Nhà văn Phạm Tín An Ninh đến với Mục 99 Độ lần này không phải là một bài viết về sự khí khái của những người quân nhân cầm súng cuộc chiến; bài viết lần này bày tỏ một cảm thông sâu sắc với một vị niên trưởng khi người bạn đời của ông vừa ra đi. Đúng vậy, sau thời gian dài gần cả nửa thế kỷ sau cuộc chiến, người quân nhân chỉ biết co rút lại dần trong phạm vi gia đ́nh, ẩn dật trong hạnh phúc vợ chồng vẫn c̣n bên nhau.

 

Qua "Nỗi Buồn Cuối Đời Của Một Người Lính Già Lưu Lạc", chúng ta nh́n thấy h́nh ảnh nói chung của những người vợ lính VNCH, trung hậu thủy chung, một đời tận tụy hy sinh, khổ lụy v́ chồng con. Và tâm trạng của chính người lính khi va chạm vào sự vô thường của cuộc đời, đă phải thốt ra "Thế hệ chúng tôi...qua những việc đă làm...những đau thương đă trải...Thực sự là ǵ?? Hoặc chẳng là ǵ hết"

 

BBT YKH Hải Ngoại một lần nữa trân trọng cám ơn "huynh" Phạm Tín An Ninh.

 

HAPPY MOTHER’S DAY

 

 

Nỗi buồn cuối đời của một
người lính già lưu lạc

(Viết tặng Song Vũ và những người vợ lính trung hậu)

Phạm Tín An Ninh

Dạo sau này, anh không thường gọi tôi để hàn huyên như những năm trước. Ở cái tuổi trên 80, chồng chất bao nỗi đau buồn từ sau ngày găy súng, tan hàng, tù tội, ly hương, rồi trải qua bao nhân t́nh thế thái, mới đây lại phải chứng kiến cảnh chiến hữu, huynh đệ đồng môn, chỉ v́ có chút bất đồng mà nặng lời nhau, rồi quay lưng, chia ba xẻ bảy, nỗi chán chường càng đè nặng trong ḷng, cộng thêm một vài chứng bệnh tuổi già, làm cho anh không c̣n thiết tha một điều ǵ nữa. Nói chuyện với anh, tôi cũng trở nên dè dặt, chỉ nghe giọng nói để đoán anh đang vui hay buồn và không dám nhắc lại những biến cố nào có thể làm vết thương trong ḷng anh nhói đau trở lại, dù biết anh vẫn luôn quí mến tôi như ngày xưa, cả một thời cùng vui buồn, sống chết bên nhau. Đặc biệt, chúng tôi ở cạnh nhau trong khu cư xá của đơn vị, nên hai gia đ́nh lại càng thân t́nh, gắn bó. Sau này trở thành cấp chỉ huy trực tiếp của tôi, nhưng lúc nào anh cũng xem tôi như em hay một người bạn nhỏ. Anh lớn hơn tôi đúng ba tuổi. Lúc ấy chúng tôi đều c̣n khá trẻ, cả hai vừa mới có hai đứa con đầu. Vợ anh là người đàn bà trẻ xuân sắc, hiền thục, đảm đang, hết mực lo lắng, chăm sóc chồng con, và cũng như những người vợ lính khác, luôn âm thầm cầu nguyện và hồi hộp trông chờ chồng b́nh an trở về sau các cuộc hành quân.

Buổi sáng ngày 6 tháng 12 năm 2023, đang giữa mùa đông Cali, ngoài trời mưa lạnh, tôi thức dậy sớm nhưng vẫn c̣n trùm chăn nằm nán trên giường. Nghe tiếng điện thoại reo, nh́n trên mặt điện thoại, đồng hồ chỉ 6 giờ kém 15 phút và tên anh hiện ra, tôi nghĩ chắc phải có điều ǵ đặc biệt lắm anh mới gọi vào giờ này. Tôi ngần ngừ với một chút lo âu và nghe giọng nói đầy cảm xúc:

– Bà xă anh vừa mới mất. Anh báo tin em biết.

Dù đă đoán trước có điều không lành, nhưng tôi vẫn mất chút b́nh tĩnh, khựng lại giây lát rồi buột miệng:

– Chị mất lúc nào, anh?

– Mới sáng sớm hôm nay, khoảng gần 2 giờ trước.

H́nh dung đến h́nh ảnh của anh chị trong lần vợ chồng tôi mới đến thăm cách đây hơn một tháng, muốn hỏi đôi điều về sự ra đi của chị, nhưng tôi nghẹn ngào nên chỉ nói thêm được một câu:

    -Vợ chồng em xin chia buồn với anh và các cháu. Anh cố gắng giữ ǵn sức khỏe để lo cho chị!

Hai hôm sau tôi gọi lại để được nghe anh nói về nguyên nhân sự ra đi của chị và chương tŕnh dự trù cho ngày tang lễ,

Sáng ngày 26.12.2023, cùng vài người bạn đơn vị xưa, từ nhiều nơi, chúng tôi có mặt tại Oak Hill Memorial Park ở thành phố San Jose để tiễn đưa chị về cơi vô cùng và trực tiếp nói lời phân ưu đến anh cùng các cháu.

Đứng bên di ảnh của chị đặt phía trước quan tài, đầu bịt khăn tang trắng, trông anh thật tiều tụy, làm chúng tôi đau xót, nghẹn lời. Định tâm t́nh với anh nhiều điều nhưng rồi cũng chỉ thốt được đôi câu trong nghẹn ngào, nước mắt. Anh đứng bất động, tôi có cảm giác như nh́n thấy được bao đau đớn, xót xa đang tràn ngập trong ḷng anh. Hướng về phía chúng tôi, nhưng chắc trong sâu thẳm từ kư ức, anh đang h́nh dung đến chị, với cả một đời hy sinh, thua thiệt, đặc biệt khi chồng ḿnh bất ngờ trở thành người bại trận, tù tội oan khiên, và chị cùng các con cũng trở thành nạn nhân trả thù hèn hạ của đám người thắng trận.

Tháng 9 năm 1983, tôi ra tù trước anh. Trước khi về quê ở miền Trung tôi ghé vội lại Sài g̣n t́m thăm chị và các cháu. Sau nhiều năm nên trí nhớ khá mơ hồ, nhưng rồi tôi cũng t́m đến đúng nhà của anh chị. Một ngôi nhà nhỏ trong khu Khánh Hội, bên kia cầu Calmette, mà bà cụ, mẹ anh đă để lại sau lúc qui tiên. Cửa đóng. Tôi gơ nhẹ, ngạc nhiên khi thấy một người đàn bà lạ bước ra, nói giọng Bắc rất khó nghe. Tôi bảo đến t́m thăm bà chị, nhưng không ngờ nhà đă đổi chủ. Người đàn bà lắc đầu, nhưng lại bảo mẹ con bà ấy vẫn c̣n ở đây, và chỉ tôi xuống cái chái bếp phía sau nhà. Tôi ngỡ ngàng khi trông thấy chị và bốn đứa con nhỏ sống chật chội trong căn bếp, chỉ đủ kê một cái giường nhỏ. Chị bảo căn nhà trên đă bị tịch thu và mẹ con chị bị đuổi xuống xó bếp này. Chị nở một nụ cười chua chát: “cũng c̣n may là không phải đi vùng kinh tế mới, nhờ mấy đứa con c̣n quá nhỏ!”

Mồ côi cha khá sớm. Năm 1954, gia đ́nh anh kẹt lại miền Bắc. Măi đến năm 1957, anh cùng mẹ và cậu em trai mới rời quê Hải Pḥng, theo một vài người bà con, vượt biển vào Nam bằng chiêc thuyền buồm. Khi đến Quảng B́nh, tưởng đă qua khỏi sông Bến Hải, cặp vào bờ th́ bị bắt. Nhờ sự khôn khéo của mẹ, cả ba mẹ con được thả sớm. Năm sau mẹ lại quyết tâm đưa các con ra đi lần nữa, và lần này may mắn đă đến Cửa Việt. Ba mẹ con được sắp xếp tạm cư ở thành phố Huế. Anh tiếp tục đến trường. Cậu học tṛ vừa tṛn 18 gặp cô học tṛ hàng xóm, nhỏ hơn ḿnh một tuổi, từ xứ Quảng ra Huế trọ học ở nhà bà chị có chồng làm công chức. Thấy cô bé xinh xắn dễ thương nên chàng trai Hải Pḥng đem ḷng cảm mến, chứ khi ấy cả hai đang c̣n đi học nên đâu dám tính chuyện yêu đương, Nhưng chỉ hơn một năm sau, v́ không thuận tiện cho việc sinh nhai, bà mẹ lại dẫn hai con vào Sài g̣n tái nghiệp. Thời ấy phượng tiện liên lạc khó khăn nên hai người mất tin nhau. Sau khi đậu tú tài, anh t́nh nguyện vào Khóa 17 Trường Vơ Bị Đà Lạt. Ngày nhập học, anh bất ngờ gặp lại một người bạn học cùng xóm cũ lúc c̣n ở Huế, và bất ngờ hơn khi nghe anh bạn cùng khóa này nhắc tới cô bé học tṛ xứ Quảng ngày xưa, bảo “con bé bây giờ xinh lắm” rồi cho địa chỉ khuyên anh nên viết thư thăm “mi cố giữ đừng để mất con bé này, uổng lắm!” Người bạn đồng môn ấy sau này là Đại Tá Vơ Toàn, đă ra đi trong những giờ phút cuối cùng theo vận nước.

Nhờ người bạn này mà anh gặp lại người xưa. Rồi theo tiếng gọi của con tim, chị rời miền Trung vào Sài g̣n trọ học ở nhà một bà chị khác có chồng đang là Trưởng ty Cảnh Sát Gia Định. Anh ghé thăm vội vă trong bộ quân phục SVSQ khi về thủ đô tham dự cuộc diễn hành nhân ngày Quốc Khánh 26.10 năm ấy.

Cuối tháng 3-1963 ra trường, anh về tŕnh diện Sư Đoàn 7.BB để chính thức bắt đầu cuộc đời lính chiến. Anh làm đám cưới khi đang là đại đội trưởng trinh sát, và chị bắt đầu cuộc đời làm người vợ lính. Đơn vị anh hoạt động quanh vùng Mỹ Tho, Kiến Phong, Hậu Nghĩa, B́nh Dương…Thời gian hạnh phúc ngắn ngủi là những lần anh trở về vội vă sau các cuộc hành quân, để sau đó là những ngày đêm triền miên nhớ nhung, âu lo, cầu nguyện. Sau khi sanh đứa con đầu ḷng, theo lời khuyên của mẹ chồng, chị bồng con theo anh từ đó. Hết miền Tây sông nước, đến miền Trung nắng gió, rồi cuối cùng là Cao Nguyên bụi đỏ, mưa mùa. Sống trong các trại gia binh, chia sớt khổ nhọc lo âu với vợ con đồng đội đang cùng chiến đấu với chồng ḿnh. Cũng lại xa vắng, đợi chờ và cầu nguyện theo bước chân chồng trong các cuộc hành quân, và đau đớn mỗi lần trong trại gia binh có thêm những vành tang trắng.

Anh làm đại đội trưởng, tiểu đoàn truởng rồi trung đoàn phó cho một đơn vị tác chiến lưu động, đêm ngày sống chết cùng đồng đội anh em. Lần điều động đơn vị tạo được nhiều chiến công hiển hách trong trận chiến Mùa Hè 1972 tại chiến trường ngập đầy khói lửa Kontum, anh được thăng cấp đặc cách và lên nắm trung đoàn.

Trước kia, khi cuộc chiến chưa khốc liệt th́ đơn vị có khá nhiều thời gian sinh hoạt tại bản doanh, các vị trung đoàn trưởng có nhiều thời gian hơn để sống yên ả bên gia đ́nh, nhưng giờ th́ cả trung đoàn miệt mài nơi trận tuyến Kontum, Pleiku, trong khi hậu cứ cùng trại gia binh lại ở tận Ban Mê Thuột, xa tít mịt mùng. Nếu thi thoảng có dịp ghé thăm vợ con, cũng chỉ trong chốc lát. Cuộc chiến ngày một khốc liệt, đặc biệt sau ngày Hoa Kỳ đơn phương cùng CSBV kư Hiệp Định Paris quái đản vào cuối tháng 1/1973, cắt giảm gần hết viện trợ quân sự cho đồng minh VNCH, người chỉ huy như bị trói cả hai tay, đau đớn nh́n đồng đội phải chiến đấu trong cam go thiếu thốn. Đạn dược, phương tiện, Không yểm bị hạn chế tối đa, cấp chỉ huy lại càng đau đớn hơn khi em út phải hy sinh ngày một nhiều hơn trong ngậm ngùi, tức tưởi.

Trong mấy năm đi t́m chiến thắng tại các chiến trường khốc liệt Tây Nguyên này, anh đă mất khá nhiều những đàn em, những sĩ quan niên đệ và cả những người lính trung thành, từng bao năm cùng bên nhau sống chết mà anh hết ḷng yêu thương, tin cậy, xem như anh em trong một đại gia đ́nh. Giờ mỗi lúc nh́n lại đơn vị với nhiều khuôn mặt mới, anh cảm thấy buồn, xót xa vô hạn. Ngay từ thời điểm ấy, mỗi khi hai anh em có dịp ngồi tâm t́nh, anh đă buồn bă nh́n ra viễn cảnh bất hạnh, đau buồn về số phận những người lính chúng tôi cùng với cả quê hương đất nước. Dù vậy, anh vẫn âm thầm, kiên định một ḷng chiến đấu bên cạnh đồng đội cho đến giờ phút cuối cùng. Trong giờ khắc tuyệt vọng nhất, đôi lần anh thoáng nghĩ đến cái chết, nhưng lại không đành ḷng khi nhớ tới vợ con.

Ngày 11.3.1975 Ban Mê Thuột mất vào tay giặc. Trại gia binh trở nên bất an. Những người vợ lính vừa lo lắng cho sự an nguy của con cái vừa lo lắng cho chồng, không biết thân phận ḿnh rồi sẽ ra sao. Được tin cả trung đoàn sẽ trở về tái chiếm Ban Mê Thuột, những người vợ lính lại thấp thỏm lo âu. Họ cũng có ít nhiều hiểu biết về kẻ thù và t́m cách đối phó. Họ nghĩ, sau khi chiếm được Ban Mê Thuột, chắc chắn Cộng quân sẽ cô lập và cho người trà trộn vào trại gia binh để theo dơi tin tức, t́nh h́nh, và biết đâu có cả nội tuyến. Có thể bọn họ biết anh đang chỉ huy đại đơn vị trở về tái chiếm, nên t́m bắt vợ con anh để làm con tin hầu gây áp lực, một số các chị đă âm thầm đưa chị và các cháu đi ẩn trốn, rồi sau đó t́m cách ra khỏi vùng Cộng quân tạm chiếm.

Sau một thời gian vất vả đói khát, chị và các cháu về đến nhà sau khi Sài g̣n đă nằm trong tay giặc. Sau này, có dịp gặp lại các chị vợ của một số hạ sĩ quan và binh sĩ, tôi rất cảm kích khi nghe họ kể về ḷng kính quí mà họ đă dành cho chị, v́ chị sống rất b́nh dị, thân thiện và luôn giúp đỡ mọi người, cho dù chồng chị đang là cấp chỉ huy của trên dưới ba ngàn quân sĩ dưới quyền. Họ c̣n biết anh là một cấp chỉ huy trẻ tuổi, thao lược, liêm khiết, và cuộc sống của mẹ con chị cũng rất b́nh dân, đạm bạc.

Rồi hơn 13 năm anh bị tù đày, chị phải bươn chải từng ngày nuôi đàn con nhỏ giữa ṿng vây thù hận chất chồng. Trong hoàn cảnh này, người vợ lính c̣n khốn cùng khổ nhục hơn so với chồng ḿnh đang phải sống trong tù ngục. Ngày xưa, chắc người phụ nữ Việt nam chưa có thời nào phải khốn khổ bằng lúc này, vậy mà nhà thơ Hồ Dzếnh đă vinh danh bằng mấy câu thơ để đời:

Nếu chữ hy sinh có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho ḷng cô gái Việt nam tươi

Nếu c̣n sống đến bây giờ, không biết ông nhà thơ sẽ nạm những ǵ cho xứng đáng với tấm ḷng của những người vợ lính miền Nam trung hậu thủy chung?

Rồi anh cũng được trở về với tấm thân tiều tụy và một tương lai mờ mịt. May mắn nhờ có chương tŕnh HO, anh đưa chị cùng các cháu, đành ḷng rời bỏ quê hương cùng mồ mả mẹ cha để sang vùng đất hứa. Mang theo bao thương tích đang c̣n trên thân xác lẫn trong tâm hồn, với cái tuổi đă hơn nửa đời, người ta sẽ chẳng dễ dàng ǵ để làm lại cuộc đời trên vùng đất lạ – lạ từ con người, ngôn ngữ, đến khí hậu lẫn tập quán. Khi cố gắng hội nhập và lo cho các con tạm ổn định đời sống, học hành, th́ tuổi già cũng vừa ập đến. Niềm vui vừa mới lóe lên th́ nỗi buồn v́ bệnh hoạn và những kư ức từ quá khứ trỗi dậy, đau nhói trong ḷng.

Anh giải sầu bằng cách đọc sách, viết lách và nghiên cứu về thiền học. Niềm an ủi duy nhất là sự thành đạt của các cháu nội ngoại cùng t́nh huynh đệ đồng môn, chiến hữu. Anh thường bảo với tôi là, bọn ḿnh đă mất hết giờ chỉ c̣n lại cái t́nh này. Nhưng rồi cách nay mấy năm, bất ngờ xảy ra chuyện bất ḥa giữa những đồng môn mà anh từng xem trọng như huynh đệ một nhà, giờ quay lưng, chia ba xẻ bảy.

Sự kiện đau buồn này như một nhát dao cuối cùng chém vào tim óc vốn đă đớn đau già cỗi, làm anh muốn quỵ ngă. Có lần anh  bảo nhỏ tôi: đừng nhắc lại chuyện đau ḷng này nữa. Anh không chịu được!

Hôm nay, nh́n anh đứng thẫn thờ trước linh cữu của chị, chúng tôi biết anh buồn và đau xót lắm, bởi từ ngày đón cô con gái xinh đẹp xứ Quảng về làm vợ, anh đă trót nặng với lời thề quyết “không mưu cầu an lạc dễ dàng mà chỉ khát khao gió mưa cùng nguy hiểm”, để rồi khi “chí vẫn c̣n mong tiến bước mà sức th́ không kham nổi đoạn đường”, nên cả cuộc đời chị cũng phải v́ anh, khổ lụy.

Bây giờ chị đă ra đi, bỏ anh ở lại với sự cô đơn, cùng bao tiếc thương, trăn trở. Vết thương cũ trong ḷng vẫn chưa lành, giờ đớn đau trở lại.

Vốn là một Phật tử thuần thành, chắc chắn anh đă ngộ được cái nghĩa “sắc không” của lẽ vô thường, nhưng tôi biết là anh vẫn đang xót xa đau đớn lắm, bởi từ lư thuyết, giáo lư, tới cảm xúc thực tế luôn là một khoảng cách khá xa. Thương và nhớ anh, nhưng tôi không dám gọi, ngại phải khuấy động thêm những con sóng ngầm c̣n lại đâu đó trong ḷng anh. Cần có một thời gian nhất định nào đó để anh có thể b́nh ổn được tâm hồn.

 H́nh dung mai này, đặc biệt về đời sống tinh thần của anh sau ngày chị ra đi, ḷng tôi bỗng lặng xuống khi nhớ tới một đoạn anh viết ở đâu đó trong “Sau Cơn Binh Lửa”, tác phẩm đầu tay của anh, xuất bản trước đây đúng mười năm:

“Tuổi đời chồng chất, sức khỏe và những hăng say của tuổi thanh xuân ngày tháng nguội dần. Tôi thấy cuộc sống ḿnh hụt hẫng hoang mang. Mỗi năm lại vắng thêm đồng đội và rồi một ngày nào đó, cũng sẽ tới lượt ḿnh. Điều tự nhiên này, thực chất chẳng phải là nỗi ưu tư bởi v́ đó là quy luật. Nhưng điều làm tôi suy ngẫm là ư nghĩa về cuộc đời của chính ḿnh, thế hệ chúng tôi, qua những việc đă làm, những đau thương đă trải…thực sự là ǵ? Hoặc chẳng là ǵ hết?”

Cầu xin ông Trời ban cho anh, và cho cả những người lính già lưu lạc chúng tôi, thêm nhiều nghị lực, để tiếp tục sống nốt những tháng ngày c̣n lại, dù chỉ trong vô vị khi bất lực nh́n quê hương, dân tộc ḿnh tiếp tục điêu linh.

Đầu năm 2024
Phạm Tín An Ninh