NGÀY VUI ĐỜI QUÂN NGŨ

(phần 4)

 

Lê Bá Vận

(Thân tặng các bác sĩ cựu sinh viên trường ĐHYK Huế đă sống những ngày hào hùng, phục vụ với danh dự, ḷng quả cảm và t́nh thương trong ngành quân y Quân lực VNCH.)

   

                       “Lương nhân nhị thập ngô môn hào,

                        Đầu bút nghiên hề sự cung đao.” (Đặng Trần Côn.)

 

(Chàng tuổi trẻ vốn ḍng hào kiệt. Xếp bút nghiên theo việc đao cung. Đoàn Thị Điểm. Chinh Phụ Ngâm.)

 

 

14. Giă Từ Quân Ngũ

 

Tôi đang lúi húi trong pḥng xét nghiệm xem các tiêu bản dưới kính hiển vi th́ có tiếng động người mở cửa pḥng, tôi ngảnh mặt nh́n ra. Trung Sĩ Thế lăng xăng bước vào vui vẻ, giơ cao và trao cho tôi một tờ giấy nhỏ :

-Thưa bác sĩ, có công điện Đà Nẵng đánh ra. Bác Sĩ có quyết định bộ Quốc Pḥng cho giải ngũ. Sở Quân Y Đà Nẵng thông báo bác sĩ phải vào giao trả quân trang và nhận quyết định.

Tôi cầm tờ công điện nhẩm đọc, thốt nhiên hỏi:

-Quân trang ǵ hà anh Thế? Anh coi, hai năm này có ai phát cho tôi thứ ǵ ǵ đâu!

-Khi bác sĩ vào quân đội, nhận thứ ǵ th́ nay giao trả thứ ấy, quân phục đồ trận treillis, mùng mền, lều, bi đông gà mèn, túi xách, pông sô (poncho), sáng lục, đạn dược…

Tôi dứt khoát khẳng định:

-Không, áo quần giày mũ do tôi sắm, ngoài ra không ai phát ǵ. Thôi được, tính sau. Bây giờ để xem khi nào đi Đà Nẵng.

-Hôm nay thứ sáu, mai thứ bảy chỉ làm việc buổi sáng, chiều nghỉ. Bác sĩ chưa đi th́ phải đến tuần sau. Nếu sáng mai đi th́ đi sớm, 8 giờ, lên đèo (đèo Hải Vân) 9 giờ. Chín rưỡi đổ đèo, hơn 10 giờ đến, muốn rộng răi th́ khởi hành lúc 7 giờ. Bác sĩ cho biết ư kiến để tôi bảo tài xế xe Jeep chuẩn bị. Như đi thứ bảy th́ tôi xin đi ké vào Đà Nẵng, có người bà con thân có việc. Về chiều tối hoặc sáng chủ nhật.

Tôi suy tính rồi ngắn gọn:

-Thôi được, mai đi trước 8 giờ. Nhờ anh sắp đặt mọi thứ.

Tôi được trưng tập vào quân đội cuối tháng 8, hè năm 1957 và đổi ra Huế, làm việc tại Bệnh Xá Bệnh Viện Mang Cá cho đến nay, giữa tháng 10 năm 1959. Bác sĩ dân y trưng tập vào quân đội được xin giải ngũ sau 2 năm. Cách 3 tháng trước tôi đă gởi đơn xin giải ngũ và nay bộ Quốc Pḥng vừa chấp thuận.

 

Sáng thứ bảy, 8 giờ kém 5, xe Jeep khởi hành, tôi ngồi vào tay lái. Trung sĩ Thế ngồi cạnh, tài xế binh nh́ Luận ngồi băng sau.

Xe đến chân đèo Hải Vân xê xích lúc 9 giờ sáng. Đèo đang mở cửa, xe chạy thẳng qua cầu Lang Cô vùn vụt lên đèo. Xe Jeep quân đội máy rất mạnh, lên đèo băng băng. Đến đỉnh đèo, nghỉ 15 phút, đổ đèo lúc đúng 9 giờ 30. Quá đỉnh đèo chừng 300 m tài xế Luận bỗng nhắc nhở tôi nơi khúc cua này tôi đă lái xe rơi xuống đèo năm ngoái. Tôi nh́n lại thấy khúc cua này cũng là rộng, không có ǵ nguy hiểm, ấy vậy mà lúc đó tôi chủ quan lái xe nhanh quá tốc độ khiến xe rời cua, lăn ṭm nhiều ṿng xuống vực.

Vào Đà Nẵng, xe chạy theo đường Lư Thái Tổ, quẹo phải ở đường Lê Lợi trên đường xuống Chợ Mới, Tổng Y viện Duy Tân. Chưa đến 10 giờ sáng.

 

H́nh ảnh          http://img74.imageshack.us/img74/4844/ngclpnayltrnphei8.jpg

    Đường Lê Lợi                                                   Đường Độc Lập (nay là đường Trần Phú)

 

Từ ngă tư Lư Thái Tổ, Lê Lợi xuống Chợ Mới xa chừng 2 cây số, thời đó có nhiều đoạn khá vắng. Chợ Mới Đà Nẵng được thành lập từ thời Pháp thuộc trên đường Trưng Nữ Vương với một số kiốt nhỏ, theo lối kiến trúc cổ mái ṿm. Đến năm 1990, do yêu cầu phát triển đô thị theo qui hoạch thành phố, chợ được xây dựng lại ở địa điểm mới ở đường Hoàng Diệu nối dài, gần đến đường Duy Tân…Quầy tạp hóa buôn bán trong chợ mang quy mô nhỏ. 

Đà Nẵng coi như chưa xây cất thêm ǵ măi đến gần giữa năm 1965, tức là 6 năm sau lúc Thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào băi biển Đà Nẵng. Dù vậy phát triển vẫn giới hạn ở các công tŕnh quân sự. Thật vậy tôi đọc bài viết trên mạng nói về Chợ Cồn ở trung tâm Đà Nẵng và là chợ lớn nhất của thành phố có đoạn như sau:

“Đă là người Đà Nẵng, ai cũng có vài ba cái kỷ niệm gắn với Nhà hát Trưng Vương và với chợ Cồn. Nhớ lại những năm 90, Đà Nẵng vốn chỉ có vài con đường, từng ṿng xe đạp lang thang thoáng chốc đă hết thành phố, từng ngơ ngách thành phố được những đứa học tṛ hay la cà thuộc làu trong ḷng bàn tay. Thế hệ chúng tôi, chợ Cồn đem lại một điều ǵ đó rất đặc biệt, khó có thể tả …” (Hội An “Chợ Cồn của tôi.”)

 

H́nh ảnh    H́nh ảnh    http://diadiem.danang.gov.vn/Portals/0/Photo/Cho-Moi-Da-Nang%201.jpg

Chợ Hàn trước 1975                                  Chợ Cồn trước 1975                     Chợ Mới, Đà Nẵng

 

Đà Nẵng ngày nay là một thành phố hiện đại, nhiều cao ốc, nhà máy, dân số hướng đến mốc 1 triệu người. Sự bùng nổ bắt đầu kể từ thời kỳ mở cửa đổi mới kinh tế thị trường.

Nhắc lại khi tôi lái xe gần đến Chợ Mới th́ 2 bên đường đă có nhà cửa và có nhiều người qua lại. Một cô gái mặc áo cụt xanh đen, tay dài, đội mũ vành rộng đang đi xe đạp cùng chiều bên lề phải đột nhiên lái xe rẽ trái băng chéo qua đường trước mũi xe Jeep. Tôi bóp c̣i và đạp phanh gấp, tiếng phanh kêu rít, tiếng bánh xe ken két chà trên đường nhựa. Xe lết thêm 1 m đứng lại nhờ lúc ấy tôi chạy chậm, chắc khoảng chỉ trên 20 kmh. Cô gái ngă soài xuống mặt đường, xe đạp văng ra bên cạnh. Tôi về nhanh số “0”, tắt máy nhảy xuống xe, Trung sĩ Thế cũng vậy, cùng chạy đến đỡ cô gái ngồi dậy. Cô ngồi vững lại được. May quá, tôi nghĩ thầm. H́nh như xe Jeep chưa đụng hoặc chỉ chạm nhẹ vào người cô, chưa gây thương tích và cô ngă là do nghe tiếng c̣i xe, sợ hăi, lúng túng, té nhào xuống đúng ngay giữa mặt đường sát trước mũi xe hơi. Tôi dịu dàng hỏi:

-Cô có sao không, thấy đau chỗ nào, để tôi chở cô vào bệnh viện nha?

Cô gái ngước mắt nh́n tôi, mắt phải mở to, mắt trái nhắm kín, rụt rè:

-Em không sao, xe đạp em đâu, có hư không, thôi để em về, em sợ quá!

Lúc đó tôi c̣n sợ gấp trăm lần. Thấy mắt trái cô gái nhắm kín tôi hoảng hốt nghĩ rằng rơ ràng cô bị đụng vào mắt trái, có thể gây sụp mí hoặc mù luôn. Cả hai trường hợp đều có hậu quả to lớn. Một cô gái đẹp đẽ lại bị đui mù và sụp mí mắt. Tương lai đen tối. Chẳng biết cô đă có chồng con chưa. Tôi ân hận dù cho lỗi hoàn toàn không phải tại người lái xe.

Tôi dịu ngọt khuyên can:

- Xe cô tốt, không hư. Để tôi đưa cô vào bệnh viện, mắt trái cô bị thương cần bác sĩ khám chữa kịp thời. Chắc đụng nhẹ, mắt cô sẽ mở lại được như thường.

Nóng ḷng muốn vạch sơ qua mí mắt cô gái để biết thương tích nặng nhẹ tôi đề nghị:

-Hay là để tôi xem mắt cho cô bây giờ, tôi là bác sĩ, xe này là xe bệnh viện, cô chịu khó nha!

Cô gái lồm cồm đứng dậy, nh́n quanh t́m xe đạp:

-Mắt trái em hư hồi nhỏ, không chữa được. Thôi, cho em về!

Mọi người bu chung quanh đều ồ lên. Th́ ra cô gái bị hư mắt trái từ trước. Mắt kém, lớ quớ vô ư băng ra giữa đường, sinh tai nạn.

Tôi nhẹ nhơm, dựng xe đạp đưa cho cô, ân cần căn dặn:

-Thôi, cô về, đi cẩn thận, mắt trái không thấy, quẹo trái cô nhớ coi chừng.

Cô gái chừng như biết ḿnh lỗi, lí nhí cám ơn, líu ríu ngồi lên xe đạp đi.

Tôi nghĩ cô này thật t́nh, dễ thương và lương thiện, biết lỗi phải. Gặp kẻ khác lắm khi bù loa bắt đền, có khi dàn dựng. Dù thế cũng chọn lầm đối tượng là một xe quân đội.

Tôi lại nghĩ 2 lần tôi lái xe Jeep quân xa từ Huế đi Đà Nẵng đều gặp tai nạn nghiêm trọng. “Sự bất quá tam” chắc thế, sau chuyến đi này tôi không c̣n ở trong quân đội, làm ǵ có cơ hội gây tai nạn lần thứ ba!

Nh́n thấy cô gái đă đi khá xa, ba thầy tṛ leo lên xe lái đến sở Quân Y. Đến nơi 2 người ngồi ngoài xe, chỉ ḿnh tôi vào. Thủ tục tiến hành rất nhanh v́ đơn giản. Quân trang quân phục tôi chẳng có ǵ để giao trả. Khi nhập ngũ, áo quần lính tôi tự sắm. Tôi không học hành chánh, tập tành quân sự ǵ (như là các khóa về sau) để được cấp phát đồ trận. Lúc đó nhận sự vụ lệnh trong tay, tôi xin máy bay quân sự tuốt thẳng ra Đà Nẵng rồi Huế.

Kư nhận xong giấy giải ngũ tôi lănh luôn nửa tháng lương 4 ngàn, trong ḷng vui buồn lẫn lộn. Hơn 11 giờ trưa mọi việc đều xong. Giă từ đời quân ngũ.

Lái xe ra về, tôi ghé vào một quán ăn chiêu đăi, ba thầy tṛ mỗi người một bát bún ḅ lớn, một chai bia nhỏ. Hai người kia ăn thêm bánh bột lọc. Ăn xong lên xe chạy ra đường Phan Châu Trinh lên Lê Lợi, quẹo trái qua đường Nguyễn Hoàng (nay là đường Hải Pḥng), đến trước ga Đà Nẵng quẹo trái, đầu đường Hoàng Hoa Thám là nhà cha mẹ tôi. Tôi xuống xe quay đầu hỏi:

-Chiều nay về hay mai về, tùy các anh. Tôi để các anh tự do.

Trung sĩ Thế như đă có hội ư với tài xế binh nh́ Luận tươi cười:

-Thưa bác sĩ, xin cho mai về. Sáng mai đi 9 giờ kém 15, lên đèo 9 giờ.

-Được rồi, 2 anh mai lái xe tới đây đúng 9 giờ kém 20.

Hai người vâng dạ. Tài xế Luận leo ra ghế trước lái xe đi.

Sáng chủ nhật, xe Jeep đến nhà tôi đúng giờ, trong xe có thêm người bà con trung sĩ Thế. Tôi vẫn mặc quân phục v́ ngồi vào tay lái. Xe từ đường Hoàng Hoa Thám rẽ phải qua đường Thống Nhất (nay là đường Lê Duẫn), nhập vào đường Lư Thái Tổ rồi thẳng đường

ra đèo Hải Vân, lên đèo lúc 9 giờ, đổ đèo lúc 9 giờ rưỡi. Qua cầu Lăng Cô 9 giờ 45, qua đèo Phú Gia 10 phút sau, qua đèo Phước Tượng lúc 10 giờ 10 phút rồi qua các địa danh: Thừa Lưu, Nước Ngọt, Cầu Hai, Đá Bạc, Truồi, Thủy Phù, Phú Bài, Phú Lương, An Cựu… xe vào đến bệnh viện Mang Cá lúc vừa quá 11 giờ trưa.

 

Trưa chủ nhật, trong bệnh viện vắng, chỉ có nhân viên trực. Lương tháng đă lănh tại Đà Nẵng, sáng mai thứ hai tôi không c̣n vào làm ǵ nữa, có chăng là để nói lời chào từ biệt mọi người. Nhưng thôi, đời lính mà, nay đây mai đó vùn vụt, sống chết gang tấc. Bác sĩ Nguyễn Tường Vân chỉ huy trưởng Bệnh viện Mang Cá thuyên chuyển vào Sài G̣n 2 năm trước, BS.Phạm Văn Giàu chỉ huy trưởng Đại đội 1 Quân Y, Sư Đoàn 1 giải ngũ năm ngoái khi đi cũng không trống chẳng kèn.

Lững thững đi xuống ga ra để lấy xe hơi riêng lái về nhà, tôi bồi hồi nhớ lại chuyện xưa, 2 năm trước đây. Cuối hè 57 tôi ra Đà Nẵng, đến sở Quân Y Quân Khu 1 gặp BS.Tô Đ́nh Cự, Y sĩ Thiếu Tá Giám Đốc sở. BS.Cự là đồng học với các bác sĩ Lê Khắc Quyến, GS Tôn Thất Tùng, GSPhạm Biểu Tâm tại ĐHYK Hà Nội trong cuối thập niên 30 (thế kỷ trước.) Ít tháng sau BS.Cự giải ngũ được BS.Quyến bạn học cũ, Giám đốc BVTƯ Huế mời về Huế cọng tác làm Trưởng khoa Ngoại và pḥng mổ. Y Sĩ Thiếu tá Nguyễn Văn Thọ chỉ huy trưởng Tổng Y viện Duy Tân (1956-1963) kiêm nhiệm sở Quân Y. BS.Thọ tốt nghiệp tại ĐHYK Hà Nội năm 1952, được trưng tập vào Quân Y từ 1952 đến 1965. Ông rất uyên thâm về Triết học Đông Phương, trước tác rất nhiều, rất sắc bén với bút hiệu Nhân Tử NVThọ.

H́nh như vài năm sau các sở Quân Y tại các quân khu không c̣n hiện hữu.

Lúc tôi ra Huế th́ Bệnh Viện Quân Y Huế có danh xưng (từ lâu) là Bệnh Xá Bệnh Viện Mang Cá Huế, là bệnh viện của Tiểu Khu Thừa Thiên. BXBViện Huế sắp 100 giường bệnh (nhưng không đủ bệnh nhân), cơ sở pḥng ốc nhà gạch mái ngói nền xi măng rất khang trang cao ráo rộng răi do Pháp xây để lại nhưng hồi nào chỉ có một bác sĩ. Lúc tôi đến thêm th́ chỉ hơn tháng sau BS.NTVân đổi về Sài G̣n, lại chỉ c̣n một ḿnh tôi. Hơn 1 năm sau BXBV Mang Cá Huế được cải danh là Chi Nhánh Tổng Y Viện Duy Tân, song không thay đổi ǵ về số giường bệnh và nhân sự. Rồi có thêm Y sĩ Đại úy Nguyễn Thế Huy đến. Mới đây cách hai ba tháng lại có Y Sĩ Trung Úy Nguyễn Văn Đệ, nhưng tôi giải ngũ.

Không c̣n dịp trở lại thăm chốn xưa nhưng tôi cũng nghe tin ít năm sau Chi Nhánh TYV Duy Tân được nâng cấp trở thành Quân Y Viện Nguyễn Tri Phương, Huế. Số giường bệnh chắc phải nâng từ 400 trở lên cho đúng tiêu chuẩn một quân y viện, và nhân sự chuyên môn tăng nhiều. Được vậy là nhờ  ngoài hai trường đại học y khoa ở Sài G̣n và Huế đào tạo hơn 250 bác sĩ y khoa hằng năm, Việt Nam Cộng ḥa có 11 trường y tá, mỗi năm cho tốt nghiệp gần 600 y tá vào thập niên 1970. Trong khi đó Trường Đại học Dược khoa Sài G̣n cung cấp 542 dược sĩ năm 1970.[11]

Một số đông Y Nha Dược sĩ gốc Quảng Trị, Huế, Quảng Nam đă phục vụ tại TYV Duy Tân Đà Nẵng, Quân Y Viện Nguyễn Tri Phương Huế và Bệnh viện Tiểu khu Quảng Trị. Các cơ sở này đều quá tải trong biến cố Tết Mậu Thân 1968, chiến dịch Khe Sanh, Lam Sơn Hạ Lào 2/1971, mùa hè đỏ lửa Quảng Trị 72  v.v…

Hiện nay trong Mang Cá Huế có Viện Quân Y 268 do một Bác sĩ Đại Tá làm Giám Đốc không như xưa trước 1975, một Quân Y Viện dưới quyền một Y Sĩ Chỉ Huy Trưởng.

Tôi lấy xe hơi riêng, giă từ Mang Cá lái về nhà ở 7 kiệt 3 đường Âm Hồn, Thành Nội, nơi tôi ở nhà vợ sau ngày đám cưới tháng trước, kiệt này xe hơi vào được. Xe đậu trong sân qua một khoảng bụi hàng rào tháo gỡ.

Sáng thứ hai đầu tuần tôi vào Bệnh Viện Trung Ương Huế gặp BS.Lê Khắc Quyến Giám Đốc. Tôi đưa tŕnh giấy giải ngũ để bổ túc hồ sơ tuyển dụng gởi ngay vào bộ Y Tế, Sài G̣n. Chỉ gần tháng sau tôi đến nhận việc ở Bệnh Viện và được cấp ngay nhà riêng, số 5 Ngô Quyền kề cổng sau của Bệnh Viện. Tôi cùng vợ dọn qua ở, nhà rộng song đông người v́ mẹ tôi ở Đà Nẵng ra thuê dùm nhiều người giúp việc ở dưới quê lên, kẻ đi chợ nấu ăn, người sai việc vặt, lại mấy mụ giữ em khi nhà tôi sinh nở.

Bệnh viện Huế gồm 1200 giường, cọng thêm 200 giường viện Bài Lao sát cạnh, có số bác sĩ đông hơn bất kỳ một bệnh viện dân sự nào ở miền Nam, hoặc miền Bắc thời đó v́ là một Bệnh Viện Trung Ương, rất tập trung. Tuy vậy vào thời điểm cuối năm 1959 lúc tôi đến th́ BViện chỉ có 10 bác sĩ trong đó 4 người vừa ở Pháp về Huế khoảng mới đây một vài năm. Đó là các bác sĩ Đặng Hóa Long, Nguyễn Khoa Nam Anh, Nguyễn Khoa Mân, Lê Văn Điềm. Bốn bác sĩ khác vừa giải ngũ khoảng một hai năm: BS.Tô Đ́nh Cự, Phạm Văn Giàu (cũng học ở Pháp về, trưng tập quân y 2 năm rồi giải ngũ), BS.Nguyễn Duy Chi học từ Hà Nội và tôi BS.LBVận cũng vậy. Ngoài 8 bác sĩ đó lại c̣n BS.LKQuyến Giám Đốc và BS. Lê Huy Bính sắp về hưu. Kể ra th́ c̣n BS.Thân Trọng Phước đă nghỉ hưu song c̣n t́nh nguyện giúp chia trực ngoại khoa cho bệnh viện. Được vài tháng ông nghỉ do bệnh, chỉ nửa năm sau ông mất ở Nguyệt Biều nghe nói v́ ung thư cột sống.

Sau ngày tôi giải ngũ, qua đầu năm 1960 bộ Quốc Pḥng đ́nh chỉ mọi việc giải ngũ, chỉ cho phép biệt phái ở đâu có nhu cầu về Giáo Dục, Y Tế, các ngành Kỹ Thuật, Chuyên Môn… Quân nhân ở trong t́nh trạng biệt phái có thể được gọi tái ngũ theo thời cuộc chiến tranh. Trong thực tế các thầy dạy Trung Học dễ được biệt phái và cũng dễ gọi tái ngũ. Các bác sĩ khó xin biệt phái song chưa ai được gọi nhập ngũ trở lại chẳng hạn như các bác sĩ Bệnh Viện Huế và trường ĐHYK.

 

                                                   ***

15.  Lời Kết

 

Tôi nhập ngũ trưng tập về Huế cuối hè năm 1957. Cũng cuối hè năm 1957 Đại Học Huế khai giảng niên khóa đầu tiên 1957-58 cho các phân khoa Văn, Luật, Sư Phạm, Khoa Học.

Tôi giải ngũ cuối hè năm 1959 tại Huế. Cũng cuối hè năm đó trường ĐHYK Huế có nghị định được thành lập và khai giảng đúng 2 năm sau bắt đầu từ niên khóa 1961-62 cho lớp YK1, sau khi sinh viên đă học 1 năm dự bị tại trường ĐH Khoa Học.

Tôi tham gia giảng dạy tại trường ĐHYK Huế ngay từ đầu và lănh đạo Trường vào các năm cuối của chính thể VNCH cho đến ngày 30-4-1975 khi miền Nam sụp đổ.

Cũng như tôi hơn 10 năm trước, các bác sĩ do Trường ĐHYK Huế đào tạo đă được trưng tập phục vụ trong ngành Quân Y Quân Lực VNCH. Điều khác biệt với tôi là các bạn ấy phục vụ trong thời kỳ cuộc chiến khốc liệt, ở mọi binh chủng, ở hậu phương, ở tiền tuyến. Sát cánh với các bạn tốt nghiệp từ trường ĐHYK Sài G̣n họ đă phục vụ với danh dự, ḷng quả cảm và t́nh thương vô biên đối với mọi đối tượng thương bệnh: đồng bào, đồng đội, đối phương theo tinh thần nhân đạo cao cả của ngành Y mà họ tuyên thệ khi ra trường.

 

Khóa 16 Trưng Tập Quân Y VNCH                             Quân Y tại chiến trường

http://www.vietbao.com/images/upload/VB/2013/4_2013/22_04/QYND1974.jpg     hsdinh

Với các bạn cùng khóa 16 Trưng Tập Quân Y t́nh nguyện vào Nhảy Dù. H́nh We Were Once Soldiers QYND1974, từ trái qua phải: Các Y Sĩ Trung Úy Nguyễn Đức Vượng, Nguyễn Văn Thắng, Bùi Cao Đẳng, Vĩnh Chánh, Nguyễn Thành Liêm, Y Sĩ Thiếu Tá Tá Trần Quư Nhiếp, Lê Quang Tiến, Nguyễn Tấn Cương, Dược Sĩ Khánh. (Nguồn: ykhoahuehaingoai.com.)

Ba Y Sĩ Trung Úy thuộc ĐHYK Huế là BCĐẳng, VChánh, LQTiến, bốn Y Sĩ Trung Úy kia: NĐ Vượng, NVThắng, NTLiêm, NTCương thuộc ĐHYK Sài G̣n.)

 

Nhiều bác sĩ đă viết lại hồi kư rất trung thực.

 

   Tại hậu phương:

*BS.Nguyễn VănTự (ĐHYKH) viết về t́nh h́nh QYV Nguyễn Tri Phương, Huế trong biến cố Tết Mậu Thân đầu năm 1968; “Tại Quân y viện tinh thần phục vụ của các cấp rất cao, b́nh tĩnh, không lo sợ, và tôi nhận thấy không có vấn đề khác biệt trong đối xử giữa “Bạn” và “Thù” khi cấp cứu hay điều trị…” (NVTự ‘Những Ǵ C̣n Nhớ…’ Kỷ Yếu kỷ niệm 50 năm thành lập trường’, YKH hải ngoại 2006.)

*BS.Phạm Viết Tú (QYHD5) viết về t́nh h́nh Tổng Y Viện Duy Tân, Đà Nẵng: “TYV Duy Tân dù chật hẹp cũng phải dành một trại riêng biệt để điều trị tù thương binh CS... đă cứu chữa lính CS ở tại mặt trận sau đó di chuyển về các quân y viện để điều trị tiếp,…được nằm mỗi người một giường và điều trị đúng mức không phân biệt…” (PVTú, Diễn Đàn Cựu SVQY”, 2008.)  

Nơi tiền tuyến:

*BS.Vĩnh Chánh YKH7 viết: “Làm sao kể cho xiết những ngày dài lội bộ trong rừng sâu, trên những sườn đồi trơn trợt, lầm lũi quanh co theo chân các binh sĩ, chia nhau từng điếu thuốc, từng ngụm cà phê pha chung với đế, chuyền nhau từng ca cơm dưới những cơn mưa tưởng không bao giờ dứt.” (Vĩnh Chánh, “Tháng Ngày Tao Loạn”, ykhoahuehaingoai.com)

*Bác Sĩ nhà văn Lê Văn Châu viết:

Dưới quyền chỉ huy của tôi là trung đội Quân Y gồm mười sáu y tá và tám cáng viên.

   -Bác sĩ ơi, em bị thương!

Tôi quay đầu lại. Người binh sĩ ngồi cạnh tôi ban năy nằm ngửa người, một tay ôm cổ. Tôi gỡ tay anh ta ra, một gịng máu nhỏ chảy xuống vai. Vết thương nhẹ. Tôi bảo anh ta nằm yên đó rồi chạy về phía xảy ra tiếng nổ... (Trang Châu, “Y sĩ Tiền Tuyến.”)

 *BS.Hoàng Thế Định YKH2 thuộc Tiểu Đoàn 1 Quân Y, Sư Đoàn 1 Bộ Binh, đă phục vụ 5 năm trong quân đội và 10 năm tù cải tạo viết về trận chiến ở Hạ Lào năm 1971:                                                                                                                                                      

“… Chiến sự http://www.ykhoahuehaingoai.com/BaiMoi12.11/DoanDoiQuanNgu_HTD_files/image005.jpgngày càng khốc liệt… căn cứ Khe Sanh nhận mỗi ngày hàng trăm quả đạn rocket và đại pháo từ phía địch… Phía Sư Đoàn Dù, bác sĩ Trần Đông A bận rộn với pḥng mổ của anh cách chỗ chúng tôi

hai ba ngọn đồi đất đỏ.

Tôi chạy từ hầm nầy qua hầm khác rồi tới lều vải để lựa thương, thương binh nào thấy cần giải phẫu tại chỗ, tôi làm ngay, môt số ngoài khả năng chữa trị tại chỗ cần chuyển về Bệnh Viện Tiểu Khu Quảng Trị hoặc Quân Y Viện Nguyễn Tri Phương, tùy mức độ bệnh. 

Ở đây, ngoài việc chữa cho lính ḿnh lại c̣n cứu mạng cho một sĩ quan Việt Cọng; y bị mảnh đạn ghim vào phổi phải mặt tím ngắc do thở không được, tôi đă giải phẫu làm phổi giả cứu sống anh ta (xem bài viết của cùng tác giả: “Quăng Đời Y Và Nghiệp” trang 116 trong Đặc San Gia Đ́nh ATBĐ Seattle-Washington State 2011.) 

Những lần hành quân phối hợp Việt-Mỹ sau đó, toán Quân Y chúng tôi được nhập vào bệnh viện dă chiến 18th Surgery Hospital của Mỹ đóng tại Ái Tử thuộc tỉnh Quảng Trị. Các bác sĩ Mỹ và tôi có giao ước là họ lo cho thương bệnh binh Mỹ và tôi lo cho lính VNCH, nhưng khi mổ th́ nếu là bệnh binh Mỹ, bác sĩ Mỹ mổ chính và tôi phụ họ và ngược lại. (“Quăng Đời Y Và Nghiệp”  Florida 1/2011.)

 

Các bút kư trên ghi lại h́nh ảnh người y sĩ trong quân đội làm đúng thiên chức và trách nhiệm người thầy thuốc “lương y như từ mẫu” đối với tất cả mọi đối tượng thương bệnh. Dầu vậy tất cả sau này đều đi tù cải tạo, nhiều kẻ chết trong tù. BS.Phạm Viết Tú kể lại chuyện học tập trong trại cải tạo: “…người cán bộ nhắc tôi: ‘tội của anh to lớn lắm, anh chữa trị cho các thương binh ‘ngụy’ để chúng quay lại chống phá nhân dân’.(PVTú.)

Song trên hết qua các câu chuyện kể trên chúng ta thấy h́nh ảnh của người lính Cọng Ḥa đầy t́nh người, tính người, anh dũng cầm súng bảo vệ mảnh đất tự do, bảo vệ đồng bào sinh sống trên mảnh đất tự do ấy.

Chinh chiến đă đi qua ... Những h́nh ảnh người Lính Việt Nam Cộng Ḥa c̣n măi với thời gian…

alt     alt

Các bác sĩ thân mến của trường ĐHYK Huế. Các bạn đă cùng các bạn ở ĐHYK Sài G̣n viết kể lại hoàn cảnh đất nước, vẽ lại h́nh ảnh cuộc chiến khốc liệt và hoạt động của người y sĩ quân y trong thiên chức người thầy thuốc thời chiến.

Tôi cũng có vinh hạnh phục vụ trong ngành quân y Quân Lực VNCH song trong những năm đất nước thanh b́nh nhất. Ở miền Nam Việt Nam những năm từ 1954 đến 1963 được kể là an lạc, trong đó các năm từ 1956 đến 1960 là thanh b́nh tuyệt đối và thịnh vượng. Tôi đă ở trong quân ngũ từ 1957 đến năm 1959.

Nhà văn Chu Tất Tiến cũng có nhận định: Tôi nhớ những năm 54-63, chị tôi làm công chức, anh tôi từ Thiếu Úy lên Trung Úy, đóng ở Long Xuyên, mẹ tôi đi buôn bán nhỏ, mà gia đ́nh chúng tôi sống thoải mái, đầy đủ tiện nghi, không bao giờ nghe phàn nàn về vật giá, muốn ăn phở, uống bia th́ ra tiệm lúc nào cũng được. Ngoài ra, mẹ tôi c̣n để dành được khá nhiều, tiền anh tôi gửi về th́ cất để dành đám cưới cho anh. Đó là những ngày huy hoàng nhất cho miền Nam, kể cả hơn một triệu người Bắc di cư đă dần dần có cơ ngơi đầy đủ như ở quê nhà.” (Chu Tất Tiến, 26/10/2013.)

Thời b́nh thế nào th́ như tôi đă kể, thời chiến ra sao th́ như các bạn đă sống và đă thuật lại, nhờ đó tôi biết.

Dù thời nào nói chung ta có thể trích ra 3 h́nh ảnh tổng hợp mọi ư nghĩa.

 **H́nh số 1 là h́nh ‘người lính mua báo đọc’. H́nh này nói lên khát vọng tựhttp://4.bp.blogspot.com/-0ij5YHoviUA/UjbGtDNBDZI/AAAAAAAAHac/V2fjnfx_7wY/s640/nguoi-linh-vnch.jpgdo t́m hiểu sự thực của nhân dân. Người lính VNCH đang đi hành quân song vẫn bỏ tiền túi dừng lại mua báo cùng đọc tin tức và nghị luận. H́nh bên cho thấy họ đang đọc trang đầu quan trọng nhất của các tờ nhật báo “Độc Lập” và “Trắng Đen” là những tờ báo

bán chạy trong số hơn 40 tờ bào hàng ngày. Những nhật báo lâu đời nhất là Thần Chung, Sài G̣n Mới, Tiếng Chuông… và rồi Tiếng Dội, Tin Điển, Tia Sáng, Tự Do, Ngôn Luận, Dân Quyền,

Chánh Đạo, Chính Luận, Độc

Lập, Trắng Đen, Thời Luận, Xây Dựng, Lẽ Sống, Sống, Sóng Thần, Lửa Việt, Ánh Sáng v.v…Hồi đó miền Nam có tự do báo chí. Báo chí là của tư nhân, muôn màu muôn vẻ, tự do cạnh tranh giành độc giả. Chính phủ không ra báo.

 

**H́nh số 2: ‘Vợ lính dắt con thăm chồng ở chiến hào’ nói lên t́nh người.

http://i52.tinypic.com/2ecqmon.jpgNgười chiến binh ngoài mặt trận vẫn luôn nhớ đến gia đ́nh ở nhà. Đây không phải bức ành người vợ một ḿnh đi thăm chồng, mà là cả một gia đ́nh đoàn tụ. Người chồng nhớ vợ, nhớ con đă nhắn về và người vợ đă tay dắt, tay ẳm con thơ lặn lội đi thăm viếng.

Trên ảnh ta thấy trong chiến hào h́nh chữ ‘L’ người chồng, một xạ thủ đại liên vừa canh chừng súng, vừa quay nghiêng đầu chuyện tṛ với vợ con. Trời nắng gắt người vợ tay trái cầm nón che nắng cho con nhỏ, khoảng năm sáu tháng tuổi, ẳm trên tay phải luồn qua nách. Đứa nhỏ đội mũ trắng nhọn chóp, úp mặt vào ngực mẹ, lưng quay về phía cây súng, hai tay quàng mẹ . Đứa chị độ năm sáu tuổi, mắt nheo v́ chói nắng, đứng sát bên tay trái mẹ, vịn tay vào hào. Quanh chiến hào ngổn ngang mũ sắt, bốt, bi đông, ba lô…một quả lựu đạn nằm lăn lóc kề cây súng máy. Ba mẹ con muốn xuống được hào này đào sâu gần ngang vai chắc phải do người chồng đỡ hoặc bồng xuống. T́nh thương vô bờ bến. Bức tranh gia đ́nh thật cảm động. (21 Mar 1973, Saigon, South Vietnam — Visit with Daddy…A South Vietnamese soldier is visited by his wife and children March 21 while he is on guard duty in trench along Highway 13, some 20 miles north of Saigon. — Image by © Bettmann/CORBIS – Chỉ có ở Việt Nam – Vợ tay bồng tay dắt con thơ thăm chồng đầu tuyến. Đại liên M 60 đạn đă lên ṇng, lựu đạn M 67 để sẵn. Đây là một trong những h́nh ảnh bi tráng của người lính miền Nam vô danh. Cầm súng v́ muốn thở tự do….)

 Cấp trên ưu ái với chiến binh cùng gia đ́nh đă cho phép cũng như tạo điều kiện cho sự thăm viếng này. H́nh ảnh quá đặc biệt về t́nh người.

 

alt**H́nh số 3: ‘Một binh sĩ d́u một người đàn bà bị thương’ nói lên nhiệm vụ bảo vệ nhân dân, giúp đỡ người dân. Trên h́nh cho thấy người đàn bà bị thương ở đầu gối chân phải, quàng tay phải qua vai người lính chiến để được d́u lết đi. Người lính có dáng điệu rất quan tâm giúp đỡ.

 

BS.Lê Văn Châu kể lại: “Tiểu đoàn đóng ở Hoài Sơn được năm hôm. Ở giai đoạn b́nh định này, công tác duy nhất của các tiểu đoàn Dù là làm dân sự vụ. Các trạm cứu thương khám bệnh, phát thuốc, chích ngừa, băng bó thương tích, gắp mảnh bom đạn cho đồng bào…” (Trang Châu “Y Sĩ Tiền Tuyến.”)

Người chiến binh VNCH luôn giúp đỡ, bảo vệ nhân dân do đó người dân mỗi khi có sự cố luôn chạy về phía họ để được che chở. Sự tin tưởng tuyệt đối này là cả một quá tŕnh. Có mặt các anh lính Quốc Gia người dân cảm thấy đang ở nơi có t́nh người, an toàn, được thương yêu, được săn sóc, thoát mọi nỗi sợ hăi to lớn có thật.

Người lính Quốc Gia ư thức cao sứ mệnh thiêng liêng bảo vệ đồng bào và mảnh đất tự do c̣n lại của đất nước.

 

Tinh Quan Dan    xuanloc_battle132    http://4.bp.blogspot.com/-YyGSzLrYyVE/UDHYI3-512I/AAAAAAAAAtw/hu4IlFF2miI/s1600/412-FS1.jpg

 

Trong quân đội và ngoài xă hội h́nh ảnh lúc thời b́nh khác lúc thời chiến. Tôi muốn ghi lại một ít h́nh ảnh trong thời thanh b́nh thịnh vượng, trong quân đội và ngoài đời tinh thần và cuộc sống ra sao để đối chiếu và chia sẻ với các bạn. Đó là những câu chuyện và h́nh ảnh trong bài viết “Ngày Vui Đời Quân Ngũ” các bạn vừa đọc mà cũng là được viết để thân tặng các bạn.

Các câu chuyện kể trong “Ngày Vui Đời Quân Ngũ” (thời b́nh) cùng các h́nh ảnh (thời chiến) tiêu biểu trên cho thấy:

-Nếu miền Nam được sống trong cảnh thanh b́nh an lạc của những năm thuộc nửa sau của thập kỷ 1950, chẳng bị quấy rầy, phá bĩnh,

-th́ với truyền thống đạo đức cổ truyền tốt đẹp của dân tộc được giữ ǵn và phát huy,

-cọng với khát vọng tự do t́m hiểu được đáp ứng đầy đủ trong một xă hội có dân chủ,

-sự thịnh vượng theo thời gian sẽ không biết đâu mà kể.

-Nước nhà có độc lập, nhân dân có tự do, trăm họ có hạnh phúc là điều có thật.

 

Mỗi độ trăng tṛn sống xa quê hương, ngắm trăng lại nhớ đến sáng trăng ở quê nhà:

                  

                        “Cử đầu vọng minh nguyệt. Đê đầu tư cố hương

 

(Lư Bạch.) Ngẩng đầu nh́n trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương.

Ngẩng đầu nhớ những ngày vui đời quân ngũ, những ngày thanh b́nh an lạc của đất nước miền Nam. Cúi đầu nhớ những người lính Cọng Ḥa mọi binh chủng: Bộ binh, Dù, Biệt Động, Quân Y...được nhân dân tin cậy, đă không c̣n đó để bảo vệ dân, những người lính anh dũng đă chấp nhận ngă quị chỉ v́ chiến tranh huynh đệ tương tàn.

 

http://vnafmamn.com/VIETNAM%20WAR/ARVN_portrait23.jpg  http://i49.tinypic.com/ilhs11.jpg  http://i47.tinypic.com/2lkpowh.jpg  Posted Image

Săn sóc tù binh tại chiến trường         Săn sóc người già cả        Cho em bé uống nước          Giúp đỡ nhân dân

 

Lại hồi tưởng chuyện xưa vết xe cũ:

 Triệu Việt Vương (chữ Hán: 趙越王; ?-571), tên thật là Triệu Quang Phục (趙光復), là vua Việt Nam cai trị từ năm 548 đến năm 571. Ông có công kế tục Lư Nam Đế (Lư Bí) đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân.

 Lư Phật Tử, cháu Lư Nam Đế năm 571 bội ước, tấn công bất ngờ cướp ngôi. Triệu Việt Vương thua trận tự tử ở cửa sông Đáy, kết thúc triều đại họ Triệu (tương tự truyện Trọng Thủy, Mị Châu.)

Lư Phật Tử cướp được giang sơn tự xưng là Hậu Lư Nam Đế.

Năm 602 nhà Tùy dùng áp lực quân sự, Lư Phật Tử phải đầu hàng, dâng nước…Tàu trở lại đô hộ ta.

Măi đến mấy trăm năm sau, năm 939 Ngô Quyền mới đánh đuổi được quân phương bắc, giành lại non sông, độc lập cho nước nhà. Nhưng «Phước bất trùng lai» chắc ǵ lại có được một Ngô Quyền nữa cho dân tộc !

 

Mỗi lần Tết đến Xuân về ḷng bùi ngùi, thương nhớ luyến tiếc.

        

                            “Nước Nam trời định vua Nam ở

                            Lời thần c̣n đó vẳng bên tai (*)

                            Dân Nam nước cũ giờ đâu cả?

                            Nước vẫn vô t́nh nước chảy xuôi.”

 

 (*) Lư Thường Kiệt: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.”

 

16. Phần Phụ Lục

 

   Bước Tới Đèo Ngang

Trên dăy Trường Sơn núi non trùng trùng điệp điệp hoang vu, vùng cao nguyên hướng Tây c̣n thấy bóng người thấp thoáng. Ở ngoài động Bản Mê một ngày đầu xuân tiết trời mát mẻ, gió thổi nhẹ, cỏ cây xanh tươi nghiêng ḿnh lướt theo chiều gió. Chim ríu rít ca hót trên cành. Trên một tảng đá phẳng rộng hai hán tử đang ngồi đối mặt nhau, bốn bàn tay cùng ch́a thẳng ra trước chạm vào nhau dính chặt. Một người ngồi ở vị trí Nam, y phục c̣n tươm tất, chắc là chủ nhà. Người kia ngồi ở vị trí Bắc, hướng mặt về Nam, y phục lấm vết bụi đường, chắc là khách từ phương xa đến thách đấu. Hai cao thủ vơ lâm đang giao đấu nội lực đến giai đoạn quyết liệt. Họ đă ngồi đó gần nửa buổi.

 

Trước đó hai cao thủ đă trao đổi trên hai ngàn chiêu không phân thắng bại. Chủ nhà quyền cước vững chắc, thẳng thắn, nội lực sung măn, khách th́ chiêu thức ma quái, trí trá khôn lường, quấy phá chờ cơ hội.

 

Thêm một giờ trôi qua. Trên đỉnh đầu hán tử chủ nhà bốc lên một làn khí trắng như sương, mặt có phần biến đổi, mồ hôi tháo ra ướt đẫm cả bộ vơ phục. Bên kia, trên đỉnh đầu hán tử khách cũng xuất hiện một làn khí trắng, mồ hôi đượm trên vầng trán, thần sắc trầm trọng khác thường. Hai người đấu nội lực đă tới hồi quyết liệt, một mất một c̣n chẳng ai chịu nhường cho ai, dù có bên nào nhường nhịn cho bên nào cũng chẳng xong, bởi nếu thu ngọn chưởng trước đối thủ sẽ bị luồng ḱnh lực bên kia kích tới, trúng ngay tâm huyệt ngă ra tức khắc. Nạn nhân sẽ chết liền tại trận hoặc bị hoàn toàn phế mất vơ công. Do vậy song phương phải tận lực đấu nhau cho đến lúc có một kẻ ngă quị, trừ phi có một người thứ ba vơ công cao hơn xen vào tách họ ra để hóa giải.

 

Nhưng không phải hai đại hán kia là những người duy nhất có mặt trong đấu trường. Ngồi sau lưng đại hán áo vàng chủ nhà, là một lăo nhân trạc 60, da trắng, tóc bạc trắng, cằm để một cḥm râu dê (không để ria mép) và trang phục màu sắc, chiếc mũ chóp cao sọc đỏ trắng. Ông ngồi ung dung, bàn tay phải ấn vào lưng đệ tử truyền nội lực.

Sau lưng đại hán áo đỏ ngồi ở vị trí bắc có những hai người ngồi cạnh nhau, một người hữu chưởng ấn vào lưng, người kia tả chưởng đặt vào dưới bờ vai của đại hán, cũng để truyền nội lực. Người ngồi mé tả, ư chừng là sư phụ, mặt mập vuông vức, trán lướt, mày râu nhẵn nhụi, ở cằm trái, dưới bờ môi có một nốt ruồi lớn bằng hạt đậu. Người kia ư chừng sư bá, trán ngắn, tóc dày mày rậm, không để râu cằm nhưng hàm ria cá chốt (dưới mũi) rậm rạp dày cộm kéo dài quá  mép. Hai người này y phục phẳng phiu, không hoa ḥe.

 

Trận tỷ đấu nội lực này có tầm cỡ rất quan trọng, không những cho vận mệnh hai đại hán mà cho cả thanh danh và quyền lợi của 2 môn phái giang hồ chính tà mà họ là những đại diện. Thực chất đây là một cuộc đấu trí và đầu lực giữa hai bên sư phụ chưởng môn, dùng sinh mạng các đệ tử làm con cờ. Đại hán chủ nhà hóa giải được tất cả các đợt tấn công thí mạng của địch, không lùi một tấc đất, gây tổn thất nặng nhưng khách là kẻ liều ḿnh. Về lâu về dài phía chủ có thế thượng phong. Hiện tại mỗi bên đều hao tổn nặng nhất là phía khách đến.

 

Đang lúc trai c̣ níu nhau c̣ cưa, người đệ tử có sư phụ cằm râu dê, đột nhiên cảm thấy bàn tay sư phụ không c̣n đặt trên lưng ḿnh. Sư phụ đă buông tay rời khỏi lưng đệ tử, lắc ḿnh trong nháy mắt biến mất dạng khỏi đấu trường.

Đại hán chủ nhà chỉ kịp kêu lên thất thanh một tiếng rồi ngă quay, co rúm, đờ đẫn, thoi thóp thở, máu tươi búng ra khỏi miệng. Nội lực ba người phía khách tràn qua như nước vỡ bờ, như sóng thần ập đến không vật ǵ cản trở.

 

Trời đất bỗng tối sầm âm u, mây đen kéo đến, chớp lóe sáng liên hồi, sấm vang rền, gió gào rít ghê rợn. Cảnh vật tợ âm ti. Nhưng được một chốc sấm chớp thưa dần, mây lùi xa, gió ngừng gào thét, ánh dương quang trở lại. Lại thấy nhiều toán đông mai phục đâu dưới chân núi kéo lên hung hổ đón đường ḥ hét vây bắt… Lại thấy nhiều đoàn người khác, trẻ có già có gồng gánh bế xách chạy tán loạn. Lại thấy biển đông sóng tới tấp lật sấp thuyền bè. Lại thấy những toán người c̣ng tay bước thấp bước cao thiểu năo.

Tôi cũng bương bả theo đám người chạy loạn.

Song quái lạ, tôi không hề buốn ngủ mà hai mí mắt cứ trĩu xuống cố nhướng lên nhưng khó khăn, phải lấy tay vạch mí. Buông tay th́ mí mắt lại trĩu xuống. Tôi cố sức mở mắt để thấy đường mà chạy với người ta, rán sức nhướng cao cả chân mày và trán th́ hai mắt hé ra được một chút để rồi lại sụp xuống. Vật lộn mỏi mệt, tức bực và bất lực với hai mí mắt một hồi, tôi bỗng nhiên giật ḿnh, hai mắt đột nhiên thoát khỏi sự kiềm chế vô h́nh, bung mở to thao láo nh́n vào bóng đêm.

 

Th́ ra tôi đă nằm mơ, giấc mơ kéo dài cho đến khi tôi giựt ḿnh choàng tỉnh dậy để nhẹ nhơm thấy đôi mắt của ḿnh không việc ǵ, nhắm mở b́nh thường, tất cả chỉ là giấc mộng. Mà sao giấc mộng lạ kỳ! Tự nhiên nằm mơ thấy cao thủ giang hồ tỉ đấu nội lực. Hay là đọc truyện chưởng rồi nhập tâm.

 

Như là những cuộc đấu nội lực sau:

Chu Cáp Thần Công:  Đoàn Dự mặt đỏ như lửa (Chu cáp Thần công) khắp người bao phủ một làn bạch khí tựa hồ nồi nước sôi mở vung ra.  Du Thản Chi (Băng tầm dị công) cũng khắp ḿnh từ trên xuống duới hơi nước bốc ra đóng lại thành một lớp băng mỏng… Hiện trạng này đă thành một cảnh rất kỳ quan…  Đường lối vơ công của hai người tỉ đấu nội lực vừa đúng ngang sức nhau, khó ḷng phân được cao thấp.  Hai người bốn bàn tay dính chặt vào nhau…”(Kim Dung “Thiên Long Bát Bộ”.)

 

Cửu Dương Thần Công: Vô Kỵ đấu nội lực với ba vị sư chùa Thiếu Lâm: trên đầu ba nhà sư lờ mờ thấy hiện lên một làn hơi, biết là trên trán và đỉnh đầu mồ hôi bị nội lực hâm nóng thành hơi bốc lên, đủ biết ba người đă đến cảnh giới đấu bằng nội lực. Trên đầu Trương Vô Kỵ cũng có thủy khí hiện ra, nhưng thẳng tắp một sợi như cây bút, vừa nhỏ vừa dài tụ mà không tán, rơ ràng nội lực của hắn cao siêu hơn cả ba nhà sư, nhưng hắn lấy một địch ba, nên dần dần vẫn rơi vào thế hạ phong” (Kim Dung “Cô gái Đồ Long”.)

 

Giấc mơ tôi thấy người ta tỷ đấu nội lực th́ chẳng có ǵ là lạ, nhưng tại sao ông thầy râu dê giữa chừng lại ngang nhiên bỏ rơi đệ tử lúc cuộc chiến đến hồi quyết định khiến người ḿnh bảo trợ chết là cái chắc. Đúng là điều lạ, chưa từng thấy trong vơ lâm. Tôi suy nghĩ măi không ra nhẽ đành phải cho là mộng mị đầu ngô ḿnh sở, chẳng đâu vào đâu. Chắc cũng như mọi giấc mộng dù hung dù kiết, chỉ ít hôm người ta bắt đầu quên dần.

 

                                                        ***

 

Rồi th́ cũng hết đêm dài. Sáng hôm sau, tại trường ông Tổng thư kư tŕnh tôi một công điện từ Sài G̣n, cơ quan AMA (American Medical Association) gởi ra cho tôi. Công điện thông báo là hai ông bà Daniel D. Swinney vừa ở Hoa Thịnh Đốn qua sẽ ra thăm Huế và trường ĐHYK đầu tuần sau trong ba hôm. Hôm nay đă là ngày thứ năm.

Ông D. Swinney làm việc tại bộ Y Tế - Giáo Dục tại thủ đô Washington, D.C., Hoa Kỳ. Ông là người chủ quản cố vấn chương tŕnh du học của tôi tại Mỹ mấy năm trước. Tôi rất vui mừng về cuộc viếng thăm này v́ 2 lẽ. Thứ nhất là được gặp lại ông và đón tiếp ông tại Huế trong tư cách người lănh đạo Trường mà hồi đó ở Mỹ ông cũng không ngờ tới. Thứ hai là tiếp tục tranh thủ vững chắc sự giúp đỡ của cơ quan AMA cho trường ĐHYK Huế.  AMA đang hỗ trợ ĐHYK Sài G̣n, từ lâu. Tôi mong thuyết phục được họ mở rộng chương tŕnh hỗ trợ ra ĐHYK Huế. Bác sĩ Norman Hoover và Tiến sĩ Ira Singer của AMA tại Sài G̣n đă ra Huế mấy lần trong năm qua, ngỏ ư tán thành điều này và đang tiến hành mọi thủ tục hành chánh. Trong dự tính của AMA, không cần thiết thiết lập một chương tŕnh mới, chỉ đơn giản chuyển một phần viện trợ ĐHYK Sài G̣n cho ĐHYK Huế. Hiện tại ban giảng huấn của Trường Huế chỉ có 2 người là BS. Tôn Thất Chiểu và BS. Nguyễn Thị Tinh Châu đang học tại Hoa Kỳ. Trong tương lai sẽ có được rất nhiều và nhiều sự giúp đỡ khác mỗi khi sự hỗ trợ của AMA cho ĐHYK Huế được chính thức hóa.

Tuy vậy, điều quan trọng nhất là sự hiện diện tại Huế của AMA dù chỉ là một cơ quan giáo dục đem lại niềm tin, t́nh h́nh chiến sự được đánh giá tiếp tục ổn định, sáng sủa.

 

Tuần lễ nhẹ nhàng trôi qua. Sáng thứ hai đầu tuần tôi vui vẻ đến Trường th́ đă có công điện từ AMA Sài G̣n đánh ra từ tối chủ nhật cho biết ông bà D. Swinney đến phút chót không thể ra Huế lư do t́nh h́nh an ninh tại địa phương.

Tôi chưng hửng, ngạc nhiên và lo ngại.

Ở Huế bây giờ đang vừa ra Tết, Tết Ất Măo 1975. Huế ăn Tết tưng bừng nhộn nhịp hơn mọi năm, t́nh h́nh an ninh trong thị xă rất tốt. Quân khu 1 không có sự đe dọa trực tiếp nào trước mắt. Nhưng v́ sao chuyến viếng thăm Huế của ông D. Swinney lại bị hủy bỏ!

Tôi linh cảm một điều ǵ to lớn sắp xảy ra nhưng không hề nghĩ là một đại họa. Đột nhiên tôi nhớ lại giấc mơ tuần trước, giấc mơ về cuộc tỷ đấu nội lực giữa hai cao thủ vơ lâm có sự tiếp sức của các sư phụ, sư bá mỗi bên. Tôi vẫn chưa nghĩ đến sự liên hệ nào rơ ràng.

Từ trước đến nay tôi rất tin tưởng vào sức chiến đấu hiệu quả của quân nhân VNCH. Ở Quân đoàn 1 các trận đánh tái chiếm Huế hồi Tết Mậu Thân năm 1968 và nhất là tái chiếm cổ thành Quảng Trị vào mùa hè đỏ lửa năm 1972 cho thấy người binh sĩ quốc gia can đảm và thiện chiến, đủ sức đương đầu mọi thử thách trong nhiệm vụ bảo vệ dân, bảo vệ phần đất tự do c̣n lại.

Tập tin:Nụ cười chiến thắng, thành cổ Quảng Trị.jpg       http://tqlcvn.org/images/dungco-72-black.jpg       http://tqlcvn.org/images/dungco%20cothanh%20TD3.gif

"Nụ cười bên thành cổ Quảng Trị"     TĐ3 và TĐ6 TQLC đă vào được cổ thành và cùng cắm     Tiểu đoàn 6 TQLC tái chiếm

 (bộ đội), tác giả Đoàn Công Tính       cờ Vàng 3 sọc đỏ lên tường thành ngày 15-9-1972       cổ thành. Mùa hè đỏ lửa 1972

 

Đọc các phóng sự, hồi kư chiến tranh được viết trong thời đó cũng như nhiều năm sau này kể lại như là  sự dũng cảm của quân đội,  sự tuẫn tiết của nhiều binh sĩ và tướng lănh Quân lực VNCH trong ngày 30/4/1975 và những ngày kế cận, tôi lại càng củng cố niềm tin vào tinh thần và chính nghĩa quốc gia.

 

Không t́m kiếm đâu xa, tinh thần ấy, chính nghĩa ấycây nhà lá vườn” những thí dụ có thể thấy ở ngành Quân Y VNCH.

Tại trường ĐHYK Huế các bác sĩ YK1 ra trường năm 1967 cho đến YK8 ra trường năm 1974 đều được trưng tập vào ngành quân y Quân lực VNCH với cấp bậc Y sĩ Trung úy (trưng tập) khóa 10 đến khóa 17. Sau nữa th́ chiến tranh chấm dứt.

Nếu tính đổ đồng mỗi năm ở ĐHYK Huế bác sĩ ra trường 40 người th́ trong 8 khóa số bác sĩ được trưng tập là 40x8=320. Trường ĐHYK Sài G̣n có đủ 17 khóa Y sĩ trưng tập và số bác sĩ ra trường mỗi năm, không tính bác sĩ nữ cũng phải xấp đôi, xấp ba Huế.

Các bác sĩ quân y hiện diện trong mọi binh chủng Quân lực VNCH.

 

*BS. Tôn Thất Sang YK3 Huế, Y sĩ Đại úy, Y sĩ trưởng Liên đoàn Công binh chiến đấu đóng tại Đà Nẵng viết:

Sau khi ra trường, chúng tôi mỗi người nằm mỗi tiểu đoàn khác nhau, cuốn hút vào những trận đánh ác liệt khắp mọi miền. Hiểm nguy không từ bỏ một ai…”

Thời gian Quân Y sĩ đi theo tiểu đoàn, có thể nói TQLC là nguy hiểm nhất, anh em hy sinh rất nhiều. Bạn Đổ Mỹ Ánh (Y Saigon) - Y Sĩ Thủy Quân Lục Chiến - bị hư một mắt trong khi đụng trận…” (Tôn Thất Sang “Y Sĩ Trưng Tập” Diễn Đàn cựu sinh viên quân y 2010.)

 

*BS. Vơ Văn Phác YK7 Huế th́ viết:

Ra trường tôi chọn binh chủng Biệt Động Quân với cấp bậc Y sĩ Trung úy Biệt Động Quân, đóng tại căn cứ Biệt Động Quân Long B́nh, Sài G̣n.

Tôi tham dự nhiều trận đánh lịch sử và hành quân từ miền Nam đến miền Trung nhất là Phú Mỹ, B́nh Định, Kon Tum, và cuối cùng là Pleiku để chứng kiến cảnh di tản của Pleiku khi nơi nầy bị di tản chiến thuật” (Vơ Văn Phác “Kỷ Yếu YK Huế” 2009.)

Song thái độ và tinh thần của các quân y sĩ là điều quan trọng nhất.

 

*BS. Vĩnh Chánh YK7 Huế, Y sĩ Trung úy binh chủng Nhảy Dù kể lại:

Đa số được động viên vào quân y với các binh chủng khác nhau như: Bộ Binh, Thủy Quân Lục chiến, Biệt Động Quân, Nhảy Dù…Mang lon Trung úy Quân Y thời đó cũng “oách” lắm chứ”…” (VC “Y Khoa Huế Khóa 7”, Kỷ Yếu YK Huế 2009.)

 

* Bác sĩ Nguyễn Văn Quư tốt nghiệp đại học y khoa Sài G̣n năm 1967. V́ là con một nên có điều kiện hoăn dịch, nhưng ông đă t́nh nguyện nhập ngũ… và xin đổi về làm y sĩ giải phẫu tại An Lộc...Trong suốt 86 ngày An Lộc (1972), bom đạn đă tránh ông nhiều lần kể cả một lần pháo kích ban đêm ngay tại giường ngủ đúng lúc ông đi ngủ lang chỗ khác. C̣n đạn pháo kích rơi chung quanh là chuyện rất thường.(BS NVQ “Nhật Kư An Lộc” 470 trang. Văn Nghệ.)

 

* TẾT BỒ MƯNG
Hồi kư của Y sĩ Thiếu Tá NGUYỄN GIA THỌ (Bồ Mưng là tên của một làng nhỏ, nằm trên quốc lộ Một, phía Nam sông Cẩm Lệ, Quảng Nam.) “Tôi (Y sĩ Trung úy) phấn chấn đội nón sắt, mặc áo giáp, đeo khẩu Colt vào bụng, đeo băng hồng thập tự vào cánh tay trái, tay phải xách M16, tay trái cầm đèn bấm, ra ban quân y… Tôi cảm thấy ḷng đầy nhiệt huyết, nghĩ rằng đây là lần đầu tiên được phục vụ đúng mức cho quê hương, tổ quốc, cho nên hăng hái, xăng xái, chỉ nghĩ đến đơn vị và nhân viên thuộc quyền, quên cả đó là ngày ba mươi tháng chạp năm Đinh Mùi, và giờ ấy vợ con ở Saigon đang sửa soạn đón mừng bước sang năm mới Mậu Thân.

 

* BS. Lê Văn Châu (nhà văn Trang Châu,) phục vụ tại Tiểu Đoàn Quân Y Sư Đoàn Nhảy Dù, tiếc rẻ. “…Tôi vẫn ước ao lần thử lửa đầu tiên của tôi phải là một trận đánh lớn và là một chiến thắng lớn.

Và: “Buổi chiều tṛ chuyện với ông tiểu đoàn phó, vị sĩ quan mà tôi có nhiều cảm t́nh. Tôi hỏi ông có bao giờ cảm thấy sự hy sinh của ḿnh vô ích không? Ông trả lời nếu chiến đấu để bảo vệ một số người th́ thật vô ích, nhưng để bảo vệ Miền Nam th́ ông sẵn sàng hy sinh khi nào chiến tranh vẫn c̣n” (Trang Châu “Y sĩ tiền tuyến” Tập truyện 204 trang Đường Sáng 1970.)

 

Với tinh thần chiến đấu cao, không nề nguy hiểm, thương vong ắt xẩy đến:

*BS. Lê Ánh biệt hiệu Lê Phú Thọ kể lại: Một số bác sĩ quân y vừa bổ sung vào binh đoàn tác chiến, sau một thời gian ngắn đă có một vài người hy sinh tại vài mặt trận.

…Tin anh bác sĩ Nguyễn Văn Nhứt tử trận tại Đồng Xoài (1965) gây xôn xao, bàng hoàng dư luận tại trường Đại Học Y Khoa Sài G̣n. Bác sĩ Nhứt là một sinh viên nội trú các bệnh viện Sài G̣n Chợ Lớn trước khi anh tốt nghiệp bác sĩ y khoa. Trường Y khoa đào tạo nội trú bệnh viện để chuẩn bị nhân viên giảng huấn cho các bệnh viện và trường Y khoa Đại học… khoảnh khắc trong một hành động vọt chạy cấp cứu, anh lănh trọn một tràng đạn đại liên xuyên qua nón sắt…

Nhớ lại năm xưa, Đoàn Mạnh Hoạch đă kiêu hùng lao ḿnh ra khỏi nơi an toàn của chiến xa, chạy hướng về người thương binh đang kêu cứu, để rồi cùng gục ngă với anh em chiến sĩ dưới cơn mưa đạn của trận chiến đang hồi ác liệt.

Một Đỗ Vinh, người y sĩ trong binh chủng Nhảy Dù, với biệt danh “Thiên Thần Mũ Đỏ” đă thực sự thành thiên thần găy cánh để không bao giờ c̣n bay xuống trần thế để làm nhiệm vụ cứu nhân độ thế! 

Rồi đến Lê Hữu Sanh, người sinh viên nội trú ủy nhiệm một thời của Trung Tâm Bài Lao Bệnh viện Hồng Bàng, cũng đi vào lịch sử trong một cuộc đụng độ với địch vô cùng dữ dội…”.

 

Qua các bài viết của các bác sĩ Quân y hai trường YK Sài G̣n và Huế tôi ư thức sự khốc liệt của chiến tranh là thế nào. Tôi biểu dương sự can trường, ḷng yêu nước, yêu đồng bào của các quân y sĩ và tin tưởng quân đội quốc gia cuối cùng tất chiến thắng. Mọi việc tưởng như suôn sẻ, ấy vậy mà nào ai học được chữ “ngờ.”

 

Thứ hai đầu tuần rồi một hai hôm trôi qua yên tĩnh, tôi đang c̣n bám chút hi vọng ông D. Swinney sẽ có thể ra Huế mỗi khi t́nh h́nh an ninh được đánh giá lại không có ǵ phải e ngại. Th́ bỗng nghe nói chiến sự đang bùng nổ mạnh ở Tây Nguyên. Qua giữa tuần sau lại nghe tin quân đội quốc gia di tản chiến lược, rút khỏi Tây Nguyên.

Rồi th́ các biến chuyển bất lợi tiếp tục kéo đến thật nhanh chóng. Những t́nh huống và chi tiết trong giấc mộng xẩy ra cách hai tuần trước lại lăng văng hiện ra trước mắt tôi và lần này tôi hầu như có một ư niệm lơ mơ về gốc nguồn sự đổ vỡ bất ngờ.

Nhưng giấc mộng hé cho biết để làm ǵ! Tất cả đă là quá muộn…

Giữa tháng ba Huế di tản. Cuối tháng ba Đà Nẵng bỏ ngơ…để rồi tất cả như những quân cờ domino kéo nhau sụp đổ.

                                                      *

                                                    *   *

Sau ngày 30-4-1975 theo chánh sách của nhà cầm quyền mới, thành phần “ngụy” kẻ vượt biên bỏ trốn, người ở lại cho đi kinh tế mới, cho đi học tập cải tạo… Các câu chuyện này th́ được kể lại vô số.

Các đối tượng được gọi đi học tập lúc vào trại là những người thể chất rất mạnh khỏe ấy vậy mà chết trong trại cũng nhiều dù chỉ nói là đi học và đă hết chiến tranh. Song cũng có nhiều người học tập tốt được Nhà nước phóng thích sớm, cho trở về với gia đ́nh. Như trường hợp đoàn tụ thật cảm động sau đây của học viên cải tạo Nguyễn Công Vĩnh:

 

Posted Image

“Chàng Siêu tóc đă điểm sương mới về”

(Đoàn Thị  Điểm “Chinh Phụ Ngâm”)

 

       Saigon 1988 - Đón người thân "học tập cải tạo"(!) từ miền Bắc trở về tại ga Sàig̣n

                                                           (Cựu Đại Tá Nguyễn Công Vĩnh - Cựu SVSQ/TVBQGVN/K5)

 

Người về sau 13 năm "học tập cải tạo" tại miền Bắc.
Ngày đi tóc vẫn c̣n xanh, nay về tóc râu đă bạc, hom hem trong bộ quần áo tù màu xám.
Người vợ sau 13 năm gian khổ mỏi ṃn, tóc cũng đă hoa râm, răng cũng rụng dần, nhưng vẫn c̣n chút xuân sắc của một thời mệnh phụ.
Người con, cằn cỗi với tháng năm trong một xă hội phân biệt đối xử, v́ cha anh là tù "cải tạo", nức nở ôm tay cha già, sau anh là người em trai cũng đang lau nước mắt. (nguồn: internet)

 

Nghĩ lại các bác sĩ quân y hai trường ĐHYK Sài G̣n và Huế tất cả đều được đi học tập cải tạo, có một số chết trong trại, song những người c̣n lại rốt cuộc đều được như vậy.

 BS. Tôn Thất Sang YK3 Huế, Y sĩ Đại úy, Y sĩ trưởng Tiểu Đoàn Công Binh Chiến Đấu đóng tại Đà Nẵng cũng ở tù cải tạo 13 năm.

BS. Hoàng Thế Định YK2 Huế , Y sĩ Đại úy, Sư đoàn 1 Bộ binh th́ ở tù cải tạo 10 năm, nhưng thật là đặc biệt. BS. Định kể lại câu chuyện như sau:

 

“Tôi trở về trại tù số 1, nơi giam những sĩ quan cấp bậc từ đại úy đến trung tá. Một thời gian ngắn sau, tất cả tù nhân từ 5 trại tù từ thôn Ái Tử tỉnh Quảng Trị được chuyển đến các trại tù ở B́nh Điền thuộc tỉnh Thừa Thiên do công an Cộng Sản quản lư.

Ở đây, tất cả tù binh chúng tôi bị quản lư chặt chẽ hơn, lao động khổ sai cực nhọc hơn mà khẩu phần ăn uống lại kém hơn lúc bị giam ở trại tù Ái Tử do bộ đội Cộng Sản giam giữ. V́ vậy mà tất cả tù binh trại tù số 4 đă đứng dậy phản đối sự hà khắc của đám cai tù và chúng tôi đă bị công an Cộng Sản trấn áp dă man. Tôi bị gán vào tội lănh đạo nhóm "phản động", nên họ chuyển tôi sang giam ở trại tù số 1 là trại trung ương.

 

Ở đó họ đă tra tấn tôi bằng cách khóa 2 tay ra sau lưng bằng ṿng số 8, rồi cột siết hai cánh tay bằng dây dừa, xong kéo người tôi lên xà ngang đủ để mấy ngón chân vừa chạm đến đất. 5 phút đầu tôi không cảm thấy ǵ lạ, nhưng sau đó, cơn đau như châm chích càng lúc càng mạnh bên trong động mạch hai tay; tôi càng la v́ đau đớn th́ tim đập càng mạnh và nhanh th́ cơn đau càng dữ dội hơn trong mạch máu theo từng nhịp tim đập. Từ hai ṿng giây thắt trở xuống, mồ hôi từ trong da thịt tôi chảy thành ḍng xuống những ngón tay đang tê dại lần lần.

 Tiếng la hét của tôi chắc là lớn lắm, nên một tên công an pḥng kế bên cầm một nùi giẻ gắn vào đầu cán chổi định nhét vào miệng tôi, tôi nghiến chặt răng và ngậm kín môi. Nín lặng được một lúc, tôi lại thét lớn. Những người bị tra tấn kiểu nầy không ai chịu đựng đến 1 giờ. Qua 40 phút trong đau đớn tột cùng, tôi không c̣n chịu đựng được nữa và tôi nhận tội lănh đạo nhóm nổi dậy.  Đến khi chúng cởi trói và mở c̣ng sắt ra, hai tay tôi đă hoàn toàn bị liệt. Chúng tống tôi vào pḥng biệt giam. Pḥng biệt giam là một cái "hộp" làm bằng những tấm ghi sắt lót sân bay ghép lại, 4 mặt  xung quanh cùng nắp và đáy chỉ vỏn vẹn 6 tấc c̣n chiều cao chừng 1 mét, người tù bị phạt giam trong "hộp" đó chỉ có thể ngồi bó gối hoặc đứng khum người mà thôi. Đúng là tôi đă bị tù trong tù. V́ liệt cả hai tay, nên mỗi lần họ mang thức ăn đến, tôi đă phải ăn như loài vật 4 chân

 

 Về sau, khi điều tra ra người cầm đầu cuộc nổi dậy, họ nói với tôi: "Anh có biết khi anh khai là lănh đạo phản loạn là anh lănh án tử h́nh không?". Tôi trả lời là tôi đă khai bất cứ điều ǵ để thoát khỏi cơn đau lúc đó. Bốn tuần sau tay trái của tôi phục hồi dần dần, nhưng tay phải vẫn c̣n liệt trừ khuỷu tay. Chuyện tù là chuyện dài đầy đau buồn và nhục nhă kể hoài không hết. Tính nhẩm số bác sĩ trong các trại tù Ái Tử có đến 9 người mà một anh đă tự vận bằng thuốc ngừa sốt rét CP (trong "Khóc Bạn"); Florida, tháng 1 năm 2011, BS. HTĐịnh.

 

“Tội khinh h́nh trọng”. Trại tù cải tạo do công an quản lư lao động cực nhọc hơn, ăn uống lại kém trại cũ do bộ đội giam giữ, nếu tù nhân đứng dậy phản đối th́ nói cho cùng chỉ là sự việc b́nh thường “đĩ khóc tù van”, tội nhẹ.

Thật vậy phim tài liệu đài CSVN chiếu lại lịch sử 113 năm trại tù Côn đảo được cho là địa ngục trần gian giam giữ các người cọng sản, mô tả:

Các tù nhân đoàn kết, bướng bỉnh phản đối sự đối xử thô bạo của nhân viên canh tù, căi vă, làm reo, đe dọa tuyệt thực, vứt đổ thức ăn, nhiều lần gởi yêu sách lên nhà cầm quyền Pháp đ̣i phóng thích tù nhân và họ cũng được thỏa măn, mỗi đợt trả tự do năm sáu trăm người như vào các năm 1936,7,8 v.v…Họ lại c̣n tổ chức sống như một xă hội nhỏ, vẫn theo lời kể của phim tài liệu, tự cai quản: có phân ban ngành, học tập sinh ngữ, giáo dục lư luận CM, kết nạp đồng chí, làm văn nghệ, diễn kịch, ra báo (Tạp chí Côn đảo…), huyền thoại Côn đảo (LBV “Chuyện những con ṇng nọc giữ đuôi” ykhoahuehaingoai.com).

 

Cách đối xử của VNCH giam giữ tù binh bộ đội CS th́ như sau:

To: ykhoahue@yahoogroups.com, Monday, September 17, 2012 4:52 PM

Các bạn thân ,

Là cựu Y Sĩ QC , Y sĩ trưởng Trại Tù Binh CS và đă có đi công tác tại Trại Tù Binh Phú Quốc (1973), tôi xin xác nhận Chính Phủ VN Cọng Ḥa chúng ta đă đối xử rất nhân đạo với Tù Binh CS.

Về phương diện y tế, chúng tôi đă điều trị đầy đủ thuốc men tại trại cũng như thử nghiệm, X-ray và giải phẫu tại bệnh viện.

Về phương diện ẩm thực th́ lúc nào cũng đầy đủ, ít nhất 2 buổi cơm trưa và chiều đều có canh rau và cá, nếu không có thịt heo hay ḅ. Cơm th́ không bao giờ thiếu.

Tù binh được tự do tập thể dục và nếu khéo tay làm thủ công th́ trại sẽ mua lại nếu muốn bán. Tù binh phần lớn đều mạnh khỏe ...

Thân ái,   Ngô trọng Thọ

          (Chú thích: Bác sĩ Ngô Trọng Thọ Khóa 2 (1962) ĐH YKhoa Huế)

 

Miên man nghĩ đến lối hành xử tương phản của hai bên đối với tù nhân, ”suy một biết mười” ta có thể thấy bản chất con người man trá, hà khắc. Chương tŕnh bài vở học tập cải tạo khó khăn ǵ đến mức phải học 13 năm, thời xưa cũng chỉ “thập niên đăng hỏa”, mười năm đèn sách. (Người lính Quốc gia rất yêu nước, rất có chính nghĩa, không thể buộc tội họ là "ngụy" phải học cải tạo.) Chỉ là tù nhân th́ thời gian giam giữ mới lâu dài như thế.

 

Tôi lại nghĩ đến giấc mơ vừa rồi, muốn hiểu trọn mọi lời nhắn nhủ tất phải nhờ thầy đoán mộng lư giải. Suy nghĩ măi rồi đối chiếu với thực cảnh cũng có thể giúp ích nhiều.

Hai cao thủ cùng gốc nhưng đă phân nhánh. Chuyện này cũng thường xẩy, chẳng hạn phái “khí tông” và phái “kiếm tông” Hoa Sơn (Kim Dung “Tiếu Ngạo Giang Hồ”,) hoặc phái Sunni và phái Shi’ite của Hồi Giáo. Một bên t́m đến bên kia khiêu chiến, đánh nhau măi không xong, rốt cuộc tỷ đấu nội lực để giải quyết ngă ngũ. Điều này cũng tương tự như shoot out đá bóng hoặc tie break quần vợt. Mỗi bên đều có sư phụ ngồi sau tiếp dẫn nội lực. Thực chất là các sư phụ đấu nội lực với nhau, nhờ đệ tử làm vật dẫn truyền.

Hai bên đang giằng co th́ vị sư phụ bên phía chủ nhà đột nhiên bỏ cuộc, rút lui chiến lược. Khó giải thích. Đấu thủ chủ nhà bị sư phụ bỏ rơi ngang xương, nội lực tiêu tán, vơ công phế bỏ, ngă quay bất tỉnh, tha hồ đối phương làm t́nh làm tội.

 

Cao thủ áo đỏ toàn thắng, thống nhất giang hồ, muôn năm trừng trị, kêu mưa gọi gió tùy thích trên đám dân lành được học tập tư tưởng phục tùng, hoàn toàn vô cảm:

Toàn…toàn… “Thương nữ bất tri vong quốc hận. Cách giang do xướng Hậu Đ́nh Hoa

(Đỗ Mục. Ca nhi chẳng biết hờn mất nước. Cách sông hát khúc Hậu Đ́nh Hoa).

Hậu Đ́nh là “sân sau”, Hoa là bông hoa. Bông hoa sân sau. Muốn hiểu “người Hoa sân sau,  công dân thứ hạng cũng được.

 

Tuy vậy sự đời đâu có giản dị. Sư phụ bên thua bỏ đi một nước “hoàng hạc nhất khứ bất phục phản”, nhưng sư phụ bên thắng bàn tay đặt sẵn ở lưng người đệ tử không rút về, vẫn giữ nguyên vị trí khống chế huyệt đạo của nạn nhân. Chưa biết sư phụ có gài thêm kim độc, băng phù… ǵ nữa không, “Ai trong chăn mới biết chăn có rận.”  Chỉ biết điều này giải thích tất cả những diễn biến và hành xử của người đệ tử về sau.

 

Bàn tay sư phụ, một lông lá đột ngột buông rời tung bay như chim hoàng hạc, một nhẵn nhụi kiên tŕ bám chặt như đỉa đeo chân. Ít nhất đó là những ǵ quan trọng suy đoán được từ giấc chiêm bao, và chắc chắn c̣n nhiều bí ẩn khác như là hai mí mắt nặng trĩu không mở được của tôi… C̣n nữa, những h́nh ảnh trong giấc mộng cảnh báo tương lai tương tự trong thơ văn xưa:

 

                    “Bước tới đèo Ngang bóng đă tà.

                     Cỏ cây chen lá đá chen hoa.

                     Lom khom dưới núi tiều vài chú,

                     Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

                     Nhớ nước đau ḷng con quốc quốc,

                     Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

                     Dừng chân đứng lại trời non nước,

                      Một mảnh t́nh riêng ta với ta”.

 

       (Bà huyện Thanh Quan “Qua đèo Ngang.)

 

http://du-lich.chudu24.com/f/d/090204/image001-2.jpg?c=1&w=450         http://www.quangbinh.gov.vn/3cms/scripts/fckeditor/web/upload/Image/DuLichQuangBinh/DiTich_DanhThang/Quang_Trach/Hoanh-Son-Quan.jpg

Đèo Ngang                                                 Hoành Sơn Quan (Đỉnh đèo Ngang)

 

Đèo Ngang nằm trên quốc lộ 1A, trên dăy Hoành Sơn đoạn dăy Trường Sơn chạy ngang ra biển Đông. Đèo dài 6 km, đỉnh cao khoảng 250 m giữa Quảng B́nh, phía Nam Hà Tĩnh, phía Bắc.  Ngày nay, trên đỉnh đèo Ngang, cửa quan lớn mang tên “Hoành Sơn Quan” (xây dựng dưới triều vua Minh Mạng) vẫn c̣n nguyên vẹn cùng hai bức tường đá lớn chạy theo hai hướng: vào núi và xuống biển.

 

                   Nhớ nước đau ḷng con quốc quốc,

                   Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

 

Mượn tiếng Cuốc kêu để diễn tả tâm sự của một người dân vong quốc vẫn là một thông lệ trong văn chương Việt Nam.

Chim Cuốc c̣n có tên là Đỗ Quyên, Tử Quy hay Đỗ Vũ (tên vua Thục đế bên Tàu, chết v́ mất nước, hóa thành chim Quốc, ngày đêm thương nhớ nước phát ra tiếng kêu “quốc quốc” nghĩa là “nước nước”!) Giống chim này, đầu mỏ hơi cong, miệng to đuôi dài, lưng màu tro, bụng sắc trắng có một đường đen thẳng ngang. Nó thường lủi trong bụi rậm dưới ao sâu hoặc hồ rộng.

 

chim bo cau | chim bồ câu      Francolinus pintadeanus hm.jpg      http://3.bp.blogspot.com/-4LaIJQ59Zdo/UjEY-6zVGCI/AAAAAAAAAFE/QsqupugJxy8/s200/0+%C4%91v+cu%E1%BB%91c+e7504.jpg

                 Chim Cuốc                                Chim Đa Đa (Gia Gia)           Cuốc ngực trắng Nguồn: PhongVu.Blog

 

Trong lúc tiếng kêu của chim đa đa (linh hồn một đứa bé lạc vào rừng, chết hóa thành chim) nhớ nhà kêu măi: “uưch! àà àà” th́ thật không có tiếng ǵ kêu bi thảm, năo ruột cho bằng tiếng chim Cuốc. Những buổi trưa hè nắng chang chang hay những đêm hè tịch mịch, tiếng chim Cuốc trong những bụi rậm hay trong bụi niễng dưới đầm vọng lên làm ḷng người cảm thấy bi ai một cách lạ lùng. Nó gợi lên được sự nhớ nhung thời oanh liệt xưa; làm bừng dậy cái tinh thần ái quốc nồng nàn đương tiềm tàng trong ḷng người dân thời nước mất nhà tan…Bà huyện Thanh Quan khi qua đèo Ngang đă mượn tiếng Cuốc kêu để diễn tả tâm trạng thầm kín của ḿnh đối với công nghiệp của triều Lê đă mất:..

 

Tiếng “Cuốc Kêu Cảm Hứng” của cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến (1835-1909) lại là tất cả tiếng nói tha thiết của ḷng một người dân bị mất nước với người Tây dương. Tiếng Cuốc đó c̣n nói lên một mối đau buồn uất hận của tác giả v́ nỗi bất lực trước cảnh đen tối của thời cuộc. Và, đó cũng là tiếng nói của lương tâm thôi thúc tác giả xông pha vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc.

V́ vậy, Nguyễn Khuyến rút ruột hóa thân vào hồn Thục Đế xưa, thành con cuốc gọi hồn nước đến chảy máu cả đêm hè :” Năm canh máu chảy đêm hè vắng / Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ / Có phải tiếc xuân mà đứng gọi / Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ “ (Cuốc Kêu Cảm Hứng). Bài thơ thật hay, thật đoạn trường, chiêu hồn nước đọc xong muốn khóc.

 

Những điềm tôi nằm chiêm bao ra Tết Ất Măo, năm 1975 đă thấy ứng nghiệm: dân tộc ta một lần nữa rơi vào cảnh ngộ của bà huyện Thanh Quan và cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến, bi thảm ngâm câu:

                           

                            Nhớ nước đau ḷng con quốc quốc,

                            Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

 

Theo thời gian tiếng Cuốc kêu chuyển từ luyến tiếc sang đau buồn và cuối cùng là bi ai.

 

huyện Thanh Quan nhớ nước là luyến tiếc triều Lê đă mất.

Cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến đau buồn nhớ nước rơi vào tay ngoại nhân.

Nay chúng ta nhớ nước v́ nước ta thực sự mất và dân Việt ta trên đà diệt vong.

Thật là bi thảm!

 

                            “Dừng chân đứng lại trời non nước,

                             Giống ṇi, non nước?? chỉ c̣n ta!”.

 

Lê bá Vận

 

 

Mục Lục:

Phn I: (Đă đăng) 1-Lời Mở Đầu  2-Tŕnh Diện Nhập Ngũ  3-Những Ngày Chuẩn Bị  4-Nhận Nhiệm Sở  5-Thành Mang Cá.

Phn 2: (Đă đăng)  6-Tháng Lương Đầu Tiên  7-Người Y Sĩ Trưởng  8-Lái Quân Xa  9-Quân Phục Mùa Đông  10-Hành Quân Văn Xá.

Phn 3: (Đă đăng)  11-Bản Đàn Vọng Cổ  12-Trên Đỉnh Hải Vân  13-Chiếc xe hơi TBB117.

Phn 4:  14-Giă Từ Quân Ngũ  15-Lời Kết  16-Ph Lc.

 

Mục Lục 99Độ                       Trang Nhà YKHHN