N ÉT   Đ Ẹ P  T I Ế N G   V I Ệ T

Khẩu âm gốc - Tiếng Việt chuẩn

(“Tôi nói tiếng ba miền, phần cuối”)

  Lê bá Vận

 

Tiếng Việt được gần 90 triệu người nói, đứng hàng thứ 12 trên thế giới gồm khoảng bảy ngàn ngôn ngữ khác nhau. Các nhà ngôn ngữ học xếp tiếng Việt vào nhánh Mon-Kmer thuộc ngôn ngữ Austro- Asiatic (Đông Nam Á).  ‘Mon’ là vùng Pegu của Miến Điện.

 

Có 3 loại từ ngữ trong tiếng Việt : 1) chữ nôm.  2) chữ nho.  3) chữ Pháp/Anh.

Tiếng nôm ví dụ : cha mẹ, trời đất, mưa gió, làm ruộng… là tiếng cùng chung ḍng họ với tiếng nói các nước ĐNÁ : Kmer, Chàm, Lào, Thái, Nùng, H’mong, Bahnar, Rhade, Malay, Indonesia…ví dụ từ ngữ”chó”(Việt), là ‘chó’ (Miên, Lào,Thái), ‘chío’ (Mường). Văn phạm Kmer giống văn phạm Việt Nam.

Chữ nho. Là tiếng Hán-Việt, mượn của Trung Quốc, ví dụ “b́nh đẳng, bác ái”, có thể viết ra bằng chữ Hán, song đọc theo lối Việt nam. Chữ nho đă thành Việt hóa, có quốc tịch Việt, đặc biệt các từ trừu tượng. Song le văn phạm Hán và Việt khác nhau cơ bản về vị trí tính từ và danh từ. Ta nói ‘ngựa trắng’, ‘bay cao’ người Hoa nói ‘bạch mă’, ‘cao phi’. Hiện nay tiếng Việt đang du nhập thêm nhiều tiếng Hán Việt mới cho nhu cầu từ ngữ chính trị, nhân văn, xă hội…Nếu dùng có chọn lọc th́ điều này là tốt.

Tiếng Pháp/Anh khoảng một thế kỷ nay, không nhiều, vài trăm chữ, xem như đang hưởng

qui chế thường trú : xà pḥng, ga ra, tennis, cà rem… Việt Nam ngày càng cần thêm từ ngữ về khoa học kỹ thuật mượn từ các nước tiên tiến Âu Mỹ.

 

Tiếng Việt đơn âm, không đổi dạng, do đó được xem thua kém các ngôn ngữ khác đa âm, về phương diện tạo từ ngữ mới cũng như văn phạm kém chặt chẽ! Bù lại, có rất nhiều ‘âm’ và ‘thanh’, tiếng Việt đă phát huy được các thế mạnh riêng biệt để tạo những nét đẹp của nó, như sau :

-Sự phong phú các từ kép.

-Sự linh động về văn phạm.

         -Tính họa vần của ngôn ngữ.

 

*Sự phong phú các từ kép.

Ta thường nói: xanh lè, đỏ ḷm, trắng xóa, tím ngắt, vàng khè…

Riêng ‘trắng’ có 20 loại, trắng bạch/ bệch/ bóc/ bong/ bốp/ dă/ đục/ hếu/ lốp/ muốt/ ngà/ngần/ ngồn ngộn/nơn /nuột/ phau/tinh/ toát/trẻo/xóa.  Ngoài màu sắc lại có các từ ngữ kép: trắng án, trắng chân, trắng đen, trắng mắt, trắng răng, trắng tay, trong trắng, trắng trớt.

Thí dụ trên cho thấy các từ kép thành lập chỉ đơn giản viết kề trực tiếp các ‘từ’, mỗi ‘từ’ trong từ kép đứng riêng có thể vô nghĩa.

  a-Tính từ, phó từ: xun xoe, khệnh khạng, ba lăng nhăng, hốc hác, lộn tùng phèo… 

  b-Danh từ : xe ngựa, tủ lạnh, áo ấm, ống nghe, máy ảnh …Có 75 từ kép về “xe”, 67 về “máy”v.v… (Từ điển Việt-Anh, Viện Ngôn ngữ học,1999).     

  c-Động từ  : ăn năn, làm tới, áp đặt, mày ṃ, máy mó…Có 108 từ kép về “ăn”, 103 về “nói’, 102 về “làm”, 16 về “chơi”v.v… cũng theo Từ điển trên. Nhiều từ kép chỉ có thể chuyển Anh ngữ bằng giải thích, như ăn vă ( ăn không cơm), nói leo, chơi trèo…

 

Các từ kép Việt nam thiên h́nh vạn trạng, phong phú h́nh ảnh, màu sắc, t́nh huống. Chúng tương đương với từ ngữ đa âm, nhất là đă có ư kiến mạnhdạn viết chúng liền nhau : chắpvá, bépxép, sungsướng, máybay…Các từ kép được thành lập dễ v́ tiếng Việt rất ưa nói gọn, nói tắt và văn phạm lại cho phép mà không gây hiểu lầm nghĩa. Ví dụ: máy lạnh, máy dệt, hiệu ảnh, xe thơ …người Hoa nói: lănh khí cơ, chức bố cơ, chiếu tướng quán, bưu chính xa…tuy nhiên ‘băng tương, tín tương, y quỹ’… là ‘tủ lạnh, hộp thơ, tủ áo’.

Mặt khác chúng ta lại có thể tạo nhiều từ ngữ mới từ số c̣n tồn kho trong ngữ vựng :

Ví dụ :     nam, nàm, nám, nảm, năm, nạm , 3 từ ngữ nàm, nảm, năm chưa được dùng.

                Xoe, x̣e, xóe, xỏe, xơe, xọe, 5 từ ngữ chưa được dùng.  

                Xun, xùn, xún, xủn, xũn, xụn, tất cả 6 từ ngữ chưa được dùng.

 

Các từ kép lắm khi gây tranh luận thú vị để t́m hiểu ư nghĩa, nguồn gốc.

-‘Bánh tét’, nhiều người cho rằng ‘tét’ là do ‘tết’ đọc trại ra. Song lại có người nghĩ rằng sành ăn th́ không dùng dao cắt mà dùng sợi lạt buộc bánh, khoanh tṛn tét bánh ra.

-‘Vợ chồng’, được giải thích gợi ư h́nh ảnh động tác dưới ‘bợ’ trên ‘chồng’. Song không nên gán cho người Việt xưa thiện lương những dâm ư này. Các dân tộc khác cũng vậy. Chữ ‘vợ’ không do chữ ‘bợ’ mà ra. Chữ ‘chồng’ có 2 nghĩa: người chồng và chồng chất, 2 nghĩa không liên quan ǵ đến nhau.

-‘Chợ búa’, trong chợ bán búa?, lại c̣n hóc búa, hắc búa, búa xua...!  Có ư kiến ‘búa’ trong ‘chợ búa’ không phải là kềm búa mà chỉ là một tiếng đệm vô nghĩa cũng như ta nói ‘bếp núc’, ‘đồng áng’, ‘góa bụa’...là những từ kép.

- ‘Vẫn c̣n xuân’, trong bài “Cô gái xuân” câu đầu là “Em như cô gái vẫn c̣n xuân”, lẽ ra phải nói “mới vào xuân”??

 

*Sự linh động về văn phạm.

Ở đầu bài tôi viết :  “Tiếng Việt được gần 90 triệu người nói, đứng hàng thứ 12 trên thế giới gồm khoảng bảy ngàn ngôn ngữ khác nhau”. Như vậy văn phạm không chặt chẽ, có thể hiểu hoặc tiếng Việt hoặc trên thế giới gồm 7000 ngôn ngữ khác nhau. Phải viết ‘và gồm’ hoặc ‘mà gồm’. Một ví dụ khác “Đâu cần thanh niên có. Đâu khó có thanh niên”. Có thể hiểu ‘ở đâu cần, ở đâu khó th́ có thanh niên’ hoặc ‘không cần, không khó có thanh niên’. Do đó nghĩa của câu tùy nội dung. Thêm một ví dụ: “Trường hợp ông có rất nhiều”. Nghiêm túc th́ phải nói: “Trường hợp như ông có rất nhiều”.

Tiếng Việt được nói bởi gần 90 triệu người, có đặc điểm hay nói tắt cho gọn nhẹ, rất dễ bị bắt bẻ về văn phạm lỏng lẻo nhất là khi viết câu dài gồm nhiều mệnh đề. Thời Pháp thuộc xưa học tṛ làm luận trong bài năng dùng “th́ là mà của bởi” để giúp văn phạm chặt chẽ giống văn Pháp th́ lại bị thầy giáo chê văn nặng, viết văn tây và khuyên viết văn câu ngắn. Nói vậy chứ hiện nay rất nhiều người viết nhẹ nhàng, linh hoạt văn phạm, chỉ chặt chẽ khi cần thiết.

 

Thực vậy nét đẹp trong văn phạm Việt nam là nằm trong sự linh động, mềm dẻo.

Hăy so nghĩa câu: “Sao không bảo nó đến” và các câu hoán từ: “đến sao không bảo nó”, “bảo nó đến sao không”, “nó đến sao không bảo” v.v…th́ biết tiếng Việt nói xuôi ngược dọc ngang ǵ cũng xong mà vẫn đúng văn phạm, cho ta cảm tưởng xem một người làm xiếc uốn éo bẻ gập tay chân đầu cổ, thân h́nh mềm như con bún, khó tưởng tượng.Tiếng Việt là mềm dẻo như vậy.

 Điển h́nh là những bài thơ thuận nghịch độc mà dưới đây là một:

                               Cảnh xuân

                             “Ta mến cảnh xuân ánh sáng ngời,

                              Thú vui thơ rượu chén đầy vơi.

                              Hoa cài giậu trúc cành xuân biếc,

                              Lá quyện hương xuân sắc thắm tươi.

                              Qua lại khách chờ sông lặng sóng,

                              Ngược xuôi thuyền đợi bến đông người.

                              Xa gần tiếng hát đàn trầm bổng,

                              Tha thướt bóng ai mắt mỉm cười.

                              Vô danh.

Bài này có 8 cách đọc: đọc ngược xuôi, cắt đầu xén đuôi mà vẫn hay, vẫn mượt mà: 1-đọc xuôi.  2-ngược.  3-xuôi, bỏ 2 chữ đầu.  4-ngược, bỏ 2 chữ cuối.  5-ngược, bỏ 3 chữ đầu.  6-xuôi, bỏ 3 chữ cuối.  7- xuôi, bỏ 4 chữ đầu.  8-ngược, bỏ 4 chữ cuối.

 

Bài thơ đối đáp giữa Nguyễn Trăi và Thị Lộ cũng tiêu biểu:

Vấn: Cô ở đâu mà bán chiếu gon?            Chẳng hay chiếu ấy hết hay c̣n,                    Xuân xanh chừng độ bao nhiêu tuổi,         Đă có chồng chưa, được mấy con?                  Đáp: Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon.             Cớ chi ông hỏi hết hay c̣n,

Xuân xanh vừa độ trăng tṛn lẻ,                 Chồng c̣n chưa có hỏi chi con.

Ba chữ cuối “hỏi chi con” có 2 nghĩa”: ‘hỏi chi về con’ hoặc ‘hỏi chi hở con’; cả 2 nghĩa văn phạm Việt nam rất linh động đều chấp nhận. Nếu là tiếng Pháp hoặc Anh th́ mỗi ư nói mỗi cách, cố chuyển nguyên văn từng chữ là nói tiếng ‘bồi’, lỗi nặng văn phạm.

 

Nói lái cũng thể hiện sự mềm dẻo của tiếng Việt. Nói lái ngụ ư xỏ xiên, trào phúng mà lắm khi tục tỉu: tranh đấu/trâu đánh/tránh đâu, chôm đồ nhà, chà đồ nhôm, cậu nhứt cậu? và câu nói lái của Trạng Quỳnh ghẹo một bà chúa “nắng cực cho nên phải đá bèo”. Nói lái đă tạo ra nhiều giai thoại trong văn chương. Tôi có lần muốn đặt bút hiệu, cách đây cũng vài chục năm. Tên tôi là “Vận” tức là ‘vân+dấu nặng’, tức là “Vân Trọng” hoặc “Trọng Vân” nghe rất hay, song v́ nói lái thành “Trận Vong” nên đành thôi, bằng không chắc chết trận từ lâu. ‘Có kiêng, có lành’. Hiện nay tôi có khi đơn giản lấy biệt hiệu là “Van le”.

 

Tiếng Việt cũng có khi tưởng như tự mâu thuẫn, song lại có cái lư của nó, ‘ư tại ngôn ngoại’, ví dụ “đánh thắng quân địch” (ta thắng) đồng nghĩa với “đánh bại quân địch” (địch bại)’; “áo ấm” (giúp ấm) đồng nghĩa với “áo rét” (chống lạnh); “nín thinh” (nín tiếng) đồng nghĩa với “làm thinh” (làm sự nín tiếng). Có người nói “làm thinh” thực ra là “hàm thanh”, ‘hàm’ là chữ Hán có nghĩa là ‘ngậm’ (im hơi ngậm tiếng); cũng là một lối giải thích nhưng chắc không phải; 2 phụ âm ‘l’ và ‘h’ không có liên hệ thân quyến ǵ; tiếng Việt “bỏ dấu” là bỏ vào, không phải bỏ bớt; cảm thấy “thất cười”  là cảm thấy “tức cười”; “trên búa dưới đe” (ở trên có búa, ở dưới có đe) đồng nghĩa với “trên đe dưới búa” ( nằm trên đe, dưới búa); “mày ngu hơn nó” “mày ngu thua nó” đồng nghĩa (mày ngu hơn nó/ mày ngu và thua nó); “ nhẹ thêm…, giảm thêm..., mất thêm...”, đồng nghĩa với “nhẹ bớt…,  giảm bớt…, mất bớt…”.

 

*Tính họa vần trong ngôn ngữ.

Ngoài thi ca, tiếng Việt c̣n ưa lối nói có vần, được thể hiện rơ nét trong sự h́nh thành các thành ngữ, tục ngữ phản ánh mọi khía cạnh trong cuộc sống hàng ngày. Trong số 12 ngàn thành ngữ-tục ngữ tuyển chọn, có 400 bắt đầu là ‘từ’ “ăn”, 220 “có”, 180 “làm”, 80 “người”, 70 “được” v.v…(Thành ngữ-tục ngữ Việt Nam, Thùy Linh biên sọan, Nhà xuất bản Lao Động-Xă Hội 2007). Thâm thúy và phong phú chúng là kho báu của văn hóa dân tộc. Thành ngữ là một phần câu chưa diễn đạt một ư trọn vẹn, tục ngữ là một câu hoàn chỉnh. Chúng được cấu trúc theo 3 thể loại: 1-tự lập. 2- dùng từ kép.  3- dùng vần

 

1*Thành ngữ - tục ngữ tự lập: Cá mè một lứa, Có máu mặt, Dầu sôi lửa bỏng, Đỏ mặt tía tai, Gan cóc tía, Kinh hồn bạt vía, Lo sốt vó, Sát khí đằng đằng, Đánh đu với tinh, Đỉa đeo chân hạc, Già néo đứt dây, Giơ đầu chịu báng, Lạt mềm buộc chặt, Lấy thịt đè người, Muỗi đốt chân voi, Ngang như cua, nhát như cáy, Ngựa quen đường cũ chạy về, Tránh voi chẳng xấu mặt nào, Trèo cao ngă đau, Tức nước vỡ bờ, Vạch lá t́m sâu…

 

2*Thành ngữ - tục ngữ dùng từ kép : ví dụ  từ kép là “ăn mặc” sẽ cho thành/tục ngữ “ăn Bắc mặc Kinh”, từ kép “bụng dạ” sẽ cho “bụng làm dạ chịu”, ăn bờ ngủ bụi, ba hồn bảy vía, bồ trong bịch ngoài, người mới ta, dao to búa lớn, đầu voi đuôi chuột, được ăn thua chịu, gả đi bán lại, giơ nanh giơ vuốt, khôn nhà dại chợ, ơn cả nghĩa dày, tre già măng mọc, vợ đẻ con đau, xa thương gần chán…hoặc : c̣n nước c̣n tát (dùng từ lặp).

 

3*Thành ngữ dùng vần: Ăn quen bén màu, cái sảy nảy cái ung, chuyện bé xé to ít xít nhiều, cận đâu xâu đó, có mới nới cũ, có tật giật ḿnh, được làm vua thua làm giặc, được voi đ̣i tiên, đứt nối rối gỡ, giả dại qua ải, làm ả ngả mặt lên, năng nhặt chặt bị, ngủ ngày cày đêm, nói phải củ cải cũng nghe, nói trước bước không qua, nước sông công lính, ông ăn chả bà ăn nem, quyền giả vạ thật, thằng dại làm hại thằng khôn, cho một lột mười, theo sướng bướng khổ, thuận sống chống chết, tướng mất sĩ như đĩ mất váy, dạy khỉ leo cây đĩ vén váy, vợ chồng cũ không rủ cũng tới, xôi hỏng bỏng không, yêu con chị vị con em…

 

*Nhận xét một số đặc điểm:

 

     a-các biến ư: “Ăn cho/chưa no lo cho/chưa tới” và “Ăn cho no đo cho thẳng. ”Bắt được tay day được trán”/( day được cánh, Huế).  “Chờ được vạ má đă sưng” và “Chờ mạ má sưng”, tiếng Huế.

 “Nói gần mần xa”, “Sức đến mô xô đến đó… là của Huế, B́nh Trị Thiên. ” Cũng như “gian thâm lậm mạt” hoặc lầm mạt.

 

     b-thêm thắt: “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Thêm vào “Miệng không vành bóp méo như chơi/nhiều nơi” (miền Nam).

Tôi có khi cũng tấp tểnh thêm thắt : ”Giảng kinh cho Thích ca”, tôi thêm: “dạy hỏi ngă cho người Bắc” hoặc “ Tránh ô mồ gặp ô mả”. Thêm “Tránh sóng cả gặp đá ngầm”. “Con dài cái rộng, con động cái/cây yên” để chỉ cách xử dụng các loại từ ‘cái’ và ‘con’…Miễn sao, tức t́nh tức cảnh, nói cho có vần.

 

     c-đối chiếu tục ngữ Hoa : Nhiều tục ngữ Việt nam lấy ư từ tục ngữ Trung Quốc và ưa nói theo vần: ‘Cận châu cận mặc’ (gần son gần mực)/ gần mực th́ đen gần đèn th́ sáng. ‘Chiết quăng tri y’/găy tay hay thuốc. ‘Cương tắc thổ  nhu tắc nhự’ (cứng nhả mềm nuốt) mềm nắn rắn buông. ‘Hữu chí cánh thành’/ có chí th́ nên. ‘Lực bất ṭng tâm’/ Ư hay tay vụng. ‘Phúc sào vô hoàn noăn’/ lật ổ đổ trứng. ‘Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai’/ phúc không hai tai chẳng một. “Hữu duyên thiên lư năng tương ngộ. Vô duyên đối diện bất tương phùng”/ Có duyên ngàn dặm vẫn gặp mặt. Không duyên trước mắt lại chẳng ngờ. “Tại gia thiên nhật hảo. Xuất lộ bán thời nan”/ sẩy nhà ra thất nghiệp. “Tài (tiền) giả  thân chi tâm”/ đồng tiền liền khúc ruột.  “Trung ngôn nghịch nhĩ”/ nói thật mất ḷng. Nhiều trường hợp thêm một câu gieo vần: “Ma chử thành châm”(mài chày thành kim)/ Ai ơi chẳng chóng th́ chầy, có công mài sắt có ngày nên kim. Tục ngữ Trung quốc có nói theo vần, không nhiều vd. “Nhập gia tùy tục  đáo giang tùy khúc”/ vào nhà giữ tục, vào sông theo khúc . “Nhứt nghệ tinh nhứt thân vinh”/ nghề tinh th́ thân vinh. “Y bệnh bất y mệnh”/ chữa bệnh không chữa được mệnh.

Tục ngữ Pháp, Anh: “À bon chat, bon rat” (Pháp)/ mèo giỏi có chuột hay, vỏ quit dày có móng tay nhọn, ‘cao nhân tất hữu cao nhân trị’ . “Haste makes waste”(Mỹ)/ dục tốc bất đạt, ưa nhanh thành hỏng. Tuy nhiên tục ngữ Pháp Anh ít khi nói theo vần:”Le chat parti, les souris dansent” (Pháp: mèo vắng nhà, chuột nhảy múa)/ chủ vắng nhà gà bươi bếp; “Familarity breads contempt” (Anh Mỹ)/ quen quá hóa nhờn.

 

Tục ngữ ghi chép đúc kết kinh ngiệm khôn ngoan của nhân loại trong cuộc sống hàng ngày do đó tương tự cho mọi quốc gia là điều đương nhiên. Các tục ngữ: “Thiện trác giả  bất thương” (Tàu, thợ đẽo gỗ giỏi th́ tay không bị thương), “C’est en forgeant qu’on devient forgeron” (Pháp, rèn măi th́ thành thợ rèn), “Practice makes perfect” (Mỹ, làm măi th́ thuần thục), “Trăm hay không bằng tay quen”, “đều tay hay việc”, (Việt) đều nói lên cùng một ư là phải tập tành. Nếu đặt theo vần th́ tục ngữ nhiều ít mang tính chất thơ và giúp dễ nhớ. Thành ngữ, tục ngữ Việt nam trong cấu tạo mang tính chất này, là một nét đẹp của tiếng Việt.

 

     d-ư nghĩa: một số tục ngữ có nhiều nghĩa bóng, tùy t́nh huống mà dùng:

Bắt cóc bỏ dĩa” có các nghĩa: 1) làm gấp gấp, không tính toán trước. Ngụ ư là gấp gáp, lật đật, hấp tấp, ngồi không yên một chỗ, nhảy qua nhảy lại, di chuyển hoài. (Bùi Minh Đức, Từ điển tiếng Huế, 2009, tr 106).  2) thay thế nhân sự hoặc phương án không bằng trước, vào phút chót v́ bất khả kháng “giao thoa chắp mối tơ thừa cậy em” (Kiều).  3) việc làm không kết quả hoặc kết quả thu được không bền. 4) cũng có tục ngữ “làm như nhái ḅ đĩa”. 5)nhận xét: tính con cóc là khoan thai, ưa ngồi xổm (squatter) “con cóc trong hang, con cóc nhảy ra, con cóc ngồi đó (trầm ngâm), con cóc nhảy đi” (Thơ con cóc). 6) các nghĩa khác??

Bói ra ma quét nhà ra rác” có các nghĩa : 1)nh́n kỹ th́ khi nào cũng thấy có khuyết điểm. (BMĐ, TĐTH 2009, tr153).  2) chuyện tất nhiên xẩy, bói th́ tất nhiên ra ma (cũng như) quét nhà th́ tất nhiên ra rác, ‘đĩ khóc tù van’, “số cô có vợ có chồng, sinh con đầu ḷng chẳng gái th́ trai”.  3) không nên tin vào bói toán nhất là khi đau ốm (thuốc tra ma cúng), bói ra ma không có nghĩa “nhân vô thập toàn”.

Cha lú chú khun” có các nghĩa : 1)cha dại có chú khôn ngoan bày vẽ (BMĐ, TĐTH 2009, tr270). 2) nghĩa rộng, lời khuyên cảnh giác, thế nào đối phương cũng có người đứng đàng sau mưu sĩ thầy dùi. (‘chú’ có nghĩa chung, không bắt buộc là ông chú thực sự).

Tránh/ chạy trời không khỏi nắng có các nghĩa: 1) không tránh khỏi (Đi xe không đèn thế

nào cũng bị phạt, tránh trời không khỏi nắng). (Nói văn hoa). (BMĐ, TĐTH 2009, tr1812).  2) cụ thể là nhận công việc hoặc chịu hoàn cảnh không mấy thích thú mà tưởng đă thoát “chém cha cái số ba đào, gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi” (Kiều).

Những tục ngữ “Tránh đó gặp đăng”, “Tránh/ ghét của nào trời trao của ấy”, “Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”, “Tránh/ chạy trời không khỏi nắng”, “Đi đêm lắm có ngày gặp ma” v.v…   đều hàm ư không tránh khỏi trong những hoàn cảnh và mức độ khác nhau.“Đi đêm lắm có ngày gặp ma”, rủi ro do ḿnh tự tạo, song đi xe không đèn là ban đêm, tránh nắng là ban ngày.

“Ăn vóc học hay” có các nghĩa: 1)ăn nhiều học nhiều (Bùi Minh Đức, ‘Chữ Nghĩa Tiếng Huế’ 2008, tr115).  2) lời khuyên, nhờ ăn có sức vóc, (cũng như) nhờ học biết điều hay. Hoặc giả “ăn óc học hay” v́ các bà mẹ muốn con học mau giỏi. Ta có lối hay nói đùa theo vần, đau tim ăn trái sim, đau phổi ăn trái ổi, đau thận ăn quả mận hết bệnh. C̣n đau bao tử? cử ăn chua (cử chanh chua).

  “ Có thực mới vực được đạo” có các nghĩa: 1) có ăn mới lăn được đạo. 2) viễn vông phí công thuyết giảng.

 

    e-Các thành ngữ sành điệu. Đây là một tập tranh biếm họa, minh họa cho các thành ngữ của giới trẻ hôm nay, được tác giả cuốn sách gọi là “các thành ngữ sành điệu”. Những thành ngữ được sản xuất theo lối nói có vần này nhiều khi rất chướng, khó nghe với những người chưa quen, nhưng hiện nay lại rất thịnh hành trong nước, đặc biệt giới trẻ coi là thời thượng. Tác giả cuốn sách là anh Nguyễn Thành Phụng - một họa sĩ trẻ sinh năm 1986 tại Hà Nội. Cuốn sách chứa đựng 115 ‘thành ngữ” có vần, ví dụ “đau khổ như con hổ”, “sát thủ đầu mưng mủ”, “tự nhiên như thằng điên”, “nhỏ như con thỏ” v.v…mỗi thành ngữ tác giả vẽ một bức tranh minh họa, không cần dùng lời giải thích. Tin cho biết Nhà Xuất bản Mỹ thuật ra lệnh thu hồi quyển “Sát thủ đầu mưng mủ”, trong lúc trên thị trường vẫn bày bán tràn ngập cuốn sách này (LTS, Thời Báo ,Toronto 12/11/2011).

 

    g-dịch thuật thi văn:  “ tô thành ngoại Hàn sơn tự.  Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”  Thuyền ai đậu bến Cô tô. Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn sơn.  Tản Đà đă dịch 2 câu Đường thi ra thành thơ lục bát, hoàn toàn của Việt nam mà đặc điểm là mỗi câu đều họa vần câu trước. Thơ lục bát cũng sản sinh thơ lục bát gián thất.

“À vaincre sans péril  on triomphe sans gloire”(Le Cid, Pháp), thắng không khó chẳng có vinh quang. Thi văn ở đâu cũng nhiều họa vần, nhưng ở thi văn Việt lại càng nhiều hơn.

 

 

*Khẩu âm gốc -  Thuyết hỏi ngă.  

Nước Việt nam hẹp nhưng dài, khẩu âm tức là tiếng nói, giọng nói khác nhau theo vùng. Có 3 khẩu âm chính tương ứng ba miền bắc trung nam. Xét sâu hơn lại có thể chia ra thành 5 khẩu âm chính: 1-giọng Bắc bao gồm cả Thanh hóa. 2-giọng Nghệ Tĩnh. 3- giọng B́nh Trị Thiên, từ đèo Ngang đến đèo Hải vân. 4-giọng Quảng từ đèo Hải vân đến đèo Cả. 5-giọng Nam từ đèo Cả đến mũi Cà mau.

Có phần chắc chắn có một khẩu âm nguyên thủy duy nhất được tổ tiên người Việt nói từ nhiều ngàn năm trước, không ngoài 5 khẩu âm kể trên? Và nếu vậy th́ đó là khẩu âm nào? Tôi nghĩ ta có thể căn cứ vào sự biến chuyển “thanh âm” trong ngôn ngữ để có câu trả lời.

Tiếng Việt đơn âm, phát âm cung điệu trầm bổng theo 6 ‘thanh’ (làm thành thang âm), được viết theo kư hiệu các dấu:

             

                         không, huyền, sắc, hỏi, ngă, nặng.

 

Tôi nghĩ khẩu âm Nghệ Tĩnh là khẩu âm gốc của tiếng Việt, xưa được nói trên toàn quốc. Trong 6 ‘thanh’ người Nghệ Tĩnh chỉ nói 3 thanh /không/, /huyền/ và /nặng/. Ba thanh c̣n lại /sắc/, hỏi/, /ngă/ đều phát âm hướng về dấu /nặng/, đọc giống dấu nặng.

 

Lấy ví dụ về người Nghệ Tĩnh phát âm các dấu hỏi ngă thành dấu ‘nặng’: Cha mắng con: ”Đồ hư sáng đến giờ đă đánh vợ năm cái và đánh mẹ hai cái rồi.(Thuyền buôn bát đĩa. Nghi Lộc, Nghệ an, đánh vỡ, đánh mẻ, nhặt trên internet 2011). Ví dụ về dấu ‘sắc’ : “Thưa đồng chị, trược cọ hộ”, một dân quân  địa phương dẫn đường trong rừng, báo cáo với viên tiểu đội trưởng (người Bắc) làm người này giật ḿnh tưởng rằng đàng trước có hổ (cọp). Người dẫn đường muốn nói “Thưa đồng chí, trước có hố” (chuyện nghe kể lại 2009). Có điều để ư nghe th́ ở thành thị, âm ‘dấu’ sắc tuy đọc theo dấu nặng, song thỉnh thoảng cũng có vẻ

muốn trồi lên, bớt hướng về dấu nặng. Tiếng Nghệ Tĩnh trầm, âm thấp, ngâm thơ đặc biệt truyền cảm, thí dụ ngâm Kiều, các đoạn Kiều tỉ tê nhờ em thay thế kết duyên với Kim Trọng. Chẳng trách cụ Nguyện Du người Hà Tĩnh đă viết được truyện Kiều áng thơ bất hủ.

 

Một lư do khác là người Nghệ Tĩnh phát âm chuẩn, rất nguyên thủy các phụ âm và nguyên âm; lấy ví dụ phụ âm /s/ không đọc thành /x/, phụ âm /t/ cuối từ không đọc thành /c/, nguyên âm /o/ không đọc thành nguyên âm đôi /oa/ v.v… Người Quảng B́nh kế cận cũng c̣n được vậy. Tuy phát âm đúng nhưng do đó có thể nghe c̣n cứng, thô và nặng? Tiếng Nghệ Tĩnh như một viên ngọc trong thiên nhiên, được gọt giũa th́ mới tăng vẻ đẹp.

 

Trải qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc, tiếng Việt ở Nghệ Tĩnh là miền cực nam xa xôi, biệt lập vẫn giữ như cũ, nhưng ở miền Bắc do tiếp xúc trực tiếp lâu dài với ngôn ngữ, văn hóa Trung quốc thống trị, khẩu âm Nghệ Tĩnh từ lâu của nhân dân chịu ảnh hưởng nặng, làm một cuộc cách mạng thay da đổi thịt, gột bớt những âm thấp, trở nên sắc sảo có trầm có bổng như giọng Hoa để biến thành giọng Bắc hiện tại. Hai thanh /dấu sắc/ và /dấu ngă/ được phát âm nâng cao lên một bát âm. Đồng thời tương tự Trung quốc, người miền Bắc cũng bắt chước phát âm /tr/ thành /ch/ và /s/ thành /x/. Các từ ngữ Hán Việt xuất hiện nhiều. Đó là quá tŕnh h́nh thành giọng Bắc từ khẩu âm Nghệ Tĩnh nguyên thủy, diễn ra suốt thời kỳ đô hộ Tàu, ban đầu ngập ngừng bỡ ngỡ từng lúc, về sau thành thục thường trực. Thanh Hóa nằm kề Nghệ Tĩnh nhưng tiếp giáp các tỉnh miền Bắc nên giọng nói được thanh hóa, na ná giống Bắc.

 

Từ đầu thế kỷ 14, năm 1306 vua Chàm Chế Mân dâng 2 châu Ô Lư để xin cưới công chúa Huyền Trân em gái vua Trần Anh Tôn. Đến năm 1469 đời vua Lê Thánh Tông th́ Thuận Hóa là tỉnh cuối của nước, nằm về phía Bắc đèo Hải vân. Trong gần 2 thế kỷ đă h́nh thành

khẩu âm B́nh Trị Thiên, cơ bản là khẩu âm Nghệ Tĩnh sát kề, nhưng giữ những cải tiến về phát âm cao 2 thanh dấu ‘sắc’ và ‘ngă’ do ảnh hưởng của nhiều người miền Bắc vào sinh sống, đặc biệt từ năm 1558 khi Nguyễn Hoàng là chúa Tiên được cử vào trấn đóng Thuận Hóa th́ người Thanh Hóa cùng tỉnh vào theo rất đông.

 

Tiếng B́nh Trị Thiên lại thêm một cải tiến mới là phát âm đưa nốt thanh ‘dấu hỏi’ c̣n lại lên cao, đồng thời người Huế lại biến các phụ âm /t/ thành /c//n/ thành /ng/ ở cuối ‘từ’, có tác dụng làm tiếng nói gọt bỏ hẳn các góc cạnh thô, cứng. Các cải tiến này là không thể đảo ngược và được dùng từ B́nh Trị Thiên vào đến Cà Mau, miền Nam.

Nhiều người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 cũng đă dần dà phát âm một số ‘từ’ mang dấu ‘hỏi’ lên cao đặc biệt các ‘từ’ /ở/, /để/ rất năng gặp. Họ cũng phát âm dấu ‘nặng’ nhẹ bớt.

 

 Vua Lê ThánhTông tiếp tục chinh phạt Chiêm thành mở rộng thêm bờ cơi, và từ năm 1474      đưa các phạm nhân tới Quảng Nam, Quảng Ngăi, Qui Nhơn để tăng dân. Có thể tiếng Q

uảng được h́nh thành từ lúc ấy. Dân Bắc Ninh, Thanh Hóa lại theo đường biển đi tập thể ghe thuyền vào các xứ Quảng lập nghiệp cả gia đ́nh. Đà nẵng chỉ cách Thừa Thiên-Huế một đèo Hải Vân, xưa đi bộ qua đèo phải từ sáng sớm đến chiều, mà khí hậu và giọng nói Huế, Quảng đă khác hẳn. Tiếng Quảng có khuynh hướng đọc nguyên âm /ă/ thành /e/.

Giọng Nam bộ h́nh thành từ thế kỷ 17 khi các chúa Nguyễn lập nghiệp đàng trong 1558- 1775. Giọng Nam giống giọng Quảng nhưng điều chỉnh phát âm các nguyên âm đúng hơn. Giọng Nam sửa giũa lại giọng Quảng cũng như giọng Huế mài giũa lại giọng Nghệ Tĩnh, B́nh Trị. Hiện tại có thể xem giọng Nam là ổn định.

 

*Tiếng Việt chuẩn.

 

Hiện tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của nước Việt Nam. Nhưng tiếng Việt miền nào trong nước được cho là chuẩn?  Chúng ta sẽ xét vấn đề qua 3 tiêu chuẩn: a- số lượng người xử dụng. b-số lượng tác phẩm được viết. c-sự tiến hóa của mỗi thứ tiếng.

Chúng ta lại chia tiếng Việt thành 3 nhóm lớn: 1-tiếng Hà nội gồm toàn miền Bắc và Thanh Hóa.  2- tiếng Huế gồm Nghệ Tĩnh B́nh Trị Thiên mà từ ngữ là chung và giọng nói cơ bản giống nhau. 3- tiếng Sài g̣n gồm toàn miền Nam và miền Trung từ đèo Hải vân trở vào (tiếng Quảng), từ ngữ và khẩu âm nói chung tương tự.

 

*a- Số lượng người xử dụng.  Dân số miền Bắc cho đến Thanh Hóa có thể ít hơn dân số miền Nam từ Quảng Nam trở vào, tuy nhiên số người nói tiếng Bắc ở miền Bắc có thể lên đến 99%. Ở miền Nam số người nói tiếng Nam chắc chỉ 70% ở các thành thị? Số người nói tiếng Huế c̣n ít nhưng trong tương lai nếu chiếm được đa số th́ những từ ngữ “mô tê răng ri rứa…” lại là những từ ngữ chuẩn của tiếng Việt.

 

*b-Số lượng tác phẩm viết, thước đo văn hóa. Chữ quốc ngữ được xử dụng ở miền Nam  cũng 40 năm trước, khi ởTrung và Bắc đang c̣n thi cử chữ Hán. Trong thời gian đó số lượng báo chí, thi văn, tiểu thuyết, khảo cứu, từ điển được viết nhiều, và ngôn ngữ miền Nam  thiên về dùng chữ nôm: thầy căi, sách mẹo, đờn c̣/gáo đờn ḱm, hộp quẹt, cô năm, anh ba, Huỳnh kim Tiếng, Phan văn Hùm, Nguyễn văn Khỏe/ Được/ Của/ Giỏi/ Trỗi/ Nở/ Sang/ Giàu …cũng như nhiều địa danh: Bà rịa, Thốt nốt, nhiều từ kép mới : xà nẹo, hà rầm, dang ca, bù trất...Thi ca Nam bộ vừa văn chương vừa b́nh dân:

 

               “Đờn kêu ơi hỡi Lư Thông.  Ăn ở hai ḷng bạc ngỡi lắm thay”.

 

Trong ṿng 20 năm sau cho đến 1945, số lượng tác phẩm viết ở Nam và Bắc có thể tương đương? Từ 1945 đến 1975 miền Bắc sáng tác ít và một chiều, nhưng ở miền Nam phong phú trăm hoa đua nở, trong đó công lao đóng góp của các nhà văn miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 là lớn. Hiện tại ở miền Bắc chỉ có các nhà văn Bắc, ở miền Nam th́ có đủ Nam Bắc Trung. Ở hải ngoại số lượng tác phẩm do tác giả người miền Nam viết nhiều vượt hẳn, cũng có thể v́ người miền Nam chạy trốn ra ngoại  quốc năm 1975 nhiều hơn. Người Huế viết nhiều nhưng không thể sánh Nam Bắc.

 

*c-Sự tiến hóa ngôn ngữ. Tiếng Bắc đă h́nh thành từ tiếng Nghệ Tĩnh trong thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc. Sự tiến hóa này tối thiểu cũng mất hai trăm năm. Ngày nay người Nghệ Tĩnh chuyện tṛ với người Bắc, hai giọng nghe ḥa hợp không lạc điệu như giọng Huế đối với giọng Bắc. Giọng Huế cũng h́nh thành từ giọng Nghệ Tĩnh bằng cách tô lục chuốt hồng thêm và đứng biệt lập. Tổ tiên ta vào Nam đă bốn trăm năm và giọng Nam được h́nh thành có lẽ trong ṿng một hai trăm năm. Chỉ trong thời gian đó mà các tiếng Nghệ Tĩnh, Huế, Quảng lẫn tiếng Bắc, đă tan biến mất và ḥa lẫn với nhau tạo thành một khẩu âm mới là giọng Nam khác hẳn, với những điệu hát, câu ḥ, tiếng ca vọng cổ phản ánh sự bao la bát ngát mà trước đó không nơi nào có, của ruộng đồng sông nước đồng bằng sông Cửu Long.

 

          “B́m bịp kêu  nước lớn anh ơi,  buôn bán ham lời chèo chống mỏi mê”.

 

Nói chung, giọng Nam v́ thoát thai từ đủ các giọng do đó dễ ḥa điệu với tất cả nhất là với giọng Bắc. Đó có thể là lư do các phim điện ảnh, truyền h́nh, video… ngoại quốc đều dùng giọng Nam khi chuyển âm sang tiếng Việt. Dầu vậy nhiều ca sĩ tân nhạc miền Trung ưa hát theo giọng Bắc, đặc biệt dùng phụ âm /ch/ thay thế /tr/.

Giọng Nam trong quá tŕnh h́nh thành đă giữ lại các nét đẹp nhất cuả tiếng Việt. Đó là một lợi điểm. Có thể nào giọng Nam là điểm cuối của sự tiến hóa ngôn ngữ Việt?

 

Có một thời, trước 1954 và ngay cả trước 1975 nhiều người bắc trung nam đều cho rằng tiếng Bắc là chuẩn nhất. Tôi ra Hà nội học trong thập niên 1950 măi cho đến ngày chia đôi đất nước năm 1954 mới vào Nam, cũng nhận thấy người Hà nội, giọng Hà nội thanh lịch xứng đáng chốn ngàn năm văn vật. Qua năm 1975 người ngoài Bắc vào Nam đă không c̣n nói tiếng Bắc hồi nào. Hiện tại th́ những người dân Hà nội chính gốc di cư vào Nam năm 1954 nhường chỗ cho dân ngoại tỉnh nhập cư, đă than phiền giọng Hà nội nay biến chất quá nhiều, mất trọn sự thanh lịch năm xưa!  Giọng Sài g̣n th́ không thay đổi.

 

                                                      *******

 

Tiếng nôm là tiếng gốc của ngôn ngữ Việt Nam; giọng Nghệ Tĩnh là khẩu âm nguyên thủy của người Việt Nam, là thân cây chia ra các nhánh bắc trung nam.

Tuy vậy theo trên, hiện tại ta chưa thể dứt khoát kết luận tiếng nói miền nào, từ ngữ miền nào là hay, là chuẩn nhất. Nhân dân Việt Nam xử dụng các từ ngữ chung cho ba miền, cọng thêm một số nào đó từ ngữ địa phương, nói nhiều khẩu âm, mỗi khẩu âm có những khuyết điểm sai trái về phát âm nhưng đồng thời có nhiều ưu điểm tạo nên cái hay độc đáo riêng.

 

Tiếng Hà nội th́ sắc sảo điêu luyện, Nghệ Tĩnh th́ chân phương trung thực ( phát âm đúng các phụ âm và nguyên âm), Huế nhu ḥa kín đáo, Quảng sắc bén bộc trực (Quảng Nam hay căi, Quảng Ngăi hay co…),  Nam thoáng, khoáng đạt; thổ âm các vùng hẻo lánh, thôn quê th́ chơn chất, thuần hậu.

Tiếng Việt đa dạng trong đồng nhất và có nhiều nét đẹp. Tôi nghĩ đó là điều chúng ta trân trọng, tự hào và cố sức bảo tŕ.

 

Lê Bá Vận, Dec 2011, April 2013.

 

 

Mục Lục 99Độ                                 Trang Nhà YKHHN