NGÀY NÀY NĂM XƯA

Tháng 9, 1979, chúng tôi vượt biên thành công đến được Thái Lan, ở trong trại tỵ nạn 5 tháng trước khi được chấp nhận cho định cư tại Mỹ. Tất cả 7 người trong danh sách, gồm vợ chồng và cháu Bồ Câu, lúc đó gần một tuổi rưỡi, và 1 cô em cùng 3 câu em của vợ được chuyển qua trại Processing Center ở Bataan, gần Subic Bay, Phi Luật Tân.

Tại trại này, chúng tôi chờ thêm 5 tháng rồi mới được cấp giấy tờ di trú và vé máy bay cho tất cả 7 người trong danh sách. Khi cầm giấy tờ bước lên máy bay, một niềm hạnh phúc vô tả dâng đầy trong ḷng chúng tôi, nh́n thấy cả một chân trời rộng mở đang chờ đón ḿnh dù không biết tương lai ḿnh sẽ như thế nào, và chỉ tự hứa với nhau sẽ quyết chí dồn mọi nỗ lực để xây dựng cuộc sống mới.

Chúng tôi đến phi trường San Francisco vào xế chiều ngày 24 tháng 7, 1980 – đúng vào ngày kỵ của Ba tôi, mất ngày 24 tháng 7, 1946 – khi tôi chỉ mới 4 tháng trong bụng mẹ. Ngày 24 tháng 7 được định cư vào Mỹ này chỉ có thể là một trùng hợp diệu kỳ nào đó. Tuy nhiên, qua câu chuyện Măng tôi kể, khi Măng sinh xong và đang thiêm thiếp nằm nghỉ, Măng tôi thấy bóng chồng ḿnh từ từ đi đến cạnh giường, nh́n Măng với ánh mắt đầy thương yêu, rồi Ba tôi cuối xuống hôn lên trán tôi đang nằm bên cạnh mẹ. Từ rất lâu trong thâm tâm, tôi tin rằng Ba tôi luôn ở bên cạnh ḿnh, che chở cho tôi vượt qua nhiều khó khăn từ thuở c̣n nhỏ, khi trong tù CS và đưa tôi đến chốn b́nh an.

Ngay khi bước xuống phi cơ, tôi quay sang vợ ḿnh và nói “từ nay anh sẽ dứt khoát không hút thuốc, t́m cách xin đi học lại, cùng lúc lo cho em và Bồ Câu”- một lời hứa mà tôi đă giữ trọn vẹn, nhưng sau đă về hưu, tôi có lai rai hút thuốc vui chơi với bạn.

Từ phi trường San Francisco, chúng tôi được đưa về căn cứ không quân Hamilton, ở bên kia cầu Golden Gate. Chiều hôm đó mọi người được mời một ăn buổi tối sang trọng, như thể một tiệc welcome to the USA, với 1 tô hủ tiếu nước, gà chiên, khoai tây chiên và nước trái cây.

Hai ngày sau, 7 chúng tôi được cho bay về phi trường Santa Ana, Nam Cali, đoàn tụ với gia đ́nh anh chị bảo lănh chúng tôi.

Sau một tuần làm giấy tờ cá nhân, khám xét sức khỏe, tôi lấy hẹn gặp cán sự xă hội của International Rescue Committee (IRC), là cơ quan thiện nguyện giúp chúng tôi làm giấy tờ bản lănh… Nh́n vào hồ sơ, ông ta nói ngay “anh là 1 bs từ VN, nên thay v́ giúp một số tiền cho gia đ́nh anh, và nếu anh đồng ư, tôi sẽ giúp anh đi học lại để lấy lại bằng YK tại Mỹ”. Tôi đồng ư ngay. Đây là cái may mắn đầu tiên ngay sau khi đến Mỹ. Vậy là đầu tháng 8, 1980, tôi mang tấm check $2,000.00 đến cho cơ sở Kaplan ghi danh học chương tŕnh thi ECFMG trong 2 năm – là giá của số tiền 2 ngàn Đô cho 2 năm học  

May mắn kế tiếp của tôi là chỗ làm việc của anh rể bảo lănh chúng tôi chỉ cách Kaplan chừng 3 miles, nên sáng nào anh cũng chở tôi đi và chiều đón chở tôi về lại nhà. Tôi học tại Kaplan cả ngày, chiều về, vừa chơi với con vừa phụ vợ và em vợ may hàng công nghệ tại nhà. Khoảng tháng 10 cùng năm, bạn cùng lớp là Bs. Vơ Văn Phác, em của Bs. Vơ Văn Tùng, qua Mỹ trước tôi trên cả năm, rủ tôi ghi danh thi FLEX tháng 12, 1980 và ECFMG tháng Giêng 1981; anh nói “đi thi thử FLEX trước để lấy kinh nghiệm cho lần sau thi ECFMG được điểm cao”. Tôi thấy có lư, nhất là bạn Phác hứa sẽ chở đi thi ở tận Los Angeles.

Tháng 12, năm 1980, tôi thi FLEX trong 3 ngày, rồi tháng Giêng, 1981, thi luôn 1 ngày của ECFMG. Cuối tháng Giêng 1981, nhận phong b́ của FLEX gởi về nhà, tôi dửng dưng, không bồn chồn lo lắng. Mở ra, giấy báo kết quả cho thấy chữ PASSED với số điểm 77, kèm theo với số điểm của từng môn thi. Thật bất ngờ và quá sức mừng! Không có chữ nghĩa nào có thể diễn tả niềm vui lúc bấy giờ. V́ tại Kaplan, tôi chỉ được kư nhận học tài liệu của chương tŕnh ECFMG. Và, cho dù thỉnh thoảng tôi cũng có ít nhiều cơ hội tham khảo các tài liệu thuộc chương tŕnh FLEX từ các bs khác đang theo học FLEX tại đó, và cho dù ḿnh lạc quan và nỗ lực vượt bực, tôi chẳng bao giờ nghĩ ḿnh sẽ đậu kỳ thi FLEX lần này. Nhưng lại được chấm đậu. Thật là may mắn quá. Đây là điều may mắn thứ ba.

Đầu tháng 2, 1981, cầm phong b́ thư của ECFMG, lần này tôi thật sự hồi hộp và run trong bụng khi mở thư v́ ḿnh đă đặt nhiều hy vọng. Nh́n thấy PASSED phần MEDICAL với số điểm 78 – nhưng FAILED phần ENGLISH. Thêm một lần nữa tôi thật quá sung sướng, cảm nhận Ơn Trên đổ xuống cho ḿnh. Sau đó, tôi thi Anh Văn thêm 2 lần, một lần với ECFMG và lần sau với TOEFL th́ mới đậu để được ECFMG chứng nhận đậu cả 2 phần. Và đây là điều may mắn thứ tư trong năm đầu tiên của tôi tại Mỹ.

**H́nh chụp cha mẹ và Bồ Câu ở vườn sau của nhà thuê tại El Toro, CA, vào tháng 5, 1981.

Trong những khi cảm tạ Ơn Trên, tôi luôn nghĩ đến Ba ḿnh đang ở đâu đó theo dơi và phù hộ chúng tôi. Ngoài ra, tôi cũng chân thành cám ơn Bs. Nông Thế Anh, một Bs. đàn anh vừa đẹp trai, vừa có kiến thức cao nhưng lại rất khiêm nhượng, là người mà tôi cho có công trạng lớn khi hướng dẫn, chỉ dạy trong nhiều cuối tuần tại San Bernardino những môn mới như Tim Mạch, và nhất là môn bệnh Tâm Thần mà tại VN c̣n rất phôi thai, cho cả 5-6 chục Bs VN theo học khi muốn thi trở lại để hành nghề YK tại Mỹ. Dù chỉ đến học 3 thứ Bảy cuối tuần, mỗi lần khoảng 6 giờ, nhưng lời giảng căn bản, đơn giản và rất dễ hiểu của Bs. Anh đă giúp tôi thu nhận được nhiều điều hoàn toàn chưa biết hoặc biết nhưng chưa tới.

Sau đây là câu chuyện vui. Sau khi đậu FLEX và ECFMG, tôi đem chứng minh đến cho ông cán sự xă hội tại IRC International Rescue Committee, xin giúp lấy lại một phần tiền đă đóng cho Kaplan, và nói rơ để mua chiếc xe. Ông ta rất ngạc nhiên, và cho biết chưa có lần nào phải giải quyết chuyện xin lại refund từ Kaplan. Tuy nhiên, ông ta cũng viết 1 thư cho tôi đem tay đến văn pḥng Kaplan. Cuối cùng Kaplan đồng ư cho tôi lại $500.00 với điều kiện xin cho họ dùng tên tôi để quảng cáo cho cơ sở v́ chưa có ai ghi danh học chưa đến 6 tháng mà đă đậu cả 2 chương tŕnh ECFMG và FLEX. Với $500.00, tôi mua chiếc xe station wagon cũ mèm để chở vật liệu và giao hàng may cho nhà cung cấp.

Dù cuộc đời mỗi người mỗi lối, cuộc sống mỗi cá nhân xuôi ngược khác nhau, nhưng đại đa số những người Việt tỵ nạn CS được nhập vào các nước yêu chuộng tự do, công bằng và bác ái, đều có nhiều cơ hội làm lại cuộc đời, và thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trưa hôm nay, chỉ có chồng và vợ ngồi ăn trưa kỷ niệm 44 năm đặt chân đến nước Mỹ, và cũng để đốt nén nhang ḷng tưởng nhớ đến người sinh thành ra tôi. Vợ nghe chồng nhắc lại nhiều chuyện tuy xưa nhưng mới, v́ qua năm tháng nghe lại một kỷ niệm, một biến cố nhiệm mầu, một thời điểm đánh dấu cho một giai đoạn đáng nhớ trong cuộc sống chung luôn là niềm vui vô hạn, ươm lại chút ấm khi nắng đang dần xa.

Vĩnh Chánh,

24 tháng 7, 2024