TẢN MẠN VỀ CON ĐƯỜNG NAM GIAO Ở HUẾ.

Cao Thanh Tâm

 

 

H́nh như đối với tất cả mọi người th́ con đường quen thuộc nhất của ḿnh là con đường đi học thời thơ ấu, nhưng đối với tôi th́ c̣n một con đường thứ hai nữa mà tôi không bao giờ quên, đó là đường Nam Giao ở Huế.

 

Một nhà văn tiền chiến đă viết về đường Nam Giao trong bài tập đọc mà tôi đă đọc khi c̣n học tiểu học, bài Thương Vay của Xuân Diệu: “Chiều lên dần dần, tôi càng đi trời càng tối, những bước đi cũng đồng thời với triền bóng dâng, xúi cho tôi dễ tưởng rằng bên này là ngày bên kia là đêm. Con đường Nam Giao thẳng mà không bằng, tôi khởi sự đi trong ánh sáng và tới dần trong bóng tối. Ánh chiều đă mờ dần như có ai kéo về trời để thắp những v́ sao...”

 

Tôi c̣n nhớ đó là bài tập đọc và ư của bài tập đọc Thương Vay mà thầy bắt học thuộc ḷng, và tôi học thuộc dễ dàng như khi học một bài thơ. Đó cũng là những h́nh ảnh con đường Nam Giao đă đi vào tâm hồn tôi từ những ngày c̣n nhỏ.

 

Trên điểm cao nhất của con đường lịch sử này c̣n có Đàn Nam Giao là nơi các nhà vua triều Nguyễn thường cúng tế trời đất cho quốc thái dân an. Nhưng điều đáng nói nhất là con đường này qui tụ biết bao nhiêu là ngôi chùa cổ kính qua nhiều thế hệ.

 

Nếu kể từ chân con dốc Nam Giao th́ phải kể đến chùa Bảo Quốc là nơi tu học nổi tiếng đă đào tạo ra biết bao vị Thượng Tọa Đại Đức nổi tiếng của giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Qua các nguyệt san Liên Hoa và Phật giáo Việt Nam vào thập niên 50 mà tôi đă đọc được th́ chính Thượng Tọa Thích Nhất Hạnh làm chủ nhiệm, cũng tu học tại ngôi chùa này, hồi mới xuất gia. Dạo đó thầy c̣n có đạo danh là Tâm Quán. Hồi nhỏ tôi rất say mê những chuyện ngắn của chú Tâm Quán như: Tiếng chuông đêm giao thừa, Giữ ḅ, D́ Tư, T́nh người (có bối cảnh của ngôi chùa Bảo Quốc).

 

Từ chùa Bảo Quốc đi lên dốc nam Giao, cũng về phía tay phải, kể từ chân đồi khoảng vài trăm thước là chùa Vạn Phước, là nơi qui y bên ngoại của tôi. Mỗi lần theo bà ngoại lên chùa ngày vía Phật, tôi rất thích ghé chùa Vạn Phước, nơi có chú tiểu Lợi mới lên sáu đă xin vào chùa cùng với mẹ chú xuất gia. Hai mẹ con cùng ở nhà trù. Chú Lợi rất láu lỉnh dễ thương. Tôi thường thán phục khi nghe chú làm lễ cúng ngọ vào buổi trưa hè với giọng tụng kinh trong veo của con nít. Về sau chú được chùa cho đi du học và trở nên một đại Đức tiếng tăm.

 

Từ chùa Vạn Phước đi thêm một khoảng đường nữa về phía tay trái của dốc Nam Giao là chùa Từ Đàm danh tiếng của quê hương và đạo pháp. Đây cũng là trung tâm của giáo hội Phật Giáo thống nhất mà nhạc phẩm “Từ Đàm quê hương tôi” đă đi vào ḷng tôi qua bao thăng trầm của thời cuộc: “Quê hương tôi miền trung sớm hôm chuông chùa nhẹ rung...” Lời ca thiết tha đă gợi lại cho tôi cả một thời thơ ấu mầu hồng vào những mùa Phật Đản. Cả thành phố Huế như bừng lên v́ một rừng cờ Phật giáo và những chiếc đèn lồng lung linh muôn sắc cùng với mùi trầm hương thơm ngát lẫn tiếng chuông chùa êm đềm vang vọng măi cho đến ngàn sau.

 

Vuợt qua dốc Mít , rẽ trái là lối vào chùa Trúc Lâm, một con đường đất nhỏ, có hai hàng trúc xanh mướt, rồi leo lên một con dốc khá xa nữa mới đến cổng chùa. Có một con suối nhỏ chảy róc rách quanh hàng tre la ngà, và trong sân chùa có ḥn non bộ to lớn với tuợng Quan Thế Âm đứng trên ṭa sen và trên tia nuớc là Thiện Tài Đồng Tử. Ngồi duới bóng cây im mát, được uống chén nước chè tươi có mùi gừng như trút đi bao mệt nhọc.

Lên chánh điện lạy Phật xong và được ăn những chiếc bánh in đậu xanh ngọt lịm, chúng tôi lạy và vấn an ôn Trúc Lâm, rồi xin phép qua chùa Hồng Ân. Đây là ngôi chùa sư nữ danh tiếng của xứ Huế thơ mộng nơi có Sư Bà Diệu Không, vị nữ tu đạo hạnh, vang bóng một thời. Nếu đi đường Nam Giao th́ khá xa,  nhưng chúng tôi biết một con đường tắt men theo con suối cạn mùa hạ để vào chùa Hồng Ân.

Con đường ṃn đẹp như tranh làm tôi nhớ đến cuốn tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng. Khi nào đi trên con đường này, tôi cũng mơ màng tưởng tượng h́nh ảnh chú tiều Lan giả làm con trai để đi tu, đang gánh sắn về chùa dẫn đường cho chàng thanh niên tên Ngọc vào chùa Long Giáng. Gương mặt xinh xắn đẫm mồ hôi của chú tiểu đă khiến chàng sinh viên lăng mạn kia nghĩ rằng chú là con gái!...

 

Theo hai hàng mai trắng dẫn dần lối vào chùa Hồng Ân. Là một ngôi chùa nữ nên thoạt nh́n ta sẽ có ngay cảm giác nhẹ nhàng thanh thoát, thanh tịnh như h́nh dáng của những ni cô đang tu học tại đây. Tất cả đều ngăn nắp, tinh tấn và an lạc. Dù đang ở trong tâm trạng nào, khi vào đây ta cũng sẽ thấy cuộc đời tục lụy như dừng lại ngoài cổng chùa! Trong thời gian lưu lại và văn cănh chùa, có lẽ làm sẽ thay đổi tất cả những định kiến, tuyệt vọng, và bi quan...

 

Chắc chắn khi ra về bạn sẽ mang theo một tâm hồn thanh thản, không vuớng bận.

Ra khỏi cổng chùa, bạn sẽ có tâm trạng một con người đổi mới kỳ diệu,  hoan hỷ bao dung và nhân ái....

 

Cao Thanh Tâm.

 

 

Trở về:   Trang trước    Trang chủ