NGÀY VUI ĐỜI QUÂN NGŨ

(phần 3)

 

Lê Bá Vận

(Thân tặng các bác sĩ cựu sinh viên trường ĐHYK Huế đă sống những ngày hào hùng, phục vụ với danh dự, ḷng quả cảm và t́nh thương trong ngành quân y Quân lực VNCH.)

   

                       “Lương nhân nhị thập ngô môn hào,

                        Đầu bút nghiên hề sự cung đao.” (Đặng Trần Côn.)

 

(Chàng tuổi trẻ vốn ḍng hào kiệt. Xếp bút nghiên theo việc đao cung. Đoàn Thị Điểm. Chinh Phụ Ngâm.)

 

 

11. Bản Đàn Guitar Vọng Cổ

 

Tôi bước chân vào pḥng, vừa đằng hắng nhẹ. Mấy bệnh nhân ngồi vây quanh chăm chú nghe một anh chàng ngồi trên giường gảy guitar bản vọng cổ, trông ra thấy tôi đều đứng nhỏm dậy, lúng túng. Tiếng đàn cũng im bặt. Mấy ông lính bệnh nhân trong trại bệnh quả thật không ngờ bác sĩ lại đi vào trại bệnh giờ này, đă đến 5 giờ chiều băi sở.

Số là tôi đang chờ chiếc xe Jeep đi có việc ra ngoài chưa thấy trở về. Nếu thích th́ tôi cũng có thể lấy xe Dodge 4 hoặc xe Hồng Thập Tự để về nhà, song lúc đó tôi không gấp gáp việc ǵ. Trời tháng năm, buổi chiều c̣n nóng nực, tôi bước lên bờ thành hóng mát. Đứng trên bờ thành khu vực Mang Cá Lớn, nh́n về phía Tây là dăy Trường Sơn như gần như xa, nh́n xuống thấy thành cao ngợp, trông thẳng ra trước tức là trông qua hào nước, về hướng bắc, bên kia hào là đường Cửa Hậu (Tăng Bạt Hổ) có hàng tre xanh thấp thoáng che phủ vài nóc nhà, người qua lại thưa thớt. Xa chút nữa là sông Đào Cửa Hậu đổ ra sông Hương.

Kinh thành Huế có các sông bao bọc tứ phía, ngoài các hào nước hộ thành. Phía Nam là sông Hương có các cầu Bạch Hổ, Tràng Tiền, phía tây là sông đào Kẻ Vạn, phía bắc là sông đào Cửa Hậu, phía đông là sông đào Đông Ba có cầu Đông Ba bắc ngang, có cả dăy bến thuyền bè đậu san sát.

Đang nh́n ngắm trời mây nước bỗng nhiên tôi nghe tiếng đàn văng vẳng, tiếng ai đàn bản vọng cổ nhấn nhả nghe thật mùi mẩn. Tôi lắng tai, và sực nhớ mấy hôm nay buổi sáng đi thăm các trại bệnh tôi thấy một bệnh nhân trẻ tuổi người miền nam, binh nh́, có một cây đàn guitar dựng ở đầu giường. Tôi không chú ư ǵ v́ cây đàn được bọc trong túi vải của nó, chỉ cho rằng đó là một cây guitar tân nhạc b́nh thường. Song nay nghĩ lại chắc chắn đó là một cây guitar vọng cổ phím lơm và người đàn là bệnh nhân binh nh́ đó.

Có tiếng động cơ xe hơi śnh sịch nghe gần, tôi nh́n xuống đường thấy xe Jeep đă về. Bụng định bước xuống nhưng đôi chân lại dẫn tôi đến trại bệnh nơi xuất phát tiếng đàn và bước vào pḥng.

 

-Các anh cứ tự nhiên, ngồi xuống cả đi.

Tôi vẫy nhẹ tay phải ra hiệu cho mọi người cùng ngồi, tiến đến dần, cười nói tiếp:

-Tiếng đàn ở xa nghe hay quá, tôi ghé vào chút xíu thôi, nghe cho rơ.

Một bệnh nhân ngồi cạnh nhặt cây đàn đặt trên giường trao vào tay ‘nhạc sĩ’, tán tỉnh:

-Thưa bác sĩ anh Tấn biết nhiều bài lắm. Anh đàn cho bác sĩ nghe đi, nhớ đàn bản nào ruột, thật hay rồi bác sĩ cho thêm thuốc tiêm uống mau lành bệnh.

Tôi suưt ph́ cười:
-Ừ, vậy anh Tấn đàn lại bản vọng cổ lúc năy trên bờ thành tôi nghe và t́m đến đây. Đàn một hai câu thôi, hôm nay đă trễ tôi phải về, hôm khác tôi đến nghe tiếp.

Tấn ôm đàn nh́n tôi và từ tốn:

-Dạ, em xin đàn 2 câu đầu bài vọng cổ.

Mọi người im lặng lắng nghe, tôi chăm chú nh́n vào những ngón tay Tấn nhấn vuốt thoăn thoắt trên các phím lơm. Tấn có ngón đàn nghe cũng tươi lắm, tôi thầm nghĩ.

Tiếng đàn dứt cả pḥng vỗ tay khen ngợi.

 Một anh ngồi kề than thở tiếc rẻ:

-Đàn nghe mùi thật. Mấy anh em đ̣i anh Tấn truyền nghề, anh nói sẵn sàng nhưng ai muốn học phải sắm đàn anh mới dạy được, lúc trước anh học cũng vậy.  Khó quá, ai nấy đành chịu.

Đột nhiên, như có ǵ thúc đẩy tôi vụt nói:

-Ủa vậy anh Tấn chỉ bảo cho tôi đi. Ngày mai tôi sẽ mang đàn đến. Nhớ nghe.

Tôi nghĩ bụng ra phố th́ đàn mua mấy lúc, thiếu ǵ!

 

                                     **

Chuyện hôm đó tôi bất thần đ̣i học đàn vọng cổ không do sự bốc đồng hứng chí nhất thời. Có cả một quá tŕnh sự việc dẫn đến, thâm nhiễm vào trí óc, tâm hồn tôi từ tuổi thơ khiến tôi ưa thích nhạc dân tộc cổ truyền và hễ có cơ hội học hỏi là tự động phát khởi. Gia đ́nh cha mẹ tôi không ai tài hoa về âm nhạc, hai bên nội ngoại chẳng thấy ai đàn ca múa hát ǵ, tuy nhiên đi xem, mua vé đi xem hát bội, cải lương… th́ có.

Có ba sự kiện xẩy ra ở tuổi thơ của tôi làm h́nh thành sự mê thích các làn điệu cổ: yếu tố môi trường, cuốn kư âm nhạc cổ, các đĩa hát thời đó, trước năm 1945, có thể c̣n trước cả gần chục năm.

**Ảnh hưởng chung quanh. Tôi không thể nhớ nổi từ hồi nào, từ thời tiểu học hay trước nữa! do đâu, ai dạy, hoặc đơn giản chỉ nghe ai đâu đó hát măi nhiều lần khiến tôi tự nhiên hát theo thuộc ḷng các bản nhạc cổ thông thường.

Bài đầu tiên có lẽ là bài “Dậy dậy dậy” như sau: “Dậy dậy dậy mở mắt xem toàn châu. Đèn khai hóa rạng khắp toàn cầu, ngọn đèn thông thương ngàn dặm, xe tàu…Chúc Đại Pháp b́nh an nước nhà thạnh tŕ. Chúc Nam Việt vạn tuế trường thọ vô cương.”

Các bài kèn lính tập thổi ‘tọ ti tè’ (re, si, sol?) ngày nhiều lần cũng thấm vào óc: “Một ngàn ba mươi vạn ông tây. Mụ đầm xách cái bị ḷng tḥng. Mụ đi mô tui bắt mụ lại không cho mụ về.”

Rồi bản ‘Lưu Thủy’: “Đời gặp đời cạnh tranh. Khuyên ai mà tuối tác xuân xanh. Chăm mà học cho đặng tấn tới… qua ‘Kim Tiền’: Sanh ra đạo làm trai. Chăm lo học cho đặng nên người. Để đua trí tranh tài kịp người ta

‘B́nh Bán’: “Con này con lắng tai . Nghe lời mẹ căn dặn một hai. Đạo làm con….”

‘Tẩu Mă’: “Đêm đă sang tê tề. Gà sẹ sè phất cạnh…”

‘Đăng Đàn Cung’: “Ḱa núi vàng bể bạc. Có sách trời định phần. Một ḍng ta gầy…”

Tân nhạc th́ đến sau, và tôi thích nhất réo hát măi bài Tango chinois ‘Hà nhật quân tái lai’: ‘Bến xưa, bến xưa em c̣n đang mong. Đây bến xưa làn nước loáng trong…” và bài ‘Tiếng gọi sinh viên’ của LHPhước (bản tiếng Pháp La marche des étudiants, Sinh viên hành khúc.)

Nhạc Pháp ngoài bài quốc ca Pháp ‘La Marseillaise”, quân ca ‘Madelon’ th́ tôi thường hát nhất bài “J’ai deux amours: mon pays et Paris”… tuy nhiên không thuộc trọn bài. Nhạc Pháp rất hay, lại giúp trau dồi tiếng Pháp, các bài hát ‘ Riquita jolie fleur de Java’, ‘Malbrough s’en va-t-en guerre’, ‘Maréchal, nous voilà!’ (suy tôn Thống Chế Pétain)…rất thịnh hành trong lớp trẻ và …trẻ con.

**Cẩm nang cổ nhạc. Đâu vào năm 1942 một lần lên nhà ngọai tôi trèo lên tra (rầm thượng) lục lọi và bắt được một cuốn sách nhỏ chữ quốc ngữ, mỏng độ năm sáu chục trang, in tại  Huế, dạy các bản ca Huế: Lưu thủy, Kim tiền, Nam ai, Nam b́nh v.v… Các nốt nhạc “ḥ xự xàng xê công, liu u” (liu= ḥ, u=xự) viết bằng chữ Hán: “hợp tứ thượng xích công, lục ngũ” mỗi chữ trong một ṿng tṛn nhỏ, trông giống như một quân cờ tướng nhưng nhỏ hơn. Các nốt nhạc hợp, tứ, thượng (ḥ, xự, xàng)…được sắp cao thấp trên các gạch ngang dài bắt chước lối kư âm tân nhạc do, re, mi…

Bản Kim Tiền 12 nốt nhạc đầu là: u liu xê công liu, u xáng u liuxê liu công… Nếu có đàn th́ có thể đánh ra để tập hát như trường hợp một bản tân nhạc. Tôi không có đàn ta song nhờ hát rành bài Kim Tiền từ trước, 12 chữ đầu là: “sanh ra đạo làm trai, chăm lo học chođặng nên người…”, do đó tôi không phải ṃ mẫm nhiều để đối chiếu nhạc và lời. Suy ra nếu gọi ḥ=do, là re hoặc là sol… th́ ngũ cung ‘ḥ xự xàng xê công’ sẽ là ‘do re fa sol la’, là ‘re mi sol la si’ hoặc ‘sol la do re mi’ v.v… Ngoài ra có thêm một nốt phụ gọi là “phan (oan)”, với ‘phan’ cao hơn ‘công’ 1/2 cung (tone.)

Bản kư âm trong sách này dạy rất đơn giản do mỗi nốt nhạc tương ứng với một tiếng hát, tương tự tân nhạc, cứ theo đó mà hát. Đó là căn bản. Trong thực tế nhạc công đàn dặm thêm nhiều nốt nhạc cho ít lời hát, miễn là giữ đúng nhịp (trường canh.) Nhạc và lời chỉ tương ứng từng lúc, và bắt buộc là ở cuối câu.

**Chiếc máy hát. Đầu năm 43 cha tôi mua lại của người bạn một máy hát kèm thêm khoảng 50 đĩa hát cũ. Máy hát này h́nh hộp dẹp có nắp mở đóng, kích thước 40x40x15 cm, thuộc loại quay tay để lên dây cót và các đĩa hát loại 78 ṿng/phút, hiệu Beka, Pathé, Hồng hoa… Mua thêm mấy hộp kim dài 1,5 cm bằng thép, thay kim mỗi lần dùng v́ kim cùn ṃn, gây tiếng rè; nếu là kim cương đắt tiền th́ dùng được măi, nhưng không thấy bán.

Thời đó những năm trước 1945 chưa có đài phát thanh, truyền h́nh, ở giữa Đồng Hới sự kiện có một máy hát là một biến cố trọng đại cho cả khu xóm. Khi vặn máy hát lên, những tuần lễ đầu th́ ôi thôi trẻ con gần rồi xa, có cả người lớn bu lại gần, chỉ trỏ ngạc nhiên v́ tin rằng có người bị nhốt trong hộp nhỏ mà hát được nhiều bài, kể nhiều chuyện hay.

Trong số đĩa có tân nhạc, cổ nhạc, kể chuyện trào phúng…

Về tân nhạc tôi chỉ nhớ một đĩa hát. Đó là bài Guitare d’amour do cô Ái Liên (1918-91) hát, bản tiếng Việt: “Ngày xuân hoa thắm tươi. Ḷng xuân phơi phới chén xuân ta chúc nhau. Ngày xuân con én đưa thoi. Thiều quang lấp lánh sáng soi. Nh́n xem ai nấy như bóng hoa. Cành mai cơn gió đưa…

Về cổ nhạc th́ phần lớn là ca Huế và Sài g̣n.

Ca Huế th́ có Nam Ai, Nam B́nh, các điệu ḥ song tôi rành nhất là đĩa ca bài Đại Việt Quốc Sử, theo điệu ca ‘mười bản Tàu’: Phẩm tuyết, Nguyên tiêu, Hồ quảng, Liên hoàn, Binh bán, Tây mai, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ, Tẩu mă: “Ta là người An nam. Phải cho rành chuyện nước Nam. Ngày trước có họ Hồng Bàng. Dựng đầu là Kinh Dương Vương… Nước gọi Văn Lang. Phong Châu kinh đô mở mang. Truyền đến đời 18. Vua nước Thục, An Dương Vương… qua điệu Tẩu mă: Nối đặng bốn năm trời. Tàu lại đồ biên quận. Khiến Mă Viện đem binh mă vây. Vua Trưng Vương tuẫn nạn. Cột đồng….”

Nam Ai, buồn bă nhưng không quá năo nuột như các bài hơi oán Nam bộ, tôi cũng tạm ca được, Nam B́nh th́ dễ, tươi tắn, tao nhă hơn: “Nước non ngàn dặm ra đi. Cái t́nh chi. Mượn màu son phấn, đền nợ Ô Ly. Đắng cay v́ đương độ xuân th́. Số lao đao…”

Cổ nhạc nam bộ là có nhiều đĩa hát nhất. Ba bài tôi nhớ rơ là 1-Tôn Tẩn Giả Điên do Út Trà Ôn ca, dài đến mấy đĩa. Tôi chỉ nghe không tập theo. 2-Quan Công Tha Tào, cũng dài nhiều đĩa, tôi tập hát theo vài đoạn: “Dạ dạ trăm lạy Quan Hầu, ngàn lạy Quan Hầu. Ngày nay là ngày lỡ chân trái bước của Tào đi rồi mà ơn nghĩa Tào đối với ngài to như biển non, ngài nỡ nào để cho Tào chịu nhục danh thượng tướng!... Ngày nào ngài c̣n ở với Tào, tam nhật th́ tiểu yến, thất nhật th́ đại yến, thượng mă th́ đề kim, hạ mă th́ đề ngân…” các đoạn khác nhớ lơm bơm. 3-Đĩa ca “Nửa Đời Hương Phấn.” Bài ca vọng cổ này tôi vặn máy hát nghe đi nghe lại nhiều lần đến nhập tâm, tập măi và ca được trọn bài, nghe cũng mùi? Đây là câu chuyện của một anh chàng tên Tùng muốn cưới Liên là một cô gái giang hồ. Cang là anh của Tùng t́m cách ngăn cản và cưới vợ khác cho Tùng. Hôm đám cưới, Liên đến xem trộm.

 

Liên: “Em thối bước dựng nửa đời hương phấn. Nhưng thành tŕ phong kiến cản chân em. Em say đắm yêu nhưng ai khiến xui em phụ bạc, nghe tiếng pháo cưới ḷng em tan nát như xác pháo tơi bời.

Làm cho con tim em thêm bấn loạn ră rời. Anh Tùng ơi ! anh vui say trong pḥng hoa chúc, hiện giờ anh đang chuyện tṛ ân ái, anh có biết cho em tựa cổng rào, mặc cho sóng lệ tuôn trào, ướt cả đôi má nhạt màu son phấn!

Cang: “Cô Hương, cô c̣n nhớ tôi chăng? Tôi là Cang, anh của Tùng đây… nay em tôi đă yên bề gia thất, tôi xin thành thật đặng cám ơn cô. Chứ cô ơi, v́ quá thương em tôi đành để cô đau khổ, chớ đâu có phải tôi tạo chuyện đă rồi giả bộ khó khăn, nhưng sự thực tôi vô cùng hối hận ăn năn

Tùng:“Em Hương, năy giờ anh đă ŕnh nghe tự sự, v́ anh mà em phải hi sinh tự đè nén tâm ḿnh. Để bảo vệ phẩm giá nhà anh được chu toàn. Càng hiểu anh càng yêu thập bội như thuỷ triều cuồn cuộn dâng lên. Anh cưới vợ đâu phải là yêu, nhưng để trả thù người bội bạc, lại hóa ra anh trả thù người đă cùng anh vẹn chữ chung t́nh.

Em chỉ trách anh Hai biết thương em nhưng không hiểu nỗi khổ của em ḿnh. Anh không chịu ḥa ḷng với em để mà định mối duyên lành. Dẫu trước em Hương có sa ngă, nhưng hiện giờ em đă thuần lương. Có đáng làm ǵ dĩ văng, nên xây dựng hiện tại và mai sau. Em xin thưa thật với anh Hai, em cương quyết cùng Hương chung sống đến hơi tàn.

Hương: “…Tùng, anh Hai là người anh tốt chỉ biết nghĩ đến hạnh phúc của em ḿnh. Tùng đừng trách anh mà mang tội với người cao cả. Tùng nên vui vầy với vợ. C̣n Hương? C̣n Liên Hương th́ định mệnh đă sẵn dành. Có lẽ định mệnh bắt buộc kiếp gió sương trở về đời sương gió. Em xin vĩnh biệt Tùng và xin hẹn đến kiếp mai sau.”

Nửa Đời Hương Phấn” lại là một vở cải lương rất ăn khách, được thay đổi đào kép thượng thặng diễn măi cho đến hiện giờ, đă trên 60 năm qua. Có nhiều t́nh tiết éo le, chẳng hạn Diệu, vợ mới cưới của Tùng lại là em ruột của Liên Hương…

Đĩa ca vọng cổ “Nữa Đời Hương Phấn” vừa ca mùi mẫn mà nhạc đệm đàn ḱm, c̣… lại càng hay đáo để. Tôi không nhớ tên các người ca hoặc đàn song họ là những nghệ nhân thuộc lớp trước. Sau này trong các vở cải lương các lời ca của Hương, Cang, Tùng có thay đổi, không như trong đĩa hát năm đó.

 

Vở cải lương tâm lư, t́nh cảm, xă hội “Nửa Đời Hương Phấn” (tác giả Hà Triều – Hoa Phượng) nổi tiếng trong ngót 7 thập niên từng được những ngôi sao hàng đầu của sân khấu Việt Nam như Thanh Nga, Ngọc Giàu, Phượng Liên, Bạch Tuyết, Thành Được, Hữu Phước, Diệp Lang... thủ diễn các vai chính, trước và sau năm 1975, kể cả ở  cộng đồng người Việt tại nước ngoài chẳng hạn ngày 9 tháng 5/1999 tại đại hư viện La Mirada quận Cam do Kịch đoàn Hải ngoại công diễn.

 

http://tranlucsaigon.files.wordpress.com/2012/04/ne1bbada-c491e1bb9di-hc6b0c6a1ng-phe1baa5n.jpg?w=640    http://nld.vcmedia.vn/e6uy4F6xEdlIZxme64Tl20qyprMeGa/Image/2013/04/3_3f272.jpg    http://nld.vcmedia.vn/e6uy4F6xEdlIZxme64Tl20qyprMeGa/Image/2013/04/2_0d1cb.jpg

H́nh 1: Út Bạch Lan (Hương) và Thành Được (Tùng.) Các vai khác: Hữu Phước (Cang), Ngọc Nuôi (Diệu) …

H́nh 2: NSƯT Bảo Quốc và NS Ngọc Đợi (Hương.)

H́nh 3: NSƯT Bảo Quốc và NS Thy Trang (Diệu.) 2009.

 

Qua các sự kiện kể trên th́ việc tôi quyết định học đàn guitar bản vọng cổ với một bệnh nhân đang nằm http://i1.ytimg.com/vi/3wp-Ijr-ivk/default.jpgtrong bệnh xá bệnh viện Huế chẳng có ǵ gây ngạc nhiên.

Tôi nghĩ yêu nhạc dân tộc - là tinh hoa, là tâm hồn của dân tộc – đúng là thể hiện t́nh yêu quê hương, đất nước một cách trung thực và sâu đậm.

Thật ra th́ cách 3 năm trước tôi đă xử dụng được đàn nguyệt, nhưng chỉ chơi cổ nhạc Huế. Hồi đó tôi chưa ra trường, c̣n ở tại học xá Trung Việt, bên kia bùng binh là chợ Bến Thành. Một hôm đọc báo tôi thấy đăng tin rao dạy đàn cổ nhạc Huế tận nhà, ông thầy tên Trịnh Chức, tuần 2 giờ, năm trăm đồng một tháng. Thấy địa chỉ cũng gần, tôi đến nơi t́m hỏi. Sau đó mỗi tuần ông đi xe đạp đem đờn đến học xá dạy tôi 2 buổi. Ngày đầu việc đầu tiên là ông dẫn tôi ra đường Hồ Văn Ngà (nay là LT Hồng Gấm), ở sau lưng học xá Trung Việt để chọn mua một cây đờn nguyệt. Suốt 2 tháng ông dạy tôi gần đủ các bản đàn Huế, kể cả dạo bắc, dạo nam. Ông dạy từng câu năm bảy chữ, ông vừa đàn vừa

đọc tên các nốt nhạc, và ḿnh coi đó đàn theo, học xong câu này qua câu khác. Đó là dạy theo lối truyền miệng, ‘truyền ngón’, hơn là lư thuyết thuần túy. Hết buổi ông viết các nốt nhạc vừa đàn xong vào một cuốn vở cho tôi giữ. Tôi nhận thấy bản Kim Tiền, 2 câu đầu ông đàn đến 20 tiếng, mà thực tế chỉ có 12 chữ hát tương ứng 12 tiếng đàn đúng như trong sách dạy cổ nhạc Huế mà tôi t́m nhặt được ở trên rầm thượng nhà ông ngoại năm xưa. Ông đàn dặm thêm nốt lạ như ta hát cương và thay đổi rút ngắn trường độ các dấu… để vẫn giữ đúng trường canh. Tuy nhiên ở cuối câu th́ ông giữ đúng nốt trong bài. Có khi cũng 2 câu ấy ông lại đàn khác đi, bớt chữ, chậm lại. Tôi nhận thấy đàn bớt chữ rất khó, v́ đàn chậm, phải nhấn phím uốn éo tiếng nhiều thay vào, nhưng nghe lại rất hay. Đàn quá nhanh có khi lại nghe tưởng như tân nhạc. Các bản bắc Lưu thủy, Kim tiền… đàn khá nhanh ít nhấn phím, qua các bản Nam Ai, Nam B́nh có nhiều khúc đàn chậm, nhấn phím nhiều, ví dụ nhấn từ ‘xàng’ lên ‘xê’, ‘xê’ lên ‘cống’ hoặc cao hơn rất đau ngón tay mà vẫn nhấn phím chưa đủ cao; lâu dần ngón tay có chai mới hết đau và nhấn phím đúng cung bậc.

Sau này tự t́m hiểu thêm th́ tôi biết 2 dây đàn nguyệt thông thường lên theo quăng 5. Dây trầm là dây ‘tồn’, là ‘xàng’, là dây ‘đài’. Dây cao là dây ‘tang’, là ‘ḥ’, là dây ‘tiếu’. Đối chiếu tân nhạc th́ xàng=fa, ḥ=do và ngũ cung ‘ḥ xự xàng xê công’ tương ứng với ‘do re fa sol la’. Nhưng ở Nam bộ th́ lấy xàng=do, ḥ=sol và ‘ḥ xự xàng xê công’ tương ứng ‘sol la do re mi’. Đó gọi là dây ḥ nhứt, nghĩa là nốt ‘ḥ’ nằm ở phím thứ nhất (dây buông) của đàn nguyệt có 9 phím. Dây ḥ nhất dùng để đàn các bản vui tươi, hùng tráng. Tuy nhiên ca Huế dùng dây ḥ nhứt đàn tất cả mọi bản vui, buồn.

 

Trở lại với chuyện học guitar vọng cổ, ngay chiều hôm đó khi ra phố, tôi ghé vào tiệm đờn mua một cây guitar phím lơm. Trong hiệu chỉ c̣n 2 cây. Guitar th́ có 6 dây, nhưng đàn cổ nhạc th́ chỉ dùng 5 dây, dây thứ sáu âm thấp nhất th́ có đó nhưng rất ít dùng đến, ngay cả chẳng dùng. Cũng được thôi, cổ nhạc cũng chỉ có ngũ cung ‘ḥ xự xàng xê công’.

 

http://www.vphausa.org/vphavn/vanhoc/vongco/vongco_files/image002.jpg  ß  Guitare vọng cổ có bàn phím lơm khuyết sâu vào cần đàn.

        Song lang là cái mơ chân đạp đánh nhịp.

 

Tấn, tên anh binh nh́ người Long Xuyên, Rạch Giá ǵ đó dạy đàn, chỉ bảo tôi rất tận tâm nhưng không phải là cặn kẻ bởi v́ tôi không thắc mắc hỏi han ǵ nhiều. Bản đàn vọng cổ c̣n chứa đựng bao nhiêu điều phức tạp nhưng trước mắt tôi chỉ cần thực hành, nghĩa là đánh ra được bài vọng cổ cho ra hồn, sạch nước cản và đó là điều tôi mong muốn, không đ̣i hỏi nhiều, không cố t́nh đi sâu. 

Rút kinh nghiệm học đàn nguyệt mấy năm trước, tôi biết trước hết cứ học thuộc ḷng, lập đi lập lại cho thành thói quen nhuần nhuyễn tự nhiên. Khi đàn vững rồi lúc này có thể bắt chước hoặc sáng tạo riêng cho ḿnh, thêm vào bớt ra, đàn dày, đàn thưa, biến hóa nhiều cách để chọn lựa. Chỉ cần sửa đổi một vài nốt trong khuôn, nhịp cũng thấy khác nhiều lắm.

Tấn chỉ cho tôi tên các dây trên đàn, từ thấp lên cao là ‘xàng ḥ xàng xê u’. Anh bảo đó là dây Rạch Giá.

Và cách dạy cũng là truyền miệng truyền ngón, anh vừa hô tên các nốt vừa gảy vừa bấm vào phím đờn, tôi nh́n kỹ làm đúng theo, nhất là những chỗ anh nhấn mạnh vào phím để tạo các âm uốn éo:  xàng xăng xangḥxàng xêcỗng xê…côngcông xêxăng xệ

Tôi đem theo một cuốn vở và tự tay ghi các nốt nhạc, mỗi lần năm bảy nốt cùng làm dấu những nơi rung nhấn, nhanh chậm v.v.

Có khi tôi cũng t́m cách đối chiếu tiếng đàn đang học với lời ca trong bài vọng cổ “Nửa đời hương phấn” mà tôi biết từ gần 15 năm trước. Chẳng hạn cô Hương ca vọng cổ câu 1: ...‘anh có biết cho em tựa cổng rào, mặc cho sóng lệ tuôn trào, ướt cả đôi má nhạt màu son phấn!’. Các chữ rào, trào, phấn, tương ứng các nốt nhạc cống.

http://i1.ytimg.com/vi/7U9pguOfwhA/default.jpgSau 3 buổi học tôi cũng chập chững đàn được bài guitar vọng cổ. Học mà có người ngồi cạnh tận tường chỉ bảo th́ học cũng dễ, kết quả cũng nhanh chóng thôi. Tập luyện măi th́ đàn nghe hay và mùi.  Nhưng rơ ràng là không dạy theo khoa sư phạm. Như ở trường dạy bài bản th́ trước tiên thầy giáo dài ḍng giảng lịch sử, lư thuyết… về cổ nhạc, về bản vọng cổ, cây đàn…

Guitar dây Rạch Giá đàn nghe mùi mẫn thâm trầm. Mỗi tiếng đàn nghe chơn chất, mộc mạc, dịu hiền như cô gái vùng biển mặn mà.

Măi lâu về sau tôi biết được guitar dây Rạch Giá chỉ dùng đàn cho giọng kép (giọng ca nam.) Năm dây từ thấp lên cao của dây Rạch Giá là “sol re sol la mi”, và lấy nốt ‘re=ḥ’.

Muốn đàn cho giọng đào (nữ), hoặc đàn các bản “oán”, bản “bắc” th́ mỗi lần phải lên dây lại. Như vậy đàn tài tử vui chơi với bạn bè mà thôi, đàn cải lương đào kép liên tiếp trao đổi lời ca th́ bất tiện, không kịp so lại dây đờn.

Đàn guitar Dây Lai được sáng chế, lai và tổng hợp được nhiều giọng, đàn được nhiều “tông” (đào, kép và kép cao) mà không cần lên dây kiểu khác.

Đàn guitar tây phương th́ 6 dây là ‘mi la re sol si mi’ từ thấp lên cao.

Đàn guitar phím lơm Dây Lai th́ 6 dây là ‘(la) re sol re la re’.

Dây số 6 thấp nhất là ‘la’, có thể là ‘sol’, hoặc không lên dây cũng được v́ thực tế coi như không dùng đến. Các dây số 5, 3 và 1 cao nhất th́ ‘nốt’ giống nhau v́ cùng là ‘re’.

‘Ḥ’ của dây đào là nốt ‘re’, ‘ḥ của dây kép là nốt ‘sol’, ‘ḥ’ kép cao là ‘la’, cao hơn giọng nam b́nh thường 2 ngăn (một cung.) Dựa theo công thức trên ta có thể biết hết tên các nốt trên cây đàn, thay đổi tùy theo giọng ca đào, kép, kép cao.

Hiện tại hệ thống dây lai phổ biến nhất, để đàn biểu diễn, cải lương chuyên nghiệp, để giảng dạy, học tập. Đặc biệt hai dây đàn số 1 và 2  mảnh bằng nhau và có tiết diện nhỏ hơn dây b́nh thường để tạo cho âm sắc mềm mại thanh thoát hơn. Các nốt ‘cống, xự’ thường năng được dùng và nhấn ở dây 2.

 

Chuyện tôi học đàn 6 câu vọng cổ chưa chấm dứt ở đây. Đầu hè năm 59, tôi lại có dịp vào Sài G̣n trong một tuần lễ. Bây giờ trong Chi Nhánh Tổng Y Viện Duy Tân, tên mới của Bệnh xá bệnh viện Huế đă có thêm BS. Nguyễn Thế Huy, Y sĩ Đại úy hiện dịch.

Vào Sài G̣n lần này đọc báo tôi lại phát hiện một nhạc sư rao dạy đàn ḱm (đàn nguyệt) tại nhà ở khu Bàn Cờ. Tôi đến ngay, t́m học đàn 6 câu vọng cổ, 3 buổi mất hết đâu mấy trăm. Tôi không phải mua đàn. Đàn đă có sẵn tại nhà ông thầy, chỉ mượn học.

Cầm đàn lên gảy thử dây tôi ngạc nhiên v́ 2 dây không phải là ‘tồn, tang’ (xang ḥ) cách nhau quăng 5 như tôi vẫn dùng để đàn các bản ca Huế mà là cách nhau quăng 4.

Ông thầy bảo dây trầm lên thêm một cung. Lên dây như thế để đàn bản vọng cổ. Sau này tôi biết đó là ‘dây bắc oán’ (quăng 4 ‘sol do’) của đàn ḱm để đàn cải lương, cũng như trường hợp dây lai ‘re sol re la re’ của guitar phím lơm. Đàn c̣ cũng vậy, phải so lại dây để đàn cải lương.

Ông thầy này cũng dạy theo lối truyền ngón, xướng tên các nốt nhạc và gảy, tôi nghe, nh́n và gảy theo từng đoạn ngắn: “liu cốngliuxế xê, ĺuxang xư xệ, ĺuḥ xừ xang (nhấn uốn éo)…” Đàn ḱm chỉ có 2 dây, ít phím, ít lẫn lộn do đó tôi học khá nhanh, mà cũng do biết chơi đàn ḱm từ trước. Lúc dạy tôi ông thầy đàn chậm răi khoan thai từng âm gân guốc sâu sắc: “xệxăng xăng xưxệ , lịu xưcôngxê xăng ĺu” chứ không chạy chữ như nhiều nhạc sĩ hiện nay thường đàn. Như thế khó tập nhưng là rất hay, nghe nhức xương.

Và tôi cũng biết thêm một mớ lư thuyết. Đại khái bản vọng cổ có 6 câu, mỗi câu có 32 nhịp tương đương với 32 trường canh (measures.) Cứ 4 nhịp họp thành 1 khuôn: nhịp 4, 8, 12, 16, 20, 24, 28, 32. Nhịp 24 gọi là song lang (gơ song lang.) Nhip 32 cuối câu cũng gơ song lang. Mỗi nhịp lại chia làm 4 phách (nhịp con.) Mỗi nhịp con trường độ tương đương một nhịp tân nhạc (nốt đen.) Các nhịp 16, 24, 32 là quan trọng nhất. Riêng câu 1 và câu 4 th́ từ nhịp 1 đến nhịp15 được thay thế bằng phần ‘rao’, tùy ư đàn miễn là không ra khỏi điệu.

Lấy ví dụ vọng cổ câu 1 th́ ‘rao’ từ nhịp 1 đến 15, nhịp 16 tận cùng là nốt ‘ḥ’, nhịp 20 ‘ḥ’. nhịp 24 ‘xê’, nhịp 28 ‘xang’, nhịp 32 ‘cống’ kết thúc câu.

Người đàn giỏi th́ phải biết đàn nhiều cách cho một khuôn hoặc một câu để làm phong phú cho bản đàn. Có thể chơi nguyên xi bản đàn đă được học, biết và cũng có thể chơi theo cách riêng của ḿnh, thêm thắt, bớt âm, chạy chữ…miễn là giữ được khung sườn (ḷng bản) của bài bản. Nhiều thầy đờn mỗi lần thường có các câu đàn mới lạ và hay. Nhiều ông có lối đàn mắc mỏ, rất tài t́nh gây khó khăn cho người khác.

Kể ra th́ chơi đàn lắm ngón, khoan nhặt, rung, luyến, vuốt, láy, trượt… nghe ra hay thật là hay chẳng khác đàn tây, du dương chẳng kém song điều làm rúng động t́nh cảm, thấm thía tâm linh là những nốt nhấn uốn éo âm mà chỉ có thể thực hiện với đàn ta có phím cao, tranh, nguyệt, sến, t́ hoặc phím lơm guitar. Đàn bầu không phím nghe lại càng ỏng ẹo hơn như muốn lay rựt cả tâm can. Bản sắc nhạc cụ Việt Nam lả ở chỗ nhấn nhá.  Âm thanh các giàn cổ nhạc truyền thống phát ra phảng phất ngôn ngữ của giống ṇi có các dấu ‘không huyền, sắc hỏi ngă, nặng’ nghe tiếng nói trầm bổng của dân tộc, thấm ḷng người. Đúng là yêu tân nhạc là yêu tân nhạc, nhưng yêu cổ nhạc dân tộc chắc chắn là yêu nước yêu nhà thắm thiết.

Dạy xong bản vọng cổ ông thầy hỏi tôi muốn học ǵ thêm nữa, nhiều bản mà tôi biết rất hay: Văn Thiên Tường, Tứ Đại Oán, Ngũ Đối Hạ, Xàng Xê, Tây Thi, Lưu Thủy Trường, B́nh Bán Vắn v.v… cả trăm bài. Tuy nhiên tôi nói hôm sau phải ra Huế. Ông trao tôi một danh thiếp.

 

Về lại Huế tôi thỉnh thoảng dạo lại bài vọng cổ đàn guitar, đàn ḱm song lúc này tôi măi lo chuyện giải ngũ, lập gia đ́nh, mở tiệm… nên cũng sao nhăng đờn địch, hơn nữa ở Huế cũng không có môi trường. Ấy là lúc tôi c̣n ở trong quân đội, có nhiều thời giờ rảnh rang, thời b́nh ít thương bệnh binh, “nuôi quân ba năm dùng một giờ”, đến lúc tôi sang Bệnh viện Trung ương Huế th́ công việc nhiều, bệnh nhân đông, có rảnh rổi chơi đàn th́ cũng chỉ trong năm mười phút, do đó ngón đàn kém trước. Năm 1975 th́ các cây đàn ta tây, cả cây piano rất tốt lúc gia đ́nh hoảng chạy, bỏ lại Huế mất luôn tại ngôi nhà lầu biệt thự số 12 Hai Bà Trưng thuộc khuôn viên trường ĐHYK Huế, dù c̣n cũng chẳng có bụng dạ nào đàn ca trở lại. Tệ hơn nữa là các cuốn vở tôi ghi chép các bản nhạc ca Huế, vọng cổ lúc học cũng thất lạc luôn khiến tôi quên mất nhiều đoạn nhạc. Nay tôi ở nước ngoài th́ trong nhà chỉ có đàn piano, mấy đứa cháu tập đàn.

Duy bài ca vọng cổ “Nửa Đời Hương Phấn” th́ tôi nhớ măi, thỉnh thoảng lẩm nhẩm ca lại, do đó có phần tấn bộ hơn xưa?

Và cũng nhớ măi kỷ niệm năm xưa học đàn guitar vọng cổ với bệnh binh tên Tấn, người miền Nam. Đó là những ngày vui của tôi trong quân ngũ thời 1957-59 tại bệnh viện quân y Mang Cá Huế.

                                                    ***

 

12.  Trên Đỉnh Đèo Hải Vân

 

Năm 1958 một ngày giữa tháng năm, trên đỉnh đèo Hải Vân hôm nay sáng thứ bảy, trời nắng đẹp, bầu trời trong vắt chỉ vài cụm mây trắng từ chân trời chậm chạp bay qua lơ lửng trôi ra biển, gió thổi nhè nhẹ, tiết trời mát mẻ. Đoàn xe gồm khoảng trên 50 chiếc, xe nhà binh, xe tư nhân, xe khách, xe tải, một nửa số xe trở đầu về phía Huế, nửa kia trở đầu hướng Đà Nẵng chờ đúng 10 giờ rưỡi là có lệnh cho xe đổ đèo về cả 2 hướng. Đă mười giờ hai lăm, c̣n 5 phút nữa. Những người khách cuối cùng đang chụp ảnh hoặc đang trong các quán ăn vội vă chạy về xe ḿnh, trèo lên xe chen lấn t́m chỗ ngồi cũ. Một hai chiếc xe khách nhỏ loại xe Citroën 15 CV nhét cứng 10 chỗ ngồi băng băng chạy lên đỉnh đèo cùng một xe đ̣ “Phi Long” vừa kịp vài phút trước giờ đổ đèo.

Đúng 10 giờ rưỡi. Một tiếng c̣i huưt, thanh ngang chận nửa đường bên phải được kéo lên, đoàn xe rục rịch chuyển bánh rời đỉnh đèo, chạy tiếp ra Huế hoặc vào Đà Nẵng.

Về hướng Đà Nẵng dẫn đầu là một xe Jeep mang dấu hồng thập tự, ưu tiên chạy trước. Theo sau là 1 xe Jeep khác và vài xe Dodge quân đội, sau nữa là các xe dân sự rồi sẽ chạy thành một hàng dài nối đuôi nhau xuống dốc.

 Mười giờ 30 phút, 15 giây. C̣n nhiều xe trên đỉnh đèo vẫn đợi chuyển bánh. Cách đỉnh đèo khoảng  300 m hướng nam chiếc xe Jeep chạy đầu phóng nhanh bỏ khá xa chiếc xe thứ nh́, bỗng nhiên đường dốc gặp cua quẹo phải khá gấp, chao về một bên rồi lật ngang nhiều ṿng rơi xuống vực thẳm nằm phía tay phải. Phía tay trái là vách núi che khuất biển. Một vài người đứng trên cao ngắm nh́n đoàn xe khởi động di chuyển đổ đèo trông thấy la hoảng, binh lính và người ta trên đỉnh đèo đổ xô chạy ùa xuống nơi xẩy ra tai nạn, sát cạnh đỉnh đèo nhất từ xưa đến nay. Chưa biết chiếc xe Jeep trên có 2 người bị lật rơi xuống đến đâu, vực thẳm này sâu nhiều trăm thước, tận cao trên đỉnh đèo rơi xuống.

 

http://oivietnam.net/sites/oivietnam.net/files/styles/w600/public/images/20131309221047.jpg?itok=5huW9OK_         http://www.tanlonghuyen.com/_/rsrc/1372400553835/DeoHaiVan.jpg

(Khúc cua cùi chỏ hiểm trở ngay trước khi lên đỉnh đèo ở phía Nam - Ảnh: Mỹ Sơn)

 

Thật chẳng khác tai nạn máy bay, phi cơ vừa cất cánh được 15 giây th́ đâm nhào xuống đất. Ở cả hai phía nam và bắc, khúc cua chót ngay trước khi lên đỉnh đèo đều rất ngặt, nhất là ở phía nam khúc cua cùi chỏ gần 180 độ với độ đốc cao. Nhiều xe lên dốc yếu, mất đà v́ dốc cao, quẹo ngặt, bị tắt máy, lơ xe (phụ xe) phải nhảy xuống vội vă dùng khúc gỗ lớn chận bánh sau để xe khỏi tụt lui rớt xuống vực khi tài xế nổ máy chạy lại lên dốc.

Nơi xe Jeep của quân y bị lật ngang rơi xuống đèo sáng thứ bảy hôm đó là tại nhánh trên của khúc cua, tiếp giáp đỉnh đèo. Xe rơi có thể xuống tận nhánh dưới của khúc cua, khoảng 100m dưới thấp hoặc tiếp tục rơi luôn đến đáy vực (xem 2 h́nh trên.)

 

Đường bộ vượt đèo Hải Vân nổi tiếng nguy hiểm cho xe cộ qua lại v́ đây là đèo cao nhất trong các đèo ở Việt Nam, đầy hiểm trở, cao 500 m (so với mực nước biển), dài 21 km vượt qua dăy núi Bạch Mă  là một cựa dài của dăy Trường Sơn chạy cắt ra sát biển, tạo bán đảo Hải Vân và đảo Sơn Trà kề cận (nay là bán đảo) mà có núi cao gần 700m. Sơn Trà cùng với đèo Hải Vân bao bọc thành phố Đà Nẵng và vịnh Đà Nẵng. Đứng ở phi trường Đà Nẵng có thể thấy rặng núi Bạch Mă giăng ngang, lởm chởm như những răng cưa lớn nhỏ không đều, đỉnh cao nhất 1.450 m.

Từ Nam chí Bắc, không có nơi nào đèo cao chênh vênh, cảnh đẹp lung linh, huyền ảo như Hải Vân. Đường đèo quanh co, khúc khuỷu men theo triền núi, uốn lượn như dăi lụa vắt ngang giữa trời mây. Có những lúc mây che phủ cả đoạn đèo, khách có cảm tưởng đi giữa những đám mây trắng dày mỏng di chuyển lướt qua quanh ḿnh, có thể với tay bốc hụt. Sương mù dày dặc từ dưới biển bốc lên lại thường làm tầm nh́n bị hạn chế.

Dưới thấp hơn là đường xe lửa ngoằn ngoèo dài 21km, nằm ở độ cao 100m so với mặt nước biển, chạy ven theo triền núi, qua 6 hầm trong đó hầm Sen dài nhất 562m. Từ trên đèo, ta có thể nh́n thấy cung đường sắt Hải Vân uốn lượn theo triền núi ở sát biển, nằm phía đông trục đường Quốc lộ 1A. Do có nhiều khúc quanh co với bán kính nhỏ nên khi qua đây, tàu đi với tốc độ rất chậm. Lúc qua đèo tàu phải tăng cường thêm một đầu máy đẩy phía sau để leo dốc. Thời đó đầu máy xe lửa to kềnh c̣n chạy “xục xịch” bằng hơi nước, bộ tịch hùng dũng gây ấn tượng nhưng chưa đủ mạnh lại c̣n phun tàn than lửa, ban đêm thấy rơ theo gió làm cháy thủng áo quần hành khách.

http://oivietnam.net/sites/oivietnam.net/files/styles/w600/public/images/20131309221148.jpg?itok=OpgGIBQY    http://oivietnam.net/sites/oivietnam.net/files/styles/w600/public/images/20131309221149.jpg?itok=vsBED-U_

Đường sắt uốn lượn theo triền núi sát mép biển - Ảnh: Chí Mỹ

 

Một vài đèo khác cũng nổi tiếng: đèo Ngang dài 6 km, cao 250 m vượt dăy Hoành Sơn giữa Hà Tĩnh/Quảng B́nh; đèo Cả dài 8 km, cao 333m vượt dăy núi Đại Lănh, phía bắc Nha Trang tỉnh Khánh Ḥa, giáp tỉnh Phú Yên; đèo Cù Mông dài 7km, cao 245m giữa B́nh Định và Phú Yên v.v…tuy  đẹp và hiểm trở nhưng không thể sánh với Hải Vân Quan là “Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan” do vua Lê Thánh Tông phong tặng, khắc ở cửa quan trên đỉnh đèo.

Đèo Hải Vân do rất cao có các đặc điểm sau:

  *là biên giới của 2 nước Đại Việt và Champa xưa.

  *là biên giới khí hậu của 2 miền bắc nam, làm b́nh phong cho Đà Nẵng che chắn gió lạnh từ phương bắc thổi xuống. Về những tháng mùa đông (tháng 11 đến tháng 3), thời tiết bên đèo Hải Vân phía Huế có thể ẩm và lạnh trong khi Đà Nẵng ở phía nam của đèo trời khô ráo ấm. Trong khi đang c̣n đi trong mưa lạnh dai dẳng từ Huế vào, xe vừa qua đỉnh đèo đă thấy ánh nắng chan ḥa ấm áp như một phép lạ. Cũng vừa qua đèo đă thấy ngôn ngữ đột ngột thay đổi, giọng Quảng cũng là một thành phần của giọng miền Nam khác biệt hẳn với giọng ‘Nghệ Tĩnh B́nh Trị Thiên’ phía bắc của đèo.

  *là tuyến đường xe một chiều. Qui định giờ lên đèo ở chân đèo cả 2 phía Huế, Đà Nẵng vào đầu mỗi giờ: 6, 7, 8 giờ…đèo mở trong 10 phút cho xe tải, 15 phút cho xe con; đổ đèo vào mỗi giữa giờ: 6 rưỡi, 7 rưỡi, 8 rưỡi v.v... Trung b́nh xe con qua đèo mất 30 phút (tốc 40 km/h), xe tải mất 45 phút (tốc độ 30 km/h.) Giờ đổ đèo cũng theo cách đó mà tính, như vậy người lái không phải canh chừng trên đèo gặp xe chạy ngược chiều như là ở các đèo khác: đèo Cù Mông, đèo Cả… Đó là chuyện thời ấy, nay các đoạn đường hẹp được sửa rộng, lại có gạch tim để xe lưu thông 2 chiều trong làn xe của ḿnh.

  *là có bến xe tại đỉnh đèo, chờ đến giờ cho phép đổ đèo. Nhiều xe tuy vậy dừng lại rất lâu. Xe lên đèo đường dài chở nặng, gài số thấp cố chạy măi làm nóng máy, sôi két nước, phải chờ nguội máy. Lắm tài xế xe lớn nhỏ chưa thuộc đường, chưa thuộc cua, không dám chạy nhanh khiến xe mất trớn không lên nổi dốc, phài gài số thấp rú thêm ga chạy suốt cả đường đèo và xe cũng bị sôi két nước bốc hơi. Có khi phải dừng xe giữa đường, chờ máy nguội châm thêm nước vào két nước. Trên đỉnh đèo đă có sẵn cả chục hàng quán ăn, bán đồ lưu niệm… phục vụ hành khách (xem 2 h́nh dưới.)

 

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/0c/Hai_Van_Pass_Base.jpg/250px-Hai_Van_Pass_Base.jpg     http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/8/84/Dinh_deo_Hai_Van.jpg/250px-Dinh_deo_Hai_Van.jpg

(Đường lên đỉnh đèo từ Huế vào và điểm dừng chân trên đỉnh Hải vân)

 

Trên đỉnh đèo lại c̣n di tích Hải Vân Quan (quan=cửa ải) xây từ đời Trần, tu bổ thêm vào đời Nguyễn, các lô cốt  xây từ đời Pháp. Từ 1966-1969 một đơn vị hỏa tiển của Thủy quân Hoa Kỳ đóng chốt trên đỉnh đèo.

 

[​IMG]          deo_hv4

 Đôi tân hôn đứng chụp h́nh trên lô cốt                                                              Hải Vân Quan

 

Đèo Hải Vân đẹp nhưng đường dài, địa h́nh phức tạp, độ dốc cao, đường quanh co với nhiều đoạn cua nguy hiểm, lại thêm hay sụt lở về mùa mưa, cung đường đèo này là nỗi ám ảnh của cánh tài xế và lo sợ cho hành khách trong xe khi ngang qua đây đối mặt với tử thần ŕnh rập! Tai nạn thường xẩy lúc lên dốc nhưng nhất là lúc đổ đèo, xe cứ chạy vùn vụt, sơ ư là không kịp ôm cua, xe lật. Suốt dọc đèo bên vệ đường người ta đếm được khoảng 40 am miếu nhỏ (mỗi nửa cây số) và tài xế thường ngừng xe vội vă đốt hương khấn vái. Khó khăn như vậy cho nên chinh phục được đèo dễ dàng là điều thích thú.

                                                   **

Vào đầu tháng 3(?) năm 1958 trường ĐHYK Sài G̣n thông báo mở kỳ thi tuyển ban giảng huấn. Bác sĩ đang ở trong Quân Y cũng được dự thi. Tôi chuẩn bị bài vở và nộp đơn dự thí. Thấm thoắt đến tháng năm.

Sáng thứ bảy vào một ngày giữa tháng 5, tôi cùng binh nh́ Luận tài xế bệnh viện lấy xe Jeep đi Đà Nẵng, khởi hành lúc 9 giờ. Dự tính xe đến Lang Cô thong thả kịp 10 giờ lên đèo, 10 giờ rưỡi đổ đèo vào thẳng phi trường Đà Nẵng đáp máy bay quân sự chuyến bay 12 giờ trưa vào Sài G̣n, nghỉ ngày chủ nhật, sáng thứ hai đến trường Y Khoa, tôi đă xin vé máy bay quân sự từ tuần trước cho ăn chắc.

Tôi quan sát quanh xe, nh́n tài xế:

-Xăng nhớt điện nước đầy đủ chưa, anh Luận? Lốp thắng ra sao? Công vụ lệnh để đâu? Coi chừng quên.

Luận, tay đang c̣n vấn dở điếu thuốc ta, nhét lại vào bao, lúng búng trả lời:

-Thưa đủ, sáng nay em đổ đầy thùng xăng, châm thêm nhớt nước, thử phanh, rất tốt, có đem lốp xơ-cua, một can xăng phụ, 2 tíc-kê (phiếu) xăng. Công vụ lệnh em để trong ngăn hộc xe.

Công vụ lệnh này tôi kư từ hôm qua, cử tài xế NLuận và xe Jeep của Bệnh viện đi vào phi trường Đà Nẵng công tác trong ngày, cử tôi vào Sài G̣n liên hệ với trường ĐHYK. Kư vậy là đủ, có đóng dấu (mộc) của bệnh viện, không cần duyệt ở Tiểu Khu. Tôi dự tính tuần sau từ Sài G̣n về tôi sẽ đi tàu ra Huế, nhà cha mẹ ở cạnh nhà ga, không muốn gọi xe Jeep ở Huế vào đón làm ǵ. 

Đúng giờ khởi hành, chưa chi tài xế binh nh́ Luận đă tự động leo lên xe ngồi ghế bên như thường lệ, tôi ngồi vào ghế tay lái.

Đường vào Đà Nẵng trước đèo Hải Vân c̣n có 2 đèo khác, Phú Gia và Phước Tượng, đều nằm trong địa bàn quận Phú Lộc. Tỉnh Thừa Thiên đâu mà lắm đèo thế! Một đèo, một đèo, lại một đèo…

Đèo Phú Gia 2.3 km, tuy ngắn nhưng hiểm trở, có cua ngặt, xẹ cộ chạy lạng quạng thỉnh thoảng lại bị lật ở đèo này. Đèo Phước Tượng dài 3,2 km cũng được xem nguy hiểm.

Tôi đây là lần đầu sắp lái xe qua đèo đi Đà Nẵng nhưng đă có chủ đích. Trước hết thử lái qua 2 đèo Phước Tượng, Phú Gia xem khó dễ ra sao để rồi sẽ liệu bề thanh toán đèo Hải Vân.Tôi thấy rất tự tin.

 Xe ra thành nội, qua cầu Trường Tiền, quá An Cựu đă ra khỏi thành phố, cảnh đồng quê. Tiếp tục qua Hương Thủy, quá Phú Bài, Thuỷ Phù trên đường đă vắng xe qua lại, thỉnh thoảng mới gặp xe khách từ Đà Nẵng ra. Xe quân đội cũng ít. Xe lần lượt chạy qua Nong, Truồi, Đá Bạc, Cầu Hai. Nước Ngọt, Thừa Lưu chuẩn bị lên đèo Phước Tượng lại đến đèo Phú Gia, dốc cao, ngoằn ngoèo nhưng ngắn cũng chẳng thể gây khó khăn.

 Xe chạy nhanh b́nh thường, leo đèo đổ đèo dễ dàng, an toàn cao.

 

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20122/MinhNguyet/1/Tainan1.jpg;pv904a0e31613623c5     Phe duyet ham duong bo Phu Gia - Phuoc Tuong     http://thethao.thanhnien.com.vn/Pictures20134/TTK/doan%20dua%20qua%20deo%20Phu%20Gia%20(1).jpg

Đèo Phước Tượng                          Đèo Phú Gia                                  Chặng Huế- Đà Nẵng 107 km.

Các cua rơ phải chinh phục 3 ngọn đèo Phước Tượng, Phú Gia, Hải Vân.

Xe trực chỉ đến Lang Cô. Đến nơi vừa quá 10 giờ, cửa đèo đang mở tôi lái xe thẳng lên đèo b́nh tĩnh lái vằn vèo theo các khúc uốn, qua mặt một vài xe yếu máy ́ ạch leo dốc. Xe nhà binh khỏe thật. Máy rất mạnh, tiếng động cơ kêu vo vo đều đặn, xe băng băng lên đèo khỏe như ru. Tôi vốn biết nguyên tắc chạy xe đường đèo, “lên số nào xuống số ấy”, cũng dốc đó khi lên gài số 3 th́ lúc xuống cũng gài số 3 v.v…. Thực tế xe yếu, chở nặng, chưa quen đường, nhiều khi lên số 2 nhưng lại xuống số 3. Nếu là xe hộp số tự động th́ gài “D” chạy miết, tuy vậy đổ dốc cao có thể gài xuống số 1 hoặc 2. Thời đó ở Huế ai cũng thấy một xe hơi rất đẹp sơn màu đỏ, nghe nói hộp số tự động của một ông đại úy, trúng xổ số ở Sài G̣n. Mọi người đều lấy làm lạ và nh́n xe với sự nghi kỵ, làm sao có thể xe không có chân “côn”, làm sao sang số, cho dù tự động, vậy chân trái để làm gi? Tuy nhiên chỉ vài tháng th́ xe đươc đem đi đâu mất.

Trên đường lên đèo những khúc cua cùi chỏ, rất ngặt th́ tôi tạm xuống số 2, vừa qua khỏi cua là vọt ngay lên số 3, rồ ga, xe rất bốc máy. Có lái xe nhà binh lên đường đèo mới biết, ngon lành thật. Qua khúc cua cuối cùng đến đỉnh đèo mà tôi c̣n tiếc rẻ, ước muốn đèo c̣n dài thêm nữa, lái cho bằng thich. Đă có nhiều xe trên đỉnh, tôi lái ra trước, chiếm vị trí đầu tiên chờ đổ đèo. Xe tắt máy, tài xế Luận nhảy xuống giở mui xe xem két nước thấy nước đầy, âm ấm. Quá tốt. Nh́n ra trước các xe khách “Phi Long”, “Tiến Lực”, “Tắc Xông Citroën” c̣n lần lượt từ dưới xuất hiện chạy lên đỉnh, nối đuôi chờ.

Đúng 10 giờ rưỡi, tiếng c̣i huưt, cờ phất cho lệnh đổ đèo. Tôi phóng xe ra trước dẫn đầu thật nhanh, vững tâm sau khi có được kinh nghiệm đổ đèo Phước Tượng, Phú Gia vừa rồi. Trong trí óc tôi phảng phất một kỷ lục xe vượt đèo Hải Vân xê xích trong ṿng 20 phút (tốc độ 60 km/giờ.)

 Mười lăm giây sau khởi phát, tôi đến một khúc cua rộng quẹo phải, không có vẻ ǵ nguy hiểm. Tôi không bớt chân ga, vẫn giữ tốc độ. Đến gần giữa cua tôi chợt thấy có vẻ ḿnh cho xe chạy quá nhanh, song xe vẫn ôm cua tốt. Đột nhiên tôi có cảm giác xe chỉ chạy 2 bánh mé tay phải, trước và sau; 2 bánh mé trái rời hỏng mặt đường. Chỉ trong tíc tắc tôi chưa kip điều chỉnh theo phản ứng th́ chiếc Jeep nghiêng hẳn, lật ngang từ trái qua phải nhiều ṿng, rời mặt lộ lăn tṛn xuống vực sâu nhảy tưng tưng trên đất đá, cây cối.

Sự việc xẩy đến rất nhanh, tôi vẫn khư khư ôm chặt tay lái và c̣n suy nghĩ: “Không thể ngồi trong xe lăn xuống măi, nhỡ cây cối đâm vào rất nguy hiểm, ta phải t́m cách nhảy ra ngoài.” Ư nghĩ đó vừa chớm nở th́ đột nhiên chiếc Jeep ngừng lăn, dựa ḿnh vào mấy gốc cây không lớn lắm, nằm im ắng vững vàng nghiêng theo triền vực, chổng 4 bánh lên trời. Nếu là xe khách, xe tải nặng chắc lăn luôn xuống tận đáy vực, chẳng ǵ cản được.

Tôi nh́n qua bên cạnh không thấy tài xế Luận. Nh́n lại tay chân áo quần chẳng hề sây sướt. Mũ nồi dẹt vẫn c̣n trên đầu. Nh́n xuống th́ thật lạ lùng, chân bên phải giày sút văng đâu mất, giày chân trái vẫn c̣n trong chân mà cả 2 giày đều buộc dây kỹ, chân không thấy đau. Nh́n quanh t́m kiếm thấy giày nằm ở góc xe, tôi nhặt lên mang vào chân, buộc lại dây. T́m xắc hành lư chứa vài bộ áo quần và một ít sách vở mang theo th́ đă văng đâu mất, nh́n lui tới chẳng thấy. Tôi trèo ra khỏi xe nh́n quanh quất, ước lượng xe đă lăn xuống năm sáu chục thước trước khi dừng và dưới xa hơn là cũng là đường đèo và vực thẳm. Kỳ quặc, lúc này tôi không hề thấy hú hồn, sợ hăi ǵ mà chỉ thấy dị, người ta cười ḿnh làm phách lái xe ẩu đường đèo!

Bỗng nghe tiếng gọi, giọng thất thanh:

-Bác sĩ, bác sĩ ơi, bác sĩ đâu rồi, em đây!

Th́ ra anh Luận. Tôi mừng rỡ, nhẹ nhơm cả người. Nếu anh ta có bề ǵ th́ tôi ân hận suốt đời. Tôi lên tiếng đáp lời:

-Tôi không sao, anh Luận, anh đang ở đâu, có can chi không?

-Thưa em trên đây; em văng ra khỏi xe, mắc lên ngọn cây, tính chết sợ quá, chừ mới hết sợ. Em đang lo trèo xuống.

Quanh tôi không thấy cây quá cao. Chắc trèo xuống cũng được thôi. Nơi anh văng ra khỏi xe Jeep cách độ 10 thước trên cao, trước khi xe dừng. Tôi bươn bả vạch bụi bờ trèo lên

giúp. Đến nơi th́ anh vừa xuống đất. Không như tôi, Luận đi chẳng mang theo ǵ th́ cũng chẳng mất mát ǵ tài sản. Tay không chẳng có hành lư ǵ, hai thầy tṛ lại hè hụi trèo lên bờ vực. Đến gần đă thấy đám đông đứng trên đường bàn tán nhốn nháo, chỉ trỏ xuống. Ba người đă leo xuống được vài mét th́ ngừng lại v́ thấy 2 chúng tôi đang trèo lên mà cũng gần đến nơi. Chúng tôi thoáng đă lên đến mặt đường. Mọi người xúm quanh mừng rỡ nhưng chẳng ai đề cập hỏi han đến chuyện xe lật, v́ sao, như thế nào v.v… và cùng đi bộ về lại đỉnh đèo để rồi ai lo việc nấy. Tôi và Luận vào một quán ngồi uống nước, ăn tô bún. Trong quán chẳng ai nhắc nhở đến chuyện tai nạn xe Jeep lăn xuống đèo vừa rồi, coi như chuyện hằng ngày, quá b́nh thường!  Hơn nữa chằng ai hề hấn ǵ.

Bây giờ đă 11 giờ trưa, giờ ở chân đèo mở cửa để xe cộ lên. Đến 11 giờ rưỡi lại đến giờ đổ đèo. Máy bay quân sự vào Sài G̣n cất cánh vào 12 giờ trưa. Như vậy là tôi trễ chuyến bay. Nh́n quanh thấy có một xe Jeep và 2 xe Dodge quân đội từ Đà Nẵng ra Huế. Xe Dodge c̣n rộng chỗ, tôi và tài xế Luận trèo lên quá giang. Th́ ra là xe của Huế đi Đà Nẵng về. Một trung sĩ ngồi lui ra sau, nhường tôi ghế trước cạnh bên tài xế.

Chiều thứ bảy tôi đến nhà thăm ông bà nhạc và vợ chưa cưới, kể công chuyện. Ai cũng cho là hi hữu, cả hai người trong xe lăn xuống vực sâu mà chẳng ai rách một chéo áo.

Ngày chủ nhật nghỉ và ngày thứ hai sau đó tại bệnh viện các nhân viên làm việc như thường. Không thấy chiếc xe Jeep trở về nhưng cũng không ai nghi hoặc, bàn tán.

Điều lạ lùng là từ đầu đến cuối chẳng thấy bóng dáng quân cảnh, cảnh sát giao thông hoặc bộ phận điều tra nào đó đến làm việc hỏi tôi một tiếng, làm biên bản về tai nạn lật xe. Tôi cũng quên khuấy không hỏi tài xế Luận có bị ai đến thẩm vấn ǵ không. Nhưng chắc không, nếu có th́ Luận đă cho tôi biết. Về phần tôi, tôi cũng không hề đả động đến chuyện xe lật với Luận, hoặc dặn ḍ Luận lời khai phải như thế nào trong trường hợp bị lấy cung. Ai hỏi ǵ cứ nói đúng sự thật. Nếu được hỏi th́ tôi sẽ nhận ngay là tôi lái xe hôm đó, lỗi tôi hoàn toàn, không do xe hỏng thắng, nổ lốp...  nhưng chẳng ai thắc mắc. Không ai bị thương tích phải nhập viện th́ cứ cho như là không có việc ǵ. Coi như ai cũng đơn giản nghĩ chính tài xế lái xe, chẳng cần bươi móc. Xe quân đội, đầu tên mũi đạn, lật không là chuyện lạ

Tôi bảo Thượng sĩ Du hành chánh:

-Nhờ Thượng sĩ qua bên Tiểu Khu hoặc điện thoại xin đội sửa chữa đem xe cẩu vào đèo Hải Vân câu xe Jeep của ḿnh ra Huế sửa ở đây.

Hơn một giờ sau Thượng sĩ Du tŕnh với tôi:

-Thưa bác sĩ, họ cho biết xe Jeep của ḿnh đă được Đại đội 22 (?) sửa chữa tại Đà Nẵng kéo lên hôm thứ bảy đem về Đà Nẵng rồi. Là v́ xe ḿnh rớt đèo tại địa phận Đà Nẵng.

Tôi chột dạ v́ thấy phiền phức, không quen biết trong đó.

Tôi ḍ hỏi vẩn vơ:

-Không biết xe hư hỏng nhiều ít, sửa chữa rồi sẽ tính ra sao!

Thượng sĩ Du nói quyết:

-Thưa Sửa Chữa nói xe hư nhiều th́ họ đánh “đệ tam cấp.” Nếu khung xe bị vẹo th́ đánh “đệ tứ cấp”, phải gởi qua Nhật sửa, chắc đền tiền.

Tôi nghe đă thấy lo nhưng cũng không biết tính sao.

Nửa tháng trôi qua, chẳng ai nhắc nhở đến chiếc xe Jeep bất hạnh đó. Tôi cũng thây kệ, chẳng ḍ hỏi hoặc gởi gắm ai quen biết, hàng ngày th́ dùng xe Dodge để đi làm việc. Sáng hôm đó bỗng nhiên có điện thoại thẳng từ đại đội 22 sửa chữa tại Đà Nẵng gọi ra bệnh viện Mang Cá Huế cho biết xe Jeep rớt đèo đă sửa xong. Nhân có xe quân đội ở Đà Nẵng ra, có người sẽ lái dùm xe ra luôn.

Ôi thôi, châu về Hợp Phố, đúng thật! hoặc như cô Kiều 15 năm luân lạc (xe Jeep th́ 15 ngày) nay trở về lại với người thân. Chiếc xe Jeep nay sơn lại trông mới mẻ. Ngồi vào tay lái nổ máy nghe ṛn ră, chạy thử thấy có bề cứng cát c̣n hơn xưa. Đại đội sửa chữa 22 tài giỏi thật. Mà cũng chẳng thấy họ đả động ǵ đến phí tổn sửa chữa lại coi như giao xe khống chẳng biên kư nhận ǵ. Thật không ngờ, trăm phần khả ái. Chắc họ chỉ biết tận lực làm theo chức năng, bổn phận, không ǵ khác hơn. Hay là họ c̣n lo ngại ḿnh trách cứ lanh chanh câu xe của Huế về sửa? Dù sao xe nhà binh mà bị hư hỏng th́ thiếu ǵ!

                                                        **

Đèo Hải Vân đúng là một mối nguy hiểm thường xuyên. Xưa nguy hiểm do cướp bóc, thú dữ, nay tai nạn xe cộ cơ giới vượt đèo. Thời gian sau ngày chia đôi đất nước năm 1954

cho đến năm 1975 giao thông qua đèo Hải Vân mang nhiều tính cách địa phương, qua lại chủ yếu giữa Huế, Đà Nẵng, lượng xe cộ không nhiều.

Từ thập niên 90 thế kỷ trước trở đi, thời kinh tế mở cửa là thời kỳ phồn thịnh nhất của đèo Hải Vân. Xe cộ vào Nam ra Bắc tấp nập trên đèo, mỗi ngày nhiều ngàn chuyến xe qua lại. Đường lộ cũng lần hồi được nâng cấp, mặt đường mở rộng thêm, có gạch đường tim ở giữa giúp xe lưu thông 2 chiều lên xuống.

Đến năm 2005 Hầm Hải Vân đường bộ khánh thành. Hầu hết phương tiện cơ giới đều dùng hầm này, tránh được sự nguy hiểm đường đèo cũng như rút ngắn được quăng đường.

11-533369-1368802630_500x0.jpg    http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/62/Hai_Van_Tunnel_North_Entrance.jpg/300px-Hai_Van_Tunnel_North_Entrance.jpg    2-255005-1368802631_500x0.jpg

Đường ven núi lối lên hầm Hải Vân               Hầm Hải Vân (6280 m.) Cửa Bắc              Trong hầm Hải Vân

 

Biến chuyển này làm giảm hẳn chức năng cố cựu của đèo, song phát huy chức năng mới.

1-    Chức năng giao thông truyền thống của đèo bị cắt giảm nhiều. Đèo chỉ được xử dụng lúc có sự cố xẩy ra phải tạm đ́nh chỉ lưu thông trong hầm: cháy hầm, xe lật…

Tuy nhiên một số phương tiện vận tải bắt buộc phải dùng đường đèo: người đi bộ, trâu ḅ,

phương tiện thô sơ, xe đạp (có những cuộc đua xe đạp), xe gắn máy, mô tô, xe 3 bánh, xe hơi chở hàng hóa cồng kềnh, hoặc chuyên chở súc vật, chất nổ, xăng dầu, chất độc hại v.v…và ngày nào c̣n xe lưu thông trên đèo th́ c̣n xẩy tai nạn.  Điều may mắn tai nạn là cho các xe tải chở hàng hóa, các xe khách th́ đều đi qua đường hầm. Điển h́nh là:   

**Một xe đầu kéo 45 tấn bị lật trên đèo.

Vụ tai nạn trên xảy vào ra khoảng 05h30 phút ngày 29/11/ 2010, tại đoạn dốc cua Tay Áo - trên quốc lộ 1A đoạn qua đèo Hải Vân (Km 900 + 500, địa phận huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế.) Phần thùng xe đầu kéo chở nhiều ống sắt lớn dài khoảng 10 mét bị lật nghiêng chắn ngang đường ở khúc cua gấp “cùi chỏ.” Vụ tai nạn khiến hàng chục xe tải chở theo gia súc, xe chở xăng dầu, vật liệu xây dựng… đều phải xếp hàng kéo dài hơn 1km nằm chờ trên đèo.

Đến đầu giờ chiều nay, hiện trường vẫn chưa được giải tỏa, giao thông QL1A vẫn bị tắc ở đoạn đèo Hải Vân. 

 

http://www.cand.com.vn/Uploaded_CANDONLINE/anhtu1/anhtu1/xe-dau-keo1951-450.jpg      Tắc đèo Hải Vân v́ lật xe đầu kéo

Xe đầu kéo trọng lượng khoảng 50 tấn đă bị lật ngang (Ảnh: Báo Đà.) 29/11/2010

    **Một vụ lật xe tải heo trên đèo.

  Vào khoảng 8h30' sáng 20/12/2012, xe tải chở heo mang BKS 76K-6557, do tài xế Mai Như Cao (SN 1974, Tịnh Phong, Sơn Tịnh, Quảng Ngăi) điều khiển, lưu thông theo hướng Nam-Bắc, khi đi qua đoạn cua gấp trên đèo Hải Vân đoạn dốc xuống thị trấn Lăng Cô đă bất ngờ bị lật ngang. Vụ tai nạn khiến hàng trăm con heo trên xe bỏ chạy lán loạn ra đường, xe tải bị hư hỏng nặng, hàng loạt heo trên xe bị chết chất đống. Rất may không gây thương

vong về người.

Heo được tập kết vào góc đường nằm chờ xe cẩu lên vị trí cũ       Xe tải chở heo lật ở khúc cua tay áo đổ đèo Hải Vân

Xe tải chở heo lật ở khúc cua tay áo đổ đèo Hải Vân xuống Huế. 20/12/2012

(khúc cua có một am miếu nhỏ)

 

Tuy vậy vụ tai nạn xe đ̣ thương tâm nhất xẩy ra trên đèo Hải Vân là vào năm 1972:

    **Vụ xe khách đâm vào vách núi. Mùa hè đỏ lửa Quảng Trị năm 1972, Đại Học Huế di tản tạm vào Đà Nẵng, cuối hè t́nh h́nh lắng dịu, lại trở về Huế.

Trên các chuyển xe đ̣ về Huế hành khách đầy chật. Một xe lúc đổ đèo tài xế chọn đâm đầu xe vào vách núi thay v́ rơi xuống vực thẳm. Đầu xe phía trái bẹp rúm. Chỉ tài xế và gia đ́nh chị Phạm Thị Kim Trâm và chồng cùng 2 con nhỏ ngồi băng ghế kế cận ngay sau là tử vong tại chỗ. Anh chị Nhơn/Trâm là nhân viên giảng huấn tại trường ĐHSP Huế, nhà ở đường Vơ Tánh, Gia Hội (nay là đường Nguyễn Chí Thanh) cầu Đông Ba đi xuống. Cả gia đ́nh vợ chồng con cái đều thiệt mạng trong tai nạn. Đám tang này Đại Học Huế phúng điếu rất cảm động.

2-Chức năng địa điểm du lịch.

 Từ khi đường hầm bộ xuyên đèo Hải Vân được thông xe, cung đường đèo này trở thành một điểm du lịch đầy hấp dẫn. quẹochữumà vẫn có nhan đèn thấp ban đêm.đúng là nhớ đời.h́nh chụp lúc xuống dưới chân đ

http://www.gocnhinalan.com/wp-content/uploads/2012/10/nhung_con_deo_o_vn22.jpg     Di tích Hải Vân Quan trên đỉnh đèo Hải Vân là một địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch.     Đỉnh đèo Hải Vân thường xuyên quá tải mỗi khi có đông du khách tham quan

Trái: Hải Vân Quan. Giữa: đỉnh đèo, địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch. Phải: Bến xe đỉnh đèo.

 “…Hôm tôi vượt Hải Vân trong cái mưa phùn rét lạnh, cứ tưởng con đường đèo hiểm nguy sau khi thông hầm đường bộ sẽ vắng bóng người qua lại. Nhưng khác với suy nghĩ của ḿnh, con đường vẫn tấp nập những chuyến xe  Du khách đến Huế hay Đà Nẵng đều thích thú khi được thong dong thưởng ngoạn cảnh đẹp trên đèo, hít thở khí trời trong lành lồng lộng … nhất là tự chạy xe gắn máy qua những khúc cua ngoằn nghèo để tận hưởng cảm giác phiêu lưu, nghỉ chân bên đường để ngắm đất trời bao la, cảm nhận vẻ đẹp tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng. thôi.trong bóng tối lâu lâu táng mùng 2 tết trên đường đi tiếp hà nộia đèo hải vân lúc đó khỏang 2

 “…Đèo Hải Vân không giống như những con đèo trùng điệp miền Đông Bắc. Đường vượt qua đèo một bên là sườn dốc thẳng đứng, bề mặt lô nhô đá một bên là biển Đông rộng lớn, khiến cho người nh́n có cảm giác choáng ngợp”, bạn Bảo Ngân hồi tưởng lại… Thật khó có thể tả hết những ǵ tôi thấy bằng những tấm ảnh chụp vội. Vượt tới đỉnh đèo, tôi đă bắt đầu cảm nhận rơ cái nóng ấm của không khí biển ở phía bên kia.

 

http://www.mykoolvietnam.vn/sites/default/files/styles/slideshow_thumbnail/public/news/Sans_titre3_18.png?itok=DFTaCoIu      http://www.mykoolvietnam.vn/sites/default/files/styles/slideshow_thumbnail/public/news/Sans_titre_22.png?itok=1t_NS1eu

Tuổi trẻ chinh phục đèo Hải Vân.

 

TP Đà Nẵng đă triển khai đỉnh đèo Hải Vân thành một trong những địa điểm du lịch hàng đầu của thành phố. Theo UBND Q.Liên Chiểu đèo Hải Vân dành cho các chương tŕnh tham quan, mỗi ngày có từ 300 khách (chủ yếu là khách quốc tế đến đỉnh đèo Hải Vân ngắm cảnh), tuy vậy, vào cao điểm (mùa hè) có lúc đỉnh đèo quá tải v́ có cả ngh́n du khách tham quan (20.3.2013.) Được biết, những năm qua, lượng khách tham quan du lịch tại đèo Hải Vân luôn tăng, năm 2011 có 316.000 lượt; năm 2012 có 353.000 lượt...

 

deo_hv2   dinh deo Hai Van   http://dulichhue.com.vn/vietnam-tourism/2009/uploads/spaw2/images/hai-van-quan.jpg

Thành phố Đà Nẵng đầu tư xây dựng khu du lịch trên đỉnh đèo Hải Vân

 

3-Chức năng biến đổi khí hậu. Núi Hải Vân là ngọn núi cao che chắn cho các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào những luồng gió lạnh từ miền Bắc thổi vào nên khí hậu miền Nam ấm áp hơn. Từ ngày hầm đèo Hải Vân đi vào hoạt động giữa năm 2005 các nguy hiểm về lưu thông qua đèo không c̣n, tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến chức năng hàng rào thời tiết giữa 2 vùng nam bắc của đèo mà vốn không thay đổi. Về mùa đông Đà Nẵng không chịu cảnh mưa lạnh kéo dài như Huế. Đó là yếu tố thuận lợi. Song băo tố từ biển đông ập vào th́ suốt duyên hải miền Trung chịu chung hoàn cảnh.

                                                                     **

Tai nạn lưu thông trên đèo Hải Vân xẩy ra hàng ngày do đường đèo dài, hiểm trở và lưu lượng phương tiện cơ giới qua lại rất lớn. Thương vong hầu như là về phía hành khách trong khi lỗi là do người lái. Tai nạn xe cộ đa dạng nhưng xe lật rơi xuống vực thẳm chỉ xẩy ở đường đèo và cái chết cầm tay.

Tôi lái xe xuống vực, lỗi hoàn toàn. Nhưng đèo Hải Vân đă tha tội chết, chẳng bắt tội sống. Tôi c̣n lành lặn, kẻ ngồi trong xe cũng được vậy khiến lương tâm tôi thanh thản, trí năo nhẹ nhàng. Thật cám ơn đèo Hải Vân đă độ lượng, nương tay giơ cao đánh khẽ. H́nh phạt chỉ là lời cảnh cáo, bản án treo! mà tác dụng bội phần tích cực.

“Hăy cám ơn sự vấp ngă v́ qua đó ta trưởng thành.

Hăy biết ơn cả những thiên tai, thảm họa để cho thấy cuộc sống này quí giá.”

Tôi c̣n lái xe qua đèo Hải Vân nhiều lần, song rất cẩn thận nhất là lúc xe có chở thêm vợ con, thân nhân bạn bè. Nói chung sau đó tôi cẩn thận bất kỳ lái xe ở đâu. Tôi đă sáng mắt bỏ được thói lập thành tích vô bổ, nêu kỷ lục vớ vẩn trên đường lộ cũng như trên đường đời. Tôi đă chín chắn hơn nhiều.

Đèo Hải Vân với những độ dốc cao lên xuống, những khúc quẹo ngặt nghèo là h́nh ảnh của cuộc đời mà luôn có những bất trắc. Ta phải biết lường trước, cẩn thận đối phó. Đèo Hải Vân dạy ta điều này. Đèo là một ông thầy quí giá. 

Đèo Hải Vân lại làm đổi hướng cuộc đời của tôi. Nếu không xẩy vụ tai nạn tôi lái xe rơi xuống đèo, th́ tôi hôm đó đă đáp máy bay quân sự vào Sài G̣n dự thi ban giảng huấn trường ĐHYK Sài G̣n và rồi sẽ ở luôn trong đó. Qua năm sau, 1959 ở Huế bắt đầu có trường Y Khoa, người ta khuyên tôi ở lại Huế.

Một điều khác cũng rất quan trọng, nhất là sau vụ tôi gây tai nạn lật xe ở trên đèo, là tôi nhận thức được t́nh nghĩa đồng đội, yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong các binh chủng của Quân Lực VNCH. Thời b́nh đă vậy, thời chiến lại càng thêm gắn bó thắm thiết như sau này tôi được biết.

Tai nạn ở đèo Hải Vân năm 1958 lưu lại kỷ niệm nhớ đời, sâu sắc nhất trong quăng đời binh ngũ của tôi thời đó. Những h́nh ảnh của người lính Việt Nam Cọng Ḥa thân thương, tràn ngập t́nh người, t́nh đồng đội c̣n măi trong ḷng tôi.

 

Posted Image   alt   http://vnafmamn.com/VIETNAM%20WAR/ARVN_portrait59.jpg

 

                                                            ***

 

13.  Chiếc Xe Peugeot 203, TBB117

 

Máy bay quân sự DC3 cất cánh từ Đà Nẵng lúc hơn 12 giờ trưa nhẹ nhàng đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, Sài G̣n vào khoảng 3 giờ chiều. Trời nắng đẹp. Loại máy bay nhỏ này, Douglas DC3, 2 cánh quạt (Hoa Kỳ), được quân đội Việt Nam dùng chuyên chở, bay rất tốt, tốt nhất thời đó, an toàn rất cao, vận tốc đường trường 333 kmh, tối đa 370 kmh. Trong thân máy bay sắp dọc 2 hàng ghế sắt ngồi được từ 21 đến 32 người nếu thêm ghế phụ ở giữa.

Hôm đó vào một ngày thứ bảy gần cuối tháng 5 năm 1959 tôi đă đáp chuyến máy bay đó. Từ hôm thứ sáu, tôi đi xe lửa Huế vào Đà Nẵng, ở lại một hôm. Nhà cha mẹ tôi ở cạnh ga Đà Nẵng, không lâu sau khi cả gia đ́nh và một số đông đồng bào được tàu thủy quân đội Pháp, loại tàu há mơm đổ bộ quân, bốc di tản từ bến Đồng Hới vào bến Tiên Sa, Đà Nẵng hè năm 1954 chia đôi đất nước. Cũng gần đây mới mấy năm thôi.

Máy bay dừng hẳn, mọi người tuôn xuống. Gần một phần ba là dân sự có cả đàn bà và con nít tay bồng trong số 25 hành khách. Tôi là nhà binh, mang quân phục gắn 2 hoa mai ở cổ áo, không phải dân sự xin đi nhờ. Hỏi có xe quân đội, tôi xin quá giang về Sài G̣n.

 

Xuống xe bước đến trước cửa Học Xá th́ đă hơn 4 giờ chiều. Đây là Học Xá Trung Việt do Thủ Hiến tại Huế thiết lập từ đầu thập niên 1950 dành cho sinh viên miền Trung bắt đầu vào học nhiều ở Đại Học Sài G̣n có chỗ cư trú học tập. Chi phí điện nước, quản lư, lao công... do công quỹ đài thọ, song mọi việc điều hành Học Xá lại do sinh viên tự đặt điều lệ, tự quản, bầu lên một bạn giữ chức vụ Trưởng Ban, lúc đó là anh Trương Đ́nh Tùng, sinh viên ĐH Khoa Học. Trưởng Ban đại diện cho Học Xá giao thiệp với nhà chức trách địa phương, chấp nhận người mới đến ở. Để tiện việc, mọi người góp tiền, thuê luôn người lao công của Học Xá, đươc gọi là ông cai cùng vợ, cả 2 đều người Huế lo thêm việc nấu ăn cho tất cả. Đến đầu thập niên 60 th́ Học Xá Trung Việt ngừng hoạt động v́ miền Trung đă có Đại Học Huế thành lập và khai giảng bắt đầu từ niên khóa 1957-58.

 

Học Xá Trung Việt gồm 2 căn phố có lầu, liền nhau, số 27-29 đường Bùi Quang Chiêu, quận 1, tên cũ là đường Cá Hấp, tên mới ngày nay là đường Đặng thị Nhu. Đường Bùi Quang Chiêu chỉ dài hơn trăm mét, nằm giữa 2 đường Calmette và Kư Con, song song và ngay sau lưng đường Trần Hưng Đạo ở đoạn bồn binh chợ Bến Thành.

Danh xưng là Học Xá Trung Việt tại Sài G̣n, là Học Xá Bùi Quang Chiêu nhưng ở Huế ai cũng gọi là ‘Học Xá Cá Hấp’. Đúng vậy Học Xá tuy danh tiếng nhưng pḥng ốc đă hẹp lại phải dành trọn 1 căn để làm bếp núc, pḥng ăn, chỗ để xe đạp, xe gắn máy do đó khoảng 25 sinh viên ở mỗi thời điểm (lên quá 30 nếu ai đến sau chịu khó nằm ghế bố hoặc lên rầm thượng) cư ngụ trong điều kiện chật chội như cá hấp xếp hộp, lại lắm lúc ồn ào, không phải ai cũng thích ở hoặc ở được, nhưng vui nhộn. Tất cả sinh viên Học Xá thời ấy đều thành danh, có Tổng Bộ trưởng, Dân Biểu, Quan Chức hành chánh, Thiếu Tá, Trung Tá Quân Y, Giáo Sư Trung Học, Đại Học, Giám Đốc Bệnh Viện… và cả Khoa Trưởng trường Đại Học Y Khoa. Một số khác sinh viên miền Trung vào Sài G̣n học th́ ở rải rác trong thành phổ với thân nhân, bạn bè, thỉnh thoảng ghé đến chơi. Tập trung nhất là tại các cư xá sinh viên như là Câu Lạc Bộ Phục Hưng ở đường Nguyễn Thông của các linh mục ḍng Đa Minh, Cư Xá Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) từ năm 1962 ở đường Yên Đỗ (nay là Lư Chính Thắng) của các linh mục ḍng Tên v.v… Sinh viên lưu trú phải trả tiền trọ nhưng là rẻ và được ở pḥng 2 người, đông lắm là 3 người và có cả sinh viên Bắc, Trung ngay cả Nam. Tổng số sinh viên ở mỗi nơi khoảng gấp đôi Học Xá Cá Hấp Trung Việt của chính quyền miền Trung. Dù sao th́ sau năm 1960 Cư Xá Cá Hấp đă không c̣n hoạt động.

Tôi th́ từ khi di tản vào Sài G̣n năm 1954 cùng với đoàn sinh viên Hà Nội th́ rời Cư Xá Minh Mạng của Đại Học Hà Nội mà về ở Học Xá Trung Việt với các bạn gốc miền Trung. Chỉ một ḿnh tôi làm vậy, các bạn khác cũng Huế, cũng miền Trung, cũng từ Hà Nội di tản vào th́ không. Có thể Học Xá Cá Hấp chật hẹp và ồn ào, sức chứa giới hạn. Có lẽ tôi quen ở học xá, như ở Hà Nội th́ tôi ở tại Học Xá Trung Việt là một biệt thự lầu cạnh Hồ Tây, đường Quan Thánh, sân vườn rộng, pḥng khách rộng, nhưng chỉ 3 1/2 pḥng ngủ, ở bảy tám người. Không chật hẹp nhưng vừa phải, vui nhưng không ồn ào.

 

Bước vào căn phố 29 Bùi quang Chiêu là cửa vào của Học Xá tôi nhận thấy mọi vật không thay đổi kể từ gần 2 năm trước lúc tôi rời Sài G̣n. Ở một căn phố chiều ngang 4 m, cửa sắt ban ngày luôn kéo mở rộng nửa chừng, dọc tường bên phải là chỗ dựng xe đạp và xe gắn máy; dọc tường bên trái là dăy bàn ăn với ghế dài, giữa là lối đi len lỏi ra sau bếp và lên lầu. Mặt tiền căn phố 27 là cửa sổ lớn, cửa ra vào th́ ở vách bên thông với căn 29 và ở đằng sau. Trong nhà thấy không có người, tôi xách ba lô bước thẳng ra sau lên lầu. Nghe tiếng cười nói văng vẳng từ trên xuống. Trên lầu 2 căn phố liền nhau, không có vách ngăn cho nên đây là pḥng chính, giường thấp kê sát nhau chừa vừa đủ lối lách vào.

Tôi vừa ló mặt, một vài bạn thoáng thấy bóng người, nh́n ra la lớn:

-Ủa anh Vận, à chào Trung Úy, anh ở Huế mới vào hả!

Chiều nay thứ bảy nhiều bạn c̣n ở nhà học thi cuối năm, cũng gần xong. Tôi cười chào, bước vào ném ba lô xuống một giường thấy để trống:

-Tôi vừa mới đến. Máy bay quân sự từ Đà Nẵng. Bay đúng giờ. À mà giường này sao trống trơn hà, không thấy mền gối ǵ cả?

-Anh bạn ngồi cạnh đon đả mời:

- Giường anh N. đó. Thi xong, về lại Huế rồi, hôm qua. Anh nghỉ tạm đó đi. À mà chuyến này vô Sài G̣n anh ở lâu không? Chừng nào ra. Vào chơi hay có công việc?

Tôi vừa cởi giày vừa giải thích:

-Cả chơi, cả có công việc. Ở một tuần, ghé Cục Quân Y hỏi tin tức về giải ngũ, lúc nào muốn ra Huế th́ ra, xe ḿnh ḿnh lái, đi về lúc nào chẳng được!

Nghe lạ tai các bạn xúm lại nhao nhao:

-Anh nói ra Huế lái xe chi, xe Vespa hả, xe ai, ai chở, đi với ai? Nếu là xe hơi c̣n chỗ cho bọn này đi ké!

-Giấy tờ xin giải ngũ tôi đă chuẩn bị xong, vào Sài G̣n lần này là cốt để mua xe hơi. Tôi tự lái ra Huế. Có bạn nào biết đâu bán giới thiệu đi!

Một bạn coi bộ rành, gật gù quả quyết:

-Chắc anh mua xe mới. Đến nơi hăng, nơi đại lư, có liền. Anh th́ thiếu ǵ tiền. Nghe nói anh có dạy ở trường Quốc Học và khám bệnh ở Morin!

Thật đúng như vậy, anh bạn này ǵ ở Huế anh cũng biết. Tôi có sang dạy trường Quốc Học Huế, các lớp Đệ Nhất A và C, môn Vạn Vật. Cũng thích lắm. Học tṛ bây giờ tôi c̣n nhớ tên nhiều người. Nhiều bạn sau đó theo học ở 2 trường Y Khoa Sài G̣n hoặc Huế.

BS.Nguyễn Văn Thuận, YKH khóa 1, tốt nghiệp năm 1967, dân biểu Quốc Hội Đệ Nhị Cọng Ḥa VN, bác sĩ phẫu thuật tại Houston, Texas, Hoa Kỳ sau 1975 là một trong số học tṛ cũ, đă nhớ lại h́nh ảnh tôi đi dạy hồi đó, có khi mang đồ nhà binh kaki vàng, trên cổ áo có 2 bông hoa mai vàng trung úy. BS.Thuận đă viết như sau trên email của YKH yahoogroups:

ykhoahue@yahoogroups.com" <ykhoahue@yahoogroups.com>
Sent: Tuesday, November 12, 2013 11:45:23 AM
Subject: Re: [yFrom: T N <tvnyxn@yahoo.com>
To: "khoahue] Bài Req. in Pace 

Kính Thầy,

Kính cảm ơn Thầy về những khích lệ gần như là thường trực cho những nỗ lực của anh em, dẫu rất đơn giản, nhưng rất positive. Con học với Thầy khi hai bông mai vàng trên cổ áo Thầy c̣n rất sáng. Từ ngày đó đến nay, đă trên 55 năm, chúng con cảm ơn Thầy, cảm ơn đời đă cho chúng con c̣n cơ hội nói hai chữ Thưa Thầy.

Kính chúc Thầy, Cô và các em mọi điều an hạnh. Thuận.

Tôi cũng có khám bệnh tư ở Morin. Chuyện là tôi quen biết với Nha sĩ Trung Úy Đoàn Ân thuộc Đại đội 1 Quân Y, Sư đoàn 1, đóng tại Mang Cá Huế. Nha Sĩ Ân có pḥng mạch chữa răng thuê ở Morin cạnh cẩu Trường Tiền. Pḥng quá rộng anh Ân rủ tôi đến mở pḥng khám bệnh tư ở phía trong đang để trống, các bệnh nhân do anh giới thiệu. Tôi đến làm việc, tạm ở và dùng bữa ăn hàng ngày tại khách sạn và nhà hàng đó luôn, nhưng không lâu cho đến khi khách sạn Morin được bán lại cho Đai Học Huế, sửa đổi phá vách dồn pḥng để trở thành trường ĐH Khoa Học và ĐH Văn Khoa.

Tôi xua tay, mỉm cười:

-Làm hai ba nghề tiền cũng dành dụm được một ít, không đến nỗi đi mượn, nhưng c̣n nhiều việc phải làm, chắc lần này mua xe cũ. Nửa cũ nửa mới.

-“Vậy hả! Hay là anh mua xe giống xe bác sĩ Quyến, tôi thấy ông đi chiếc Mercedes đẹp lắm, nhưng chắc thứ này đắt tiền” anh Q. lên tiếng góp ư – “hay là như xe Simca của mệ Sen, cũng đẹp đó chớ, hợp túi tiền hơn! C̣n chiếc Borgward xe Đức tốt lắm, xịn, hào hoa, nên mua nếu anh thích loại xe 2 cửa.”

Ở Huế thời đó rất ít người có xe nhà. Người mà ai cũng biết là BS.LKQuyến, Giám đốc Bệnh viện Trung Ương Huế lái (và có tài xế riêng lái) chiếc Mercedes-Benz 190 màu trắng sang trọng. Có người nói là xe do ông Cố Vấn Ngô Đ́nh Cẩn tặng, thưởng công chữa bệnh, chẳng biết hư thực. Người thứ hai là mệ Sen lái chiếc Simca. Tôi cũng thấy nhiều lần mệ Sen lái xe đi từ trong thành ra phố…mệ mặc áo dài, để tóc búi sau gáy b́nh thường. Nhà văn Huy Phương viết: “Khoảng năm 1948-49, khi mệ Sen (con vua Thành Thái), một người đàn bà Huế, lần đầu tiên dám lái một chiếc xe hơi Simca Aronde, th́ cả thành phố coi đó là một hiện tượng dị thường. (Huy Phương “Huế của một thời.”) Mệ Sen là nhạc mẫu của BS.Phạm Văn Giàu, người miền Nam. Năm 1957 ông là Y sĩ trưởng Đại đội 1 quân y, Sư đoàn 1, đóng tại Mang Cá, sau qua Bệnh viện Huế làm Trưởng khoa nhi và Giám đốc trường Cán Sự Y tế Huế. BS. Giàu có pḥng khám bệnh tư ở đường Mai Thúc Loan, Thành nội, đường đi ra cửa Chính Đông.

Xe hơi Borgward th́ lúc đó tôi chưa biết song chỉ vài năm sau là tôi được măn nhăn. BS.LHChước từ Pháp về, dạy ở ĐH Khoa học và ĐHYKhoa, sở hữu chủ một chiếc Borgward. BS.LĐThương, cựu sinh viên YKHuế mô tả như sau “Nhớ Thầy Lê Huy Chước phụ tá huấn luyện, lúc ấy có chiếc xe độc đáo hiệu Borgward, kiểu Isabella 2 cửa, giờ này muốn biết phải vào bảo tàng viện xe hơi. Xe rú như ḅ rống mỗi khi bác sĩ Chước dọt ra về trước những cặp mắt thèm thuồng của đám sinh viên. Lúc ấy h́nh như Thầy c̣n có biệt hiệu Marlon Brando Huế.” (LĐThương ‘Vài kỷ niệm…’Tập San YKH Hải ngoại 2006 tr17.)

Thầy LHChước hiện sinh sống tại Pháp.

Ông Lê Cảnh Đạm, Tổng Thư Kư trường ĐHYK Huế đi làm cũng lái một chiếc Borgward đậu ở sân trường, tôi tha hồ ngắm nghía. Ít ai biết trước năm 1945, thời Pháp, ông dạy ở trường tiểu học Quảng Ngăi, được gọi học khóa đầu tiên ESEPIC (École Supérieure Éducation Physique IndoChinoise) đào tạo huấn luyện viên thể dục tại Phan Thiết. Ông thi ra trường đỗ thủ khoa khóa ấy, ai cũng khen ngợi và ngạc nhiên v́ ông cũng chỉ tầm vóc trung b́nh mà trong khóa có cả Tây học.

Mệ Vĩnh Tiên người Tổng Thư Kư kế tiếp th́ lái xe Fiat, Ư, dáng xe rất đẹp.

Giáo Sư Tôn Thất Tắc dạy trường Quốc Học cũng lái xe Borgward. Các học tṛ cưng kể lại có khi được Thầy ưu ái cho leo lên xe Thầy chở đi một ṿng hưởng lạc thú đi xe hơi nhà.

 

http://img2.news.zing.vn/2012/12/09/2.jpg   http://i460.photobucket.com/albums/qq326/phucquang/IMG_4879.jpg   File:Borgward Isabella TS 1961.jpg

Mercedes-Benz 190, Đức. (1.9L)             Xe Simca Aronde, Pháp. (1.2L)              Xe Borgward, Đức. (1.5L)

 

Mỗi người bàn một câu, góp một ư. Một bạn vừa chạy ra sau, trở lại cầm theo mấy tờ báo hàng ngày, trăng ra giữa, cao giọng:

-Rao vặt đây nè, có đủ, xem đi, coi có chiếc nào được không? Simca, Peugeot, Citroën này cả Renault nữa. Xe ít đi, c̣n mới, ngon lành không! Muốn mua th́ lẹ tay lên.

Tôi vơ vội tờ báo, liếc nhanh:

-Có 2 chỗ rao bán xe gần đây, c̣n kịp giờ, để tôi đến ngay xem sao.

Anh Đ. người đưa báo thúc dục:

-Anh lấy xe tôi mà đi. Mấy hôm nay tôi ở nhà học bài, ôn thi.

Trong Học Xá không có đường dây điện thoại. Các hiệu buôn th́ có nhưng các nhà tư gia hiếm khi chịu phí tổn bắt điện thoại trong nhà mà chỉ ít dùng. Thời ấy làm ǵ có điện thoại cầm tay hoặc điện thoại công cọng đặt ở vệ đường phố. Mục rao vặt trên mặt báo cũng chỉ ghi món hàng và địa chỉ người bán, có khi cả tên, không ghi số ‘phôn’. Người mua không thể nhắc điện thoại, quay số (thời đó) hỏi trước, mà phải tự t́m đến.

Tôi đi chiều thứ bảy và suốt 2 ngày chủ nhật, thứ hai kế tiếp, hỏi nhiều nơi, nghiên cứu tường tận, biết thêm nhiều thứ, kết quả khả quan, thấy có nhiều loại xe tùy thích chọn lựa.

Có loại xe có vẻ ít thấy như Vauxhall của Anh, Volvo của Thụy Điển. Nếu mua đem ra Huế sợ khi hư phải gửi Sài G̣n mua phụ tùng thay, vừa khó vừa chờ đợi lâu.

Xe Volkswagen Beettle Đức, xe (dáng) con bọ gọn, đẹp, tiện lợi v́ dùng sức gió làm nguội máy, khỏi két nước lỉnh kỉnh. Tuy nhiên là xe 2 cửa nên tôi chưa hẳn thích. Ở Huế chưa thấy ai đi xe Volkswagen cho đến khi Giáo Sư Discher dạy tại ĐHYK Huế mang xe ông từ Đức qua, ở nhiều năm tại Huế. BS. HThế Định, cựu sinh viên YKHuế kể lại: “…Hôm đó là một ngày mưa gió nặng nề của tháng 10, thầy Discher lái chiếc xe Volkswagen màu lục đậm chạy từ từ theo chiếc xe Mobylette cũ kỹ của tôi. Thầy khám cho mẹ tôi rất lâu…” 

BS.Bùi Minh Đức dạy ở ĐHYK Huế tu nghiệp ở Tây Đức trở về năm 1973 cũng mua đem về Huế một chiếc Volkswagen Beettle mới toanh, đến năm 1975 mang kịp vào Sài g̣n.

 

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/fb/Vauxhall_Velox_4-Door_Saloon_1955.jpg/220px-Vauxhall_Velox_4-Door_Saloon_1955.jpg  http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a5/Volvo144dl.JPG/220px-Volvo144dl.JPG  cao tuổi, xe cổ, Simson, Peugeot, xe đạp, Vespa

Xe Vauxhall, Anh (1.3L)                                 Xe Volvo,Thụy Điển (1.8L)                   Xe Volkswagen Beetle, Đức (1.2L)

 

Nhiều bạn ở Học Xá khuyên tôi nên mua xe Pháp, nhiều người đi, mua đi bán lại được giá, sửa chữa phụ tùng nhiều, ở Huế ra tiệm Rồng Vàng, Thái Lợi có sẵn. Cũng đúng, người Việt Nam vốn ưa xài đồ Pháp, đă từ mấy chục năm nay.

Xe Pháp có những hiệu Renault, Citroën, Peugeot rất lâu đời.

*Hăng Renault có loại xe nhỏ Renault 4 CV, 748 phân khối, cửa trước mở ngược. Cả Sài G̣n dùng chạy xe taxi, sơn 2 màu, xanh dưới, vàng nhạt trên, rất ít tốn xăng. Nếu dùng làm xe nhà th́ mua Renault 4CV Luxe (Luxe=phiên bản sang trọng.)

Lớn hơn một chút có xe Dauphine 5 CV, 845 phân khối, trang nhă rất thích hợp cho phụ nữ lái. Hai xe này đều có 3 số tay và buồng máy đặt sau đít xe. Họa hoằn có một vài xe Dauphine chạy taxi, nếu vẫy đúng một chiếc thay v́ Renault 4 CV th́ được cho là hên may. Tôi chỉ biết vậy để so sánh, không có ư t́m mua loại xe nhỏ.

*Hăng Citroën có xe 11 CV (1.9L) 4 máy và xe 15 CV (2.9L) 6 máy thân dài hơn, chở được 10 người ngồi 3 dăy tương ứng mỗi bên có 3 ô kính, ô kính hờ thứ 3 không có cửa xe. Xe Citroën có 3 số tay, có cửa trước mở ngược, c̣n gọi là xe tắc xông (tiếng Pháp: traction avant=kéo trước=dẫn động cầu trước= FWD), rất thích hợp với đường lộ Việt Nam nhất là đường đèo hay những đoạn có cua gắt v́ chạy bằng 2 bánh trước cho nên xe rất bám đường, khó bị lật. Do đó xe Citroën 15 CV được dùng làm xe đ̣ chạy đường Huế, Đà Nẵng không bao giờ xẩy tai nạn trên đèo Hải Vân. Mặt khác xe có 6 máy (2900cc) lên đèo rất mạnh. Xe Citroën rất bền, sau nhiều chục năm, có bảo tŕ vẫn c̣n chạy tốt, dáng vẫn đẹp. Ở Huế bến xe tắc xông ở chợ Đông Ba, sát cầu Gia Hội.

Xe Citroën 11 CV ngắn hơn, mỗi bên 2 cửa với 2 ô kính như b́nh thường, không có ô kính phụ thứ 3, nếu sơn đen dùng làm xe nhà th́ trông rất chững chạc đạo mạo. BS. TT An ở Pháp về, dạy tại ĐHYK Huế lái xe này, và c̣n nhiều người khác nữa.

 

http://3.bp.blogspot.com/-HwbLlG1tSZM/UixM1G-_bpI/AAAAAAAAHU8/Elp0YSQ-TGM/s640/01saigon19656fy.jpg     http://carimgs.mi9.com/renault/4174/1957-renault-dauphine-index.jpg     http://i1150.photobucket.com/albums/o617/redsvn/2013/11/Saigon-George-Lane/Redsvn-Saigon-George-Lane-1969-10.jpg~original

Renault 4 CV, Pháp (dùng chạy taxi)                 Renault Dauphine  5 CV, Pháp                    Xe Citroen 15 CV, Pháp

 

*Hăng Peugeot có xe Peugeot 203 ra đời từ năm 1948, rất phổ biến, 7CV (1290 cc), có mặt tại nhiều nước trên thế giới. Ở Sài G̣n xe Peugeot 203 cũ rao bán khá nhiều, dễ chọn lựa. Xe Peugeot 403 bề thế hơn, 8 CV (1.5L), sản xuất ở Pháp từ năm 1955. Vào thời điểm 1959 phải đợi ít năm sau ở Sài G̣n mới bắt đầu có xe cũ Peugeot 403 chào bán.

Sau nhiều đắn đo và hỏi ư kiến các bạn trong Học Xá tôi quyết định mua một chiếc P203.

 Xe Peugeot 203 là xe hạng trung, 4 số tay, 4 cửa, cửa trước mở ngược. Xe không lớn không nhỏ, dài 4,35 m, rộng 1,62 m, cao 1,50 m. H́nh dáng xe cổ điển, không đẹp không xấu. Tiêu thụ xăng xe chạy đường trường dưới 7L /100 km. Xe bền, ít hư vặt, dễ bảo tŕ.

 

Thời thập niên 1950 xe cộ ở miền Nam biển số gồm 3 chữ cái và 3 chữ số. Ở Sài g̣n xe đăng bộ bắt đầu bằng chữ N và đă đến số NBP. Xe các đời NA th́ quá cũ, xe các đời NB nếu trước NBF th́ được kêu bán nhiều, tuy không c̣n mới nhưng giá cả cũng không c̣n cao. Người ta khuyên nên mua xe từ đời NBF trở đi, NBL là mới nhất. Xe mới hơn nữa th́ chủ c̣n để dùng, chưa vội bán. Tôi được giới thiệu 2 xe NBJ và PEUGEOT 203 Range Car Sales Brochure 1956 FRENCH TEXTmột xe NBK. T́nh trạng cả 3 xe th́ thấy giống nhau, nhưng tôi lấy chiếc NBK chỉ v́ K là sau J. Chiếc xe này mang biển số NBK 237. Xe nước sơn màu xanh trông c̣n mới, không vết trầy trụa, máy chạy êm. Người bán c̣n chỉ cách gập 2 ghế trước lui thẳng ra sau cùng với băng ghế sau làm thành một tấm nệm phẳng để nằm. Giá bán xe là 80 ngàn đồng (lương tôi Y sĩ Trung Úy là 8 ngàn/ tháng.) Kèm theo xe là một sách hướng dẫn Peugeot 203, một bánh xe pḥng hờ, một cái kít (con đội) dùng riêng cho xe Peugeot 203, một bao da đựng kềm, mỏ lét, ống tháo mở bu gi... và một tay quay rất cần thiết. Chủ bán nhận tiền, trao giấy bán xe viết tay, thẻ chủ quyền và hồ sơ gốc đầy đủ của xe, tôi mang ra Huế đăng bạ. Tiền trao xe nhận, việc mua bán hoàn tất trong chiều thứ năm. Cả ngày thứ sáu hôm sau tôi lái xe loanh quanh dạo chơi và giải quyết nốt một số công việc c̣n lại để dự liệu sáng thứ bảy ra Huế.

 

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/86/Citroen_Tractions_at_Anet_deux_fois.jpg/220px-Citroen_Tractions_at_Anet_deux_fois.jpg  Classic Cars Image Gallery  http://static.ddmcdn.com/gif/1957-peugeot-203c-four-door-sedan-5.jpg   1/43 Eligor (France)  Peugeot 403 berline 1965

Xe Citroen 11 CV                      Xe Peugeot 203                   Xe Peugeot 203                          Xe Peugeot 403

Đường Quốc Lộ 1 Sài g̣n Huế dài trên cả ngàn cây số, hiểm trở v́ phải qua 6 đèo từ Nha Trang trở ra. Nhiều đoạn rất vắng tuy nhiên vào thời điểm 1959 có an ninh, không có nạn gài ḿn, bắn sẻ hoặc đắp ụ chận đường bắt bớ, thu thuế, cướp bóc (như những năm về sau.) Dù vậy lái xe đi một ḿnh cũng ngại, đường xa có bạn đồng hành vẫn hơn, vừa vui vừa bớt mệt nhọc lo lắng quên chuyện đường xa.

Có 3 bạn thi cử vừa xong cùng đi với tôi, về Huế nghỉ hè. Bạn Hoàng Trọng Hàn em của anh HTCang QGHC, Lê Xuân Quỳnh em BS.LXThảo, Nguyễn Đệ em BS.NBửu.

Bốn người chúng tôi xuất phát đúng 7giờ rưỡi sáng thứ bảy. Vài bạn xuống đưa tiễn, các bạn khác thứ bảy dậy trưa.

Tôi ngồi ở tay lái, mặc đồ dân sự. Hành tŕnh dự tính 2 ngày vượt 1065 km, chặng đầu Sài G̣n, Qui Nhơn 657 km, chặng sau Qui Nhơn, Huế 408 km.

Chiếc xe Peugeot 203 mang biển số NBK 237 từ từ lăn bánh một khúc ngắn, quẹo trái từ đường Bùi Quang Chiêu (đường ĐTNhu) sang đầu đường Calmette, dừng lại để một bạn xuống mua mấy ổ bánh ḿ kẹp thịt ở một xe đẩy đậu ở vệ đường. Xe tiếp tục rề rề băng qua đường Trần Hưng Đạo, vào bồn binh chợ Bến Thành, vào đại lộ Lê Lợi, vào đường Pasteur một chiều, cuối cùng quẹo phải vào đường Hồng Thập Tự (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai), từ đó cứ giữ đường đi thẳng măi, qua cầu Thị Nghè, qua ngă tư Hàng Xanh, xe cộ đi lại không nhiều, chẳng vướng mắc...ra khỏi Sài G̣n không mấy chốc, chắc khoảng dưới 15 phút.

Xe qua cầu B́nh Triệu, thẳng đến Thủ Đức rồi Biên Ḥa trên đường Quốc Lộ 1.

Quá Biên Ḥa chừng sáu bảy cây số là vùng Hố Nai. Nhà cửa có sân vườn của các đồng bào miền Bắc kéo dài trải dọc 2 bên đường quốc lộ. Nhiều con đường rộng dẫn vào xa ở trong. Nơi đây năm 1954 tôi đă đến để xem đồng bào chân ướt chân ráo từ ngoài Bắc vào  định cư lập nghiệp sinh sống ra sao, và chỉ thấy giữa một vùng đất hoang cây bụi cằn cỗi nhà cửa sơ sài, lợp tồn cấp phát, vách tường ỏng ẹo, bàn ghế giường tủ lơ thơ. Chỉ trong ṿng vài năm đồng bào di cư cần cù ổn định cuộc sống đă biến nơi hoang vu này thành một vùng xanh tươi, khang trang, có nơi sầm uất. Tôi thấy vui vẻ trong bụng.

Quá Hố Nai xe đi hẳn về hướng đông, buổi sáng nắng ngược chiếu vào mắt. Xe đi qua thị trấn Trảng Bom, đi thêm hơn 10 km đến ngă tư Dầu Giây, cách Sài G̣n 56 km. Tại ngă tư này rẽ trái lên Đà Lạt, rẽ phải xuống Long Thành, Bà Rịa, Vũng Tàu, đi thẳng giữ Quốc lộ 1  chưa tới 15 km là đến thị trấn Long khánh. Đến đây là xe đă đi được hơn 1/3 đường ra Phan Thiết, cách Sài G̣n 188 km. Những cọc cây số đặt bên vệ đường báo hiệu khoảng cách sắp đến của mỗi địa danh gần kề hoặc chỉ dẫn khoảng cách các thành phố c̣n xa.

Sau Long Khánh là Xuân Lộc trên đường ra Hàm Tân, Phan Thiết.

 Đường Quốc Lộ 1 lúc đó có đoạn dài cả chục cây số vắng vẻ không có lấy một bóng người hoặc xe cộ. Hai bên đường toàn là đồn điền cao su, cây trồng ngay hàng thẳng lối. Đường vắng teo khiến tôi trong bụng e ngại chuyện những ai đó núp lén trong rừng cây cao su thừa cơ nhảy ra đường chận xe cướp bóc. Dù biết lo sợ vô cớ song tôi nhấn lút ga để chóng vượt qua đoạn đường hẻo lánh này. Kim đồng hồ chỉ tốc độ lên đến trên 110 kmh, tôi tập trung tất cả chú ư, nắm chặt tay lái. Đường trải nhựa rất tốt, thẳng tắp, xe chạy rất đằm, một ḿnh trên đường, trông tít đằng xa không có bóng xe chạy cùng chiều, ngược chiều. Vượt qua đoạn đường này đến chỗ có làng mạc nhà cửa tôi giảm dần tốc độ, thở phào nhẹ nhơm. Tuy nhiên ngay sau đó và cho đến nay, nhiều năm qua, tôi vẫn hối hận, tự trách ḿnh liều lĩnh đối đầu nguy hiểm hoàn toàn không cần thiết. Trên xe tôi lại chở bạn bè, có trách nhiệm lớn cho sự an toàn của họ đă tin tưởng vào tôi. Hà tất phải lái xe chạy thục mạng như thế. Đường sá ở Việt Nam thời đó cũng kể là chật hẹp, nhanh lắm là giữ tốc độ đường trường dưới 80 kmh mới là an toàn. Và từ đó tôi tuân thủ chặt chẽ.

 

Phan Thiet et Phu Quoc, les grands producteurs de Nuoc Mam

Phan Thiêt et Phu Quôc, les grands producteurs de Nươc Mam

 

Xe đến Phan Thiết (B́nh Thuận) lúc chưa đến 10 giờ rưỡi sáng, chạy chậm chậm, mọi người hít mạnh vào buồng phổi không khí đặc biệt của Phan Thiết, mằn mặn của biển và các vựa cá làm nước mắm. Xe chạy thong thả qua một cầu dài, hẹp chắc đây là cầu sông Cà Ty chảy vào trung tâm thành phố. Qua khỏi cầu, xe tăng tốc độ hướng về Phan Rang (Ninh Thuận) cách xa 173 km và đến đó lúc gần 1 giờ trưa. Từ Phan Rang đi Nha Trang (Khánh Ḥa) chỉ c̣n 78 km.

Xe rời Phan Rang được hơn 20 phút th́ nh́n ra đă thấy biển cả chạy dọc đường Quốc lộ kéo dài luôn mấy chục cây số. Đó là vịnh Cam Ranh. Liếc nh́n chẳng thấy tàu bè ǵ. Thị trấn Cam Ranh cách xa Thị xă Nha trang 45 km về hướng nam.

Xe qua đèo Rù Ŕ vào đến trung tâm Nha Trang th́ vừa hơn 2 giờ chiều. Tôi lái xe trên con đường dọc biển một đoạn. Đường cũng khá vắng, nhà cửa xa nhau với các khoảng trống dài xen kẻ. Tôi lại lái xe vào khu buôn bán, t́m ngay được một quán ăn Huế. Chúng tôi xuống xe vào ăn bánh cuốn, bún thịt nướng. Chờ xe nguội máy tôi mở nắp xe kiểm tra dầu máy, két nước. Tất cả c̣n đầy đủ, không phải châm thêm ǵ. Duy xăng th́ phải đổ thêm. Tính ra xe chạy đoạn đường 439 km từ Sài G̣n ra Nha Trang chỉ tốn chưa đến 30 L. Đă đi được 2/3 đường, c̣n 1/3 nữa mới đến Qui Nhơn (B́nh Định), ngang qua Thị xă Tuy Ḥa (tỉnh Phú Yên) ở giữa, gần Qui Nhơn hơn. Đến 3 giờ rưỡi chiều chúng tôi lại lên đường sau khi dừng đổ thêm nhiên liệu tại một cây xăng trên đường đi.

 

Tuyến đường Nha Trang, Qui Nhơn dài 218 km phải qua 3 đèo. Đèo Rù Ŕ dài gần 3 km, khá nguy hiểm, lối ra vào Nha Trang, đèo Cả dài 8 km, cao 333 m vượt ngang dăy núi Đại Lănh là ranh giới giữa 2 tỉnh Khánh Ḥa và Phú Yên, đèo Cù Mông dài 7 km, cao 245 m, độ dốc 9 % và có nhiều cua gấp là ranh giới giữa 2 tỉnh Phú Yên và B́nh Định.

Lái xe hết sức tập trung tôi đi ngang các đèo ấy không có vấn đề, vững vàng tay lái.

Hiện nay đă có dự án làm hầm đèo Cả cho xe hơi. Dù sao cũng không rắc rối như hầm đèo Hải Vân quá dài nên sự thông khí trời phải làm thật tốt. Xe cộ qua lại được theo dơi trên điện toán. Mặt khác một Quốc lộ 1D mới dài 35 km được hoàn tất dọc theo đường biển đi thẳng từ Thị Xă Sông Cầu (Phú Yên) qua đầm Cù Mông (cầu B́nh Phú) vào Qui Nhơn tránh đèo Cù Mông.

 

http://www.gocnhinalan.com/wp-content/uploads/2012/10/nhung_con_deo_o_vn33.jpg       http://www.gocnhinalan.com/wp-content/uploads/2012/10/nhung_con_deo_o_vn31.jpg       Đèo Cù Mông

Đèo Rù Ŕ ở Thị xă Nha Trang                      Đèo Cả, Nha Trang..                              Đèo Cù Mông

 

Xe vào Thị xă Qui Nhơn lúc 6 giờ rưỡi chiều. Ở Qui Nhơn chúng tôi nghỉ đêm tại nhà người bà con của anh HTHàn như đă dự định trước. Sau khi rửa ráy và ăn cơm tối, chúng tôi cùng người bà con lên xe đi thăm loanh quanh trong thị xă cũng như ra băi biển ngồi chơi một lát. Đến 10 giờ tối chúng tôi trở về nhà, chuyện tṛ nửa tiếng rồi đi nghỉ.

Sáng hôm sau, chủ nhật, chúng tôi lóng nhóng măi đến 9 giờ sáng mới khởi hành. Từ Qui Nhơn ra Quảng Ngăi 178 km hai bên đường nhiều đoạn rợp bóng dừa và từ Quảng  Ngăi ra Đà Nẵng 125 km đường bằng phẳng rất tốt. Chỉ từ Đà Nẵng ra Huế 107 km mới lắm đèo và hiểm trở. Trên Quốc lộ nói chung tương đối ít xe cộ, không phải tránh xe, vượt xe nhiều.

Xe đến Thị xă Đà Nẵng lúc 1giờ rưỡi trưa, chạy được khoảng 300 km từ lúc khởi hành sáng sớm tại Qui Nhơn. Nghỉ và ăn trưa tại nhà cha mẹ tôi, đầu đường Hoàng Hoa Thám sát cạnh ga Đà Nẵng.

Đến 5 giờ kém 15 chiều chúng tôi lên xe để kịp đến chân đèo Hải Vân vào giờ mở đèo mỗi đầu giờ cho phép xe cộ lên đèo. Đoạn đường Đà Nẵng, Huế này dài 107 km được xem là hiểm trở khó chạy nhất. Có 3 đèo phải vượt qua, một ở ranh giới Đà Nẵng, Thừa Thiên, 2 đèo kia trong điạ phận Thừa Thiên.

 

1962-63 Mountain Pass - Da Nang to Hue     1962-63 Da Nang to Hue

1962-63 Mountain Pass - Danang to Hue                   Xe đ̣ Phi Long, ĐN- Huế (1962-63)

 

Đèo Hải Vân dài 21 km cao 500 m là một chướng ngại thực sự cho lưu thông nhưng lại là một ân nhân cho Đà Nẵng. Về mùa đông từ tháng 11 cho đến tháng 3 ở Huế thời tiết có thể mưa lạnh dai dẳng trong khi ở Đà Nẵng trời nắng ráo. Đỉnh đèo cách Đà Nẵng 30 km, cách Huế trên 70 km. V́ đường đèo dài, qua đèo cần lái giỏi, xe tốt. Khúc cua chót trước khi đến đỉnh đèo Hải Vân về cả 2 phía nam bắc đều là cua cùi chỏ, rất ngặt và độ dốc cao. Nếu tay lái yếu, không thuộc đường, hoặc giả xe chở nặng khiến xe lên dốc mất trớn, gài số thấp chạy chậm, máy nóng, két nước bốc hơi, xe mất sức, tắt máy… đến khúc cua chót này không lên nổi, xe tụt lui rất nguy hiểm. Tôi lái xe lên đèo khá tốt nhưng thầm mong chóng lên đến đỉnh đèo cho rồi thật khác hẳn với năm trước tôi lái xe Jeep quân đội qua đèo này. Xe Jeep quân đội rất khỏe, lên đèo băng băng, tôi ước mong đèo c̣n dài thêm để tôi c̣n lái nữa cho phỉ sức uốn lượn trên các khúc cua quanh co ngoằn ngoèo. Xuống đèo th́ xe nhẹ máy, nhưng bộ phanh làm việc nhiều. Nếu lái kém dùng phanh nhiều có thể nóng má phanh, mất phanh, đứt phanh…Xe xuống đèo rất nguy hiểm. Tai nạn xẩy ra  thường ở lúc đổ đèo vẫn biết theo nguyên tắc là lên (dốc) gài số nào th́ xuống gài số ấy.

 Xe tôi lên đến đỉnh đèo, nghỉ được trên 10 phút, chờ giờ xe đổ đèo, vào lúc 5 giờ rưỡi chiều, tức là mỗi “rưỡi” giờ. Tôi lái xe cẩn thận, xuống đèo tốt, vô sự. Qua cầu Lang Cô xe chạy trên đường Quốc lộ 1, bên tay trái là Vũng An Cư (đầm Lang Cô), có đường xe lửa men chân núi, bên kia, phía tay mặt là băi biển nổi tiếng đẹp của vịnh Lang Cô. 

Xe chạy 8 km hết vũng An Cư là lên đèo Phú Gia ngắn, chỉ 2,3 km nhưng rất hiểm trở, có một cua cùi chỏ ngặt. Chạy thêm chừng 15 km là kế tiếp đến đèo Phước Tượng dài 3,2 km ở cực nam đầm Cầu Hai, phía biển. Chạy thêm một đoạn 4 km nữa là ngang ga Thừa Lưu rồi một chuỗi ga kề nhau: Nước Ngọt, Cầu Hai, Đá Bạc, dọc theo đầm Cầu Hai (thông ra cửa Tư Hiền.) Đoạn này làng mạc ở xúm xít. Cả 3 đèo Nam Hải Vân, Phú Gia, Phước Tượng đều thuộc địa phận quận Phú Lộc, Thừa Thiên.   

Sau đó xe chạy qua Truồi, Nong. Sông Truồi đổ vào ở cực bắc đầm Cầu Hai. Quá đầm Cầu Hai xe tiến vào địa phận Thủy Phù, Phú Bài, Phú Lương rồi qua cầu An Cựu, chợ An Cựu, phố xá 2 bên đường, cửa ngơ phía nam của Thị xă Huế.

Suốt từ đèo Phú Gia ra đến An Cựu đường xe hơi Quốc Lộ 1 và đường xe lửa Xuyên Việt chạy cặp kè quấn quưt. Ở Cầu Hai 2 cầu đường sắt và xe hơi kề nhau. Trên xe hơi ta có thể bắt gặp đoàn tàu đang chạy song song bên cạnh, lúc trước mắt, lúc bị tạm che khuất bởi nhà cửa thôn xóm dọc Quốc Lộ, lúc ở bên trái, lúc ở bên phải như làm xiếc v́ chẳng thấy nơi xe hơi băng qua đường sắt. Thật ra lúc xe hơi qua đèo Phước Tượng và dốc Đá Bạc, xe lửa chui hầm đổi vị trí chẳng ai biết. Trước đèo Phước Tượng đường sắt nằm về phía núi. Quá đèo Phước Tượng đường sắt nằm về phía biển, tiếp giáp đầm Cầu Hai. Quá dốc Đá Bạc đường sắt trở lại nằm về phía núi, luôn cho đến An Cựu. Dốc Đá Bạc dài khoảng 1 km, cũng có một hầm xe lửa ngắn chui ở dưới. Dốc này nằm ở phía bắc ga Đá Bạc, cách xa ga hơn 1 km. Không kể các hầm của đèo Hải Vân, từ Lang Cô ra Huế đường sắt có thêm 3 hầm tương ứng với 3 đèo: Phú Gia, Phước Tượng và dốc Đá Bạc (đèo Mũi Né?.)

 

haivanlangco1reslogo-756851-1371146796_5    http://img.photo.yume.vn/photo/pictures/20090814/eyeangel9/thumbnail/604x604/1104885064-4853c286a9-310669.jpg     http://images.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=673961

Đèo Hải Vân                                          Đèo Phú Gia                                     Đèo Phước Tượng

 

Qua khỏi đèo Phước Tượng, từ Thừa Lưu trở ra tôi lái xe thư thả để tất cả cùng nhau chiêm ngưỡng cảnh vật đẹp đẽ ở các địa danh của Thừa Thiên Huế.

Xe vào An Cựu tôi lái xe chậm lại nhiều. Xe chạy chậm thấy rơ song tôi ngạc nhiên liếc nh́n kim đồng hồ tốc độ vẫn chỉ 50 kmh. Tôi nghĩ do cảm giác sai lầm từ chạy đường trường vào nơi thị tứ. Phải lái chậm hơn xuống 40 kmh.

 

Sam Pan alley across river, Hue     1962-63 QL1 đoạn gần tới phi trường Phú Bài      Dong Ba River - Hue

Đường Huỳnh Thúc Kháng Huế, 1963  QL 1. Đoạn gần tới Phi Trường Phú Bài   Dong Ba River Hue, 1962-63

 

Qua cầu Trường Tiền, tôi đưa các bạn ai về nhà nấy th́ đă 7 giờ rưỡi tối.

Cuộc hành tŕnh tốt đẹp, không xẩy một sự cố nào, không mất thắng, x́ lốp, vỡ két nước, trục trặc máy móc…suốt lộ tŕnh lại chẳng hề có chốt kiểm soát, chận đường cản lộ kiểm tra giấy tờ, ṿi vĩnh chèo kéo, bắt bẻ khó dễ. Xe chạy một mạch trên cả ngàn cây số qua nhiều tỉnh thành thôn xóm không chút trở ngại, tuyệt đối chẳng ai hỏi han, và đó phải là chuyện đương nhiên. Thật là cảnh thái b́nh an lạc của những năm cuối thập kỷ 50, đầu thập kỷ 60 thế kỷ trước tại miền Nam Việt Nam.

Về Huế tôi lái xe long nhong quanh quẩn với biển số xe NBK miền Nam trong một tuần lễ sau đó mới đến Khu Công Chánh Giao Thông Vận Tải trước bạ xe để được cấp thẻ chủ quyền và bảng số.

Bảng số xe cộ miền Trung bắt đầu bằng chữ T. Xe tôi được cấp biển số TBB117. Mấy ông kỹ sư Công Chánh cho tôi số ấy là tốt nhất, 9 nút (1+1+7 = 9.)

Đến tháng chín năm ấy th́ tôi cưới vợ. Tôi lái xe cùng nhà tôi vào Đà Nẵng ở lại 2 hôm. Chỉ đi chơi Hội An và lái xe ra băi biển. Băi biển Hội An rất đẹp, gió mát, tuy nhiên không có hàng quán, không một bóng người ngoài chúng tôi. Không yên tâm tôi chẳng dám ngồi lâu, lái xe cùng nhà tôi ra về.

Qua tháng mười th́ tôi có giấy giải ngũ. Một tháng sau tôi qua nhận việc ở Bệnh Viện Trung Ương Huế và được cấp nhà số 5 đường Ngô Quyền, ở luôn trong bệnh viện.

Lại chuyện chiếc xe. Xe tôi vào cổng riêng nhà số 5 Ngô Quyền th́ đậu trong sân nhà. V́ cưng chiếc xe tôi muốn làm một ga ra (nhà xe) vật liệu nhẹ trong sân dựa vào tường của pḥng bào chế Dược. Để tiện việc tôi nhờ ban nề mộc của bệnh viện ra Hàng Bè mua tồn, gỗ, cột kèo rồi thuê họ làm luôn trong giờ nghỉ và chủ nhật. Ông cai thợ gạt đi bảo:

-Bệnh viện có sẵn tồn lợp mái, cột kèo gỗ đầy đủ trong kho. Để ngày mai trong giờ làm việc tôi cho anh em thợ đem ra làm ga ra cho bác sĩ đậu xe.

Thấy tôi c̣n ngần ngừ chưa nhất quyết ông cai Tráng giải thích thêm:

-Bác sĩ đừng ngại ǵ. Nhà này là trong bệnh viện th́ nhà xe cũng vậy, bác sĩ cứ để chúng tôi làm.

Tôi nghe cũng hợp lư và để họ tiến hành công việc, nước sông công lính như lúc tôi đang c̣n ở trong quân đội, dùng vật tư và nhân công nhà nước làm việc riêng tư mà chưa thông qua Bệnh viện, sau đó chỉ chiêu đăi anh em thợ. Cho biết các nhân viên thật sốt sắng, vui vẻ với ḿnh, tôi rất quí họ và rất thương yêu nhân viên dưới quyền.

Cũng chuyện làm ga ra cho chiếc xe Peugeot 203. Năm 1973 tôi đang ở nhà chức vụ Khoa Trưởng trường ĐHYK Huế, số 12 đường Trưng Trắc (đường Hai Bà Trưng) tại góc sau của khuôn viên trường. Nhà biệt thự lầu sân vườn rộng nhưng chỉ có 1 ga ra liền khu nhà bếp, lại dành cho xe hơi của nhà tôi. Người chủ thầu đang hoàn tất xây cất ṭa lầu cánh phải ở Trường ĐHYK thinh không đến gặp tôi, xin phép được đem số vật liệu xây dựng thặng dư (!) qua làm ga ra cho tôi đậu xe ở nhà 12 Trưng Trắc. Việc này làm tôi nhớ đến chuyện làm ga ra xe trong bệnh viện hồi hơn 13 năm trước. Hai nhà 5 Ngô Quyền và 12 Trưng Trắc đều là công ốc.

Tôi lại nhớ đến tiền lệ: cách khoảng hơn 1 năm trước GS Ngyễn Mạnh Hùng, giáo sư Dược Lư, Phó Khoa Trưởng thời GS Khoa Trưởng Bùi DuyTâm đang ở Sài G̣n, hỏi ư kiến tôi:

-Nhà thầu đang thi công hoàn tất lầu cánh phải cho Trường cho hay có một số xi măng thặng dư, muốn xây thêm ǵ cho họ biết.

Tôi ngẫm nghĩ rồi đưa ư kiến:

-Hay là anh nói họ xây sân tennis đi, để cho sinh viên chơi, nơi đó rộng, đủ chỗ ḱa.

Tôi chỉ tay vào khoảng đất trước mặt trường, giáp với khu bệnh viện Bài Lao. Tuy nhiên tôi thầm nghĩ xây sân tennis cho ra hồn rất nhiêu khê và tốn vật liệu.

Ấy vậy mà chỉ vài hôm sau tôi thấy thợ đă nện đất rải đá đúc bê tông, tráng xi măng để hoàn thành sân tennis cũng khá nhanh chóng.

Từ lâu ṭa lầu cánh phải của Trường đă đắp móng dựng khung sườn, song chưa lợp mái, chưa đúc sàn, chưa xây tường ngăn vách. Đă có hợp đồng cho đấu thầu thi công hoàn tất công tŕnh để đưa vào xử dụng, song không thực hiện được v́ sau biến cố Tết Mậu Thân 1968, một số đồng bào đến che mái, dựng vách chiếm cứ, không thể giải tỏa cho măi đến lúc GSNMHùng xếp đặt, thuyết phục các gia đ́nh ở đậu ấy vui vẻ chịu rời Trường, GS Hùng kể lại với tôi như vậy. Đến mùa hè đỏ lửa Quảng Trị năm 1972 công tác xây cất dở chừng lại bị gián đoạn trong nhiều tháng cho đến khi t́nh h́nh tạm yên.

Tại nhà 12 Trưng Trắc chủ thầu nhanh chóng cho thợ đến xây 1 ga ra dài, mái lợp tấm fibrocement, tường gạch tô vôi, cửa gỗ gồm 3 căn rộng răi trong sân, dựa lưng vào bờ rào. Một căn tôi đậu chiếc Peugeot 203, căn thứ nh́ đậu chiếc xe Mazda, xe Nhật mới, màu trắng, của Trường dành cho tôi. Từ thập niên 1970 th́ xe hơi Nhật đă có mặt nhiều tại miền Nam. Căn thứ 3 để trống th́ tôi lại thấy chủ thầu cho đặt 1 bàn pingpong mới đóng.

Tôi đang c̣n ngạc nhiên th́ chủ thầu lại gợi ư tôi muốn đóng salon, tủ kệ, bàn ghế hoặc sửa sang ǵ thêm th́ cho ông biết, tuy nhiên cái ǵ tôi cũng đă mua sắm từ ngày tôi ở nhà trong bệnh viện.

Nhưng có nhiều cho lắm để làm ǵ? Của tôi làm ra và của thiên trả địa, mọi thứ trong nhà đều mất sạch khi cả Huế hoảng hốt di tản vào Đà Nẵng giữa tháng 3 năm 1975.

 

Hai xe hơi của tôi và của nhà tôi th́ sớm đem kịp vào Đà Nẵng, đơn giản cả gia đ́nh chất đồ đạc lên xe rồi nhờ thêm nhân viên lái đi, cũng chẳng mang theo ǵ được nhiều.

Vào Đà Nẵng xe nhà tôi đậu trong sân nhà, xe tôi chiếc Peugeot 203 mà nay có số mới là FA 5554 đậu ngoài đường, cách nhà khoảng 70 m, bên kia ngă tư đường Hoàng Hoa Thám, nơi không có phố xá buôn bán.

Định mệnh chiếc Peugeot 203 của tôi đă được an bài như thế. Cuối tháng ba Đà Nẵng di tản vào Sài G̣n trong hỗn độn…rồi miền Nam thất thủ cuối tháng tư. Giữa tháng năm Đại Học Huế trở về miền Trung. Tôi cùng các bạn bè cùng theo về. Ghé Đà Nẵng tôi buồn rầu nhưng dửng dưng v́ không c̣n thiết tha luyến tiếc một điều ǵ, chỉ đứng xa xa nh́n chiếc xe hơi thân thương của tôi. Xe c̣n đó nhưng 2 bánh bị xẹp. Tôi e ngại, lúc đó tâm trạng tôi là vậy, không dám đến gần để kiểm soát những ǵ hư hỏng mong t́m cách sửa chữa.

Thất phu vô tội. hoài bích kỳ tội”, kẻ thường dân vốn không có tội, chỉ v́ có ngọc bích mà thành có tội. Như kẻ thường dân kia khư khư cố giữ ḥn ngọc là mua vạ vào ḿnh, tôi ư thức từ rày trở đi, vĩnh biệt với xe cộ. Tôi biết rơ là ngụy phải đi cải tạo, ở nhà mà c̣n được giữ xe đạp để đi đă là phước đức. Nếu chịu khó đi bộ càng yên thân.

Tết đến tôi vào Đà Nẵng bằng xe lửa, đến nhà ở cạnh ga, bước tới nơi xe đậu quá ngă tư gần đó. Đứng xa tôi nh́n măi xe vẫn c̣n chỗ cũ nhưng có vẻ xập xệ, đến gần xem xét thương tích càng thêm đau ḷng, mà cũng chẳng làm ǵ được, nên thôi. Tết năm sau nữa tôi vào Đà Nẵng th́ xe chẳng c̣n. Tôi không ngạc nhiên, cũng không t́m hỏi. Xe có chủ, vô thừa nhận, số phận là thế. Nghĩ lại chiếc Peugeot 203 của tôi lúc mua đem về Huế lấy biển số TBB 117 tức là 9 nút, sau đổi ra FA 5554 cũng là 9 nút (kể số cuối sau khi cọng lại), như thế là hên nhất, ấy vậy mà kết cuộc chẳng ra ǵ.

Số tử vi chiếc xe Mazda mới của Trường th́ lại rắc rối hơn, được tôi và bác Mai Văn Minh tài xế của Trường đem vào Đà Nẵng một ngày trước khi đường bộ Huế, Đà Nẵng gián đoạn. Sơ khởi là cầu Thừa Lưu bị đánh sập, xe cộ phải quay lui, tiếp đến là pháo kích thương vong... người dân Huế như heo vào rọ đùn đùn t́m lối thoát ngă băi biển Thuận An. Chết vô kể.

 

http://i445.photobucket.com/albums/qq171/tuaran2/Ditan19752.jpg    http://i445.photobucket.com/albums/qq171/tuaran2/Ditan1975.jpg

Làn sóng người, xe cộ di tản Huế vào Đà Nẵng tháng 3 năm 1975.

H́nh trái: trên đường di tản  H́nh phải: đoàn xe vượt qua đỉnh đèo, đổ dốc phía Đà Nẵng.

 

Tránh trời không khỏi nắng” hơn mười hôm sau đến phiên Đà Nẵng cũng chẳng giữ, “bỏ của chạy lấy người” nhào ra biển đông, xe cộ vứt lại đất liền, chiếc Mazda chung số phận, mất luôn tăm tích, tặng người hữu duyên.

Ban lănh đạo mới của Trường ĐHYKhoa Huế sau ngày Đà Nẵng thất thủ cuối tháng ba, cố ḍ t́m thu hồi xe. T́m kiếm măi nhiều tháng, có người mách bảo xe Mazda nay có chủ mới, một cơ quan của UBND Đà Nẵng đang xử dụng. Trường ĐHYK gởi công văn đ̣i xe nhưng đ̣i ai? Giang sơn nào luật lệ nấy, Huế, Đà Nẵng là 2 giang sơn khác biệt, đành chịu.

 

 Cho đến nay đă trên nửa thế kỷ trôi qua mà thỉnh thoảng trong giấc ngủ tôi vẫn nằm mơ thấy chiếc xe hơi Peugeot  203 của tôi vẫn c̣n đó, không hề bị mất mát. Tôi vẫn lái nó trong những ngày nắng ráo mở cửa gió đón không khí mát lành, những ngày mưa rét dai dẳng nó đă che chở cho tôi tránh ướt át lạnh lẽo của thời tiết xứ Huế. Những dịp Tết Nguyên Đán tôi lái xe chở vợ con vào Đà Nẵng thăm Nội, đi chiều 30 về chiều mồng hai hoặc sáng mồng ba để hưởng những ngày 2 phe đối địch mặc nhiên thỏa thuận hưu chiến để nhân dân ăn Tết cổ truyền. Trên đường vào Đà Nẵng có lần xe x́u lốp ngang khúc Thừa Lưu tôi phải tự ḿnh kích xe thay bánh dự pḥng. C̣n chuyện chùi, canh bugi, mỏ bạch kim, bộ ḥa khí, siết cọc b́nh ắc quy linh tinh trong 15 năm xử dụng xe th́ nhiều lắm. Cũng như mấy lần do gấp gáp phải dùng tay quay để xe nổ máy, cực với nó, nhưng bao giờ xe cũng đáp ứng. Ôi biết bao kỷ niệm với chiếc xe thân yêu.

Ngày tôi đem xe ở Sài G̣n về, lái xe vào Mang Cá, nhân viên xúm lại xem trầm trồ khen ngợi và ngạc nhiên v́ không ngờ tôi vào Sài G̣n kỳ đó là để mua xe hơi. Trung sĩ ban quân xa giữ kho xăng lập tức đem 2 can xăng xanh (xăng quân đội) đổ vào thùng xăng cho xe tôi v́ biết xe mới về, thùng xăng đang vơi. Tôi th́ luôn có một số tíc kê (phiếu) xăng gởi cho họ. Liên tưởng điều này sang chuyện khác, những kỷ niệm sống, sinh hoạt thân ái với đồng đội lần lượt hiện trở lại trong ư nghĩ tôi. Tôi trân trọng những h́nh ảnh đó, những ngày vui đời quân ngũ.

 

1973 Fiat 124 Special         http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/dc/Mazda_Capella1987.jpg/180px-Mazda_Capella1987.jpg

Xe Fiat 1.2 L (Ư)                                                               Xe Mazda 1.5 L (Nhật)

 

  Cmfffmmmmmmmmmmmmmmmmkkkk

6171405625_96e08c401c_b.jpg  http://i1150.photobucket.com/albums/o617/redsvn/2013/11/Saigon-George-Lane/Redsvn-Saigon-George-Lane-1969-09.jpg~original  dek  http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/59/1949_VW_Beetle.jpg/220px-1949_VW_Beetle.jpg

        Các loại xe nhỏ (1959):        Renault 4 CV chạy taxi

        Dauphine  5 CV         Volkswagen Beetle 1955

XExxxkiijn1966)

                                                               ***

 

Lê bá Vận

 

 

Mục Lục:

Phn I: (Đă đăng) 1-Lời Mở Đầu  2-Tŕnh Diện Nhập Ngũ  3-Những Ngày Chuẩn Bị  4-Nhận Nhiệm Sở  5-Thành Mang Cá.

Phn 2: (Đă đăng) 6-Tháng Lương Đầu Tiên  7-Người Y Sĩ Trưởng  8-Lái Quân Xa  9-Quân Phục Mùa Đông  10-Hành Quân Văn Xá.

Phn 3: 11-Bản Đàn Vọng Cổ  12-Trên Đỉnh Hải Vân  13-Chiếc xe hơi TBB117.

Sắp đăng: 14-Giă Từ Quân Ngũ  15-Lời Kết  16-Ph Lc.

 

 

Mục Lục 99Độ                       Trang Nhà YKHHN