“Như là vẽ tranh Tàu” - Một kỷ niệm với anh Nguyễn Mộng Giác

Dạo đó, anh Nguyễn Mộng Giác đang phụ trách tờ Văn Học, c̣n tôi là một độc giả dài hạn. Hằng năm tôi phải gởi chi phiếu mua báo dài hạn về cho anh một lần. Nhưng gởi bưu thiếp để yêu cầu anh thay đổi địa chỉ th́ nhiều lần trong năm; và thỉnh thoảng, thấy anh nhắn tin cho tôi trên báo trong mục thư gởi độc giả, cũng v́ cái chuyện thay đổi địa chỉ xoành xoạch này làm anh chóng mặt. Thời đó, chưa có e-mail, người ta c̣n liên lạc với nhau qua thư gởi bằng đường bưu điện. Như thế đó, tôi và anh Giác biết nhau qua… thư tín. Nhưng chắc chắn, tôi “biết” anh nhiều hơn, v́ tôi thích những tác phẩm anh viết, truyện ngắn cũng như truyện dài, tôi đọc không sót một cuốn, ngoại trừ những bài mang tính biên khảo của anh đă đăng đâu đó từ thời xưa lắc xưa lơ trước 1975.

                                                      *

Trong thời gian ba năm từ 1991 cho đến 1993, tôi “sống kiếp hải hồ”, ở biển nhiều hơn ở bờ, ở ngoại quốc nhiều hơn ở Mỹ. Trong cái bối cảnh vừa xa nhà vừa lênh đênh như thế, tôi bỗng nhớ nhiều về quá khứ. Có lẽ như tâm trạng chung của mọi người: khi ở Mỹ, tôi thường nhớ về Việt Nam, nhưng khi đi xa nước Mỹ, tôi “phát hiện” ḿnh nhớ Mỹ cũng nhiều, chẳng khác chi nhớ Việt Nam, và nhớ Mỹ… nhiều hơn ḿnh tưởng. Ơ hay, cái nước Mỹ tượng trưng cho chủ nghĩa tư bản giăy đành đạch mà chưa chịu chết này bỗng thấm vào người tôi từ khi mô ri hè? Bỗng nhiên tôi có hứng viết lại những kỷ niệm đáng nhớ của ḿnh, từ Việt Nam cho đến trại tị nạn, rồi những ngày đầu đến Mỹ… Thế là viết!

Viết về cái ḿnh đă từng trải qua th́ dễ, nhớ răng viết rứa như ngồi kể chuyện. Nhưng viết cho mạch lạc, rơ ràng, ngắn gọn, thu hút người đọc… th́ hơi “bị” khó. Nên sau khi viết xong một loạt gần mười chuyện xưa, có cái tôi tự cho là “truyện ngắn”, tôi cần người góp ư. Và một trong những người tôi nghĩ đến, là anh Nguyễn Mộng Giác. Miệng bằng tay, tay bằng miệng, không cần biết anh có đồng ư hay không, tôi in ra những “tác phẩm đầu tay” của ḿnh  – lúc đó đă có nhu liệu VNI để viết tiếng Việt trên máy laptop - tàu vừa vào cảng Sasebo, Nhật Bản là tôi cóc lên bờ, tới bưu điện quân bưu của Hoa Kỳ trong căn cứ gởi ngay cho anh với lời yêu cầu “nhờ anh đọc và góp ư cho em.”

Cả một thời gian dài, không thấy anh trả lời, niềm nôn nao chờ đợi sự trả lời của anh trong ḷng tôi dần nguôi ngoai theo thời gian, và khi cái hứng viết lách giă từ tôi một cách âm thầm, lặng lẽ, không kèn không trống th́ cũng là lúc tôi quên bẵng mấy cái chuyện tôi viết hồi nào không hay.

                                                      *

Năm 1993, tôi làm việc trên một chiếc tàu dầu của Hải quân Hoa Kỳ thuộc Đệ Tam Hạm Đội đang hoạt động ở vùng Nam Cali, nằm ở San Diego. Trong thời gian đó, có một hôm tôi đi Santa Ana chơi và vô t́nh được mời đến xem triển lăm tranh của họa sĩ Lê Hữu Quệ (không chắc là nhớ tên đúng). Có khoảng chừng hơn năm chục người đang xem tranh khi tôi bước vào pḥng triển lăm, tôi nh́n quanh xem có ai quen, th́ ánh mắt tôi bỗng khựng lại ở một người đàn ông khoảng chừng ngoài 50 tuổi, mang kiếng cận, răng hơi hô chút mà lại có duyên, khuôn mặt hiền, phong thái đằm đẹ, trầm tĩnh, đang đứng nói chuyện với bạn bè. Tôi nh́n anh hồi lâu, thấy quen quen, cố nhớ là ai? Không dám chừng đây là nhà văn Nguyễn Mộng Giác, dám lắm a. Tôi bước đến chào anh:

-         Dạ thưa anh là anh Nguyễn Mộng Giác phải không?

Anh cầm tay tôi, nở nụ cười thật hiền:

-         Ừ. Mà anh gặp em khi mô? Anh không nhớ!

-         Dạ chưa, đây là lần đầu anh em ḿnh gặp nhau.

-         Ơ, lạ rứa hè, anh thấy quen lắm.

-         Dạ chưa gặp, nhưng em có gởi cho anh mấy bài em viết để nhờ anh góp ư trước đây…

Anh reo lên:

-         A! Nhớ rồi, biết rồi. Vui quá, vui quá.

Sau đó, anh mời tôi về nhà anh ăn bún ḅ, anh nói có một số bạn bè từ xa đến chơi, nên tối nay vợ anh - chị Diệu Chi - nấu bún ḅ mời khách. Tại nhà anh Giác tối đó, tôi có dịp gặp một số văn, thi và họa sĩ đă thành danh mà xưa nay chỉ đọc tác phẩm của họ nhưng chưa có dịp gặp. Thôi, tha hồ cho thằng tôi “hóng chuyện”.

Cả một nhà người, khách khứa thật đông. Là chủ nhà, anh Giác rất bận rộn, nhưng anh vẫn t́m chút th́ giờ để nói chuyện riêng với tôi. Anh đưa tôi ra một góc sân, cho yên lặng và nói:

-         Anh đă đọc hết những bài em gởi…

Anh kể vanh vách tên từng bài tôi viết, anh nhắc lại nội dung chính từng bài. Có nghĩa là anh đă bỏ công đọc, làm tôi rất cảm động. Anh nói:

-         Ánh viết bút kư, truyện ngắn không khác chi vẽ tranh Tàu. Em có biết vẽ tranh Tàu không? Không à? Không chi hết. Ư anh muốn nói là một họa sĩ vẽ tranh Tàu giỏi, họ không vẽ dư hay vẽ thiếu một nét mô hết.  Cọ có nét đậm, có nét nhạt, nhưng quẹt phát mô là chết phát đó lên bức tranh.  Cái cốt của bức tranh Tàu nằm ở đó.

Lời anh nói, cũng chẳng khác chi một bức tranh Tàu, không dư không thiếu một chữ, ngắn gọn mà súc tích. Anh chỉ nói chừng đó, nhưng tôi hiểu anh muốn nói cái tật viết dai, viết dài của ḿnh…

Bốn tháng sau ở Djibouti, một nước nhỏ nằm trong vùng Horn of AfricoHa, tôi nhận lá thư anh gởi cả năm trước đó.  Hóa ra, sau khi anh nhận và đọc các bài tôi gởi, anh có trả lời cho tôi, nhưng v́ tôi chuyển tàu lung tung nên thư bị lạc, giờ mới đến.

                                                      *

Có một thời, tôi làm thơ t́nh  – và nhạc nữa - v́ lúc đó ḷng đang rộn ràng yêu thương, rồi đến lúc hết yêu là “ba ḥn vắt một cục”. Cũng có một thời tôi thích viết v́ có hứng, viết đúng nghĩa v́ chỉ có viết bằng tay - chứ không phải gơ phím - mới “chụp” hết ư tưởng trong đầu dâng trào ra. Chừng hết hứng th́ ngồi vo tay nh́n mây trắng bay, nửa chữ làm thuốc vắt cũng không ra, huống hồ một chữ! Cũng v́ lư do “mất hứng” đó, tôi không c̣n viết chi được nữa ngay cả trước lần gặp anh Nguyễn Mộng Giác ở Santa Ana. Nên, không có dịp thử nghiệm cái bài học “như vẽ tranh Tàu” anh bày cho. Tiếc!

                                                      *

Đôi lúc, vô t́nh thấy những cuốn sách anh viết trong tủ sách ở nhà, tôi lại nhớ đến anh. Tôi không quên được cái khuôn mặt điềm tĩnh với nụ cười thật hiền của anh ở đêm triển lăm tranh đó… “Anh gặp em khi mô mà anh không nhớ?” Tôi không quên được cái thái độ ân cần anh dành cho một người đàn em đàn út lần đầu tiên gặp nhau trong đời: “Ơ, lạ rứa hè, anh thấy quen lắm mà, chút về nhà anh ăn bún nghe.”  Tôi không quên được cái nhiệt t́nh của anh khi anh đưa ra sân nói chuyện vẽ tranh Tàu “quẹt phát mô là chết phát đó” với một thái độ niềm nỡ, chân t́nh dù anh đang bận cả một nhà đầy khách… 

Anh Nguyễn Mộng Giác, anh là một người đàn anh biết chơi đẹp với đàn em. Một ứng xử “giang hồ hảo hớn” được bày tỏ theo cung cách thầy giáo kiêm nhà văn của anh. Với em, nó thể hiện một nhân cách lớn trong anh!

Em cám ơn anh.

Xin tạm biệt anh trong cuộc đời này, và chừ th́ em sẽ đi rót một ly rượu vang, rồi nằm xoài ra sofa đọc lại những tác phẩm của anh mà em đă đọc, thích và giờ muốn đọc lại. Chậc, đọc cái mô trước hè? Sông Côn Mùa Lũ? Mùa Biển Động? Dài quá, để đọc sau. Ngựa Nản Chân Bon đi, hay là Tố Chân?  Ừ, đọc lại Tố Chân trước, v́ bài thơ mở đầu câu chuyện là bài thơ t́nh đầu đời của nhân vật tên Thiệu trong chuyện làm tặng người yêu – bài thơ đọc nghe ngu ngơ mà thật thà như đếm - chẳng khác chi mấy bài em viết và nhờ anh đọc hai mươi năm trước đây, có phải rứa không anh?

Có phải không Tố Chân?

Lời yêu nhau đầu tiên là nước mắt!

Ḷng tin nhau đầu tiên là sự thật!

Trong suốt hồn ta

Như một bài hoan ca

Của tiếng họa mi gọi mừng buổi sáng

Và tâm hồn em

Thật vô cùng sáng láng

Maria Tố Chân

Anh yêu em vô cùng!

 

Hồ Ngọc Ánh

Singapore, tháng Bảy 2012.

 

Marina bay, Singapore

Trở về:   Trang trước    Trang chủ