Trong hai tuần vừa qua, cuộc tranh chấp ngoài Biển Đông giữa 2 nước anh em cộng sản láng giềng TQ và VN mang tầm vóc quốc tế. Trong nước, đă có những cuộc xuống đường phản đối TQ mà đa số do chính quyền tổ chức, xúi giục. Đâu là diện, đâu là điểm? Thật mơ hồ. Hải ngoại cần nên có sự tinh tế và suy nghiệm sâu sắc để khỏi bị sa vào hỏa mù lừa đảo.

Bài viết dưới đây do BS. Bửu Thức, khóa 2, gởi từ Pháp, ghi lại những thời điểm cao độ của cuộc chiến VN, từ biến cố Mậu Thân, Trận đánh Khe Sanh, Mùa Hè 72, Mùa Xuân 1975.

Trong thư viết tay gởi cho BBT, BS. Bửu Thức nhắn "Cho ḿnh gởi lời thăm đến BCH và tất cả ACE trong Hội." Thật đáng ngưỡng mộ khi biết BS. Thức đă phải từ giă hành nghề y khoa v́ chứng Parkinson, nhưng vẫn luôn theo dỏi và đóng góp cho Hội YKH của chúng ta.

Một lần nữa, BBT chân thành cám ơn tác giả, và mong tiếp tục nhận bài viết của đàn anh nhiều nghị lực từ Paris.

BBT

 

NHỮNG THÁNG NGÀY ĐEN TỐI

 

Trận chiến Khe Sanh - Tết Mậu Thân 1968 - Mùa hè đỏ lửa 1972 - Hiệp Định Paris 1973 - Mùa Xuân 30.4.1975

 

Trận chiến Khe Sanh xẩy ra vào đầu năm 1968, mười ngày trước cuộc "tổng tấn công" đồng loạt ở Miền Nam Việt Nam. Cộng quân tự hào rêu rao trận đánh Khe Sanh là đ̣n nghi binh có mục đích thu hút và cầm chân lực lượng cơ động của quân đội Mỹ, hầu để lực lượng c̣n lại của chúng đánh chiếm toàn bộ các tỉnh thành miền Nam. Nhưng sự việc có xẩy ra như mong ước của cộng quân hay không? Xin thưa là không!

 

Qua nghiên cứu và theo suy nghĩ của tôi về những sự kiện xẩy ra vào thời điểm đó th́ những mong ước của cộng quân đều tan thành mây khói. Cuộc tổng nổi dậy của cộng quân đă bị quân đội Việt Nam Cộng Ḥa đánh cho tan tác, một số lớn bỏ mạng tại chỗ, phần c̣n lại phải chạy trốn vào mật khu kể cả các mật khu thiết lập trên lănh thổ Campuchia và do Sihanouk bảo trợ. Trong cuộc phản công để loại trừ quân cộng sản ra khỏi các tỉnh thành miền Nam, quân đội Mỹ chỉ tham dự các trận đánh ở Sài G̣n và Huế mà thôi. Thành thử ở mặt trận Khe sanh quân Mỹ mà thành phần chính là Thủy quân lục chiến Mỹ vẫn được tiếp tế vũ khí đạn dược lương thực đầy đủ và quân số luôn luôn được bổ sung mặc dù căn cứ bị địch vây hăm pháo kích liên tục suốt ngày đêm làm tổn thất khá nặng. Ban đầu rất có thể theo ư của cộng quân Khe sanh chỉ là điểm, c̣n cuộc tổng nổi dậy mới là diện. Nhưng sau thất bại của tổng nổi dậy, cộng quân đă đổi Khe sanh thành diện để mong biến Khe sanh trở thành một Điện biên phủ thứ hai hầu che lấp thất bại đắng cay của cuộc tổng nổi dậy. Sau 77 ngày bị vây hăm, với những trận mưa pháo liên tục, cộng quân vẫn nghĩ rằng quân Mỹ không thể nào chịu đựng nỗi và thắng lợi sẽ thuộc về họ. Nhưng căn cứ vẫn đứng vững. Quân Mỹ vẫn chờ đợi một cuộc tấn công cuối cùng bằng bộ binh của địch quân, nhưng đă không thấy xẩy ra. Quân dù Mỹ thuộc sư đoàn 1 Không kỵ đă từ ngoài tiến đánh giải vây Khe sanh và đă vào bắt taycác đồng đội TQLC của ḿnh. Thế là căn cứ đă được giải toả. Cộng quân đă rút lui. Có lẽ v́ bị tổn thất lực lượng quá nặng cần phải bổ sung để thực hiện các bước phiêu lưu "thí mạng" mới nhưng trong lúc nầy th́ quả thật là "lực bất ṭng tâm" nên đành phải thực hiện phương án "chém vè."

(Khe Sanh)

 

Cứ điểm Khe sanh ở cách Quảng trị 63 km về phía Tây gần sát biên giới Việt-Lào. Muốn đến Khe sanh, phải đi theo đường 9 Nam Lào đến huyện Hương Hoá, rồi từ đó qua đèo Lao Bảo đi qua A Sao, A Lưới để đến Khe sanh. Với cuộc hành quân Lam Sơn 719, tôi đă có đi qua Lao Bảo, A Sao, A Lưới rồi đóng quân ở Khe sanh. Đây là vùng có nhiều đồi và núi thấp. Đất đỏ Bazan rất thích hợp cho việc trồng cà phê. Khi đơn vị đến đây tôi thấy các ngọn đồi phủ kín một màu xanh của cây cà phê. Có những cây đă có nhiều trái chín đỏ trông thật hấp dẫn. Thật ra đơn vị quân y của tôi lúc đầu theo bộ chỉ huy Lữ Đoàn I Kỵ Binh đến đóng quân trước tại Làng Vei, một cao điểm chiến lược cách Khe sanh 9 cây số. Phía trước mặt và bên tay trái của tôi là dăy Trường sơn hùng vĩ. Địch quân đă áp dụng câu "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" để ẩn núp. Dù ta có áp dụng "thế hỏa công" để đốt cháy Trường sơn cũng không thể thực hiện được.

Như tôi đă nói, trận chiến Khe sanh thật ác liệt. Cộng quân đă dùng pháo tầm xa, pháo tầm gần, cối 82 ly, tên lửa Kathíua dội băo lửa lên căn cứ, nhưng căn cứ vẫn đứng vững. Đấy là nhờ sự can thiệp có hiệu quả của lực lượng Không quân chiến thuật Mỹ và của các pháo đài bay chiến lược B52 rải thảm ở Khe sanh vọng về. Chiến tranh thật khốc liệt. Địch quân với quân số đến 20.000 bao vây một căn cứ có 6000 lính Mỹ và pháo 300 quả đạn trong một ngày (có lúc lên đến 1000 quả một ngày) trong suốt thời gian dài cả mấy tháng vẫn không chiếm được căn cứ. Địch bảo là nghi binh, là những quyết định của "đỉnh cao trí tuệ." Thật là nói phét! Rơ ràng địch đă mất "cả ch́ lẫn chài," nghĩa là thua luôn cuộc tấn công nổi dậy Tết Mậu thân và trận chiến Khe sanh.

(Khe Sanh)

 

Ông Hồ chí Minh vào thời kỳ 1965-67 đă già và yếu. Nếu tính theo tuổi khai báo th́ lúc này ông cũng đă 76-77 tuổi. Tôi nói theo tuổi khai báo là v́ Cộng sản thường có hai, ba lư lịch và có rất nhiều bí danh để dễ bề che dấu và ẩn núp. Hồ chí Minh cũng đă có ba, bốn bí danh. Con cái của họ cũng dấu mặt xoá bỏ tung tích bằng nhiều h́nh thức để đánh lận con đen, đánh lừa bàn dân thiên hạ. Hồ chí Minh già và yếu là v́ hút thuốc quá nhiều nên bị viêm phổi măn tính là cái chắc (bronchite chronique) rồi th́ bệnh tiến triển nặng thêm với suy hô hấp măn tính (insuffisance respiratoire chronique ) rồi th́ lâu ngày th́ phải đến giai đoạn cuối  cùng là Tâm phế măn (Coeur pulmonaire chronique). Thành thử Ông Hồ vẫn hằng mong ước làm sao phải sớm đánh chiếm miền Nam trước khi ông chết. Ông thường nói: "Miền Nam trong trái tim tôi" là kích thích tinh thần chiến đấu của cán binh miền Bắc trước khi mở ra cuộc Tổng tấn công nổi dậy. Chúng ta phải nhận thấy đây là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với cộng quân. Đích thân Hồ chí Minh đă làm ra bài thơ giả bộ chúc Tết đồng bào miền Nam qua làn sóng điện của đài phát thanh, nhưng đó là tín hiệu tiến hành cuộc "Tổng tấn công nổi dậy toàn miền Nam." Chúc Xuân đâu không thấy chỉ thấy người dân nằm chết la liệt dưới đạn pháo của cộng quân. Ba ngày Tết đă biến thành những ngày tang tóc. Cộng sản thật tàn ác. "Đừng nghe những ǵ cộng sản nói mà hăy nh́n những ǵ cộng sản làm." Thật là một câu nói đầy ư nghĩa. Những ai c̣n mơ tưởng ở cộng sản hăy nhớ đến câu nói nầy và hăy mở con mắt ra.

(Huế, Mậu Thân)

 

Thế là hết! "Tiêu tán thọn"! Canh bạc "Tổng tấn công nổi dậy" đă bị cháy túi. Cũng như trận chiến Khe sanh đă bị tiêu "đen". Cộng quân gần đây có tổ chức những cuộc nói chuyện về trận Khe sanh. Sau một hồi nói ṿng vo tam quốc các tướng tá và một nhà sử học của cộng sản kết luận: Mỹ rút quân ở Khe sanh là Mỹ đă thua. Đâu phải giản dị như vậy. Đâu phải như hai với hai là bốn. Phân tích, mổ xẻ một vấn đề, một sự kiện th́ phải nh́n ở mọi khía cạnh, phải xem xét các yếu tố khách quan và chủ quan rồi mới đánh giá chính xác được. Làm việc như kiểu "mẹ hát con khen" th́ thật là buồn cười. Cộng quân với quân số đông gấp ba, gấp bốn lần, với đủ loại đạn pháo và tên lửa trút xuống như mưa vào căn cứ liên tục ngày đêm kéo dài hàng tháng mà vẫn không dành được thắng lợi, th́ làm sao mà tự cho ḿnh thắng cuộc? Có lúc tôi tự hỏi: phải chăng là địch quân áp dụng "đ̣n gió", giả vờ tấn công tiêu diệt căn cứ hoặc giả vờ bao vây căn cứ để tiêu diệt lực lượng tiếp viện của Mỹ một h́nh thức như "công đồn đả viện." Nhưng xin thưa là không. Cộng quân không nghĩ đến phương án này. V́ phi pháo của lực lượng Mỹ đă tỏ ra rất có hiệu quả. Trước mặt cộng quân là hỏa lực của không quân chiến thuật. Sau lưng cộng quân là B.52 rải thảm. Cuối cùng chịu không nỗi phải rút lui, chỉ để lại một ít đơn vị ở phía tây và phía bắc căn cứ mà thôi. Điều này được chứng minh rơ ràng khi quân Mỹ từ hướng Đông tiến vào giải tỏa căn cứ đă không gặp phải một kháng cự nào đáng kể (Cộng quân không dám bao vây phía đông căn cứ v́ sợ phi pháo đánh vào hai sườn và sau lưng của chúng.)

Phải đợi đến hơn ba năm sau Tết Mậu Thân và sau trận chiến Khe sanh cộng quân mới hồi phục, mới chỉnh đốn hàng ngũ để mở các mặt trận mới từ Đông Hà, Quảng Trị, đến Pleiku, Kontum, và B́nh Long, An Lộc. Tôi nhận thấy cộng quân đă hiểu rằng ngoài lợi thế về quân số c̣n phải có nhiều vũ khí tối tân có tầm sát thương rộng lớn mới có thể giành được thắng lợi qua các trận đánh lớn với quân VNCH, cho nên kể từ thất bại Mậu thân và Khe sanh, cộng quân đă được trang bị đến tận răng do Nga- Tàu viện trợ.

(Mùa Hè đỏ lửa 1972)

 

Rồi đến mùa Hè đỏ lửa 72 (Mùa hè đỏ lửa là đầu đề của tác phẩm do nhà văn quân đội VNCH Phan Nhật Nam viết về những trận đánh lịch sử hào hùng của Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa chống lại quân cộng sản.)

Vào mùa hè năm nầy, trận chiến xảy ra khắp nơi. Lúc đó tôi đang làm việc ở Quân Y Viện Nguyễn Tri Phương Huế. Như đă nói trước đây, thương binh được chuyển về liên tục bằng trực thăng ngày cũng như đêm. Pḥng mổ lúc nào cũng rộn rịp, hoạt động 24/24. Các đồng nghiệp và tôi thay nhau mổ liên tục. Các toán gây mê và các toán phụ mổ làm việc không ngừng nghỉ. Thương binh nào vừa được mổ xong là được chuyển ngay qua pḥng hậu phẫu để có pḥng trống nhận thương binh khác. Sau khi viết tiến tŕnh giải phẫu (protocole operatoire) của ca ḿnh vừa mổ xong, th́ lại tức th́ thay áo mới, thay găng tay mới để vào mổ ca kế tiếp. Và cứ thế, chúng tôi tiếp tục công việc cho đến sáng hôm sau mới bàn giao cho toán trực mới. Thương binh đa số được chuyển về từ mặt trận phía tây Huế, một số ít th́ từ Quảng Trị.

Dân chúng ở Huế hoang mang v́ t́nh h́nh quân sự trở nên căng thẳng, khi nghe tin các căn cứ, các cao điểm gần Huế bị đánh phá và có nhiều thương vong. Nhưng sự kiện quan trọng hơn cả là Cộng quân mở ra ba mặt trận cùng một lúc: mặt trận Trị Thiên, mặt trận Bắc Tây Nguyên, và mặt trận Đông nam bộ (B́nh Long, B́nh Phước). Ban đầu địch dự tính mặt trận Đông nam bộ là chính yếu v́ để gây tiếng vang ảnh hưởng đến Sài G̣n, nhưng sau đổi lại mặt trận Trị thiên là chính yếu. V́ Địch quân nghĩ đến vấn đề tiếp tế nhân lực, lương thực, vũ khí, đạn dươc... được thuận lợi hơn v́ sau lưng c̣n có sự hỗ trợ của hậu phương miền Bắc. Hơn thế nữa, Mỹ cũng đang rút quân. Đến đầu năm 1972, lực lượng Mỹ chỉ c̣n có 95.000 quân (quân số cao nhất của Mỹ là 500.000), và Mỹ đă có kế hoạch "Việt Nam hoá chiến tranh." Đó là những điều thuận lợi cho cộng quân khi đánh chiếm các tỉnh thành miền Nam hầu có lợi thế lúc ngồi vào bàn hội nghị.

Ngày 30/3/72 địch quân bắt đầu nổ súng ở mặt trận Trị Thiên. Sau ba ngày đánh phá ác liệt, địch quân đă chiếm đuợc một số cơ sở trong tỉnh Quảng Trị. Địch quân cũng vượt qua sông Bến Hải tấn công căn cứ Ái Tử và thị trấn Đông Hà. Quân Đội VNCH phải rút lui về cố thủ ở bờ nam sông Thạch Hăn. T́nh h́nh chiến sự rất căng thẳng. Tôi nhớ Ba tôi có nói với tôi rằng: Bên ḿnh bị thất bại nặng nề như vậy mà Ông Tướng Lăm bảo là không sao, quân ta vững như bàn thạch." Đúng là một vị tướng bất tài (Sau đó Tướng Ngô Quang Trưởng phải đến thay thế).

 

Đầu tháng năm địch quân chiếm Cổ thành và thị xă Quảng Trị. Dân chúng chạy tán loạn theo quốc lộ 1 để vào Huế th́ bị cộng quân nă đạn pháo tiếp theo giết chết nhiều thường dân, ông già, bà già, đàn bà, trẻ nhỏ... Đoạn đường này đă được gọi là "Đại lộ kinh hoàng" (cộng quân không dám đề cập đến). Quân VNCH được sự yểm trợ của phi cơ và pháo binh kể cả pháo đài bay B52 đă tái chiếm thị xă Quảng Trị và Cổ Thành sau 84 ngày chiến đấu ác liệt. Địch quân đă bị thiệt hại nặng nề, phải rút về bờ bắc sông Mỹ Chánh.

Về mặt trận Bắc Tây Nguyên: Địch quân cũng bắt đầu tung quân đánh phá mănh liệt từ ngày 30/3/72 vào cùng thời điểm với mặt trận Trị Thiên nhằm mục đích phân chia lực lượng, không thể ứng cứu cho nhau được. Trong đợt tấn công đầu tiên địch quân đă đánh phá 5 tiền đồn của quân đội VNCH ở phía tây sông Poko thuộc tỉnh Kontum. Sau đó địch tấn công cứ điểm Charlie ở cao điểm 1049 do TQLC VNCH trấn giữ. Cứ điểm thất thủ, v́ chỉ huy Trung Tá Nguyễn Đ́nh Bảo bị tử thương. Từ ngày 3 đến ngày 13 tháng 5, địch tấn công thị xă Kontum. Con đường 14 bị địch quân cắt đứt, mọi di chuyển, tiếp tế cho Kontum đều phải thực hiện bằng không vận do trực thăng Chinôk đảm trách. Khoảng ba tuần lễ sau đó, quân VNCH được tăng viện và đêm 24 rạng sáng 25 tháng 5/72 đă tái chiếm thị xă Kontum. Cộng quân tự nhận thấy không c̣n đủ khả năng đánh đấm nữa v́ một phần bị tiêu hao sinh mạng một phần v́ khó khăn trong tiếp tế súng ống đạn dược và lương thực cho nên cộng quân chỉ chiếm giữ Dakto và Tân cảnh mà thôi. Đây cũng là lúc nhạc phẩm "Người ở lại Charlie" và "Anh không chết đâu Anh" do nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác ra đời để ca ngợi tinh thần chiến đấu anh dũng của người lính VNCH đă vẽ nên những thiên hùng ca.

Mặt trận Đông nam bộ (B́nh Long, B́nh Phước) cũng vào khoảng thời gian của hai mặt trận kia. An Lộc (tỉnh lỵ của B́nh Long) là điểm quan trọng của địch quân. An Lộc trước đây có tên là Hớn Quản, là môt vùng có rừng cao su bạt ngàn và là một tỉnh lỵ giàu có. Chiếm được An Lộc th́ uy hiếp được B́nh Dương (tỉnh lỵ của Thủ Dầu Một) và đường về tới Sài G̣n th́ đă rộng mở. Thế cho nên địch quân muốn đánh phủ đầu thị trấn An Lôc ngay từ buổi đầu tiên với mưa pháo đủ các loại đổ ập đến thật bất ngờ, song An Lộc vẫn không bị thất thủ. Địch tăng cường độ pháo kích, có ngày có đến 8000 quả đạn pháo rớt xuống trên một diện tích chỉ có vài cây số vuông. Rồi với chiến thuật "tiền pháo hậu xung", địch cho bộ binh tháp tùng xe tăng T54, PT76, để tiến chiếm thị xă. Nhưng các chiến sĩ VNCH c̣n lại đă cương quyết chiến đấu đến cùng. Chỉ huy trưởng của đơn vị đồn trú là ChuẩnTướng Lê Văn Hưng đă dùng súng chống tăng M72 bắn hạ những chiếc đi đầu đang định xâm nhập pḥng tuyến. Sự kiện này đă làm lên tinh thần chiến đấu của chiến sĩ và mọi người đă cùng nhau bắn hạ những chiếc tăng c̣n lại. Sau 68 ngày bị vây hăm, An Lôc vẫn đứng vững và được Biệt Kích Dù đến giải tỏa. Đây là một trận chiến lớn với thắng lợi vẻ vang của quân dân miền Nam.

Mùa hè đỏ lửa hay là Chiến dịch Xuân Hè 72 (theo như cộng quân gọi) đă trải dài từ vùng hỏa tuyến cho đến vùng Đông Nam Bộ có Chiến khu D và Chiến khu Dương Minh Châu hỗ trợ phía sau. Bà Nguyễn thị B́nh tuyên bố An Lộc sẽ là thủ đô của Chính Phủ Cách Mạng Lâm thời MNVN. Nhưng dù cho cộng quân đă xử dụng đến 40.000 quân với hàng đoàn xe tăng và một hỏa lực pháo binh có độ hủy diệt rất lớn chưa từng thấy cũng không chiếm được An Lộc như mong muốn. Trong khi đó, ở mặt trận Trị Thiên cộng quân chiếm được tỉnh Quảng Trị. Điều này đă làm cho địch quân thay đổi chiến lược là biến Trị Thiên thành mục tiêu chính yếu. Tuy rằng cộng quân đă dốc toàn bộ thực lực vào các trận chiến, kết quả thu được vẫn rất nhỏ nhoi. Họ đă tỏ ra mỏi mệt, v́ vẫn không có kẻ thắng người bại. Lúc này là lúc cần phải ngồi vào đàm phán. Đó là lư do Hiệp Định Paris được mở lại.

Qua nhiều lần đàm phán gay go, có lúc Mỹ phải dùng không quân chiến lược B52 oanh tạc Hà Nội, phong tỏa các cảng biển, các cửa sông bằng ḿn, thủy lôi, để gây áp lực tại bàn hội nghị. Cuối cùng Hiệp Định Paris được kư kết giữa bốn bên là Mỹ, Cộng sản Bắc Việt, Việt Nam Cộng Ḥa, Chánh phủ bù nh́n lâm thời miền nam Việt Nam, tại Paris vào ngày 27/1/73. Tổng Thống VNCH thời đó là Ông Nguyễn Văn Thiệu đă không chấp nhận một số điểm rất bất lợi cho VNCH, nhưng Mỹ cũng mặc kệ. Mỹ đă toàn quyền quyết định. Ngày 29/3/73 Mỹ rút toàn bộ lực lượng c̣n lại ra khỏi Việt Nam.

(Kissinger, Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông)

 

Sau khi Hiệp Định Paris nhằm chấm dứt chiến tranh và lập lại ḥa b́nh ở Việt Nam được kư kết, hai nhà thương thuyết Henri Kissinger và Lê Đức Thọ (CS Bắc Việt) cùng được trao giải Nobel Ḥa B́nh. Ban tổ chức trao giải Nobel Ḥa B́nh đă chơi "xỏ lá" Cộng Sản Bắc Việt Nam. Cộng sản đă biết điều này nên không đi nhận giải v́ chủ trương của họ là gieo rắc chiến tranh, dùng chiến tranh để cướp lấy chính quyền. Họ đâu có mong muốn ḥa b́nh. Thành thử đi nhận giải th́ ăn làm sao, nói làm sao bây giờ!

Theo Hiệp Định Paris th́ có một điều khoản thật bất lợi cho VNCH là quân Cộng sản Bắc Việt Nam được quyền ở lại miền nam Việt nam. Một h́nh thức ngừng bắn theo kiểu "da beo," th́ chả khác nào phải ở chung với một ổ rắn độc trong nhà, không biết rắn độc sẽ cắn chết ḿnh lúc nào! Đấy, người bạn Mỹ của chúng ta là thế đấy, đến lúc v́ quyền lợi của họ bị đe dọa th́ họ bỏ rơi chúng ta một cách không thương tiếc. Theo tôi suy nghĩ th́ chỉ việc Mỹ yểm trợ cho VNCH bằng phi pháo thôi th́ quân đội VNCH, với tinh thần chiến đấu anh dũng sẵn có, thừa sức để đánh trả lại mọi mưu toan của cộng quân. Những trận đánh lớn trước đây như trận chiến tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị, trận chiến giữ vững An Lộc trong suốt 68 ngày đă nói lên điều đó.

Nhưng người bạn Đồng Minh Hoa Kỳ đă không "fair play" chút nào cả, đă đi đêm với Cộng sản và đă bán đứng miền Nam cho Cộng sản. Thật là đắng cay! Và chuyện ǵ sẽ xảy ra đă xảy ra: Cộng quân vi phạm Hiệp Định ngừng bắn, xua quân đánh chiếm Phước Long, Cao nguyên và Nam Trung Phần.

Những ngày trong tháng 3/75 t́nh h́nh ở Huế yên tĩnh lạ thường. Các sinh hoạt của thành phố h́nh như muốn dừng lại. Phố xá cũng thưa người qua lại. Nét mặt người nào cũng đầy âu lo. Chợ Đông Ba cũng mất đi vẻ ồn ào náo nhiệt của mọi khi. Các cô gái trông coi các cửa hàng vải dùm cho mẹ, thường ngày vui vẻ bao nhiêu, th́ nay cũng không cười nói ǵ nhiều. Chắc các cô cũng âu lo cho viễn ảnh tương lai của đất nước và của chính ḿnh?

Tôi cũng vậy. Trong ḷng cảm thấy buồn vô cùng v́ t́nh h́nh chiến sự không mấy khả quan. Đi làm về là theo dơi tin tức chiến sự trên radio. Ăn cơm tối xong là chui vào hầm để nằm nghỉ, đề pḥng bị pháo kích v́ địch quân đang ở gần thành phố. Anh Chị tôi th́ đă vào Sài G̣n từ sau Tết Mậu Thân. Chỉ c̣n Ba tôi và tôi ở nhà. Tôi cũng để cho vợ tôi vào Sài G̣n trước, v́ nàng đang bụng mang dạ chửa mà chạy giặc th́ khó khăn lắm. Các bạn bè quen biết của tôi thường mỗi chiều sau giờ làm việc hẹn nhau đến Câu lạc bộ thể thao để chơi quần vợt, bây giờ cũng vắng bóng. Sân banh chỉ c̣n lèo tèo vài người đến chơi mà thôi.

Quân y viện Nguyễn Tri Phương đóng trong đồn Mang Cá bên cạnh Tiểu Khu Thừa Thiên. Trong những ngày này, cộng quân pháo kích vào Tiểu Khu và vào Bịnh Viện làm cho t́nh h́nh trở nên bất ổn. Điều đó có nghĩa là cộng quân đang tiến đến gần. Rồi tin tức chiến sự ở Phước Long. Rồi tin về một sự rút lui chiến thuật được loan ra lại càng làm cho t́nh h́nh thêm tồi tệ. Quân Y Viện được chuyển sang Bệnh Viện Trung Ương Huế để tránh pháo kích. Tôi nhận thấy mọi việc chắc không xong rồi. Dân chúng hoang mang vô cùng. Thế cho nên dân chúng đă lần lượt rời bỏ Huế theo Quốc lộ 1 để chạy vào Đà Nẵng. Đó là vào những ngày 23/3/75 hay 24/3/75 nếu tôi không nhớ lầm. Binh lính cũng bỏ hàng ngũ về nhà đưa vợ con và gia đ́nh đi vào Đà Nẵng. Thôi th́ mạnh ai nấy làm. Trong 36 chước th́ chước "dĩ đào vi thượng sách" là hay nhất, giống như phương án "chém vè" của cộng quân thường áp dụng! Rồi lâu lâu địch quân lại rót vài quả đạn pháo vào thành phố để đánh đ̣n tâm lư!

Bây giờ đến lượt tôi cũng "chém vè." Mọi người đều ra đi. Bao năm qua những việc làm của cộng sản ở miền nam đă làm cho mọi người phải khiếp sợ, nào là thủ tiêu, ám sát, chôn sống tập thể người dân... Mỗi giai đoạn của lịch sử đất nước đều để lại những dấu ấn đau thương do cộng quân gây ra. Từ những năm 1939-1945 đến 1954 rồi đến 1975 và cả đến bây giờ nữa sau 38 năm nắm chánh quyền đội lốt "xă hội chủ nghĩa." Đây cũng là giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử giữ nước và dựng nước của người dân Việt Nam chúng ta.

(Viet Nam, 1975)

 

Ba tôi đă già và đă nghỉ hưu từ lâu. Ba tôi không đi, chỉ có một ḿnh tôi ra đi mà thôi. Tôi sắp xếp công việc nhà và lên đường sau đó. Lúc này quốc lộ 1 tràn ngập người và xe cộ. Tôi không chọn hướng này mà chọn hướng ra biển theo tỉnh lộ đến cửa biển Thuận An. Đường đi không đông v́ không có người đi bộ, chỉ có xe cơ giới. Tôi lên đường với chiếc xe Honda và lao đi vun vút v́ trời đă về chiều. Nếu chậm trễ trời tối gặp phải du kích th́ phiền lắm. Đến nơi th́ trời đă nhá nhem, nhưng c̣n phải đi đ̣ máy qua một đoạn sông nước nữa mới tới băi biển. Đến nơi may mắn thay đă có một chiếc tàu Hải quân đậu sẵn để đón những quân nhân di tản theo đường biển. Tôi vội vàng lội xuống nước và mau chóng bám lấy tấm lưới thả xuống bên hông tàu để leo lên tàu với sự trợ giúp của binh sĩ Hải quân.

 

Thế là hết! Là chấm dứt những ngày tháng sống êm đềm nơi quê hương của ḿnh đầy ắp những kỷ niệm của một thời hoa mộng. Từ đây ḿnh phải xa rời gịng sông Hương với biết bao nhung nhớ khôn nguôi. Gịng sông như nguồn sữa hiền của Mẹ đă nuôi nấng khôn lớn biết bao đàn con. Từ giă Huế thương yêu với một tâm tư nặng trĩu trong ḷng và tôi đă bật khóc khi nghĩ về một vận nước nổi trôi và những chuỗi ngày đen tối, đang và sắp xảy ra cho đất nước.

 

Bửu Thức

 

Mục Lục 99Độ

Thư từ liên lạc xin gởi về: ykhhn.bbt@gmail.com