Những Điều Ước

 

T́nh cờ tôi đọc được câu chuyện sau đây, xin kể lại cho mọi người nghe. Chuyện có thật hay không, thiệt t́nh tôi không biết. Tin hay không th́ tùy các bạn!

 

Xin được tự giới thiệu với các bạn, chúng tôi là những vị “thần ước mơ". Đội ngũ "thần ước mơ" của chúng tôi rất đông, ở khắp nơi trên trái đất này, làm bất kể ngày đêm, bởi v́ thiên thần th́ không cần ăn, không cần ngủ mà vẫn không bao giờ hết việc đấy. Bạn có biết có bao nhiêu người trên trái đất này và mỗi người chỉ cần ước 1-2 điều trong một ngày (trẻ em thường ước nhiều hơn), th́ số lượng "ước mơ" sẽ là con số khổng lồ. Tôi không thể đọc được con số đó v́ chắc là nó phải dài, dài cả mấy trang giấy ấy chứ chẳng phải chơi.

 

Công việc của chúng tôi là đọc ước mơ của con người, và giúp nó biến thành sự thật. Chúng tôi không chọn lựa, mà chỉ là t́nh cờ ngẫu nhiên thôi (để bảo đảm tính công bằng). Con người có rất nhiều ước mơ. Ước mơ lớn, bé, đơn sơ, phức tạp, ước cho hiện tại, cho tương lai, ước cho ḿnh, hay cho gia đ́nh. Và người ta cũng thay đổi điều ước liên tục, không biết v́ nó "free" (không tốn tiền), hay v́ chính ước mơ là điều giúp cho họ thêm sức mạnh, lạc quan để tiến bước trên đường đời.

 

 

Bạn có ngạc nhiên khi coi tivi hay đọc báo thấy người này trúng số bạc triệu hay người kia sống sót sau tai nạn khủng khiếp không? Điều kỳ diệu xảy ra v́ người ta biết ước mơ đó bạn ạ. Vào những mùa đặc biệt chúng tôi phải làm thêm nhiều, nhiều lắm mới kịp thỏa măn cho nhu cầu ước mơ của loài người. Thí dụ như mùa Giáng Sinh, chủ yếu là giúp trẻ em có quà, chúng tôi hóa thành Santa Claus. Đến tháng hai lễ Valentine th́ chúng tôi biến thành những thiên thần có cánh đem t́nh yêu đến cho những cặp t́nh nhân. Ngoài ra c̣n có những ngày quan trọng như sinh nhật, đám cưới, đám hỏi, mừng thọ… th́ dĩ nhiên người ta ước nhiều hơn. Chúng tôi cũng giúp cho những người ốm đau, những người bệnh nặng trước khi ĺa đời thực hiện "ước mơ cuối cùng", bởi vậy mới có chuyện người bệnh "đợi" cho đến khi gặp được người thân yêu nhất rồi mới chịu nhắm mắt ra đi.

 

Có những ước mơ rất dễ thương như em bé ước làm siêu nhân để giúp người yếu thế hay bị ăn hiếp, hay cô gái nghèo ước mơ được trở thành công chúa, hay lấy được hoàng tử. Nhưng cũng có những ước mơ kỳ cục, nếu không nói là "quái đản" (nói không ai tin!) của mấy cặp vợ chồng ghen tuông, gây gổ, đại loại như họ ước người kia "chết đi cho rảnh nợ," hay biến mất đi đâu đó v́ "nh́n mà đau con mắt trái, ngứa con mắt phải."

 

Tuy đội ngũ chúng tôi đông đúc và làm việc siêng năng nhưng thi thoảng vẫn có thiếu sót bởi vậy mới có những ước mơ bị bỏ quên (người đời gọi là những người không may mắn, xui xẻo).

Con người kỳ cục lắm, cứ hễ mà điều chi họ ước không thành (mà họ có cả ngàn mơ ước chứ ít đâu), th́ họ than Trời trách Đất. Thật ra chúng tôi không tạo ước mơ, chúng tôi chỉ là cầu nối giữa những ước mơ của con người lại với nhau. Thật khó để giải thích cho nên cứ coi như là "Duyên" cho dễ hiểu vậy. Bởi vậy mới có mấy câu thơ rất hay:

"Hữu duyên thiên lư năng tương ngộ,

Vô duyên đối diện bất tương phùng."

 

Gần mùa thi, học sinh đứa nào cũng ước thi đậu. Buồn cười thật, có nhiều học tṛ quanh năm suốt tháng không lo học, đi chơi suốt, để đến gần ngày thi th́ khấn vái. Nếu như chúng tôi cho tụi nó đậu th́ thiệt là bất công với mấy đứa chăm học, cho nên chúng tôi phớt lờ… Rồi tụi nó lại quay trở lại trách rằng: "Phật thánh không có thật, không phù hộ cho!"

 

Hay như mấy ông già cứ ước mơ lấy vợ trẻ vợ xinh. Mấy ông này th́ theo tôi phải tặng họ mấy cái gương soi mặt là thiết thực nhất. Cỡ như ông già 50, 60 mà cứ đ̣i lấy vợ hăm mấy th́ cỡ vài ba bữa là "sụm bà chè" đau ốm triền miên, rồi sợ chết, sợ vợ bỏ ḿnh đi theo người khác. Con người sao mà tham lam, ham hố, khao khát quá nhiều thứ quá. Thật không dễ ǵ thỏa măn mọi ước mơ của loài người!

 

Thương nhất là những em bé bị bệnh nặng, các em thường ước được mạnh khoẻ trở lại để đi học và vui chơi với bạn bè. Chúng tôi hoàn toàn bất lực trước những điều ước này, thật là xấu hổ, đúng không?

 

Có nhiều chuyện để viết về công việc của "thần ước mơ" của chúng tôi lắm, nếu tôi mà có đủ kiên nhẫn để viết xuống đây th́ cũng phải mất… cả năm, thôi chi bằng tôi chỉ lựa ra một trường hợp đặc biệt mà tôi đă "giúp", coi như món quà đầu năm tặng các bạn nhé.

 

 

B. là người đàn ông Mỹ da trắng, năm nay được 63 tuổi. Ở cái tuổi này mà trông ông vẫn c̣n rất "phong độ". Tôi đă giúp cho B. bao nhiêu lần trong cuộc đời của ổng th́ chính tôi cũng không nhớ được, nhưng nói là ổng cám ơn tôi v́ biến ước mơ của ổng thành sự thật th́… không phải lúc nào cũng đúng đâu nhé. Hăy nh́n lại cuộc đời của "thân chủ B." của tôi. Hồi mới lớn, như bao người thanh niên khác, B. luôn ao ước lấy người vợ trẻ và đẹp. Chính ước mơ này theo ông suốt cả cuộc đời, có lúc nó khiến ông sung sướng thỏa thuê, nhưng cũng có khi nó làm ông điên đầu.

 

Ông sinh ra trong gia đ́nh nghèo, học xong trung học th́ ông đăng kư vào lính để thoát khỏi cái thị trấn nhỏ bé, một nơi đèo heo hút gió gần biên giới Texas và Mexico vào năm 1969. Sau mấy tháng huấn luyện ở quân trường, ông được điều qua chiến trường ở Việt nam. Được khoảng 5 năm ở trong lính th́ ông giải ngũ và trở về Mỹ. Ông B. có huân chương "Purple Heart" đó nghe. Ông kể: "Qua Việt nam, cái ǵ cũng lạ, khí hậu ẩm ướt rất khó chịu," đơn vị ông đóng quân ở tận trong rừng sâu, cả tháng mới được tiếp tế lương thực một lần. Trận đánh nhớ đời là trận đánh kết thúc đời quân ngũ của ông.  Hôm đó như thường lệ, nhóm của ông đi hành quân, đột nhiên một người từ dưới đất th́nh ĺnh trồi đầu lên "giống như đội đất lên vậy," (đúng nguyên văn lời của B. đấy nhé) ngay trước mặt ông và vung dao đâm một lát chí mạng, và v́ ông lính đó nhỏ con đứng chỉ tới ngang ngực của B. nên nhát dao không trúng tim của B. mà trúng vào bụng. Nhát dao mạnh đến nỗi cắt ĺa cơ bụng, cắt đứt một phần ruột của B. Như một phản xạ tự nhiên; B. thả súng (điều mà một quân nhân chiến trường không bao giờ làm ngoại trừ khi… chết, v́ súng là vũ khí để bảo vệ chính ḿnh), hai tay ôm lấy ruột của ḿnh đang đổ ḷng tḥng ra và chệnh choạng bước. Thoáng một giây ông nghĩ, "vậy là ḿnh chết ở đây rồi." Đời ông đến đây là hết. Ông không nhớ thêm ǵ nữa.

 

Sau đó, bạn đồng đội kể lại, ông bước được mấy bước th́ té nhào, bất tỉnh. Hai đồng đội đă vác ông chạy thục mạng. Ông B. to cao nên phải hai người mới đỡ ông nỗi, trong khi những người lính trong đội bắn trả xối xả, quyết liệt. May mắn trực thăng cứu thương ở không xa nên đă đến kịp thời đưa ông về hạm đội ở ngoài khơi Đà Nẵng, và người ta chuyển ông tới căn cứ ở Australia. Như một phép mầu, ông đă tỉnh lại. Gần nửa năm sau ông mới hoàn toàn hồi phục. Sau đó th́ ông được giải ngũ và hưởng trợ cấp thương tật.

 

Lúc này ông đă 24 tuổi; ông tiếp tục đi học thêm đại học. Ở Mỹ nhà nước trả tiền cho những người như ông đi học, thế nên "dại ǵ không học", ông nói. Gần 5 năm sau ông ra trường với bằng cử nhân và lấy vợ. Bà vợ nhỏ hơn ông hơn 10 tuổi; bà mới có 18 tuổi. Ai cũng khuyên ông nên suy nghĩ cho kỹ.  "Có ǵ đâu mà suy với nghĩ! Luôn ước mơ có vợ trẻ đẹp, c̣n ǵ hạnh phúc hơn?" Ông đáp.

 

Trong 3 năm lấy vợ, ông đi làm việc, cộng với tiền trợ cấp vẫn không đủ chu cấp cho cô vợ "trẻ con" của ông. Cô mê sắm đồ; cô có thể đi shopping hàng ngày, hàng tuần mà không biết chán. Cô không thích đi làm, (mà t́nh thiệt, nói cho ngay, trên đời này mấy ai thích đi làm!) Cô chỉ thích đi coi phim, nói chuyện nhảm hàng giờ với bạn. Có 2 vợ chồng son mà tháng nào cũng vậy, đến gần cuối tháng th́ tiền trong nhà bank chỉ c̣n là con số ở hàng đơn vị. Không có hàng chục chứ đừng nói đến hàng trăm! "May sao mà chưa có con, chứ có th́ càng khổ." Ông nghĩ.

 

Cô nói ông kiếm thêm việc làm cuối tuần. Thương vợ, ông làm thêm cuối tuần ở tiệm bán đồ phụ liệu làm nhà. Rồi một buổi chiều thứ Bảy, ông thấy nhức đầu nên xin về sớm. Mở cửa vào nhà, ông ngạc nhiên thấy có đôi giày lạ. Ông ṭ ṃ nên không gọi vợ, mà thay vào đó ông lặng lẽ đi vào pḥng ngủ.  Ông thấy vợ ông và thằng cha hàng xóm trên giường. Ngày hôm sau ông dọn ra khỏi nhà. Một tháng sau họ ly dị. Ước chi ông chưa hề cưới cô vợ trẻ và đẹp như vậy!

 

Trong lúc ông lui tới văn pḥng luật sư để làm giấy tờ ly dị bà vợ trẻ, ông quen với cô thư kư A. của văn pḥng luật sư. Cô thích ông lắm, lúc nào cũng tươi cười, nhẹ nhàng với ông. Ông gần 33; cô mới có 20. Ông hơi ngại. Một lần thất bại làm ông cảm thấy sợ. Nhưng rồi một lần nữa ước mơ của ông trở thành sự thật. Ông yêu cô A. và đám cưới diễn ra không lâu sau đó. A. có một đứa con gái 3 tuổi, nhưng chưa hề lập gia đ́nh. Theo phong tục của người Mỹ, đám cưới th́ gia đ́nh cô dâu lo mọi chi phí. Cha của A. là một luật sư có tiếng, ông muốn làm đám cưới cho con gái thật đ́nh đám. Có 5 phụ dâu với 5 phụ rể, có hoa trải đầy lối đi, lễ cưới ở nhà thờ và dọn tiệc ở nhà hàng khá lớn ở Austin, với hơn 200 khách mời. Cả đời ông B. cũng không dám mơ ḿnh có được đám cưới đẹp như thế. Ông B. thấy măn nguyện, hạnh phúc ngập tràn. Đời thật là đẹp và đáng sống. Ông như người đang mơ.

 

Hai vợ chồng B. thuê căn chung cư có hai pḥng ngủ. Từ ngày lấy chồng, vợ của B. quyết định ở nhà… chơi. Họ chỉ dùng một chiếc xe cho đỡ tốn tiền mua bảo hiểm. "Vợ tớ không đi làm, vậy mà ngày nào cũng đi đón tớ trễ, phải đợi cả tiếng," ông B. phàn nàn với bạn cùng sở làm. Ngày kia, ông B. bắt đầu than thở với bạn thân làm cùng pḥng, "Bà vợ tôi xài tiền dữ quá mà lại không chịu đi làm. Cell phone th́ dùng quá phút nên tháng nào cũng phải trả thêm cả bạc trăm. Bà không thích nấu nướng nên cứ đi ăn ngoài, thành ra cả hai đều bị ph́ mập và dĩ nhiên tốn nhiều tiền." Có hôm, ông B. nói với bạn: "Tôi mua thêm cái phone này phải dấu bà vợ. Tôi để ở chỗ làm khi cần liên lạc với anh chị em, bạn bè đồng nghiệp, không đem về nhà được. Bà ấy mà thấy là dùng hết tiền, hết phút, không kham nổi." Ở nhà suốt ngày nhưng A. không thích dọn dẹp, làm việc nhà. Nhà cửa ngổn ngang, áo quần dơ, áo quần sạch lẫn lộn. Đồ chơi con nít (đứa con riêng của A. ở chung với họ) vứt tứ tung, từ cửa trước cho tới bếp. Trong nhà không có lối để đi. Nhà giống như một cái kho chứa đồ cũ! Ban đầu th́ ông nhắc, rồi ông phàn nàn, rồi ông gắt gỏng. Chẳng có ǵ thay đổi được cô A. Ông thấy mệt mỏi. Sau một ngày dài ở chỗ làm, ông không thích về nhà. Ông buồn quá! Hầu như ngày nào hai vợ chồng cũng có chuyện để gây nhau. Rồi cuối cùng chuyện ǵ phải đến cũng đă đến. Ông B. nghĩ đến chữ D, một chữ rất cấm kỵ trong hôn nhân. Bạn biết tại sao người ta nói vậy không? Chữ D là chữ bắt đầu cho chữ divorce, nghĩa là ly dị ấy, sau chưa đầy 16 tháng kết hôn. Mới lấy vợ có mấy tháng mà ông thay đổi nhiều. Ông trông tiều tuỵ hẳn đi. Ông bị trầm cảm. Chắc là không bao giờ ông có được một mái gia đ́nh "b́nh thường" như người ta? Ông tự hỏi. Biết làm sao bây giờ?

 

Lần đầu tiên ông đặt vấn đề ly dị, bà khóc sướt mướt và hứa sẽ thay đổi. Họ thuê người đến giúp việc, nhà cửa lại sạch sẽ gọn gàng. Nhưng khổ nỗi họ không có tiền để thuê người giúp hoài nên sau một tháng, mọi thứ lại đâu vào đấy. "Chán quá", Ông nghĩ.

 

Lần thứ hai ông nói với bà, "Tôi muốn ly dị." bà khóc lóc, năn nỉ ỉ ôi. Bà đề nghị, "Hay là ḿnh đi nghĩ mát một thời gian. Ba của em sẽ mua vé cho cả nhà đi chơi một tuần." Ông xiêu ḷng. Đi chơi về, cuộc sống của 2 vợ chồng không v́ thế mà tốt lên chút nào.

 

Lần thứ ba ông cương quyết, "Chúng ta phải ly dị." Bà nắm lấy tay ông, "Anh không thương con bé sao, nó cần môt người cha." "Ừ, ông thương con bé nhỏ lắm. Nó không phải là con đẻ của ông, nhưng ông rất thương nó, ông muốn chăm sóc nó. Ông ích kỷ quá, ông chỉ nghĩ đến bản thân ḿnh. Ông phải làm bổn phận của người cha chứ." Ông nghĩ. Họ làm ḥa lại với nhau.

 

Nói th́ nói vậy thôi, chứ mà ông mệt mỏi lắm. Cuộc sống mỗi ngày như gánh nặng trên vai ông. C̣n đâu ông B. hay cười, hay nói chuyện tếu ở chỗ làm? C̣n đâu ông B. vui vẻ, thích giúp đỡ bạn bè lúc họ gặp khó khăn? Ông thay đổi theo chiều hướng xấu. Không được! Ông muốn trở về chính ông của ngày xưa ấy, B. ước chi có thể ly dị bà vợ cho xong. Khó quá! Rảnh rỗi ban ngày ở chỗ làm, ông vào Google, gơ vào đó: "Làm cách nào để ly dị vợ?" Có rất nhiều ư kiến, giải pháp, (mấy cái links) nhưng có một cái đập vào mắt ông, gợi sự chú ư của ông. Nó đây này: "Khoá học 3 ngày", “Học cách nói Không” À ha, đây chính là cái mà ông cần. Cám ơn Thượng đế đă giúp ông.

 

Quái, lần đầu tiên trong đời ông nghe có lớp học kỳ lạ như vậy đó nghe. Lớp dạy cho người ta cách nói "Không." Ông thật sự rất ṭ ṃ muốn biết về cái lớp học này. Được rồi, ông nói với người phụ trách nhân sự "Tôi bận chút việc gia đ́nh, nên phải lấy 3 ngày nghỉ nhé." "Dạ không có trở ngại ǵ, tôi sẽ ghi vào lịch làm việc, thưa ông." Cô thư kư trả lời. Ông nói dối bà vợ phải đi công tác xa 3 ngày. "Chuyện cơ quan, công sở không thể bàn bạc được. Nếu trong t́nh huống emergency (khẩn cấp) th́ gọi, bằng không th́ không được gọi. Nhớ chưa?" Bà tin ngay, "Ok, tôi nhớ rồi." Lớp học ở dưới San Antonio. Ông mượn người bạn thân chiếc xe và dặn ḍ kỹ lưỡng: "Không được nói với ai nghe chưa?" "Được rồi, đừng lo. Tin tôi đi mà." Người bạn trả lời chắc như đinh đóng cột.

 

Lớp học dạy rất nhiều thứ, mà sao ông thấy giống trường hợp của ông quá đi mất. Không chỉ dành riêng cho vợ hoặc chồng, người yêu, mà ngay cả cha mẹ học cách nói "Không" với con cái, chủ nói "Không" với nhân viên và ngược lại.

Ví dụ nhé:

Khi bạn muốn cắt đứt một mối quan hệ, th́ đối phương sẽ khóc lóc, năn nỉ, van xin, hứa hẹn thay đổi.

Bạn sẽ nói ǵ nào? Không.

Bởi v́ bạn đă cho họ cơ hội và không có ǵ thay đổi cả. Đây là lần cuối cùng. Chấm hết.

Khi người đó làm cho bạn thấy thương hại như, "Nếu anh bỏ em th́ em làm sao sống được, em không có tiền, không có công việc."

Bạn sẽ nói ǵ nào? Không.

Bởi v́ ai cũng có thể kiếm việc làm và sống. Ở đất nước này, làm ǵ có chuyện "đói mà chết", già yếu th́ đi xin trợ cấp, bệnh hoạn th́ có mấy tổ chức xă hội lo. Việc nhiều tiền th́ hơi khó kiếm chứ việc để sống qua ngày th́ tràn đầy ra đó. Lo chi chuyện "viễn vông".

Khi người đó mắng nhiếc giận lẫy, đe doạ tự vẫn chẳng hạn.

Bạn sẽ nói ǵ nào? Không.

 

Bản thân những người đó đă không biết tự quư trọng cơ thể do xă hội, gia đ́nh nuôi dưỡng để muốn tự kết liễu đời ḿnh th́ bạn là "cái thớ ǵ" mà có thể ngăn cản họ được. Cách hay nhất là… gọi cho cảnh sát. Đi đâu, làm ǵ cũng nên có bạn bè để khỏi lo liên đới trách nhiệm. À, và nhớ kiếm thêm người làm chứng cho chắc ăn.

 

Trên đây chỉ là 3 trường hợp điển h́nh thôi, chứ nguyên cả khóa học, người ta nêu ra cả quyển sách ấy. Hầu như bất kỳ câu hỏi nào cũng có câu trả lời. Hay quá! Ông như người bắt được vàng. Lư thuyết học xong rồi, giờ chỉ c̣n thực hành nữa thôi.

 

Không biết nhờ thầy giáo dạy giỏi hay nhờ Trời thương, nhưng ông B. đă ly dị được bà vợ thứ nh́. Và bạn có biết, ngày hôm đó, cái ngày mà ông lấy cái lớp học "Học cách nói Không" đó, ổng gặp bà vợ thứ ba của ḿnh, người cũng lấy lớp học để có đủ can đảm để ly dị với ông chồng.

Bà C. trạc 32 tuổi, người không may mắn trong chuyện t́nh duyên chồng vợ, cũng là học viên của lớp "Học cách nói Không." Bà ngồi bên cạnh ông B. Suốt 3 ngày học, họ chuyện tṛ, tâm sự kể lể, trút bao nỗi niềm uất ức, giày ṿ, dằn xé lâu nay. Họ thấy hiểu nhau như thể… biết nhau tự thuở nào!

 

Kể từ đó họ yêu nhau, quư trọng nhau, nâng niu nhau như chưa từng yêu ǵ hơn thế cả. Một năm sau họ kết hôn. Đám cưới thật đơn giản, chỉ có gia đ́nh của 2 người, được tổ chức ở sau vườn nhà của bà C. ở trên Dallas. Lần đầu tiên trong đời ông B. không ước chi được lấy vợ trẻ đẹp.

Khi vị chủ hôn hỏi ông B. có muốn nói điều chi không, th́ ông mỉm cười, ngước nh́n trời cao, ông nói "Cầu xin cho con có một người vợ tốt, biết yêu thương và chăm lo cho gia đ́nh."

 

Tin rằng điều kỳ diệu có xảy ra hay không là tuỳ các bạn, tôi chỉ muốn nhắc các bạn rằng, "Hăy cẩn thận với những điều ước của ḿnh, bởi v́ rất có thể nó trở thành sự thật đấy."Người Mỹ có câu nói rất hay "Have you ever wish that every wish that you ever wish for would become truth?" Tạm dịch là: "Có bao giờ bạn ước rằng tất cả mọi điều ước mà bạn từng mơ ước trở thành sự thật không?"

 

Riêng tôi, sau khi đọc câu chuyện này, tôi nhủ thầm, từ nay về sau, phải hết sức cẩn thận với những điều ước của ḿnh.

Ước ǵ…

 

 

Nguyễn Phước Minh Nguyệt

 

Mục Lục 99Độ                       Trang Nhà YKHHN