MỘT CHUYẾN BẮC DU

Lê Đ́nh Thương

 

Ở Mỹ, mỗi lần vào tiệm bán bàn ghế là tôi chán nản nh́n mấy bộ ghế to tướng, thô kệch, cho nên tôi phải cắn răng đi mua hàng ở tiệm House of Norway gần nhà, loại Scandinavian vừa nhỏ gọn vừa mỹ thuật, tuy đắt tiền hơn.

Nếu không có hai người bạn ở xứ Viking nầy th́ chắc không bao giờ tôi có dịp ṃ qua thăm cho biết.

Nhân hè năm nay có dịp qua Pháp, vợ chồng tôi lấy thêm một tuần đi Na-uy, đáp lời mời của anh chị Lê văn Mộ đă nhiều lần rủ rê.

Vâng, chỉ có mùa hè mới dám ṃ qua cái xứ Bắc cực này để xem mặt trời đêm.

Bạn chúng tôi là dân Paris lâu năm chở ra phi trường Orly, anh ta chỉ vào một cặp tóc vàng mắt xanh, cao lớn, da dẻ hồng hào, bảo:

“Mi cứ đi theo tụi hắn là dân Nordique, chắc cũng đi Oslo đó.” Tài thiệt, nghe hai anh chị nói tiếng x́ lô x́ la tôi không nhận ra tiếng ǵ th́ biết anh bạn tôi nói đúng. Hỏi bằng tiếng Anh th́ họ trả lời bằng tiếng Anh, đúng là chuyến bay Oslo, thế là cứ làm quen cho có bạn đồng hành.

Chỉ hơn 2 tiếng sau, máy bay Norwegian Airlines hạ cánh phi trường Oslo, lúc đó đă gần 11 giờ đêm mà trời c̣n sáng! Chúng tôi ngồi chờ thêm nửa tiếng, có hẹn với bạn Tôn thất Hứa bay từ Đức qua cùng đến thăm Na-uy lần đầu. Gặp nhau, rủ đi tiểu, phải dở cười v́ bồn tiểu đàn ông cho dân Na-uy cao, hai đứa phải nhón gót. Bạn Mộ bị Parkinson không c̣n lái xe được, chị Mộ đến đón chúng tôi lúc đó đă nửa đêm. May nhà anh chị ở Strommen không xa phi trường Oslo bao nhiêu, độ 30 km, nhưng chị Mộ loay hoay không biết trả tiền thế nào với cái máy khi ra cổng, mà chúng tôi nh́n mấy hàng chữ Na-uy th́ cũng như dân thất học, chị Mộ vừa dịch từng chữ, tôi vừa làm theo chỉ dẫn từng nấc, cuối cùng cái chắn cổng mới chịu mở. Ouf!

Về tới nhà anh Mộ c̣n thức chờ, tay bắt mặt mừng. Và trời vẫn c̣n chưa tối hẵn tuy đă 1 giờ sáng. Nghe đâu vào tháng này chỉ có 2 giờ trời tối, 3g sáng mặt trời đă mọc trở lại. Được chị Mộ cho một tô bún ḅ Huế thật hấp dẫn rồi mới lên giường.

Sáng sớm hôm sau, bà chủ dẫn đi quanh một ṿng tham quan nhà. Đại khái cũng như nhà ở miền New Jersey chúng tôi, trang bị để chống lạnh, có đều máy sưởi vẫn c̣n chạy giữa tháng 6, với loại sưởi ấm nằm dưới sàn nhà. Không bao lâu sau, vợ chồng Tôn thất Sơn, Tường Ngọc lái xe đến cùng ăn sáng với nhau. Sơn và tôi thời xa xưa đă từng có nhiều kỷ niệm để đời. Sơn đă sắp xếp với anh chị Mộ về sống với chúng tôi một tuần. Sơn- Tường Ngọc nhà ở Kristiansand cách Oslo 300 km, nhưng con gái th́ ở Oslo nên chạy qua lại cũng gần.

Nh́n cái xe M-B mới toanh của Sơn, 2 đứa nhắc lại chuyện xưa năm thứ hai YKH đă từng lăn quay mấy ṿng trên đồi Nam Giao trong chiếc 2CV cùng với bạn Hầu mặc Sửu, thế mà cả 3 đứa ḅ ra không một vết trầy da!

Tội anh chị Mộ muốn đăi khách, vừa mới đổi chiếc xe VW mới để đi chơi xa. Sở dĩ tôi nhắc chuyện xe v́ tôi là thằng mê xe, nhưng cái đáng nói hơn là ở Na-uy, tậu xe không phải dễ dàng như ở Mỹ bởi do cái thuế ác ôn 200% (nhớ thời VN ?)

Tóm lại, dân Na-uy phải trả gấp 3 lần giá ở Mỹ! Câu chuyện buồn cười nữa: thấy dầu xe hơi đen, tôi kêu chị Mộ đi cùng v́ không biết đường, kiếm một chỗ thay dầu trong tỉnh trước khi đi chơi xa. May là anh thợ máy cũng nói tiếng Anh được, tôi yêu cầu thay bằng dầu nhân tạo (synthetic). Cầm hóa đơn, tôi giật ḿnh: hơn 2 ngàn kron, tính ra gần 300 USD. Hỏi lại cho chắc, không sai.

Chị Mộ chắc cũng giống vợ tôi, chỉ biết mua sắm áo quần, làm ǵ biết giá cả thay dầu xe. Tuy chị dành trả tiền “Xe của tui mà” nhưng tôi th́ cứ xốn xang, phải về kêu đứa con trai anh chị Mộ hỏi cho ra lẽ. Hắn cười: “Đúng rồi đó Bác ơi, không đắt đâu.” Trời ơi, chắc tui bỏ nghề qua Na-uy làm thợ sửa xe cho rồi. Thay dầu mà 300 đô, ở Mỹ khi tôi siêng năng mua dầu, lọc dầu tự thay lấy, chỉ tốn độ 20 đô, tới Quick-Lube chỉ 30 đô là nhiều.

Hôm đầu, chúng tôi được cho đi thăm Oslo, thăm cung điện khiêm tốn của vua Na-uy, thăm công viên với nhiều bức tượng khỏa thân hoàn toàn mà người Việt ở Na-uy gọi là công viên Sexy.

Phải công nhận dân Na-uy trông khỏe mạnh, cao ráo, da dẻ tốt tươi và hiếu khách. Nhớ lại thời xưa dân Huế lên gặp dân Đà Lạt cũng thèm cái nước da hồng hào kia.

Sáng hôm sau chúng tôi 7 người đi 2 xe v́ c̣n phải xách theo xe lăn cho bạn Mộ, lên đường đi Geiranger, một vịnh fjord nổi tiếng cách Oslo 500 km. Tốc độ tối đa chỉ 100 km/giờ ngoài xa lộ, đường nhỏ c̣n ít hơn nên phải mất 8 tiếng kể cả nghỉ ngơi dọc đường. Trời mát, phong cảnh hữu t́nh, đường vắng tuy là mùa du lịch, hay dừng lại để chụp h́nh, vả lại chẵng gấp gáp ǵ.

Đó là cái thú du lịch bằng xe hơi, con đường đi vui thú không kém ǵ điểm đến.

Dù đang giữa tháng 6, đoạn đường núi vẫn đầy băng tuyết, chỉ được quét đường cho đi trong 3 tháng hè. Đi đâu cũng thấy sông, hồ và núi, cảnh vật thiên nhiên hùng .

Đến Geiranger ăn uống xong mới đi t́m nhà ở. Và đây là đặc điểm xứ Na-uy. Vùng du lịch này có rải rác trên đồi núi nhiều căn nhà gọi là hytter (hut, hutte, log cabin). Cứ thấy chữ LEDIG (vacant) bên ngoài là mở cửa vào xem, thấy được là ở lại. Trong nhà có trang bị đầy đủ bếp núc, TV, mền gối, máy giặt... Điều kiện được in sẵn trên một tấm giấy, giá khoảng 100-150 USD một đêm, chỉ cần dùng xong nhớ hút bụi dọn dẹp sạch sẽ trước khi ra về. Không có một người quản lư, mỗi ngày th́ có người ghé thâu tiền một lần.

Nh́n người mà nghĩ đến ta. Tôi cảm thấy buồn buồn, biết đến bao giờ nước Việt ḿnh mới đạt được tŕnh độ này. Gặp cán ngố bây giờ th́ nó dọn đi sạch bách trong nhà không c̣n một bóng đèn chứ đừng nói ở đó mà chờ trả tiền.

Chúng tôi ở lại Geiranger 3 ngày, chọn lối khác trên đường về để được nh́n phong cảnh khác tuy hơi dài hơn chút đỉnh. Ghé Trollstigen (Troll có nghĩa là ông kẹ) ăn món đặc sản sausage giống dồi chó, tuy cà phê không ngon bằng ở Mỹ. Qua ngày sau, cả đoàn c̣n lái qua Thụy Điển đi shopping, chỉ cách Oslo 120km.

Ngày c̣n lại chúng tôi đi thăm nhà mấy con anh chị Mộ, có 2 theo nghề cha, một theo kinh doanh, ai cũng thành công ở xứ người. Con gái anh chị Sơn cũng theo nghề bố mẹ sống ở Oslo, nên Sơn-Tường Ngọc cũng lăm le dọn về Oslo nay mai.

Trên đường về, tôi bàn với bà xă ḿnh nên tính một chuyến Na-uy tiếp để c̣n lái xe trên con đường đứng tim vùng Kristiansand trước khi Sơn-Tường Ngọc dọn về Oslo. Humm!

 

 Lê Đ́nh Thương YKH-1

 

Return Home page