuất xe hơi nay lại trở thành 1 kỹ nghệ hùng mạnh hơn xưa, ban hành luật cải thiện hệ thống ngân hàng và bảo vệ người tiêu thụ (Dodd–Frank Wall Street Reform and Consumer Protection Act).

Thành quả to lớn này được đảng Cộng Ḥa cố t́nh không nhớ hay đếm xỉa ǵ đến; nhưng đám dân đen thất nghiệp khố rách áo ôm th́ lại nhớ để đời. Họ ghi ḷng tạc dạ công ơn TT Obama đă cứu nguy họ ra khỏi ṿng sinh tử và đă đền ơn ông xứng đáng trong kỳ bầu cử TT nhiệm kỳ 2 vừa qua.

Xét về mặt ngoại giao và an ninh quốc pḥng th́ những thành quả của TT Obama trong hơn 3 năm qua cũng rất đáng kể.Trong cuộc chiến chống khủng bố, thành quả lớn nhất là Ông đă lănh đạo việc truy lùng và hạ sát lănh tụ số 1 của Al Queda: Bin Laden, 1 thành tích mà vị TT tiền nhiệm đă không làm được từ năm 2001 đến 2008. TT Obama cũng đă chấp thuận dụng máy bay Drone để tiêu diệt nhân lực và các cơ sở của Al Queda ngay tại sào huyết của chúng, kể cả ngay trên lănh thổ Pakistan, với lư đó cần phải truy lùng tận gốc nơi ẩn náu của bọn khủng bố, bất chấp những lời phản kháng của CP Pakistan. Điều này đă chứng tỏ; qua nhiều lần khác nhau, quyết tâm tiêu diệt khủng bố của TT Obama bất kỳ ở đâu và dưới mọi h́nh thức.

Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ 1, so sánh với G.W Bush, cũng đă thành công trong việc kiềm chế hai quốc gia bất trị là Bắc Hàn va Iran không để họ tiến hành thêm bước nào trong việc sản xuất vũ khí nguyên tử để đe dọa láng giềng hay ḥa b́nh thế giới. Quốc gia Do Thái tuy có hậm hực khi thấy việc rủ rê đàn anh Mỹ lâm chiến tiêu diệt các cơ số sản xuất vũ khí nguyên tử tại Iran không thành đạt nhưng cuối cùng cũng phải đồng ư và nhận thức được ra rằng việc phong tỏa kinh tế và quân sự như hiện nay là biện pháp hiệu quả nhất, an toàn nhất để duy tŕ thể cân bằng và ḥa b́nh vùng Trung Đông.

Tổng Thống Obama trong khi tranh cử đă hứa và sau đó đă thực hiện trọn vẹn lời hứa ra quyết định chấm dứt cuộc chiến tranh thất nhân tâm tại Iraq và cuộc chiến tranh được giới tư bản Mỹ ủng hộ kéo dài gần như bất tận tại Afghanistan: cả 2 trận chiến tranh này sẽ được chấm dứt 1 cách có trách nhiệm và sẽ không làm tổn thương đến an ninh quốc gia cũng như thế cân bằng lực lượng quân sự cuả Mỹ tại Trung Đông và Á châu.

Trên đây là những nét chính và thành quả to lớn tiêu biểu nhất của nhiệm kỳ đầu của TT Obama. C̣n có rất nhiều thành tựu khác nữa chẳng hạn như: ban hành luật giảm thuế và tặng cường tín dụng cho các công ty loại nhỏ (tax cuts and supported loans for small businesses), tăng gấp đôi quỹ cho vay của sinh viên đại học (Federal grants Pell), ban hành luật đ̣i hỏi chủ nhân các công ty trả lương công bằng cho phụ nữ, ra quyết định ủng hộ phụ nữ trong việc lựa chọn các h́nh thức ngừa sinh sản không qua sự can thiệp của giới chủ nhân hay các nhà chính trị (employers and politicians) vv... người viết không muốn nêu ra đây v́ thiếu thời giờ và cũng v́ các giới truyền thống đă đề cập đến nó khá nhiều...

Nh́n chung th́ người Canada rất có thiện cảm đối với TT Obama. Nếu được quyền chọn ai làm TT cho nước Mỹ th́ dân Canada theo thống kê của tờ Canada Post sẽ bỏ phiếu cho Obama đến 78%.Thế c̣n đối với người Canada gốc Việt th́ sao? Theo ư kiến riêng của người viết bài này th́ có lẽ con số đó có thể c̣n cao hơn nữa: từ 80% đến 90%. Lư do đơn giản là v́ người Canada gốc Việt đă được hưởng rất nhiều quyền lợi mà đảng Dân chủ và TT Obama đang tranh đấu cho đám dân nghèo ở Mỹ từ ngày đầu tiên đặt chân đến đất nước này: bảo hiểm sức khỏe cho mọi người dân không phận biệt lơi tức hay tuổi tác, tiền lương và phục lợi xă hội đuoc qui định rất b́nh đẳng không phân biệt nam nữ hay sắc tộc, phụ nữ được quyền tự chọn lựa các biện pháp ngừa sinh sản không qua chính quyền hay tôn giáo vv. và vv..

Ngoài ra có lẽ c̣n một lư do đặc thù của người Canada gốc Việt so sánh với người Mỹ gốc Việt nữa là xứ sở Canada thường được gọi là nơi "Đất lạnh t́nh nồng" nơi mà khí hậu khắc nghiệt làm cho con người có một cái nh́n nhân đạo và dễ thông cảm thương xót nhau hơn, cạnh tranh và bon chen bớt khốc liệt hơn, chỉ có vậy mà thôi.

Bàn về các nguyên nhân khách quan đă khiến TT Obama thẳng cử 1 nhiệm kỳ nữa th́ trong mấy ngày qua, các nhà phân tích chính trị đă t́m ra được 1 vài nguyên nhân khá chính xác là TT Obama và các người ủng hộ ông đă thành công trong việc xây dựng nên một tập đoàn liên kết (coalition) gồm các sắc dân thiểu số đặc biệt là Latinos và da đen, các người lợi tức thấp, người Mỹ đă trắng có học thức đại học, công nhân thợ thuyền lao động, sinh viên học sinh, những cử trị trẻ tuổi. Các cuộc thăm ḍ cử tri trong lần bầu cử vừa qua rất ít khi xử dụng tiếng Spanish làm ngôn ngữ để thăm ḍ cho nên đă không đo lường đúng mức nguyện vọng và sự chọn lựa của những người Latinos. Một lư do khác là phe Dân chủ đă có nhiều người trẻ t́nh nguyện âm thầm làm việc từ hơn 3 năm qua để đăng kư thêm nhiều cử tri giới trẻ vào thành phần có lợi cho đảng Dân chủ. Con số này được nói là lên đến 1.5 triệu cử tri, một số lượng đáng kể cho bất cứ phe nao đón nhận được để có thể làm chênh lệch cán cân trong những lần bầu cử sát nút, 50/50 như lần vừa qua.

Sau hết người viết xin bày tỏ 1 số cảm nghĩ về nước Mỹ và người dân Mỹ

Đă từng sống nhiều năm ở nước Mỹ và đă làm việc 25 năm cho 1 đại công ty Mỹ, tôi có 1 niềm tin mănh liệt vào sức mạnh và khả năng tiềm tàng của dân tộc Mỹ.

Có thể nói rằng nước Mỹ có thể hoàn tất bất cứ công tŕnh ǵ, đánh bại bất cứ kẻ thù nào một khi chính phủ và người dân Mỹ nhất trí và đoàn kết để cùng nhau đạt đến mục tiêu họ đă đề ra. Lịch sử đă chứng minh điều này: từ việc đánh bại 2 cường quốc phát xít Đức và Nhật trong thế chiến thứ hai cho đến việc chinh phục không gian và đổ bộ lên mặt trăng, nước Mỹ một khi đă quyết tâm làm ǵ là họ sẽ làm được đến nơi đến chốn.

Trên mặt trận kinh tế cũng vậy, nước Mỹ hiện nay đang bị các tập đoàn tư bản lũng đoàn chi phối; họ đă bỏ tiền ra lập nên các công ty chuyên mua ảnh hưởng (lobby) giới lănh đạo lập pháp và hành pháp, nhưng đặc biệt hơn là lập pháp để ban hành các đạo luật giúp họ mặc t́nh thao túng thị trường; cho phép họ thâu tóm được những khoản lợi nhuận kếch xù mà không cần biết đến hậu quả sẽ đưa nước Mỹ đi về đâu. Trong địa hạt bảo hiểm y tế cũng vậy, những người lobby cho các công ty bảo hiểm và bảo chế thuốc men đă thao túng thị trường trong nhiều thập niên vừa qua. Họ giống như những con bạch tuộc khổng lồ hút máu mủ dân Mỹ và ngân khố chính phủ Mỹ cho đến lúc sắp khánh tận, xă hôi phân hoá giàu nghèo lên đến cao điểm. Một số Lănh đạo Mỹ đă thức tỉnh và đă nhận ra điều này. Một số con bạch tuộc, vâng chính nó, cũng đă nhận ra điều này v́ ngay bản thân chúng cũng thấy rằng nếu tiếp tục hút máu nữa th́ dân Mỹ sẽ chết v́ nghèo đói, ngân khố Mỹ sẽ khánh tận và cũng chẳng c̣n ai cho Mỹ vay tiền chi tiêu thêm nữa (có trả nợ nổi đâu mà đ̣i vay thêm) cho nên chúng sẽ có thể từ từ nhả ra chờ dân Mỹ sống thoi thóp hồi sinh để c̣n lập nên ván bài mới, trận tuyến mới để rồi sẽ lại tiếp tục hút máu trong tương lai.

Vấn để đặt ra cho người Mỹ hiện nay là phải nh́n ra sự thật, t́m đâu ra nguyên nhân cốt lơi đă đưa đến t́nh trạng suy đồi ngày nay để khắc phục hậu quả và đề ra đường lợi đúng đắn cho tương lai.

Việc đầu tiên là phải t́m ra và bầu lên một tập đoàn lănh đạo trong sạch, trung thành và thực tâm muốn phục vụ quyền lợi những người dân Mỹ trung b́nh, không giàu có tuyệt đỉnh mà cũng không lười biếng ỷ lại. Những người dân lợi tức trung b́nh này sẽ nắm đa số tuyệt đối và một khi được khuyến khích và nuôi dưỡng đúng mức sẽ là đ̣n bảy kích động rất mạnh cho nền kinh tế quốc gia đi lên. Yếu tố lănh đạo trong sạch và yêu tố nhân sự được huấn luyện và khuyến khích đúng mức sẽ quyết định cho sự thăng trầm của nước Mỹ trong thập niên sắp tới.

Đặng Hùng

<<trang trước              <<trang chủ