NHỚ ANH – KHÓC ANH

 

Kính thưa phu nhân Bác sĩ Trần Văn Cảo và tang quyến

Kính thưa quư Bác Sĩ đàn anh đàn chị tốt nghiệp năm 1968 YK Saigon

Kính thưa quư Bác Sĩ đàn anh đàn chị tốt nghiệp năm 1958 YK Huế

Kính thưa quư vị trong nhóm Chủ Trương, Ṭa Soạn, Ban Trị Sự và BBT của Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân

Kính thưa quư thân hữu và quư quan khách

Dù biết BS. Trần Văn Cảo bị bệnh từ vài tháng trước, nhưng tin anh mất tại tư gia trong sáng ngày thứ Tư, 31 tháng Giêng, 2024 đă khiến chúng em bàng hoàng và buồn bă, cảm nhận sự mất mát, càng thấm thía hơn khi đọc lời vĩnh biệt anh hôm nay.  

Đầu tháng 12, 2023, anh điện thoại nói chuyện với em về bệnh t́nh của ḿnh với một giọng nói hổn hển biểu hiện cho sự mệt mỏi và khó thở. Biết em đang rất quan tâm và ái ngại về t́nh trạng sức khỏe của ḿnh, anh trấn an em bằng những lời nói lạc quan, quả quyết trị liệu sẽ tốt đẹp, cơ thể anh không bị phản ứng phụ và xin chúng em tiếp tục hiệp thông cầu nguyện cho anh chóng b́nh phục. Thời gian sau đó,  chúng em biết anh ra vào bệnh viện nhiều lần, rồi t́nh trạng sức khỏe anh kém dần.

Kính thưa quư vị, Vĩnh Chánh bắt đầu biết anh chị BS Trần Văn Cảo từ cuối thập niên 60 khi Y Sĩ Trung Úy Trần Văn Cảo phục vụ tại Bệnh Viện Quân Dân Y Phối Hợp ở Hội An, Quảng Nam, cùng một chỗ với anh đầu của Vĩnh Chánh là BS. Vĩnh Toàn. Anh chị Cảo đă từng đến thăm gia đ́nh Vĩnh Chánh tại Huế 2 lần và lần nào Măng của V. Chánh cũng làm tiệc chào đón anh chị Cảo tại nhà. Đó là một điều mà anh chị luôn nhắc lại nhiều lần về sau, khiến t́nh cảm giữa anh chị Cảo và vợ chồng V. Chánh thêm gắn bó, cho dù tuổi tác cách xa nhau. V́ 2 người vợ cùng tên Minh Châu, nên anh chị Cảo thương mến cho phép chúng em đơn giản kêu anh chị Cảo Châu là 2 XÊ Lớn, và Chánh Châu là 2 Xê Nhỏ.

Về sau khi gặp nhau tại Hoa Kỳ và liên hệ lại với nhau, bấy giờ V. Chánh mới biết BS. Trần Văn Cảo di chuyển từ Bùi Chu vào Saigon từ năm 1953, một năm trước làn sóng di cư năm 1954, do lời khuyên của người anh đầu. Anh Cảo vào học Trường YK Saigon và tốt nghiệp năm 1968. Trưng tập khóa 11 Y Nha Dược, anh được đưa ra phục vụ BV Hội An, rồi một năm sau, anh về Tổng Y Viện Cộng Ḥa học chuyên khoa Quang Tuyến trong 2 năm. Sau đó anh chuyển đến làm việc tại QYV Ban Mê Thuột, rồi biệt phái về Trung Tâm Liệt ở Vũng Tàu cho đến khi mất nước. Sau khi đi tù cải tạo gần 3 năm, BS. Cảo về làm việc trong pḥng quang tuyến của BV Saigon. Quyết chí t́m tự do, anh Cảo đă phải khổ sở, bất chấp nguy hiểm, vượt biên đến 13 lần mới thành công để toại nguyện được đoàn tụ với vợ con đă đến Mỹ trước từ năm 1977, nói lên t́nh yêu gắn bó và chung thủy anh dành cho gia đ́nh.

Chỉ 2 năm sau khi định cư tại Mỹ, BS. Trần Văn Cảo bắt đầu hành nghề tư tại Sacramento vào năm 1982. Cảm thấy chưa vừa ḷng với công việc, anh Cảo rời pḥng mạch và xin học thêm về chuyên môn Radiology. Thế là vài năm sau, BS. Cảo mở một trung tâm quang tuyến tại San Jose. Sau gần 20 năm hành nghề, và do Ơn Trên kêu gọi, anh Cảo quyết định về hưu sớm ở tuổi 60, dời về Quận Cam, nhảy vào giúp Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân bấy giờ đang gặp khó khăn không những về cơ cấu tổ chức, mà c̣n cả về tầm nh́n, nội dung các bài vở lẫn tài chánh. Dưới sự hổ trợ nhiệt t́nh, toàn thời giờ của anh Cảo trên nhiều phương diện, từ tinh thần cho đến tổ chức, từ giao tế cho đến liên lạc, kiên nhẫn gọi mời và động viên các cọng tác viên sinh sống tại nhiều nước trên thế giới, kể cả Việt Nam, không ngại hỗ trợ tài chánh và kiên nhẫn săn sóc lo lắng cho nguyệt san c̣n hơn lo cho con đẻ của ḿnh-  toàn là những việc không tên - Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân lấy lại sức sống, vượt qua được khó khăn để bùng mạnh lên, với bài viết phong phú và đa dạng hơn, số báo xuất bản hàng tháng tăng vọt, được gởi đến nhiều tiểu bang tại Mỹ và những nước khác như Canada, Úc, Châu Âu…và được độc giả tán thưởng, nức nở khen và ủng hộ mua báo dài hạn.

Anh Cảo quư mến, được anh mời viết cho Diễn Đàn Giáo Dân trong khoảng 5 năm trở lại, em V. Chánh rất hân hạnh nhận biết ḿnh được anh tin yêu và cho em cơ hội làm sáng danh Thiên Chúa, dù em hoàn toàn không có khả năng rao giảng, truyền đạt các phần quan trọng về giáo lư, kinh thánh hay thần học, là những chủ đề phải có của một nguyệt san mang tính cách tôn giáo. Anh luôn góp ư kiến và phân tích chính xác nội dung các bài viết của em. Nhờ sự hướng dẫn chân t́nh của anh, các bài viết nữa đạo nữa đời của em lần lượt được Diễn Đàn Giáo Dân đăng hàng tháng trong nhiều năm vừa qua. Cũng nhờ vậy mà đời sống tâm linh chúng em có thêm ư nghĩa. Em cám ơn anh Cảo.

Anh Cảo quư mến, phải chăng giờ đây anh đang nhẹ nhàng bay nhảy trên cánh đồng quê xứ Bùi Chu nơi anh từng lớn lên?! Hay anh đang mải mê ngắm nh́n khói lam chiều đây đó trong thôn xóm làng anh?!

Có chăng anh đang hồi tưởng những ngày tháng rong chơi với chị?? Hay nhớ đến đàn con khi c̣n thơ dại?!

Phải chăng anh đang ở trên trời cao nh́n xuống theo dơi, tŕu mến dang đôi tay thiên thần che chở chị và các con cháu?!

Và phải chăng anh vẫn đang u buồn và trầm ngâm v́ đại nạn đất nước c̣n kéo dài?! Hay có chăng anh vẫn tiếp tục suy tư lo âu cho tương lai của những người thân, kể luôn cả của Diễn Đàn Giáo Dân?!

Cuộc đời là một Gam nhiều màu sắc khác nhau, biến đổi theo tuổi đời, theo cảm nhận hỷ nộ ái ố, vui buồn, giận hờn, hy vọng, tuyệt  vọng, chán chường, hoan lạc, hạnh phúc, trách nhiệm, thành đạt, phong độ…  Trắng, hồng, cam, vàng, đỏ, xanh, tím, đen, nâu, lam, ô liu…riêng rẻ hay xen lẫn vào nhau, quyện vào hay tan loăng…để cùng biến hóa cho cuộc đời trở thành một vườn hoa rực rỡ muôn màu.

Anh Cảo ơi, xin anh yên giấc ngh́n thu. Anh đă lưu lại cho gia đ́nh và bạn bè một vườn hoa thơm ngát không gai mà anh là người săn sóc vun xới trong suốt đời ḿnh.

Em từng đọc đâu đó câu “Khi bạn sinh ra đời, bạn khóc nhưng mọi người xung quanh cười mừng. Hăy sống sao để khi bạn qua đời, mọi người khóc v́ thương tiếc, c̣n bạn, được mỉm cười măn nguyện”. Mong anh Cảo măi mỉm cười nơi chín suối. Khi nhận biết “Sinh Kư Tử Quy”, nh́n cuộc đời là cơi tạm, th́ chết không là hết, mà cái chết sẽ mở ra một khung cửa đón ta về nhà Cha trên trời.

Với ḷng quư mến và thương tiếc, chúng em thành kính chia buồn với Chị Trần Văn Cảo và tang quyến. Và xin chung lời cầu nguyện cho linh hồn Gioan Baotixita được Chúa nhân từ mở cửa đón vào chốn vĩnh hằng. Xin chị bảo trọng và sống sức khỏe, b́nh an trong sự thương yêu đùm bọc của 3 con, gồm một trai là bác sĩ , 2 gái đều là luật sư và 5 cháu nội ngoại.

Chúng em cũng xin chia buồn với quư anh chị bác sĩ tốt nghiệp YK Saigon năm 1968 và quư vị thuộc khóa 11 Trưng Tập YND.

Và cuối cùng chúng em xin chia sẻ sự mất mát lớn lao này với quư vị trong Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân.

Vĩnh Chánh

Ngày 23 tháng 2, 2024