Ngày Ba, Đại Hội YK Huế 2014.

 

(A street car named Desire : Đại hội trên xe bus)

 

 

“Quân trước đă gần ngoài doanh Liễu,

 Kỵ sau c̣n khuất nẻo Tràng Dương”.

 (Đoàn Thị Điểm “Chinh Phụ Ngâm”).

 

“Tiền quân bắc Tế Liễu. Hậu kỵ tây Trường Dương”. Đặng Trần Côn.

 

 

Đại hội thường niên YK Huế Hải ngoại năm nay, 2014 vừa có chiều dài, chiều sâu vừa độc đáo.

 

Đại hội được tổ chức tại Newark, NJ, miền đông Hoa Kỳ, kéo dài trong 5 ngày, chính thức khai mạc hôm thứ bảy July 26 tại hội trường khách sạn Fairfield, 690 Rte East, NJ 07004. Số người tham dự buổi khai mạc lên đến 140.

Hậu đại hội kéo dài thêm 4 ngày, mỗi ngày mỗi thết đăi, tiệc tùng vui chơi cho đến ngày 30-7-2014 để kết thúc tại Boston, MA.

 

 

Tuy vậy “Tiền quân bắc Tế Liễu” lai rai từ ngày July 23 đă có những họp mặt nhóm nhỏ từ 10 đến 20 người, đông nhất là tại nhà hàng Harvest Moon, VA vào hôm July 23 do tập thể các bác sĩ ở Maryland và Virginia chiêu đăi, BS Ngô Trọng Thọ YK2 chủ tŕ.

Hôm Fri. 25, 2014 BS Trần Hữu Thế YKH1 và phu nhân đầm Hélène từ Pháp cùng cô cháu Phương ghé DC trước khi lên NJ tham dự ĐH YKH  ngày mai. Một nhóm anh chi em đă khoản đăi anh chị Thế & Hélène và cháu Phương tại Nhà Hàng FOUR SISTER hôm ấy tại DC lần thứ 2 . Đó là những họp mặt riêng rẽ tiền đại hội.

 

Sau 5 ngày gặp mặt chính thức, nhiều tham dự viên ra phi trường Boston đáp máy bay về nhà. “Hậu kỵ tây Trường Dương” số đông c̣n lại lên xe bus trở lại New Jersey, vui chơi, thăm viếng thêm cho đến cuối tuần.

 

Tuần sau đó, đến chủ nhật Aug.10 anh chị BS LVDanh / Tinh Châu YKH2 chiêu đăi tại tư gia các anh chị H Văn Phong / Quỳnh và LDThương / Túy từ Boston và New Jersey bay qua. Nhiều hội viên ở Cali, quận Cam đă đến dự buổi chiêu đăi này được xem là phần đuôi, dư âm Đại hội 2014.

 

 

Chương tŕnh đại hội chính thức gồm những tiết mục thường lệ: diễn văn, chiêu đăi, tiệc tùng, văn nghệ, du ngoạn, đi cruise v.v…điều cốt yếu miễn là gặp mặt nhau, chuyện tṛ, ôn lại những h́nh ảnh kỷ niệm xưa...và chụp thêm vô số h́nh ảnh, chụp riêng, chụp nhóm, chụp tập thể. Trong đại hội kỳ này lại bầu một tân chủ tịch hội và có những bài diễn văn quan trọng. Đó là chiều sâu của Đại Hội.

 

Song độc đáo nhất năm nay, 2014, Đại hội có một tiết mục hi hữu, trước chưa từng có, xẩy ra vào ngày ba của đại hội, tức là ngày Thứ Hai July 28.

 

Hội thuê bao chiếc xe buưt lớn trong 3 ngày (July 28- 30), chở số đông tham dự viên từ Newark lên Boston, cách xa trên 300 km về hướng đông bắc. Nơi đây các cựu sinh viên trường sinh sống ở Boston lần lượt đứng ra thết đăi bạn bè tại nhà riêng hoặc cửa hàng. Thầy cô Nguyễn Văn Tự cũng ở Boston, chiêu đăi vào ngày cuối. Một số anh chị như là các bạn ở Montréal không đi chung xe buưt mà đi xe riêng từ Canada qua New Jersey dự đại hội và sau đó lên thẳng Boston nhập bọn.

 

 Xe bus khởi hành tại khách sạn Fairfield đúng 9 giờ sáng Thứ Hai, July 28 trực chỉ Boston. Các thầy cô già yếu, bước lên xe là ngồi ngay các ghế hàng đầu, không đi xa thêm ra sau. Mé trái xe, sau lưng tài xế là thầy cô Lê Thanh Minh Châu, cựu Viện trưởng Đại học Huế. Cô ngồi ghế trong, sát cửa sổ, thầy ngồi ghế ngoài, sát lối đi. Dăy ghế thứ nh́ là thầy cô Nguyễn Văn Vĩnh. Thầy ngồi trong, cô ngồi ngoài, sau lưng thầy LTMChâu.

 

Tôi ngồi dăy mé phải xe, hàng đầu, sát cửa sổ. Bà vợ tôi không đi theo qua New Jersey. Ghế ngoài, sát lối đi để trống nhưng là chỗ tạm ngồi của trưởng ban tổ chức v́ ở đó có đặt một micro để tiện loan báo thông tin.

 

Sau lưng tôi, ở dăy ghế thứ nh́ là ông bà GS Nguyễn Văn Trường. GS NVTrường, rể Huế, người miền Nam là giám đốc học vụ trường ĐH Sư Phạm Huế 1957-1963. Sau 1963 ông vào Sài G̣n giữ chức vụ Tổng giám đốc Nha Trung học rồi 2 lần làm Tổng trưởng Giáo dục cho đến năm 1966. GS Trường ngồi ghế trong, sau lưng tôi, bà vợ ngồi ghế ngoài sát lối đi.

 

Vị trí ngồi trong hoặc ngoài trên xe bus có ư nghĩa quan trọng về quyền lực, từ đó suy ra ai là người kiểm soát và quyết định trong gia đ́nh.

 

Phía sau nữa là các anh chị cựu sinh viên, ngồi theo cặp cho đến tận cuối xe.

 

  

 

 Xe bus khởi hành lúc 9 giờ sáng, dự liệu đến ngoại ô Boston lúc 1 giờ trưa, ghé vào nhà anh chị H Văn Phong / Quỳnh khoản đăi đoàn khách, thực đơn các món đặc sản Huế. Chị Như Quỳnh là em cô Như Quí, phu nhân thầy Nguyễn Văn Tự. Dự tính khoảng 3 giờ chiều đoàn khách lên xe bus về khách sạn Boston Hotel Comfort Inn đă giữ pḥng trước. Đến 6 giờ chiều xe bus lại sẽ chở mọi người đến nhà BS Lê Văn Chỉnh YK5 chiêu đăi lớn đến khuya.

 

 Dự liệu là thế, song chương tŕnh lại bị xáo trộn về giờ giấc, phải lùi giờ.

 

Hành tŕnh dự tính 4 tiếng đồng hồ. Giờ đầu và giờ cuối xe chạy nhanh b́nh thường trên xa lộ. Hai giờ giữa xe kẹt kéo dài - nghe nói có đụng xe phía trước - xe di chuyển chậm ŕ với tốc độ 10 đến 30 kmh và thực chất hành tŕnh đă kéo dài hơn 6 tiếng. Đoạn đường xe chạy chậm kéo dài từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều tức là trong 4 tiếng liên tục.

 

Tuy nhiên chẳng ai sốt ruột v́ ban văn nghệ đă được khởi động ngay và làm việc hết công xuất. Chưa hiểu chương tŕnh văn nghệ trên xe bus hôm nay là hoạch định trước hay là đột xuất do kẹt xe trên xa lộ. Có lẽ do kẹt xe v́ các anh lao nhao t́m giới thiệu người, bài hát…và không có nhạc đệm.

 

 Ba người quan trọng nhất dẫn chương tŕnh và tŕnh diễn là các anh Nguyễn Thế Phước, Lê Đ́nh Thương, Đồng Sĩ Nam. Các anh chị khác mỗi người đóng góp một vài bài ca.

 

Chỉ hát, ngồi hoặc đứng ở ghế trống, dăy đầu cạnh ghế tôi ngồi, không nhạc đệm. Có khi song ca cùng các anh Phước, Thương, Nam.

 

 Anh Nguyễn Thế Phước khởi đầu chương tŕnh hát liên tục bài này qua bài khác nhạc tiền chiến, trước 1975, t́nh ca và hùng ca. Không riêng ǵ anh, ai cũng chỉ hát nhạc tiền chiến. Anh lại ca một vài bản cổ nhạc Huế trong 10 bản Tàu: Hành Vân, Lưu Thủy, Kim Tiền, Cổ Bản v.v…cũng như một vài bản nhạc Pháp. Anh Phước có giọng ca tốt, truyền cảm, có vẻ trên chân nhiều bạn. Anh lại ngâm thơ rất hay, nghe hệt như nghe trong băng. Anh đă sắp đặt công việc để có thể tháp tùng cả đoàn lên Boston luôn 3 ngay tiếp. Chính nhờ vậy mà trên xe bus chúng ta đă khám phá được con người tài hoa. Các lần trước anh đâu có dịp giành đủ thởi giờ để thi thố trọn vẹn tài năng!

 

 Đến lượt anh Lê Đ́nh Thương cầm micro cũng hát liên tục nhiều bài, song thêm vào, anh lại kể chuyện tếu, chuyện tục cấp 1, cấp 2. Sức anh chỉ đến đó. Nhiều chuyện tục cấp 4, cấp 5 anh cho biết phải có BS Lê Văn Hùng kể mới phát huy hiệu lực. Chỉ tiếc BSHùng hôm nay vắng mặt. Để giúp thay đổi câu chuyện BS LĐThương lại đưa ra nhiều câu đố vui, có thanh có tục. BS Thương là đồng trưởng ban tổ chức Đại hội YKH kỳ này, lu bu và gánh trách nhiệm nặng nhất, lănh đủ nếu có trường hợp luộm thuộm, bể dĩa.

 

 Anh Đồng Sĩ Nam đến phiên cầm micro. Ngoài các bản tân nhạc anh lại ca cổ nhạc Nam bộ, ḥ, rao, vọng cổ…Tôi nhận thấy anh ca rất tự nhiên, rất mùi, thật không ngờ. GS Trường người nam bộ, ngồi ở dăy ghế sau lưng tôi, sau khi anh ĐSNam dứt lời ca đă cầm micro phát biểu 2 ư kiến. Một là anh ĐSNam ca rất t́nh cảm, hai là anh Nam đă rất khéo léo chuyển từ giọng Huế sang đúng giọng nam bộ, điều này không phải dễ dàng. Anh ĐSNam lại làm tôi ngạc nhiên v́ qua ngày hôm sau anh Nam, GS Trường và tôi chuyện tṛ về cải lương nam bộ và anh đă tỏ cho thấy hiểu biết rất nhiều. Anh là tài hoa, cũng như anh NTPhước và đến hôm nay Hội mới có dịp khai thác toàn vẹn tài năng của anh. Dại dột ngồi nghe anh ĐSNam và anh LĐThương kể chuỵên là mê luôn.

 

 

GS Trường người miền Nam, thẳng thắn, cởi mở. Ông hay nhắc lại những t́nh cảm đối với Huế, đối với bà vợ là cô A Trang, thuộc gia đ́nh Hồ Đắc, một danh gia vọng tộc ở Huế cùng với các họ Nguyễn Khoa, Thân Trọng. Có kém là chỉ nhường bước các tôn nữ hoàng phái.

 

Nhiều bạn nhân đó bạo miệng xin GSTrường thuật lại tao ngộ cuộc t́nh duyên với cô. GS Trường đă cho biết không dấu diếm những khó khăn thách thức mà ông đă phải vượt qua để giành người đẹp nhưng rốt cuộc mối lương duyên cũng thành tựu với cô sinh viên rất xinh đẹp thời ấy. Cô A Trang cũng xác nhận.

 

Học tṛ lại hỏi: “Kiếp sau Thầy có xin được kết duyên lại với cô không?” GS Trường, có vẻ tin dữ vào thuyết luân hồi kiếp sau, khẳng định có, 100% đó là nguyện vọng của ông.

 

 Được thể, các sinh viên lại chuyển qua GS Lê Thanh Minh Châu. GS Châu đành phải kể lể năm 1950 Thầy du học ở Anh, Cô ở Pháp. Cô có dịp qua Anh, báo tin cho Thầy đến gặp. “Tha hương ngộ cố tri”. Hai người cũng có bà con chút đỉnh. Sau đó các cuộc tiếp xúc tự động đều đặn hơn v.v… “Lương duyên do túc đế, giai ngẫu tự thiên thành”, vợ chồng đẹp đôi do ơn trên sắp đặt.

 

 Các anh chị sinh viên lại hỏi tôi, cũng những câu hỏi như đối với GS Trường.

 

Tôi cầu viện chị Kim Soa, phu nhân thầy Nguyễn Văn Vĩnh. Lúc xưa chị Soa nhà ở gần nhà bà vợ tôi đường Âm hồn, Thành nội nên biết rơ nhà tôi. Hôm March 17, 2014 chị Kim Soa có gởi cho tôi 1 email thăm hỏi: “…Lệ Thủy, con của hai bác mà ba mạ tôi rất ngưỡng mộ, lại gần như hàng xóm của nhau. Thật là vinh dự, lúc đó chúng tôi ngưỡng mộ Thủy lắm, vừa đẹp, vừa nề nếp, vừa học giỏi, vừa là con gái út rất được cưng…”

 

 Tôi biết nhà tôi lúc c̣n nhỏ, cùng quê ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng B́nh nhưng không ở tại đó. Sau này tôi ra bác sĩ th́ bà vợ tôi đang học năm cuối trung học Đồng Khánh/ Quốc Học. Gia đ́nh quen nhau, sắp đặt và mọi việc đều thuận lợi. Có thể nói là tôi yêu đơn phương nhiều năm trước v́ nhà tôi lúc đó c̣n nhỏ.

 

 Cách đây 2 năm BS Ngô Trọng Thọ YKH2 có kể chuyện ở trường Quốc Học Huế niên khóa 1956-57:

From: ngohome@comcast.net ngohome@comcast.net  to ykhoahue@yahoogroups.com Received: Saturday, October 27, 2012, 11:12 AM

 

Cám ơn bạn HỨA, 26/10 là ngày SN của ḿnh và cũng là ngày Quốc khánh dười thời TT Diệm.  Niên khóa 56-57 ḿnh là một đại diện HS QH Đệ Nhất đến nhà Cậu Cẩn chúc mừng TT đấy . Kể lại chuyện ngày xưa cho VUI thôi. Ḿnh thường liên lạc với Phụng ở Canada và Phước ở Đức. Thanks so much again.

 

Thân mến,   Thọ

 

Tôi nhân chuyện này cũng góp lời trên diễn đàn Hội, ykhoahue@yahoogroups.com:

 

 Niên khóa 1956-57 vào giữa năm học, một phái đoàn QH/ĐK Huế được cử vào Sài G̣n chào mừng TT NĐ Diệm. Hồi đó ở Huế chưa có viện Đại Học.

 

Bà vợ tôi (Vơ Thị Lệ Thủy) kể lại phái đoàn gồm 3 người. Một thầy hướng dẫn là thầy Hương, tôi nghĩ chắc là thầy Phạm Ngọc Hương?  Đại diện cho học sinh là Hoàng Phủ Ngọc Tường lớp Đệ Nhất QH (cùng lớp với anh Nguyễn Trọng Thọ?) và bên phia trường Đồng Khánh là bà vợ tôi tức là VTLThủy, học sinh lớp Đệ Nhị -- trường Đồng Khánh hồi đó chưa có lớp Đệ Nhất.

 

 Nhà tôi kể lại Tổng Thống đă tiếp phái đoàn 3 người thời gian cũng ngắn thôi; không có đoàn nào khác, chỉ đoàn Huế… Được hỏi có biết Hoàng Phủ Ngọc Tường không, th́ nhà tôi trả lời đương nhiên là biết v́ trong cùng phái đoàn gồm một thầy hai tṛ. Lúc gặp Tổng Thống cả thầy lẫn tṛ đều rất lễ phép cung kính b́nh thường.

 

 BS NTThọ có email trả lời như sau:

 

NGOHOME@comcast.net. To Me Hue Y Khoa Dan Vo Van and 1 More... Oct 27, 2012

 

 Kính thầy Lê Bá Vận , Chúng em xin cám ơn thầy đă kể lại cho chúng em những câu chuyện kỷ niệm thật thú vị, ít người biết  .

 

Chúng em lại rất cám ơn thầy đă chúc cho tất cả chúng em cũng như Hội chúng ta luôn khoẻ mạnh, vui vẻ.  Xin kính chúc Thầy & Cô luôn được An Vui và Trường thọ.

 

 Kính .

 

 Học tṛ của thầy ,  Ngô trọng Thọ

 

 

Chị A Trang cho biết học xong lớp đệ tam ở trường Đồng Khánh (niên khóa 1953-54?) th́ hết lớp, phải qua Quốc Học học tiếp.

 

Các chị Quế Hương (bà BSNKNam  Anh), Kim Soa (phu nhân BSNVVĩnh),  A Trang (phu nhân GS NVTrường), Dạ Thảo (phu nhân Kỹ sư Hồ Đăng Lễ), Diệu Trà (phu nhân GS Thái Doăn Ngà) h́nh như học ngang lớp, khác ban ở trường Đồng Khánh.

 

Các giáo sư trong Nam ra Huế và lấy vợ Huế th́ có GS Nguyễn Văn Trường và GS Trần Nhật Tân, ĐH Khoa Học, phu nhân là Trương Thị Lệ Khanh. Ngoài ra có BS Phạm Văn Giàu và thầy Phạm Kim Âu dạy ở trường Đồng Khánh.

 

Nhà tôi học xong Trung học th́ lấy chồng, học tiếp đại học Luật Khoa và là học tṛ của Cô Tăng Thị Thành Trai, phu nhân GS Lê Thanh Minh Châu.

 

Về câu hỏi chuyện kiếp sau th́ tôi ngần ngừ rồi trả lời 60% - 70% th́ mong kết nghĩa lại vợ chồng, 30% - 40% th́ suy nghĩ thêm. “Whatever will be, will be”.

 

Bún ḅ Huế vẫn ngon nhưng phở, hủ tíu ḿ…coi bộ cũng ăn được. Trước khi lấy vợ ta như bị đèn pha làm chóa mắt. Sau đám cưới mắt ta có vẻ trông rơ hơn.

 

Dù sao GS Trường trả lời dưới áp lực. Nếu có nhà tôi cùng đi, trước công chúng tôi cũng sẽ trả lời như GS Trường. Nhiều bạn cho rằng tôi trả lời thành thực.

 

Riêng tư trong gia đ́nh, có những câu trả lời bất ngờ. Tôi trích một đoạn văn sau đây:

 

Anh xua tay la làng:

 

Thôi thôi cho tôi xin, vợ chồng một kiếp đủ rồi, quá đủ là đằng khác”.

 

Các chị em nghĩ dùm coi, ở vào trường hợp tôi, nếu nghe đức ông chồng nói mấy câu xóc óc như vậy, hỏi có ngăn được sân si hay không? Thôi đành để cho tam bành lục tặc nổi lên rồi công phu tu tập bao lâu nay có trôi theo ḍng nước cũng đành chịu.

 

Nam Mô A Di Đà Phật.

 

Nữ Đàn Việt (Bài này đăng trong Pháp Luân 8, 9) – 10/94.

 

 

Các thầy Nguyễn Văn Tự, Tôn Thất Chiểu tham dự đại hội, không đi cùng chuyến xe nên thoát được tai kiếp công bố lư lịch chuyện thầm kín. Nhưng non nước c̣n dài.

 

Song cũng có trường hợp ḷng thương yêu quá sâu đậm, bao la bát ngát, tràn ngập khiến không cản được ḷng, thầy rất chân t́nh tự thổ lộ: Huynh c̣n nhớ rơ ngày nào, Huynh lập ḷ trước cửa nhà Muội, tay cầm phong thư, chờ Muội ra để đưaMuội biết không? Ḷng Huynh sung sướng biết bao khi Muội nhận lời đi ăn với Huynh. Tối đó, trên con đường Lê Lợi vắng vẻ, hai đứa ḿnh đạp xe lọc cọc bên nhau mà không nói lời ǵ”. (Vơ Đăng Đài “Lời Cám Ơn”, YKH Mục 99 độ 10/2013).

 

Hoặc giữa phố gặp nhau cô nhận lời thầy mời lên xe Vespa…(“Cuộc Đời Giáo Dục, Thái Doăn Ngà).

 

Trong hội YKH Hải ngoại chắc chắn không thiếu những si mê, đắm đuối, những t́nh duyên cuồng nhiệt…thơ mộng chẳng kém bao nhiêu. Chuyện BS Hoàng Thế Định YKH2 và nàng Tôn nữ (Nguyễn Thế Phước “Thư Liên Lạc Tháng 8/2013” ykhoahuehaingoai.com). Chuyện BS Vĩnh Chánh YKH7 và người đẹp Minh Châu (Vĩnh Chánh “Dế Mèn Phiêu Lưu” YKH  Mục 99 độ 5/2014,  “Tháng Ngày Tao Loạn” Mục 99 độ 4/2013). Và nhiều nữa.

 

 Mỗi lần đi dự đại hội, tôi tŕu mến nh́n những anh chị từng cặp, thậm chí có cả thầy cô, d́u nhau trên sàn nhảy. Tôi mường tượng những mối t́nh đẹp đẽ của các bạn ở thuở xa xưa ban đầu mái tóc c̣n xanh.

 

 

Chuyến đi xe bus đại hội này thật vui nhộn…nhờ xe kẹt dài dài và các thầy buộc phải khai lư lịch t́nh cảm như hồi sống với Việt Cọng sau 1975. Cũng vui thôi, chúng ta sống cởi mở, thoải mái, vô tư.

 

V́ chuyến xe bus này tôi sực nhớ đến vở kịch “A street car named Desire” do nhà soạn kịch Hoa Kỳ Tenesse Williams viết năm 1947, được dựng thành phim có Vivian Leigh và Marlon Brando đóng vai chính, thành vũ khúc, thành truyền h́nh… và viết bài này chỉ ghi lại h́nh ảnh chuyến xe bus độc đáo vào ngày ba của đại hội YKH 2014 mà thôi.

                             

 

***

 

 

Các anh chị thân mến!

 

Nhờ xe kẹt trên xa lộ kéo dài Hội khám phá được những tài ba bấy lâu c̣n ẩn h́nh ở một số bạn quen thuộc, lớp cựu trào. Chúng ta hoan hỉ điều này. Tuy nhiên đây là một sự cố đột xuất, ngoài dự liệu và chỉ có tầm ảnh hưởng hạn chế.

 

Điều bức thiết là Hội có kế hoạch phát hiện và chiêu tập những tài ba mới, trẻ để duy tŕ sự trường tồn và phát triển lành mạnh tốt đẹp của Hội. Hội chúng ta đă cố gắng làm việc này từ lâu với một số kết quả nhất định ban đầu.

 

Thời gian có vẻ cấp bách. Một sự đột phá được ngóng đợi.

 

May mắn thay ở Đại hội 2014 này trong đêm thứ bảy July 26 khai mạc chính thức, tôi thấy ló dạng một khúc ngoặt có tính quyết định với các sự kiện sau:

 

     -sự nhậm chức của một tân chủ tịch hội.

 

     -hai bài nói chuyện và diễn văn quan trọng.

 

 *BS Châu Lam Sơn YKH14 nhậm chức tân chủ tich hội Ái hữu ĐHYK Huế Hải ngoại cho nhiệm kỳ 2014-2016 là vị chủ tịch hội trẻ nhất từ trước đến nay. Điều đáng nói là BS CLSơn đă được đề cử tranh ghế chủ tịch hội bởi các hội viên trẻ. Cho thấy giới trẻ ngày càng quan tâm đến việc hội.

 

 *Bài nói chuyện của tôi, cựu khoa trưởng cuối cùng, 1972-1975  về giai đoạn đầu của ĐHYK Huế 1961-1967, hướng về quá khứ, vạch rơ căn bản vững chắc của Trường khi thành lập. So sánh xê xích cùng thời điểm trên th́ ba trường Hà Nội, Sài G̣n, Huế có chất lượng, điều kiện giảng dạy ngang nhau, mỗi nơi lại có những ưu điểm riêng. Điều này là niềm tự hào về gốc gác danh gia thế phiệt của chúng ta.

 

Biến cố Tết Mậu Thân 1968 là một đ̣n nặng giáng vào Trường đang lành mạnh. Trường ngă quị, choáng váng, các anh chị tất hiểu rơ. Điều may mắn là trong cơn quốc biến, tinh thần ái quốc, tương trợ trong nước lên rất cao. “Em ngă chị nâng, lá lành đùm lá rách”, mọi người xúm lại ch́a tay nâng đỡ và chúng ta đă nhanh chóng đứng lên được, tiếp tục bước tới.

 

 *Diễn văn nhậm chức của BS Châu Lam Sơn, Tân Chủ tịch hội, hướng về tương lai:

 

Với suy nghĩ tương lai của Hội thuộc về giới trẻ, tôi mong ước, và sẽ làm hết sức ḿnh để quư anh chị em thuộc lớp trẻ sẽ năng động hơn, tham gia sinh hoạt với Hội nhiều hơn,.. Xin quư vị một tràng pháo tay cho các anh chị Nguyễn Ngọc Thạch, lớp 12 , Bùi Văn Minh, lớp 12, Lê Văn Hiệp, lớp 13, Nguyễn Mộng Hoa, lớp 15, Hồ Ngọc Ánh lớp 17, Phan Cảnh Hưng, lớp 29. ..Hi vọng các anh chị sẽ là luồng gió mới đem tươi mát từ đại dương, là nguồn cảm hứng cho các lớp trẻ hơn tham gia sinh hoạt nhiều hơn trong tương lai”…

 Tôi mạnh mẽ tin vào lời cam kết của bác sĩ tân chủ tịch hội.

 

Quả thật, BS CLSơn đă viết về ḿnh, khai lư lịch như sau:

 

“Trung học tổng hợp Gia Hội, Huế. Suốt thời gian đi học chỉ đứng nh́ khi thầy cô không chọn ai trong lớp đứng nhất.

 

Thông minh (bây giờ hơi chậm rồi), khiêm tốn, ưa giúp người, kiên nhẫn phi thường, rất táo bạo và sáng tạo trong các quyết định…

 

Năng lực làm việc đáng kể. Trung b́nh mỗi ngày 7:am đến 7:pm. Chỉ về nhà lúc 9:pm, sáu ngày một tuần. Chủ nhật hoàn toàn dành cho sinh hoạt Phật sự.

 

Vợ Nguyễn Thị Thanh Trúc, bạn học cùng lớp… (CLSơn “Kỷ Yếu ĐHYK Huế Hải ngoại” 2009).

 

 Đúng là BS CLSơn hội đủ mọi yếu tố căn bản để thành công.

 

Hội YKH Hải ngoại chúng ta sinh hoạt đều đặn hàng ngày trên diễn đàn hội. Lại có những gặp gỡ thăm viếng, chung vui nhiều dịp trong năm giữa các hội viên. Đỉnh cao nhất là đại hội thường niên qui tụ hội viên đông đảo đến gặp mặt trong nhiều ngày, văn nghệ, ẩm thực, du ngoạn lu bù. Năm nào xem ra cũng sôm sẩy. Năm nay lại là một bước đi quan trọng đúng hướng trong đường lối tranh thủ sự tham dự tích cực các hội viên trẻ.

 

 Bác sĩ Vũ Văn Trọng YKH8, không ở trong ban chấp hành hội nhưng phong phú, năng động nhất trên diễn đàn hội, chưa vắng mặt ngày nào cũng như đặc biệt chưa bỏ sót một kỳ đại hội thường niên nào. Trong thời gian 5 hôm ở đại hội kỳ này anh vẫn góp lời đều đặn hàng ngày trên diễn đàn hội. Thiện chí và công sức của anh khó ai b́ kịp.

 

Đi dự đại hội lần này vừa về nhà được vài hôm anh đă gởi email sau:

 

Andrew Trong Vu atv2570@yahoo.com To ykhoahue@yahoogroups.com Aug 2 at 8:52 PM

 

 “Cá nhân tôi xin chân thành cám ơn BTC Đại Hội đă bỏ nhiều thời giờ, công sức chuẩn bị, sắp xếp chương tŕnh và chăm lo cho hội viên tham dự rất là chu đáo. Về đến nhà mấy ngày rồi mà vẫn c̣n thấy luyến tiếc những ngày vui ở Newark và Boston. Những h́nh ảnh thân thương trong mấy ngày qua sẽ măi măi là những kỷ niệm êm đẹp trong đời…

Không thể quên cám ơn cách riêng hai anh ĐSNam và NTPhước với tính khôi hài dí dỏm đă làm cho những chuyến xe buưt đă vui lại càng vui hơn, nhất là trên đoạn đường dài kẹt xe. Mong ngày tái ngộ”. ATV.

 

 Đó, đại hội đă đem lại cho chúng ta những lợi ích, những h́nh ảnh, những kỷ niệm, những t́nh cảm, những ngày giờ đáng sống như vậy.

 

 Chỉ kể một vài bạn khác; BS Nguyễn Văn Thuận YKH1 rất năng động chỉ đứng kế sau BS VVTrọng chút xíu. Tôi gặp anh chị BS LQBảo YK1 ở đại hội năm ngoái và năm nay. Thật đáng quí. Anh BS LĐThương cũng YKH1 nhưng không kể v́ là trong ban chấp hành. Anh BS PĐThiện YKH3 ở Pháp qua hàng năm. Thật chí t́nh.

 

 Tôi thực tính quí mến các bạn sốt sắng tham gia sinh hoạt chung tức là hoặc đă có ngỏ lời trên diễn đàn hội, hoặc thường đến dự đại hội thường niên.

 

Tuy vậy tôi hiểu nhiều bạn v́ những vướng mắc gia đ́nh, công viêc, t́nh trạng sức khỏe, đường sá cách trở … lắm khi không đến được là điều đáng tiếc đành chịu vậy. Ví dụ bạn Tô đ́nh Đài YKH1, Tôn Thất Hứa YKH1, Tôn Thất Sơn YKH2… vắng mặt vẫn gởi lời chúc mừng đại hội thành công.

 

Đại hội YKH Hải ngoại 2014 thành công tốt đẹp là nhờ công sức đóng góp của nhiều anh chị.

Tôi thấy BS Lê Đ́nh Thương YKH1 là người bận rộn nhất kỳ này v́ là phó chủ tịch hôi, trưởng ban tổ chức và hao tài tốn của nhất do hăng hái đứng ra chiêu đăi tại nhà hôm kế tiếp ngày đại hội chính thức khai mạc. Bạn bè hôm chủ nhật đó kéo nhau trên trăm đến đầy sân chật nhà ăn uống, ca hát, phá phách từ trưa đến tối mà 2 vợ chồng chủ nhà, anh chị Thương/Thanh Túy vẫn nét mặt tươi như hoa. Cho hay thuận vợ thuận chồng, tát bể đông cũng cạn.

 

Người bận rộn thứ hai là BS Lại Đức Thuần YKH 3, Tổng Thư kư hội. Cũng rất lu bu về sổ sách thu xuất tiền đóng góp, song chỉ mất công, không hao tài. BS Phan Tiên Thái YKH5, chủ tịch hội sắp măn nhiệm, công việc nhẹ nhàng, nghi lễ, diễn văn. BS Vĩnh Chánh chắc lo việc chung chung, có cả tiếp rước. Các bác sĩ khác Bảo Tiên YKH 14, Hồ Đăng Thuận YKH 14 thấy cũng lăng xăng. Đây là 2 ngôi sao đang lên? v́ bạn đồng khóa với tân chủ tịch, khởi nghĩa Lam Sơn?

 

Các bác sĩ Đồng Sĩ Nam YKH5, Nguyễn Thế Phước YKH 15 lo ca hát là chánh. BS Nguyễn Tinh Châu YKH 2 trong ban ghi danh. BS Bửu Phụng YKH 10 th́ lo canh chừng để cập nhật cho lên mạng tức th́ các bài diễn văn đọc tối ngày khai mạc và các h́nh ảnh đại hội, các bài vở viết về đại hội sau đó. Tất cả đều ở trong ban chấp hành, ăn cơm chúa múa tối ngày.

 

Ngoài BS Lê Đ́nh Thương các gia chủ đứng ra khoản đăi bạn bè kỳ đại hội này không thuộc ban chấp hành hội. Đó là anh chị H Văn Phong/ Quỳnh thân hữu, anh chị BS Lê Văn Chỉnh YK5, Lê Đ́nh Thành YK 10, thầy cô Nguyễn Văn Tự. Các phu nhân của anh H Văn Phong, BS LVChỉnh và thầy Nguyễn Văn Tự là chị em ruột.

Thầy cô Nguyễn Văn Tự khoản đăi hôm cuối cùng. Trong buổi chiêu đăi thầy NVTự có nói vài lời với các anh chị cựu sinh viên. Thầy Tự khi đứng lên nói về t́nh cảm th́ ít ai nói cảm động bằng.

Bầu không khí tại đại hội từ đầu đến cuối thật vui nhộn, thân t́nh.

 

Email của BS Nguyễn Mộng Hoa YKH 15 viết cho cảm tưởng về đại hội như sau: Mong Hoa monghoaus@yahoo.com. To ykhoahue@yahoogroups.com. Aug 5 at 9:38 PM.

Kinh goi den quy thay co, anh chi, ban be. Có le tất cả mọi nguoi, dau ko co cơ hoi lên email group đe noi len những cam nghĩ cua minh ve chuyen di choi hop mat vừa rồi ờ NJ, MA nhung đều có chung nhan xet thật là quá vui, cam đong ấm áp t́nh ngươi trong đai gd YKH hai ngoai. Nào la đuoc an ngon, đi choi tham quan, nghe nhac rat hay…lam sao kể ra cho hết nhửng ky niem từng ngày….. va bai noi chuyen rat hay va camđong cua thay Tự”

 

Các bạn thân mến.

 

Chúng ta những người luân lạc góc trời chân biển xa quê hương “đồng thị thiên nhai luân lạc nhân”, có được một tập thể - Hội Ái hữu ĐHYK Huế hải ngoại - để sinh hoạt chung như một gia đ́nh ấm cúng thứ hai là một điều may mắn khôn cùng, vô cùng vạn hạnh.

 

Tôi đă viết trong bài diễn văn keynote đọc tại Đại Hội năm 2011 tại Montréal, Canada: Hội Ái hữu cựu sinh viên ĐHYK Huế hải ngoại là một đoàn thể đặc biệt. Đó là:

 

   -một đoàn thể trí thức, đại học.

   -các thành viên gồm đủ thành phần Trung Nam Bắc.

   -có cựu quân nhân, cựu viên chức, tư nhân.

   -có bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, có giáo sư đại học, kỹ sư, doanh nhân, văn nghệ sĩ…

   -luôn có thêm những hội viên trẻ đến từ các khóa YKH sau 1975.

   -địa bàn hoạt động khắp năm châu.

   -tính sinh hoạt gắn bó cao, thường trực.

   -là kỳ cựu nhất, được thành lập cách 25 năm v́ các thành viên có cơ hội sớm ổn định cuộc sống sau khi rời nước.

 

 Bác sĩ Vơ Hồng Khanh cựu sinh viên YKH khóa 23 (1983-1989) trong bài phát biểu trước Đại hội tại California kỷ niệm 50 năm thành lập ĐHYK Huế 1959-2009 có nói :“Theo tôi được biết h́nh như chỉ có một hội Ái hữu sinh viên YK Huế hải ngoại v́ các trường y khoa khác th́ không. Và đó cũng là điều đáng để cho chúng ta trân trọng và tự hào”.

 

 Chúng ta phải ra sức bảo tŕ và làm đẹp ngôi nhà chung ấy.

 

Tôi kỳ vọng ở các anh chị, ban chấp hành, vị tân chủ tịch và đặc biệt ở các bạn trẻ.

 

  Lê Bá Vận 2014

 

 

Mục Lục 99Độ