Vài tuần trước ngày kỷ niệm đám cưới lần thứ 15, anh chị Song Kim, tức Tiến sĩ Nguyễn Viết Kim và Tiến Sĩ Nguyễn Lâm Kim Oanh, vui mừng loan báo ông bà nhạc sĩ Từ Công Phụng sẽ có mặt trong ngày hôm vui ấy. Đồng thời, anh chị chia sẻ mối t́nh của anh chị, bắt đầu như một duyên tiền định “T́m Em khắp trời, gặp Em giữa đời”, càng lúc trở nên càng mặn nồng, thắm thiết nhờ Chàng biết chọn những t́nh ca của NS. Từ Công Phụng, mà theo lời tâm sự của nhạc sĩ – t́nh ca vẫn luôn là con đường đẹp nhất, dẫn mọi người đến gần nhau hơn, chia sẻ với nhau nhiều hơn v́ cùng chung một hơi thở - làm Nàng chơi vơi và bị cuốn hút, để cảm nhận “bao nhiêu xúc cảm sâu kín che đậy, ngăn lấp lâu nay ngập tràn vỡ ̣a”. Để trong ngày hôn nhân 15 năm trước, ông bà Từ Công Phụng đă hiện diện, không những như một chứng nhân cho một duyên t́nh đặc biệt này, mà c̣n chúc phúc cho đôi uyên ương qua bản nhạc Măi Măi Bên Em cho chính ḿnh tŕnh bày.

Và không c̣n ǵ hạnh phúc hơn khi quan khách lại được chứng kiến người nhạc sĩ của “Ḍng sông đang thầm th́ trong tóc” hát bản Măi Măi Bên Em trong ngày kỷ niệm 15 năm đám cưới của anh chị Song Kim vào giữa tháng 7, 2024, cùng một lúc 3 sáng tác mới nhất của ḿnh khi đêm nhạc về khuya; và Măi Măi Bên Em được nhạc sĩ tŕnh bày thêm một lần nữa cho nhóm Guitar Ngàn Thương của TS kiêm Nhạc Sĩ Vơ Tá Hân vài ngày sau đó, với sự chứng kiến của cặp Song Kim cùng trên 50 quan khách và học viên.

BBT Hội YKH Hải Ngoại trân trọng giới thiệu ”Ḍng Nhạc Từ Công Phụng và Chuyện T́nh Song Kim”. Thân chúc anh chị nhiều an lành và măi măi bên nhau.

 

Dòng Nhạc Từ Công Phụng Và Chuyện Tình Song Kim

 

Nguyễn Viết Kim & Kim Oanh

 

 

Bạn bè thân thuộc vẫn gọi chúng tôi là Song Kim vì trong tên mỗi người đều có chữ Kim. Cái tên chung này và sự gần gũi với nhạc TCP bắt đầu gần hai mươi năm trước….

 

NVK: Mùa Xuân 2006, Tết Nguyên Đán Bính Tuất vừa qua đi, thời tiết tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn vẫn còn giá lạnh. Hôm nay trời có nắng,  nắng hanh vàng trải dài trên lối đi, những thảm cỏ bắt đầu có màu xanh tươi. Tâm hồn tôi phấn khởi vui lây, lái xe chầm chậm nhìn lên bầu trời xanh có mây trôi và lẩm nhẩm hát theo

Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em? Lênh đênh ngàn mây trôi êm đềm..” (Bây Giờ Tháng Mấy)

 

Trong khung cảnh đó, tôi gặp Em, hoàn toàn xa lạ, đến từ bờ đại dương bên kia, thủ đô người Việt tị nạn, qua một buổi tiệc với một người bạn chung của cả hai. Chỉ trong mấy chốc, tâm hồn tôi đồng cảm với cây cỏ mùa xuân, cùng rung động trong nắng ấm, hình như là “tìm em khắp trời, gặp nhau giữa đời.” Khi rời buổi tiệc, thủ đô với những tòa nhà công sở cổ kính và các cao ốc đã lên đèn.  Những ngọn đèn trên  cây cầu bắc ngang sông Potomac hắt ánh sáng xuống mặt sông lấp lánh thật đẹp.

 

KO: Anh cho xe chạy qua những con đường hẹp trải đá, vài đoạn còn giữ lại các đường rầy sắt của thời có xe điện chạy trên đường và bảo tôi đây là khu phố cổ Hoa Thịnh Đốn, nơi có trường Đại Học Georgetown. Nhìn những tàng cây che bóng đèn hai bên đường làm ánh sáng lúc ẩn lúc hiện, không khí trong xe cùng tiếng nhạc làm lòng tôi chùng xuống

 

 “Tôi như loài cỏ dại, suốt một đời chênh vênh, suốt một đời buồn tênh. 

Em có thương thì xin chút hiền ngoan thật lòng,

vì cõi đời này là những đam mê, là những chia ly, là những đớn đau lẻ loi…” (Đời Bỗng Phù Du)

 

Tôi lặng người một lúc vì tôi chưa từng nghe những dòng nhạc này bao giờ.  

 

NVK: Liếc nhìn gương mặt em thẫn thờ đắm chìm trong tiếng nhạc, tôi khẽ nói cho em biết về nhạc sĩ Từ Công Phụng, một trong những nhạc sĩ mà tôi không những cảm phục vì tài nghệ, mà còn quý mến vì tư cách con người ông, khi tiếp xúc qua những chương trình văn nghệ. Tôi biết em theo giờ Cali thì còn sớm lắm, nên tôi đưa em đi một vòng “DC By Night” trước khi trở về lại khách sạn.

 

KO: Anh nói cho tôi biết về nhạc sĩ TCP.  Anh nói có năm nhạc sĩ được mệnh danh là “ngũ hổ” của nền âm nhạc Việt Nam trong giới học sinh - sinh viên vào các thập niên 60 và 70, trong đó có anh TCP cùng với Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, và Lê Uyên Phương. Anh nghĩ là sau khi nghe những ca khúc Da Vàng nhức nhối đau thương của TCS thì người ta cảm thấy được an ủi và bớt tuyệt vọng qua những dòng nhạc trữ tình và mượt mà của TCP. Trong bất cứ thời đại nào, tình yêu vẫn là liều thuốc chữa lành và mối hy vọng mong manh nhưng cần thiết trong cuộc sống. Anh kể cho tôi nghe về những quãng đời của anh trong thời gian đó, những ước vọng của tuổi trẻ cho tương lai, và cho đất nước điêu linh. Những điều anh nói thật mới lạ và cuốn hút. Tôi mơ hồ cảm thấy có lẽ cuộc đời mình đang rẽ qua một khúc quanh mới.

 

NVK: Trời đã khuya, tôi tìm đường đưa em về lại khách sạn, mai em sẽ về lại bên bờ Thái Bình Dương sau khi xong buổi họp.  Đô thị Hoa Thịnh Đốn do kiến trúc sư người Pháp L’Enfant thiết kế có nhiều “rond points,” dễ cho người không rành đường phố ở đây đi nhầm, nhưng lại giúp cho người muốn “mua đường” có lý do kéo dài thời gian.

 

Trời lấm tấm những giọt mưa xuân, rớt xuống nhè nhẹ trên mặt kính xe. Đĩa nhạc TCP lại cất lên

 

Trời đêm nay đi về trong tiếng mưa buồn.

Nằm nghe cô đơn đưa vào nhớ….

Cho tôi xin nụ cười đó đem về làm niềm tin trong cuộc tình hôm nay.” (Trời Về Đêm Mưa)

 

Tôi hát nhẩm theo mặc dầu không nhớ hết. Em cười và tinh nghịch hỏi “Mình đã vào cuộc tình chưa anh?” Tiếng nhạc TCP trổi lên trả lời thay cho tôi

 

Xin cho em trọn ngàn giấc mơ dài đẹp và có tôi về làm mùa xuân…” (Trời Về Đêm Mưa)

 

KO: Xe về tới trước cửa khách sạn. Bài hát vừa chấm dứt.  Anh đặt tay lên tay tôi, “Anh muốn em nghe bài cuối này.” Tôi gật đầu và ngồi yên.

 

Em, lại đây với anh, ngồi đây với anh trong cuộc đời này.

Nghe thời gian lướt qua mùa xuân khẽ sang,

Chừng như không gian đang sưởi ấm những giọt tình nồng…

Em, ngồi đây với anh, cùng nhau lắng nghe,

Giòng sông đang thầm thì trong tóc những khúc nhạc tình…” (Tình Tự Mùa Xuân)

 

Trong tôi có nỗi thổn thức, có một dòng sông vỡ bờ và bao nhiêu xúc cảm sâu kín che đậy, ngăn lấp lâu nay ngập tràn òa vỡ…

 

Những ngày tháng cách xa, mỗi người mỗi bên một chân trời khác nhau, cách hơn ba ngàn dặm, ba giờ đồng hồ khác biệt và năm tiếng bay trực tiếp. Những dòng nhạc TCP là gạch nối, cho chúng tôi ngôn từ và cảm xúc để trao gửi cho nhau. …

 

KO: Chỉ vài ngày sau khi trở về lại căn nhà quen thuộc, tôi nhận được lá thư đầu tiên của anh và hai đĩa nhạc TCP. Mỗi cuối ngày trên đường từ trường đại học về nhà, tôi bỏ đĩa vào nghe. Chiều tối khi nói chuyện trên phone tôi thường bắt anh giải thích, anh nghĩ gì về câu này, dòng nọ. Cuối cùng anh bảo, “Hôm nào mình phải lên thăm anh chị TCP và em có thể hỏi thẳng anh ấy là hay nhất.  

 

NVK: Thuộc một lớp người thích diễn tả ý tưởng trên trang giấy, tôi bắt đầu trải dài những suy nghĩ, cảm nhận trong cuộc sống, qua những lá thư gửi cho em. Tôi nghĩ chắc em sẽ thấy tôi là một người khác thường, vì trong thư tôi chẳng bao giờ nói về tình cảm của nhau. Như thế không biết em có thất vọng vì những lá “thư không tình” này không nhỉ?

 

Những lúc ngồi viết cho em, những dòng nhạc của TCP thấm đậm vào lòng tôi làm tăng niềm hạnh phúc được viết và được có người mong đọc những gì mình viết.

 

“Ϲhiều naу ngồi viết riêng cho em,
Ϲho em bài hát êm đềm, trôi theo từng tiếng tơ mềm
Ɲhờ mâу gửi đến riêng cho em
Ϲho em ngàn lời уêu thương, trôi trên nụ cười phong kín
Mùa Thu chợt đến trong cô đơn
Ɓuồn baу lên mờ lấp khung trời chiều lạnh lùng
Trời c̣n gọi tiếng mưa đêm naу
Mưa ơi! Đừng làm buồn mắt em thơ ngâу”
(Bài Cho Em)

 

KO: Những lá thư anh bắt đầu quen đường bay từ bờ Đại Tây Dương qua đến bờ Thái Bình Dương đều đặn, có khi một tuần tới hai, ba lá thư. Anh viết trang đầu tiên trên các tấm thiệp card postales của những art museums nên tôi luôn thích thú lật xem tranh ảnh trước khi đọc thư. Thư anh viết như những lời tâm sự với chính bản thân anh. Có những đoạn anh gợi nhớ về người mẹ anh, hồi tưởng những kỷ niệm với “mợ” trong những tháng ngày cuối trước khi đất nước đổi thay.

 

Mẹ già lần ra trước ngơ ngóng tin con.
Thoảng nghe ngoài kia tiếng bom đạn nổ trên đồng.
Chợt thấy niềm tin vội héo trên tuổi mẹ mong.
Bạc đôi vai áo, nhạt nhòa đôi mắt tháng ngày chờ trông.” (
Lời Của Mẹ)

 

Có những khúc anh tả về những ngày mùa đông trên xứ Đức quốc, nơi anh sống trên mười năm, nhớ nhà và nhớ quê hương

 

“Tôi ra đi mà hồn tôi ở lại
Tôi ra đi mà ḷng tôi cô quạnh
có ai biết rằng nửa đời tôi đă chết ở quê hương
có ai biết rằng nửa đời tôi đang sống vật vờ nơi quê người”
(Khi Tôi Đến Nơi Đây)

 

Tôi hình dung ra anh trong những quãng đời đó, cảm thấy thương anh và hiểu anh hơn.

 

NVK: Có một lúc nào đó tôi cảm thấy hoang mang, liệu chuyện tình em và tôi có thành không, liệu các khoảng cách biệt khác giữa em và tôi, ngoại trừ không gian và thời gian, có khỏa lấp được không, liệu tôi có trổi dậy được nữa nếu phải thêm một lần đứt đoạn…và nhất là liệu tôi có làm em đánh mất niềm tin yêu vào con người và cuộc sống không…. Tôi kìm lòng giữ khoảng cách và im lặng….

 

KO: Những ngày giờ vắng tin anh… hộp thư bất động không bay qua bên ấy để tìm xem thư có rơi rớt giữa đường bay không… cái điện thoại im hơi lặng tiếng mặc dầu đã được nạp điện đầy đủ…Trời Cali bình thường hiếm mưa mà sao tâm hồn tôi ướt lạnh

 

Trong hồn em vẫn một cõi đời mưa lạnh

Khi tình mong manh như một giọt nắng tan

Đời chia xa những giòng sông khuất mờ tình phôi pha

Những mùa rơi lá vàng, lệ em rơi hàng lệ nén những mùa mưa nhạt nhòa.”   (Vẫn Một Đời Hiu Quạnh)

 

NVK: Tôi bất chợt bay sang thăm em. Em đón tôi ở phi trường và suốt quãng đường về nhà em câm nín không nói. Khi tôi nhìn em, em quay sang bên khác.

 

“Em hờn anh, dáng buồn như liễu rũ
Em không nh́n, trời sáng hóa thành đêm
Và không nói, vàng son thành tượng đá
Em quay ḿnh, sỏi đá cũng buồn theo”
(Giận Hờn)

 

Thế rồi chúng tôi có dịp thăm anh chị TCP vào cuối mùa xuân năm ấy tại thành phố hoa hồng Portland, Oregon. Chúng tôi bay từ hai thành phố khác nhau và tuy đã cho nhau giờ giấc chuyến bay đến nơi, cả hai không hẹn mà cùng âm thầm đổi chuyến bay để có thể tới sớm hơn.

 

NVK: Có lần em nói với tôi về nổi buồn cô đơn mỗi khi phải đi làm xa, đến phi trường không một người chờ đón. Tôi muốn là người đến trước để chờ đón em, lấp đầy nỗi cô đơn em có. Không ngờ em cùng một ý tưởng. Cả hai chúng tôi đợi nhau ở hai cổng khác nhau và cả giờ sau mới tìm thấy nhau! Nỗi hạnh phúc gặp lại sau những ngày chia cách, phiền muộn thật là nhiệm mầu.

 

“Đă qua đi ngày tháng, úa môi sầu nhớ t́nh người buồn tênh
Em chút giọt lệ ấm, khóc mừng một ngày hạnh phúc miên man
Qua ngày buồn đă qua, v́ đă có em trong cuộc đời này
Em, ngồi đây với anh, cùng nhau lắng nghe
Gịng sông đang thầm th́ trong đất, những khúc nhạc t́nh
Em, lại đây với anh, ngồi đây với anh, trong cuộc đời này
Bên đàn chim hót ca, này em có nghe
Mùa xuân đang mờ thoảng, trong mắt t́nh người mênh mang”
(Tình Tự Mùa Xuân)

 

KO: Lần đầu gặp anh chị Từ Công Phụng, tôi đã cảm thấy quý mến. Khi anh TCP nhìn thấy Anh và tôi bước vào nhà, anh quay qua Anh và hóm hỉnh hỏi “Nhặt đâu ra mà hay thế?” Mọi người cùng cười oà lên một cách thoải mái và thân thiện. Anh Chị TCP đưa chúng tôi đi xem Hang Đá Đức Mẹ, có tượng Đức Mẹ Sầu Bi và vườn hoa đủ các loại hoa hồng và thảo mộc trong một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong lúc tôi và chị Kim Ái đi dạo, ngắm hoa, viếng thăm các tượng Đức Mẹ và cầu nguyện thì Anh và anh TCP ngồi lại bên dưới hang đá nói chuyện.

 

NVK: Mặc dầu đã có dịp tiếp xúc với anh TCP nhiều lần, hôm ấy chúng tôi có khoảng thời gian và không gian mở rộng trong bầu khí thiêng liêng và tĩnh mịch để thật sự được trải dài tâm sự với nhau. Càng hiểu nhau, chúng tôi càng quý nhau hơn. Khi về lại nhà anh chị, anh TCP đã đàn cho chúng tôi những bản quen thuộc, những bản anh ưng ý nhất và những sáng tác đang thành hình của anh.

 

KO: Chúng tôi kể cho anh chị TCP nghe mối duyên giữa dòng nhạc của anh và chuyện tình chúng tôi. Anh ngồi nghe thỉnh thoảng lại pha trò bằng những câu dí dỏm nhưng cũng rất sâu sắc làm chúng tôi cảm động hơn.  Trong đêm khuya tĩnh lặng, ngồi uống trà, anh chị TCP kể cho chúng tôi nghe chuyện đời anh chị. Điều làm chúng tôi cảm xúc và quý trọng anh chị nhiều, là tình yêu giữa hai người, bắt đầu từ hai cảnh đời khúc mắc, éo le và tiếp diễn với những khó khăn mất mát để rồi phải tạo dựng lại từ đầu. Thế mà cả hai anh chị không những giữ vững tình yêu ban đầu, mà còn bồi đắp một tình yêu thật vững chãi trên nền móng của sự trung tín tuyệt đối, sự hy sinh sâu xa, và sự yêu thương đùm bọc cho đám con mười người, con anh, con em, và con chúng ta. Khi anh TCP hát trên sân khấu Thúy Nga Paris By Night bài Mãi Mãi Bên Em cho chị Kim Ái, tôi đã xúc động thật nhiều vì anh gói ghém bao ơn nghĩa vợ chồng dành cho chị trong ấy và tôi cũng hiểu rõ tất cả những hy sinh chị đã dành cho tình yêu này.

 

NVK: Sau những ngày tháng bay qua bay lại, chúng tôi đã quyết định cùng nhau, bay đi bay về và hợp hôn với chủ đề Giữ Đời Cho Nhau – và anh TCP đã hát tặng cho chúng tôi bài Mãi Mãi Bên Em trong ngày cưới và những dịp sau đó. Mối chân tình giữa chúng tôi tiếp tục làm tăng tổng lượng hạnh phúc cho  nhau.

 

“Nếu có điều ǵ vĩnh cửu được
Th́ em ơi đó là t́nh yêu chúng ta
Bờ môi ngoan, hương tóc rũ vai mềm
Từng ngày dài hồn anh măi tương tư
Gọi tên em ḷng náo nức đêm mơ
Anh mơ sẽ bên em cho đến tận cuộc đời

Nếu có điều ǵ vĩnh cửu được
Th́ em ơi đó là t́nh yêu chúng ta
Rồi mai đây anh sẽ đón em về
Mở cửa hồn em vào đó rong chơi
Em có thấy t́nh anh ngát hương hoa
Ngây ngất măi một đời v́ em thôi”
(Mãi Mãi Bên Em)