Gần bốn mươi năm qua, thế hệ lớn lên trong buổi giao thời vẫn không quên ngày miền Nam thất thủ. Mỗi người có những tâm tư khác nhau, nhưng kỷ niệm về một thời đi học ở Huế khi nào cũng đẹp giống nhau. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết trung thực của BS. Nguyễn Văn Vân, khóa 15. Sau khi tốt nghiệp làm việc tại Lâm Đồng, hiện nay đă về hưu.

 

Thành thật cám ơn tác giả.

 

BBT

 

 

NHỮNG NĂM THÁNG KHÓ PHAI TRONG KƯ ỨC

 

 

Chúng tôi thi vào dự bị y khoa tại trường Đại học Khoa Học, đường Trương Định, Huế. Buổi sáng thi Sinh vật và Lý hoá, chiều Anh văn. Tất cả các môn đều thi trắc nghiệm, nhưng riêng môn Vật lý phải thi viết. Thí sinh đánh trúng mỗi câu được cộng 2 điểm, đánh trật trừ 1 điểm, không đánh thì không có điểm, riêng môn Lý, tôi để trắng vì bài toán động lực học quá khó.

 

Trên đường về, tôi gặp người quen trước đây cùng kiệt Tiến Thành, Đà Nẵng, tên là Ngọc Linh. Linh không đẹp nhưng xinh, nhí nhảnh nhờ đôi mắt có đuôi và hàm răng đều như hạt bắp. Hai ông bố chúng tôi là bạn thân, nhà tại Đà Nẵng ra làm việc ở Huế. Do vậy, chúng tôi có cơ hội gần nhau. Linh đưa tôi qua sở làm của ba mình, là Đài kiểm soát không lưu nằm bên trái của ga Hàng không dân dụng. Chúng tôi phải đi lên nhiều bậc cấp của ngôi nhà 4 tầng mới đến văn phòng làm việc. Đây là một tháp cao, bốn mặt được gắn kiếng màu xanh.  Từ trên này, tôi có thể quan sát rất rõ vùng Phú Bài và Phù Lương. Bên trong đài trang bị nhiều màn hình rada, nhân viên mang headphone làm việc chăm chú, điện đàm liên tục với các phi công bằng tiếng Anh.

 

(Ga Hàng Không và Đài Kiểm soát Không lưu Phú Bài Huế)

  

Chỉ mới mấy ngày tại Huế, chúng tôi đã bắt đầu mến nhau. Đêm đến, tôi trằn trọc khó ngủ hơn trước. Hình ảnh của Linh cứ hiện mãi trong đầu, nhất là đôi mắt của cô nàng. Tôi đã yêu rồi chăng? Cũng phải, tôi đã 18 tuổi rồi cơ mà!

 

Sau khi thi xong, tôi chuẩn bị vào Sài Gòn để thi vào ĐH Vạn Hạnh nhưng phải chờ có máy bay quân sự. Nếu cuối tuần này không có máy bay, tôi sẽ vào Đà Nẵng đi Air Vietnam, vé 8 ngàn, một số tiền khá lớn lúc bấy giờ.

                               

Anh chị tôi ở Sài G̣n đã mua được căn nhà trên đường Nguyễn đình Chiểu, gần khu Bàn Cờ, quận 3. Căn nhà này có hai mặt tiền, một trệt và một gác gỗ. Phía mặt hông quay sang bên kia là nhà của vợ chồng ca sĩ Họa Mi. Anh Tuyến tôi nay đã lên chức Trưởng phòng Kế hoạch của nhà máy Vikyno Biên Hòa, chị dâu là Huỳnh thị Thương, Y khoa Huế khóa 64-71, nay là Trưởng khoa Sản Bệnh viện Bình Dương.

  

Hai hôm sau, trưa chủ nhật, 15 tháng 9 năm 1974, tôi nghe tin trên đài phát thanh Sài Gòn, chiếc Boeing mà tôi định đi đã bị không tặc. Tên cướp máy bay cho nổ hai trái lựu đạn và máy bay rơi ở Phan Rang. Tất cả 70 người trên máy bay đều thiệt mạng, trong số đó có BS. Nguyễn văn Chữ, giảng viên trường Đại học Y Khoa Huế.

 

Ở Sài Gòn hơn nửa tháng thì nhận được điện tín của Ba tôi từ Huế đánh vào “Vaan ddax ddoox vaof y khoa.” Mừng không thể tả được. Ra đến Huế, sinh viên đã vào học hơn cả tuần. Thầy Hải phụ trách môn Sinh học, gạo bài muốn tắt thở v́ tên khoa học tiếng Latin khó nhớ. Thầy Thiều dạy Vật lý cho nhiều bài tập trong sách Physics của Mỹ ở thư viện. Tôi thích Anatomy của thầy Trần tiễn Ngạc, danh từ hậu cung mạc nối (bursa omentalis) đến ngày nay vẫn không quên. Tôi thích vào phòng thí nghiệm hóa học với thầy Nhuận và phòng sinh hóa với cô Bội Tiên hơn.

 

Hằng ngày tôi phải đi từ 6 giờ sáng bằng xe Suzuki và quay về nhà khi trời đã nhá nhem tối. Buổi trưa sau giờ cơm, tôi thường ghé Thư viện đại học nằm trên đường Lê Lợi để học bài, thỉnh thoảng ghé cư xá Cô Giang tán gẫu với Linh, luôn tiện đưa cho cô nàng các bài giải toán Lý.

 

Ở đây hơn một tháng thì phi trường Phú Bài bị pháo kích. Nghe nói VC đã chiếm được cứ địa La sơn - Mỏ cày nên đã khống chế phi trường bằng súng cối và hỏa tiễn 130 ly. Để trấn áp pháo kích, một phi đội 6 trực thăng UTT của Không quân Đà Nẵng ra chi viện sáng đến chiều về. Tôi đi học bằng xe gắn máy qua cánh đồng Thanh Lam rất sợ bị VC bắn sẻ, nhất là mùa mưa. 

 

Cuối năm 1974, chiến trường bỗng sôi động. Phước Long là điểm án ngữ hành lang vận tải của quân đội Bắc Việt qua Lào và Campuchia vào Đông Nam Bộ, cô lập vùng Lộc Ninh với các vùng Nam Tây Nguyên. Trong hai tuần, quân lực Việt Nam Cộng ḥa mất 4 mục tiêu quan trọng tại Quân khu III. Thất thủ Phước Long đă giúp quân đội Bắc Việt mở được hành lang đường mòn Hồ Chí Minh, từ Vĩnh Linh nối liền Lộc Ninh và các miền Đông Nam Bộ.

 

Những ngày tết năm 1975, tôi đi xem cinema với Linh. Rạp Kinh Đô, Đà Nẵng đang chiếu phim Summertime Killer – (Meurtres au Soleil) rất hay do Chistopher Mitchum và Olivia Hussey đóng. Ngồi trong rạp, thỉnh thoảng hai đứa chạm vai nhau, mái tóc của Linh có lúc bay vướng qua mắt tôi do quạt gió bên hông hành lang, tôi nhẹ nhàng vén tóc trả về và bắt gặp nụ cười rất tình tứ của nàng. Chỉ chừng đó thôi cũng đủ làm tôi sung sướng lắm, chưa dám đi xa hơn…

 

Ăn tết xong, trở lại trường, không khí có vẻ nặng nề, nét uể oải biểu lộ trên từng khuôn mặt của thầy lẫn trò vì cuộc chiến đang ngày càng ác liệt. Sau khi quân đội Hoa Kỳ rút, Việt Nam Cộng ḥa mất đi hỏa lực yểm trợ từ trên không, dưới mặt đất và ngoài biển. Khủng hoảng dầu lửa năm 1973 đă chất thêm gánh nặng về chi phí bảo dưỡng quân sự theo Hiệp định Paris. Tổng số đạn dược các loại được cấp giảm từ 50% đến 65%; một nửa số chiến xa không thể ra khỏi căn cứ và khoảng 200 máy bay không thể cất cánh v́ thiếu xăng dầu.

 

Tôi đi học hơn nửa tháng thì mặt trận Tây Nguyên bắt đầu bùng nổ. Mở đầu là phía bắc tây nguyên. Đến chiều ngày 9 tháng 3, Buôn Ma Thuột đă hoàn toàn bị cô lập trên địa bàn Quân khu II. Ngày 11 tháng 3, thị xă này thất thủ. Ngày 12 tháng 3, Quân đoàn II VNCH điều động các trung đoàn bộ binh 44, 45 (thuộc sư đoàn 23), liên đoàn 21 biệt động quân và bộ phận c̣n lại của trung đoàn 53 với sự yểm hộ của sư đoàn 6 không quân phản kích nhằm tái chiếm Buôn Ma Thuột. Ngày 17 tháng 3, những cố gắng cuối cùng để tái chiếm Buôn Ma Thuột của VNCH thất bại.

 

Chiều ngày 8 tháng 2 âm lịch tôi chạy xe Suzuki về Huế xem phim The Longest Day ở rạp Châu Tinh, một phim đen trắng sản xuất từ năm 1962. Nội dung phim kể về D-day, ngày quân Đồng minh đổ bộ vào bờ biển Normandy nước Pháp, không ngờ đây là cuốn phim cuối cùng mình được xem trước khi Huế thất thủ.

 

Trên đường về Phú Bài tôi thấy xe hơi chạy vào hướng Đà Nẵng nhiều hơn là chạy ra. Ngày hôm sau lên trường học mới biết ông hiệu trưởng Nguyễn văn Hai đã đưa vợ con rời Huế trước ngày lễ, lớp học vắng nhiều và một số thầy đã không đi dạy, nhưng trường không tuyên bố đóng cửa.

 

(Đèo Hải Vân, 1975. Source: vnafmamn.com)

 

Tôi quay về phi trường Phú Bài rồi vào Đà Nẵng bằng xe Suzuki ngay trưa hôm đó. Nhiều công xa lẫn xe tư nhân đủ cỡ chở đầy nhóc người, tài sản lẫn súc vật nối đuôi nhau hướng về Đà Nẵng.

 

(Huế Đà Nẵng)

 

Ngay sáng ngày hôm sau, Ba tôi được lệnh phải lái chiếc xe bồn 8000 lít của công ty Shell vào phi trường Đà Nẵng. Đây là một nỗ lực lớn vì lâu nay ông chỉ lái xe du lịch 4 chỗ mà thôi. Giao xong xe, ghé thăm nhà ít phút, ba tôi lại phải ra lại Huế.

 

Ngay đêm đó, cầu Thừa Lưu bị đặc công đánh sập. Hàng ngh́n xe trên đường từ Huế vào Đà Nẵng phải quay lại, đến lượt pḥng tuyến sông Mỹ Chánh bị vỡ. Nhận thấy t́nh h́nh ở Huế đă chuyển từ mức "xấu" sang mức "tồi tệ", đêm 22 tháng 3, tư lệnh Ngô Quang Trưởng chấp thuận cho chuẩn tướng Lâm Quang Thi rút quân về Đà Nẵng. Con đường rút duy nhất là ra biển Thuận An và Tư Hiền, từ đó lên các tàu của hải đoàn 106 hoặc men theo bờ biển qua Thừa Lưu, Lăng Cô.

 

(Thuận An, Huế 1975. Source: AP)

 

Ngày 25/03/1975, Huế rơi vào tay quân miền Bắc. Hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngăi (phía Nam) bị tan vỡ nhanh chóng. Đà Nẵng giờ đây trơ trọi như một ốc đảo, chỉ c̣n liên lạc được với các vùng c̣n lại bằng đường biển và đường hàng không. Đầu năm 1975, Đà Nẵng là thành phố lớn thứ hai của miền Nam Việt Nam với dân số gần một triệu người. Đây không chỉ là trung tâm kinh tế - chính trị của vùng I, mà c̣n là căn cứ quân sự liên hợp Hải Lục Không quân lớn nhất miền Nam với 4 cảng lớn trong đó có cảng Sơn Trà là quân cảng nước sâu hiện đại. Sân bay Đà Nẵng cấp quốc tế, ngoài ra c̣n có căn cứ rada tại Sơn Trà của quân đoàn 3 dă chiến Hoa Kỳ và bàn giao lại cho QLVNCH sau Hiệp định Paris. Ngày 26 tháng 3, trung tướng Ngô Quang Trưởng cố gắng thu gom các đơn vị c̣n lại với tổng số quân trên dưới 75.000 người về pḥng thủ Đà Nẵng.

                        

Gia đình chúng tôi vào phi trường Đà Nẵng trưa ngày 27/3/1975. Buổi chiều, hai chiếc phản lực 727 của Air Vietnam hạ cánh nhưng phi đạo nhốn nháo v́ xe Jeep tràn ra nên họ phải cất cánh bay trở về Sài Gòn. Ba tôi quay sang ông bạn Đại tá Khánh, chỉ huy phó Phi trường, ông hứa ngày hôm sau đi C130 của cầu không vận. Chúng tôi quay về sở của ba tôi để ngủ lại qua đêm. Không có thức ăn gì ngoài mấy bao gạo sấy và mấy lon thịt hộp nhưng chúng tôi ăn rất ngon. Đêm đó, quân miền Bắc bắt đầu pháo kích vào thành phố, có 8 chiếc C-130 từ Sài G̣n bay ra để bắt đầu di tản binh sĩ và gia đ́nh, ưu tiên cho gia đình của các chuyên viên kỹ thuật.

 

 

Sáng hôm sau, cầu không vận đã bị cắt đứt. Khoảng 7 giờ chiều, các quả đạn hỏa tiễn 130 ly xé gió nổ vang làm sáng cả vùng trời. Trận pháo kích kéo dài hơn một tiếng thì dứt. Vào tình thế này, chúng tôi không thể đi đâu được. Trong đêm, tiếng phi cơ phản lực gầm ré. Bộ chỉ huy không quân đă có lệnh rút đi. Đà Nẵng tự sụp đổ mà không cần địch quân tấn công. Sáng sớm, các anh tôi chạy xuống bến phà mới thấy cảnh hỗn loạn khó tưởng tượng nỗi. Dân chạy loạn thuê mướn ghe nhỏ di chuyển ra sà lan và tàu Hoa Kỳ đang thả neo chờ. Mỗi tàu sẽ về Cam Ranh khi số người lên đến chừng 10 ngàn. Ba chiếc tàu của Hoa Kỳ là The Pioneer Commander, The Pioneer Contender, và chiếc USNS Miller, một chiếc tàu vận tải của HQHK do một thủy thủ đoàn dân sự điều khiển, nhưng không dễ gì lên được tàu này vì cảnh giành nhau, cướp giật, lật xuồng xảy ra trước mắt.

 

(Đà Nẵng, 1975)

 

Cũng ngay ngày 29, khoảng 10 giờ sáng, một chiếc phi cơ dân sự Boeing 727 của World Airway bất ngờ đáp xuống phi trường Đà Nẵng, bốc được khoảng 268 người, trong đó có 150 binh sĩ thuộc Đại đội Hắc báo Sư đoàn 1 Bộ binh trước sự ngỡ ngàng của quân miền Bắc. Khi phi cơ cất cánh, súng bắn theo, cửa bánh đáp để mở v́ có 4 người nằm bên trong, một người đă chết khi phi cơ đáp tại Biên Ḥa. Chiếc 727 thứ nh́ đành quay trở về Sài G̣n. 

 

Sáng ngày 29 tháng Ba, từ Chùa Pháp Lâm, đường Ông Ích Khiêm, một tổ chức mệnh danh là “Lực lượng Ḥa hợp Ḥa giải Thị bộ Đà Nẵng” tổ chức hai đoàn xe do các tu sĩ cắm cờ Phật giáo và cờ Mặt trận Giải phóng đi theo 2 ngă, một về phía Ḥa Mỹ hướng ra đèo Hải Vân và một về phía Phước Tường phía Ḥa Cầm đi vào Quảng Nam, Tam Kỳ đón quân CSBV. Bộ đội miền Bắc trên những chiếc xe tăng và xe tải Molotova treo cờ Mặt Trận Giải phóng Miền Nam bắt đầu tiến vào thành phố.   

 

                  

(Quân đội miền Bắc vào Đà Nẵng, 1975. Source: Vietnam War, twcenter.net)

          

Tối 29-3-1975 đài phát thanh BBC Luân Đôn cho biết Đà Nẵng thất thủ, một trăm ngàn quân bị bắt làm tù binh; hung tin ghê gớm đă khiến cho cả nước kinh hoàng. Quân khu 1 nơi tập trung những lực lượng tinh nhuệ và thiện chiến nhất của VNCH gồm bốn sư đoàn chính qui, bốn liên đoàn Biệt Động quân… đă hoàn toàn tan ră sau 9 ngày cầm cự và triệt thoái. Mặc dù Bộ Tổng tham mưu, các vị Tướng lănh, các giới chức quân sự liên hệ đă bạch hóa diễn tiến của trận chiến bi thảm này, nhưng người ta biết nó vẫn c̣n nhiều điều bí ẩn và khó hiểu. Chưa bao giờ trong cuộc chiến tranh này một lực lượng to lớn lại có thể thua nhanh đến thế.

 

 

 

Nguyễn Văn Vân

 

 

 

Mục Lục 99Độ

 

Thư từ liên lạc xin gởi về: ykhhn.bbt@gmail.com