Quư Anh Chị Em thân mến,

Để tưởng nhớ THÁNG 4 ĐEN năm 2023, BBT Hội YKH Hải Ngoại quyết định đăng một loạt bài lấy từ cuốn sách CHIẾN TRANH QUỐC CỘNG TẠI VIỆT NAM (1954-1975) của tác giả Lê Đ́nh Cai.

Sau khi xong Cử Nhân Sử Văn Khoa Đại Học Huế, Thầy Lê Đ́nh Cai theo học chương tŕnh Cao Học Văn Khoa Saigon do Giáo Sư Nguyễn Thế Anh sáng lập sau khi rời chức Viện Trưởng Viện Đại Học Huế sau Mậu Thân 1968. Về sau, GS Lê D́nh Cai trở thành Phụ Tá đặc trách về Giao Tế cho Thượng Nghị Sĩ Hoàng Xuân Tửu. Trong cùng thời gian, GS. Lê Đ́nh Cai được mời dạy môn Sử tại Văn Khoa ĐH Huế, Văn Khoa Đại Học Đà Lạt và tại Trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt. V́ mang cấp bực Đại úy, GS. Lê Đ́nh Cai bị đi tù CS 8 năm. Qua Mỹ theo chương tŕnh HO, và với vốn tŕnh độ Anh ngữ cao, GS. Cai nhanh chóng trở lại đi học, lấy lại bằng Master, rồi Ph.D History.

GS Lê Đ́nh Cai đă xuất bản khá nhiều sách về lịch sự trước 1975. Như “Những Ngày Trên Đất Chàm” (1972), “34 năm Cầm Quyền Của Chúa Nguyễn Phúc Chu / 1691-1725” (1972), và “Lịch Sử các Quốc Gia Vùng Đông Nam Á” (1972)… Tại Hoa Kỳ, GS. Lê Đ́nh Cai xuất bản cuốn “hồi kư “Khúc Quanh Định Mệnh” (2022), và đầu năm 2023, cuốn “Chiến Tranh Quốc Cộng Tại Việt Nam/1954-1975”. Một cuốn sách rất trung thật, không một chiều – giống như bao nhiêu sách về lịch sử khác mà các tác giả là những người có hiểu biết và có bằng cấp về Sử Học - v́ hoàn toàn dựa trên hàng trăm tài liệu tham khảo, chứ không hề chủ quan với ư kiến cá nhân.

Cuốn “Chiến Tranh Quốc Cộng Tại Việt Nam 1954-1975”, dài 551 trang, với 20 trang cho index và những tài liệu trích dẫn, gồm có 4 chương. Mỗi chương có nhiều đoạn, mỗi đoạn có nhiều tiểu đoạn. Chương I: CS Bắc Việt xâm lăng Miền Nam VN dưới thời Đệ Nhất ộng Ḥa /1954-1963. Chương II: Giai Đoạn Chiến Tranh Quốc Cộng Dưới Thời Quân Nhân Cầm Quyền / 1963-1967. Chương III: Cộng Sản Bắc Việt Xâm Lăng Miền Nam VN Dưới Thờ Đệ Nhị Cộng Ḥa. Chương IV: Sự Sụp Đổ Toàn Bộ của Phe Quốc Gia Tại Miền Nam VN / 1973-1975.

BBT chọn đăng Chương IV, chỉ với những đoạn mà BBT cho là quan trọng, bắt đầu với Nội Dung Hiệp Định Ba Lê. Chỉ cần đọc qua đoạn về Hiệp Định Ba Lê là bạn đọc hiểu ngay cái cốt xảo quyệt dối trá, cái trở mặt của CS Bắc Việt trong mưu toan thôn tính Miền Nam VN. Và sự sụp đổ Miền Nam VN cũng bắt đầu từ đây.

BBT trân trọng cám ơn GS. Lê Đ́nh Cai dành cho Hội YKH Hải Ngoại sự ưu ái đặc biệt toàn quyền trích dẫn bất cứ chương nào, đoạn nào trong cuốn sách lịch sử này. Và khi chuyển đăng sách của Thầy Lê Đ́nh Cai trong Mục 99 Độ, Hội YKH HN muốn xem đây như một vinh danh tưởng nhớ đến Giáo Sư Nguyễn Thế Anh, cựu Viện Trưởng Viện Đại Học Huế 1966-1968, vừa tạ thế ngày 20 tháng 3, 2023 tại Toulouse, Pháp Quốc. GS. Nguyễn Thế Anh là một giáo sư nổi tiếng thế giới về bộ môn Sử, đă làm rạng danh nước VN và nước Pháp với hàng ngàn môn đệ nối gót trở thành những sử gia trên thế giới – mà trong đó có một môn đệ, là một thân hữu của Hội YKH HN chúng ta. Là GS. Lê Đ́nh Cai.

Nội Dung Hiệp Định Ba khá dài, khó tách thành từng đoạn nhỏ nếu không muốn làm mất sự sáng tỏ then chốt của chủ đề. BBT mong bạn đọc thông cảm.

Thân mến, Ban Biện Tập Hội YKH Hải Ngoại.

 

NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH BA LÊ

 

ĐIỀU 1 của chương I của hiệp định chính quy định:

"Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lănh thổ của nước Việt Nam như hiệp định Genève năm 1954 về Việt Nam đă công nhận". Điều này CSBV muốn ghi vào rồi sau dựa vào đó để nói rằng họ có quyền đóng quân ở bất cứ nơi đâu trên toàn cơi Việt Nam thống nhất, nên không chịu rút về Bắc v́ miền Nam cũng thuộc trong chủ thể thống nhất là Việt Nam. Thực sự, hiệp định Genève 1954 chỉ là hiệp ước quân sự kư giữa Pháp và Việt Minh nhằm để giải quyết các vấn đề đ́nh chỉ chiến sự mà không có một điều khoản nào ghi về "nguyên tắc độc lập, thống nhất và toàn vẹn lănh thổ" cả, điều này chỉ được nhắc đến trong bản tuyên bố cuối cùng ngày 21-7-54 mà không có một đại diện quốc gia nào kư tên xác nhận. Lê Đức Thọ đ̣i ghi cho được câu này trong điều 1, qua mặt luôn cả nhà "học giả thông thái" tiến sĩ Kissinger (ông này đă không đọc kỹ hiệp định Genève nên đă bị Thọ lừa).

ĐIỀU 2 ghi

"Một cuộc ngưng bắn sẽ được thực hiện trên khắp miền Nam Việt Nam kể từ 24 giờ (giờ GMT) ngày 27-01-1973". Cùng ngày giờ nói trên, Hoa Kỳ sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Hoa Kỳ chống lănh thổ nước VNDCCH bằng mọi lực lượng trên bộ, trên không, trên biển bất cứ từ đâu tới, và sẽ chấm dứt thả ḿn tại các vùng biển, các cảng và sông ng̣i nước VNDCCH.... Việc chấm dứt hoàn toàn chiến sự nói trong điều này là vững chắc và không thời hạn."

ĐIỀU 3:

a/- Các lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ (và Đồng Minh) sẽ ở nguyên vị trí của ḿnh trong lúc chờ đợi thực hiện kế hoạch rút quân. Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên sẽ qui định những thể thức trú quân.

b/- Các lực lượng vũ trang của hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ở nguyên vị trí của ḿnh. Ban Liên Hợp Quân Sự Hai Bên sẽ qui định những thể thức trú quân.

c/- Lực lượng của các bên ở miền Nam Việt Nam phải ngưng mọi hoạt động tấn công nhau, trên bộ, trên không, trên biển, và mọi hành động đối nghịch, khủng bố và trả thù của đôi bên.

ĐIỀU 4: Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. Trong thực tế các điều khoản ngưng bắn và rút quân này đă bị hai bên vi phạm nghiêm trọng. Cả hai bên đều t́m cách giành dân, lấn đất, cắm cờ ở những vùng xôi đậu. Đêm 27-01-73, quân lực VNCH gồm chiến đoàn 147 Thủy quân Lục chiến có Pháo Binh, Hải Quân và Không quân yểm trợ đổ bộ Cửa Việt định chiếm lại vùng đất sát cửa sông Bến Hải đă bị Việt cộng chiếm từ năm 1972 nhưng hỏa lực địch từ Bắc sông Bến Hải bắn qua quá mạnh nên phải rút lui. Trong khi đó nhiều toán Việt Cộng đă đột nhập vào một số xă ở quận Cam Lộ và Triệu Phong để bắt dân vẽ cờ giải phóng và treo cờ trên các đọt cây cao, nhiều cuộc xung đột vũ trang nhỏ vẫn tiếp diễn xảy ra trên nhiều thôn ấp ở vùng quê trong chiến dịch cắm và vẽ cờ này dù đă có lệnh ngưng bắn và bên nào ở nguyên vị trí của bên đó.

Đầu tháng 2 năm 1973, theo qui định của điều 16 chương VI, ban liên hợp quân sự 4 bên (Mỹ-VNCH, Bắc Việt và MTGPMNVN) và ban liên hợp quân sự 2 bên được thành lập. Trụ sở của phái đoàn Bắc Việt và CHMNVN được đặt tại trại Davis thuộc Không quân Hoa Kỳ trong ṿng rào Bộ Tư Lệnh Không Quân VNCH. Việc CSBV và VC ở miền Nam được tự do ra đường, dùng xe, cắm cờ nghênh ngang đi trên đường phố Sài G̣n khiến dân chúng phẫn uất nhất là những người Bắc di cư thời 1954. Nhiều cuộc ném đá, chặn xe của phe cộng sản lại để phản đối khiến phái đoàn CSBV và CHMN phải giảm bớt việc di chuyển trên đường phố Sài G̣n để bảo vệ an ninh.

ĐIỀU 5 và 6: Quy định việc:

Mỹ và Đồng Minh phải rút hết quân đội, vơ khí và hủy mọi căn cứ quân sự ở miền Nam trong kỳ hạn 60 ngày (tức đến ngày 29-03-1973). Trong thực tế, Hoa Kỳ đă đơn phương cho rút quân về nước bằng nhiều đợt kể từ giữa năm 1969. Cho đến cuối năm 1972, quân đội Mỹ chỉ c̣n 23.516 quân đóng tại miền Nam mà thôi. Ngày 29-03-1973 tướng Weyand cùng với 2051 lính Mỹ cuối cùng đă rời khỏi sân bay Tân Sơn Nhất dưới sự kiểm soát của ủy ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên.

ĐIỀU 7 quy định:

a/- Hai bên tại miền Nam Việt Nam sẽ không được đưa vào miền Nam Việt Nam quân đội, cố vấn quân sự, nhân viên quân sự kể cả nhân viện quân sự kỹ thuật.

b/- Hai bên sẽ không được nhận đưa vào miền Nam Việt Nam vũ khí đạn dược và dụng cụ chiến tranh. Tuy nhiên hai bên miền Nam Việt Nam được phép từng giai đoạn thay thế vũ khí đạn được và dụng cụ chiến tranh qua những cửa khẩu đă được ấn định và có sự giám sát của Ban Liên Hợp Quân Sự Hai Bên và Ủy ban Quốc tế kiểm soát và giám sát. Giáo sư Nguyễn Khắc Ngữ trong "Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Ḥa", đă đưa ra nhận xét về điều 7 như sau: "Trên thực tế th́ khi quân đội Hoa Kỳ rút lui, họ đă để lại một số nhân viên quân sự ngụy trang dưới h́nh thức nhân viên ngoại giao làm việc tại sở Tùy Viên Quân Sự tại DAO và các ṭa Tổng Lănh Sự, Lănh Sự. Một số chuyên viên kỹ thuật quân sự khác vẫn làm việc với quân đội VNCH dưới h́nh thức các nhân viên của các nhà thầu dân sự.

Về vũ khí, đạn được th́ khi quân đội Hoa Kỳ rút lui, họ đă để lại hầu hết số vơ khí, đạn được, đồ trang bị, chiến xa, máy bay, tầu chiến cho quân đội VNCH. Nhiều binh chủng và quân chủng đă không đủ số nhân viên để xử dụng số dụng cụ chiến tranh này.

Trong khi ấy, ở vùng VC kiểm soát, một tháng sau khi hiệp định Ba Lê được kư kết, Trung ương bộ đảng Lao Động Việt Nam ở Hà Nội đă cử vào Nam hai cán bộ cao cấp về quân sự là Văn Tiến Dũng, Tham mưu trưởng Quân Đội Bắc Việt, và về văn hóa là Tố Hữu để nghiên cứu t́nh h́nh mới và t́m cách đáp ứng. Họ đă đi thăm Quân khu Trị Thiên, Chiến trường B3 Cao Nguyên, Quân khu 5 và Trung ương Cục Miền Nam.

Ít lâu sau nhà cầm quyền miền Bắc đă đưa vào trên 30.000 thanh niên xung phong, nhiều đơn vị Công binh và Bộ đội Tiếp vận để làm con đường chiến lược nối Quảng Trị với Lộc Ninh, chạy dọc theo biên giới.

Họ cũng tiếp tục cho xâm nhập các cán bộ và bộ đội để bổ xung cho các đơn vị bị thiệt hại nặng trong các cuộc tấn công năm 1972.

Riêng năm 1973, có đến trên 70.000 bộ đội được xâm nhập miền Nam. Phân nửa số này thay thế cho số tử trận, bị thương hay trở về Bắc. Phần c̣n lại là gia tăng.

Về vơ khí đạn dược và quân dụng th́ với con đường mới cộng với đường ṃn Hồ Chí Minh cũ, lại không sợ máy bay oanh tạc, xe vận tải có thể chạy cả ngày đêm, VN đă chuyển chở vào Nam một số quân trang quân dụng khổng lồ. Đặc biệt là họ đă mang vào Nam một số đơn vị pḥng không với các hỏa tiễn pḥng không tối tân, rất nguy hiểm cho các máy bay VNCH." (3)

Một điều cần lưu ư là CSBV ở ngoài Bắc không hề bị ngăn cấm tiếp nhận vơ khí bất cứ từ đâu tới. Họ tha hồ nhận vũ khí đạn dược, dụng cụ chiến tranh của khối cộng sản Đệ III quốc tế, nhất là của Nga Xô và Trung Cộng. Richard Nixon trong "No More Vietnams" kể lại rằng "ngay đầu tháng 2-1973 những máy bay trinh sát của ta nhận thấy một đoàn xe cam nhông quân sự gồm 175 chiếc đi xuyên qua khu phi quân sự và một dăy dài 223 xe thiết giáp dùng đường ṃn Hồ Chí Minh đi xuống miền Nam Việt Nam". (4)

Điều 7, khoản 2 chỉ cho phép chuyện thay thế bằng h́nh thức "một đổi một" kể từ ngày ngưng bắn 28-01-73, nhưng Tổng thống Nixon trong thời gian từ 25-10-72 đến 27-3-1973 đă tranh thủ viện trợ quân sự rất lớn cho VNCH. Chính ông đă kể lại điều này:

"Cuối năm 1972, chúng tôi đă làm hai chiến dịch - là Enhance và Enhance Plus - để tái viện trợ vũ khí cho miền Nam, thay thế những hao hụt trong vụ tấn công Lễ Phục Sinh và để tăng khả năng chiến đấu của quân lực VNCH. Chúng tôi đă gửi thêm: những đại bác 175 ly cho 3 tiểu đoàn Pháo Binh; thiết xa M-48 cho hai tiểu đoàn thiết giáp; 286 trực thăng UH-1; 23 trực thăng vận chuyển CH-47; 22 phi cơ vơ trang AC-119K; 28 phi cơ trinh sát nhẹ A37; 118 phi cơ trinh sát F-5A và 23 phi cơ thám thính điện tử EC-47.

"BV cũng có gửi dụng cụ chiến tranh mới cho lực lượng của họ trong Nam, cũng cố gắng mau lẹ, nhưng mà cố gắng của chúng ta vượt xa họ nhiều." (5)

Theo Frank Snepp trong "Decent Interval" th́ trong năm đầu ngưng bắn (tức 1973, họ có thêm chừng 70,000 bộ đội xâm nhập vào nước Việt Nam thứ ba (tức vùng VC kiểm soát, nhưng cũng có một số tương đương đă tử trận hoặc được nghỉ phép về Bắc.)

Vậy đến cuối năm 1973 họ có chừng 170.000 chủ lực quân, thêm chừng 30.000 VC. Như thế vẫn là kém xa quân số VNCH là 300.000 quân chính quy, thêm 50.000 dự trữ, súng ống đầy đủ. (6)

ĐIỀU 8 quy định:

Về việc trao trả tù binh, các nhân viên dân sự Việt Nam và nước ngoài bị bắt trong thời hạn từ 60 ngày đến 90 ngày.

Trong thực tế, số tù binh được trao trả là:

- Phiá Mỹ nhận về 587 tù binh trước ngày 29-03-73

- Phiá CSBV và MTGP nhận về 27.000 tù binh, trong này có các tên gián điệp cao cấp như Nguyễn Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng...

- Phiá VNCH nhận về được 4.500 tù binh. Giáo sư Nguyễn Khắc Ngữ cho biết thêm một số chi tiết khác:

"Nhưng những người mà VC mong VNCH thả ra không phải là các tù binh mà là các cán bộ của đảng Lao Động VN đă bị bắt trong khi vào Nam công tác hay nằm vùng trong vùng quốc gia.

Họ liền phản đối VNCH c̣n giam giữ nhiều cán bộ và tù binh của họ. Họ c̣n đe dọa nếu VNCH không trả các cán bộ và tù binh tiếp th́ họ cũng sẽ ngưng trao trả các tù binh Hoa Kỳ.

Điều này lại làm Hoa Kỳ lo ngại, Hoa Kỳ lại ép VNCH phải nhượng bộ về khoản trao trả các cán bộ cộng sản. Điều này rất nguy hiểm cho VNCH v́ các cán bộ này hoạt động rất tích cực, thả họ ra họ sẽ hoạt động chống lại ḿnh ngay và những người này chính là một trở ngại lớn cho VNCH, và VNCH phải t́m cách giữ họ lại, nhất là các cán bộ cao cấp, bằng mọi giá.

".... Để thỏa măn Hoa Kỳ, chính phủ VNCH phải chọn một số cán bộ không nguy hiểm và những người thân cộng để thả ra. Những người c̣n lại được các cơ quan tư pháp cải đổi tội danh thành các thường phạm để có lư do giam giữ lại.

Theo Frank Snepp th́ đến lúc đ́nh chiến VNCH c̣n giam giữ hơn 32.000 cán bộ loại này, nhưng VNCH chỉ nhận giam 5.000 người thôi.

Số 5.000 người này khi được Ủy ban Quốc tế Kiểm Soát và Giám Sát Đ́nh Chiến hỏi ư kiến, phần lớn đă tỏ ư không muốn trở về vùng VC.

Lư do họ không muốn trở v́:

1.- Trong số những người bị bắt có một số thuộc phe đối lập: chống Mỹ, chống chính phủ nhưng cũng không ưa CS. Đối với chính phủ VNCH hễ cứ chống Mỹ và chống họ là họ cho là CS.

2.- Một số cán bộ đă cộng tác với nhà cầm quyền VNCH trong khi bị giam hay đă tiết lộ các tin tức bất lợi cho CS khi bị khai thác. Họ sợ sẽ bị CS trả thù.

3.- Một số sợ ra vùng cộng sản phải sống trong rừng, trên núi, ngày đêm sợ phi pháo, không chịu nổi khổ cực.

4.- Gia đ́nh của họ ở trong vùng kiểm soát của chính phủ VNCH.

Song Ủy ban Liên hợp Quân sự VC đă phản đối, cho rằng VNCH đă áp bức họ, bắt họ phải trả lời như thế. Họ yêu cầu phải đưa tất cả lên Lộc Ninh để trao đổi. Nhưng khi máy bay đưa họ lên đến phi trường Lộc Ninh, một số lớn đă không chịu xuống. Từ ngày đó, chính phủ của MTGP không muốn đ̣i hỏi trả những người này nữa.

Phiá BV họ cũng chỉ trao trả tù binh từ từ và lờ chuyện t́m kiếm những người mất tích đi. Những người này có thể đă bị họ giết rồi nhưng không dám trao trả hài cốt v́ có thể trước khi chết đương sự đă bị tra tấn, có vết tích trên các xương cốt. Họ sợ những chứng cớ như thế có thể khiến dư luận quốc tế và Hoa Kỳ nổi giận. (7)

TỪ ĐIỀU 9 ĐẾN ĐIỀU 14

Thuộc chương IV liên quan đến việc thực thi quyền dân tộc tự quyết của nhân dân miền Nam. Riêng điều 12 nguyên văn như sau: 

ĐIỀU 12:

a/- Ngay sau khi ngưng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương.... để thành lập Hội Đồng Quốc Gia Ḥa Giải và Ḥa Hợp Dân Tộc gồm ba thành phần ngang nhau. Hội Đồng sẽ làm việc theo nguyên tắc nhất trí.... Hai bên miền Nam VN sẽ kư một hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền Nam VN càng sớm càng tốt, và sẽ làm hết sức ḿnh để thực hiện việc này trong ṿng ba tháng sau khi ngưng bắn có hiệu lực phù hợp với nguyện vọng của nhân dân miền Nam là ḥa b́nh, độc lập và tự chủ.

b/- Hội Đồng Quốc Gia Ḥa Giải và Ḥa Hợp Dân Tộc có nhiệm vụ đôn đốc hai miền Nam VN thi hành hiệp định này, thực hiện ḥa giải và ḥa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ. Hội Đồng Quốc Gia Ḥa Giải và Ḥa Hợp Dân Tộc sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ như đă nói trong điều 9 (b) và qui định thủ tục và thể thức của cuộc tổng tuyển cử này. Các cơ quan quyền lực mà cuộc tổng tuyền cử đó sẽ bầu ra sẽ do hai bên miền Nam VN thông qua hiệp thương mà thỏa thuận....

Chiếu theo điều này, hai bên phải tiến hành các thủ tục tuần tự là thực hiện càng sớm càng tốt hội nghị hai bên miền Nam (tức VNCH và CHMNVN) để bàn định về guồng máy lănh đạo miền Nam bằng cách thành lập Hội Đồng Quốc Gia Ḥa Hợp và Ḥa Giải Dân Tộc, tiến đến cuộc tổng tuyển cử với sự giám sát của quốc tế, bầu ra một cơ quan quyền lực mới sẽ hoạt động nhân danh "Chính phủ của miền Nam Việt Nam" như đă nói ở điều 9 (b) và điều 14 của hiệp định chính Ba Lê.

ĐIỀU 13:

Đề cập đến việc các lực lượng vơ trang của hai bên phải được giải quyết trên tinh thần ḥa hợp ḥa giải, b́nh đẳng và tôn trong lẫn nhau, không có sự can thiệp từ bên ngoài, phù hợp với t́nh trạng sau chiến tranh.

ĐIỀU 14:

Miền Nam VN sẽ thực hiện chính sách đối ngoại ḥa b́nh, độc lập. Miền Nam VN sẵn sàng quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị và xă hội trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và nhận viện trợ kinh tế, kỹ thuật của bất cứ nước nào không kèm theo điều kiện chính trị. Vấn đề nhận viện trợ quân sự sau này cho miền Nam VN sẽ thuộc thẩm quyền của chính phủ được thành h́nh sau tổng tuyền cử ở miền Nam Việt Nam nói trong điều 9 (b).

Nói tóm tắt, đó là chế độ trung lập với 5 nguyên tắc sống chung ḥa b́nh, theo đúng chương tŕnh của MTGP (hay chính phủ CMLT). Chính phủ này đă có tư cách chính thức trong miền Nam, ngang hàng với chính phủ VNCH của Tổng thống Thiệu.

Và đó sẽ là bước tiến thứ nhất. Bước tiến thứ hai sẽ là xă hội chủ nghĩa, như ở Bắc Việt.

ĐIỀU 15:

Đề cập đến việc thống nhất Việt Nam và giao thương giữa hai miền Nam-Bắc.

Trong khi chờ đợi thống nhất:

a.- Giới tuyến quân sự giữa hai miền tại vĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời và không phải là một ranh giới về chính trị hoặc về lănh thổ, như qui định trong đoạn 6 của Bản Tuyên Bố cuối cùng của hội nghị Genève năm 1954.

b.- Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ tôn trọng khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến quân sự tạm thời...

CSBV cố gắng ghi điều 15 (a) cũng như điều 1 của hiệp định chính Ba Lê để sau đó lập luận rằng quân đội Bắc Việt của họ có quyền đóng quân bất cứ nơi nào trên lănh thổ Việt Nam. C̣n điều 15 (b) th́ ghi vào vậy thôi chứ khu phi quân sự trong thực tế đâu c̣n, v́ mùa Hè 1972, quân CSBV đă xua quân tràn qua giới tuyến để tấn công thành phố Quảng Trị và đă chiếm luôn nửa phần phiá Bắc Quảng Trị kể từ đó đến nay. Quân lực VNCH chỉ c̣n đóng giữ bên bờ Nam sông Thạch Hăn trong khi cộng quân chiếm giữ bờ Bắc. Đúng lư, căn cứ vào điều 15 (b), đại diện của VNCH trong Ban Liên Hợp Quân Sự Hai Bên phải đ̣i trao trả phần đất mà họ đă chiếm đóng trái phép ở vùng Bắc Quảng Trị vào năm 1972, nhưng tướng Ngô Dzu rồi sau là tướng Phan Ḥa Hiệp, trưởng phái đoàn VNCH trong Ủy ban Liên Hợp Quân Sự hai bên đă không làm điều này.

Trong bản dự thảo Thông Cáo Chung giữa Lê Đức Thọ và Kissinger ở Ba Lê (tháng 5-1973) có điều 4 (b) ghi như sau: "Đúng theo điều 15, khu phi chiến sẽ được tôn trọng. Dụng cụ quân sự có thể thông qua khi phi chiến nếu chỉ được đưa vào Nam Việt để thay thế theo như điều 7 của hiệp định và phải đi qua một địa điểm nhập cảnh ấn định". Ông Thiệu sau khi đọc đến điều dự thảo này đă cười cay đắng: "làm sao những xe tăng có thể đi qua khu phi chiến, nếu không có những người cầm lái và binh lính bảo tŕ?" (8). Với sự phản đối mạnh mẽ của TT Thiệu, về điều này đă không thấy ghi trong bản thông cáo chung chính thức ngày 13-6- 73 nữa (về việc tái thương thuyết giữa Thọ và Kissinger sau hiệp định Ba Lê sẽ được đề cập đến ở tiết 2 sau đây).

ĐIỀU 16 ĐẾN 19:

Quy định việc thành lậpỦy Ban Quân Sự Hỗn Hợp 2 Bên (VNCH-CHLTMN); việc thành lập Ủy ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát (gồm đại diện của Gia Nă Đại, Nam Dương, Ba Lan và Hung Gia Lợi), đồng thời trù liệu triệu tập hội nghị quốc tế gồm 12 quốc gia và tổng thư kư Liên Hiệp Quốc ở Ba Lê để bảo đảm việc thi hành hiệp định Ba Lê kư ngày 27-01- 73.

ĐIỀU 20:

Liên quan đến vấn đề Căm Bốt và Lào. Nguyên văn như sau:

a/- Các bên tham gia hội nghị Paris về Việt Nam... phải tôn trọng nền độc lập của Campuchia và Lào. Cam kết không dùng lănh thổ của Campuchia và lănh thổ của Lào để xâm phạm chủ quyền và an ninh của các nước khác.

b/- Các nước ngoài sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự ở Campuchia và Lào, rút hết và không đưa trở lại vào hai nước đó quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh..." Trong đoạn I và II thuộc chương I, chúng tôi đă có tŕnh bày qua về t́nh h́nh Lào và Cao Miên. (có liên quan đến vấn đề Việt Nam). Nay xin đề cập thêm một số điểm chính. Vào tháng 2 và tháng 3 năm 1971, cuộc hành quân Lam Sơn 719 tại Hạ Lào nhằm cắt đứt đường ṃn Hồ Chí Minh nhưng không thành công.

Tháng 7 năm 1972 - nghĩa là khi cuộc chiến tranh mùa hè đỏ lửa tại Nam Việt vừa tàn lụi bằng sự thất bại của CSBV và cuộc thương thuyết ngầm giữa Kissinger và Lê Đức Thọ vừa tái diễn ở Ba Lê, th́ ở bên Lào Thủ tướng Phouma cũng nhận thương thuyết trên đề nghị 5 điểm của Pathet Lào.

Ngày 14-10-1972 phái đoàn Pathet Lào tới Vạn Tượng. Ngày 17-10, cuộc hội đàm khởi sự khai diễn.

Nhưng chiến tranh cũng vẫn tiếp diễn. Tháng 2 - 1973 Pathat Lào (và CSBV) đánh chiếm được một vị trí quan trọng ở Cánh Đồng Chum. Tổng thống Nixon bèn ra lệnh oanh tạc dữ dội các căn cứ CS tại Lào, đồng thời cho ngưng việc vớt ḿn ở ven biển Bắc Việt. Thế là trong 48 giờ sau, có thỏa hiệp ngưng bắn ở Vientiene (9).

Tuy vậy, sau khi có hiệp định Vientiene 21-2-73, cộng sản Bắc Việt vẫn lén lút dùng đường ṃn Hồ Chí Minh để gia tăng việc xâm nhập vào miền Nam. Richard Nixon ghi lại rằng: (từ sau khi có hiệp định Vientiene ngày 21-2-73) CSBV hết sợ Mỹ oanh tạc nên công khai dùng đường ṃn Hồ Chí Minh để cho 18.000 xe cam nhông và 70.000 bộ đội nữa đi gấp vào Nam trước mùa mưa (tháng 4-1973)" (10).

Riêng tại Cao Miên: khi đề cập đến hội nghị Ba Lê, trong giai đoạn vừa đánh vừa đàm, chúng tôi có nói đến cuộc tấn công qua Cao Miên của lực lượng VNCH có Hoa Kỳ yểm trợ vào tháng 4 đến tháng 6-1970. Ngày 18-3-1970, Sihanouk bị Lon Nol truất phế bỏ đi tỵ nạn ở Bắc Kinh. Đồng thời CSBV cố dựng nên ở Cao Miên một tổ chức mang tên "Mặt Trận Thống Nhất Dân Tộc Campuchia" tức Khmer Đỏ. Mặt trận này thành lập chính phủ Vương Quốc Đoàn Kết Dân Tộc Campuchia với Sihanouk làm quốc trưởng. Pol Pot tên thật là (Saloth Sar) làm Thủ tướng và Khieu Samphan làm phó Thủ tướng, nhằm lật đổ chính phủ "Cộng Ḥa Campuchia" của Lon Nol. Cuộc hành quân của VNCH năm 1970 qua Cao Miên nhằm củng cố chế độ Lonnol để chống lại phe cộng sản ở đây. Cuộc chiến tranh Quốc-Cộng ở Cao Miên vẫn tiếp diễn cùng với chiến tranh Việt Nam.

Tháng 1-1973, lực lượng Khmer Đỏ (có CSBV hỗ trợ) bao vây Nam Vang, cắt đứt các lộ giao thông và chận ngang sông Mékông. Để cứu chính phủ Lon Nol, TT Nixon phải cho lệnh oanh tạc các vị trí cộng sản (bằng B-52) nên đă làm giảm được áp lực của Khmer Đỏ vào thủ đô. Tháng 5-1973, Khmer Đỏ lại tấn công nữa, song bị quân đội Lon Nol đẩy lui (vẫn nhờ B-52 của Mỹ). Sau đó Nixon đă vận động Trung Cộng áp lực lên Hà Nội và hứa dành cho Sihanouk (đang ở Bắc Kinh) một địa vị trong chính phủ Lon Nol. Hoa Kỳ sẽ ngưng oanh tạc nếu Sihanouk và Khmer Đỏ chịu ngưng chiến tranh. Đến giữa tháng 6-1973 th́ cả hai phe Miên Quốc và Miên Cộng có vẻ ưng thuận. Không may lúc đó Quốc Hội Mỹ lại biểu quyết đạo luật 27-6-73 cấm oanh tạc Cao Miên kể từ ngày 15-8-73 nên TT Nixon đă mất đi "vũ khí áp lực" cần thiết, do đó cuộc điều đ́nh hai phe ở Miên đă không thành. Từ đó CSBV tha hồ dùng đất Miên để đánh phá VNCH.

Trở lại với nội dung của Hiệp định Ba Lê, chúng tôi đă tŕnh bày từ điều 1 đến điều 20 và đă chú ư đến một số điều khoản quan trọng đặc biệt là điều 12 liên quan đến cuộc hội nghị hai bên (VNCH-CHMNVN) sẽ được triệu tập tại La Celle Saint Cloud vào ngày 19-03-73 tới đây. Riêng điều 21 và 22 chỉ liên quan đến giữa Hoa Kỳ và CSBV và điều 23 (tức điều cuối cùng) quy định các vấn đề thủ tục nên không cần phải chú trọng nhiều.

 

Xin bạn đọc đón chờ đoạn kế tiếp “Chiến Dịch Hồ Chí Minh và Sự Sụp Đổ Toàn Diện Của Miền Nam Việt Nam (09 Tháng 4, 1975 đến 30 Tháng 4, 1975) vào những kỳ đăng kế tiếp cho đến cuối tháng 4, 2023