Phiếm Luận - Suy Nghĩ Từ Bài Thơ Con Cóc.

Cóc vào nhà là điềm báo ǵ? Tốt hay xấu - NgayAm.com

Con cóc trong hang

Con cóc nhảy ra

Con cóc ngồi đó

Con cóc nhảy đi

Có lần tôi lẩn thẩn tự hỏi: Bài thơ trào phúng “Con Cóc” trên đây vốn là để đùa cợt mấy anh học tṛ dốt mà sính làm thơ, hay thực sự đó là một bài thơ Thiền, bài kệ của một vị Thiền sư nào đó.

  

    Cụ Tâm Trí, một nhà nho tinh thâm Hán học và Phật pháp trong nhiều bài viết về “Thi ca Thiền trong Phật giáo” c̣n nhún nhường tự ví ḿnh như “Thằng nhỏ nói ngông, đứa điếc đánh trống qua cửa sấm” th́ tôi chỉ là một kẻ sở học nông cạn biết ǵ mà dám bàn về Thiền đạo, nhưng tôi cũng hiểu được vài điều sơ đẳng như sau:

 

   Thi ca Thiền ở ngay trong đời sống, b́nh dị trong thực tại, không cốt tạo cảm xúc bằng h́nh ảnh vần điệu, cũng không dụng công chải chuốt văn từ, mà chỉ lấy bản thân để cảm nhận từ một sự kiện b́nh thường.

   Và Thiền tông của Đạt Ma Tổ Sư chủ trương:

                                           Giáo ngoại biệt truyền

                                           Bất lập văn tự

                                           Trực chỉ chân tâm

                                           Kiến tánh thành Phật

   Nghĩa: Truyền lại không lệ thuộc vào giáo lư, không căn cứ vào văn tự, đi thẳng vào chân tâm, thấy được bản tánh là thành Phật. Bản tánh đây là bản tánh chân như, thanh tịnh.

Hay nói tóm tắt ‘định tâm để kiến tánh”.

 

   Bởi v́ theo Thiền Tông, Phật pháp chơn tánh vốn ĺa ngôn ngữ văn tự, ĺa khỏi tư duy, ĺa khỏi ư thức phân biệt và cho rằng chúng là “Sở Tri Chướng” (chướng ngại do sự hiểu biết) trên đường t́m đến đạo.

 

   Đó cũng là chỗ Phật dạy trong kinh Kim Cang Bát Nhă.

   Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm.

   Nghĩa:  Không trụ không vướng mắc vào đâu cả, vào Sắc – Thanh Hương – Vị - Xúc – Pháp sẽ sanh tâm đó. Tâm đó là tâm an nhiên tự tại của cảnh giới Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

 

   Lăo Tử cũng không nói khác.

   Đạo Khả Đạo, Phi Thường Đạo

   Nghĩa:  Đạo mà có thể gọi được, không phải là Đạo.

 

   Thực tại chung quanh ta biến đổi không ngừng, từng phút từng giây từng sát na theo danh từ của Phật. Nụ hoa chớm nở đầu cành khô – lá vàng trước gió sẽ đưa vèo ­– Bức tranh vân cẩu.

Nếu ta nh́n thực tại, trút bỏ quan niệm về cái Đẹp có tính cách ước lệ, những cảm quan giáo điều giam hăm ta trong cái ṿng suy luận thông thường, th́ cái đẹp ở khắp nơi khắp chốn và ở vào bất cứ lúc nào.

____

 

   Tôi đă từng say mê và nay vẫn c̣n say mê những vần thơ đẹp.

   Của Thế Lữ:

   Cảnh hùng vĩ sóng sóng nghiêng trời thác ngàn đổ.

   Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay.

 

   Của Huy Cận: Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp.

 

   Của Nguyễn Du:

   Long lanh đáy nước in trời,

   Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.

 

   Tôi cũng đă từng nghiền ngẫm những câu thơ Đường tuyệt tác của Trương Kế, Thôi Hiệu, Lưu Vũ Tích… nhưng nghĩ lại coi, tôi chưa từng mục kích cái cảnh hùng vĩ sóng nghiêng trời thác ngàn đổ mà Thế Lữ đă mô tả. Tôi chưa từng đặt chân đến trấn Tô Châu, đứng bên bến Phong Kiều để thưởng thức cảnh “Trăng lặn quạ kêu sương đầy trời, hàng cây phong bên sông và ngọn đèn thuyền chài miên man nh́n nhau trong giấc ngủ buồn.

 

                     Nguyệt lạc ô đề sương măn thiên.

                     Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.

                     Phong Kiều dạ bạc – Trương Kế.

 

https://m.daikynguyen.tv/wp-content/uploads/2019/08/phong-kieu-da-bac.jpg

Nguyệt lạc ô đề sương măn thiên. Giang phong ngư hỏa đối sầu miên…

  

Tôi lại chẳng bao giờ có cơ hội đặt chân đến huyện Vũ Xương xa xôi bên Trung Hoa leo lên lầu Hoàng Hạc để ngắm cảnh sắc mờ mờ hư ảo của hàng cây lớp lớp Hán Dương, cỏ thơm lê thê trên băi Anh Vũ.

 

                     T́nh xuyên lịch lịch Hán Dương thụ

                     Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.

                     Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu.  

 

   Cũng như vậy, đám mây bay lơ lửng trên bầu trời lúc nào chẳng có, thiên h́nh vạn trạng, nh́n lên ta đă thấy. Vậy mà ta nh́n nó dửng dưng, nhưng cũng đám mây đó có lúc ta cảm khoái hoài niệm.  Đó là đám mây của Vương Bột trong bài Đằng Vương Các phú.

 

                     Nhàn vân đảm ảnh nhật du du

                     Nghĩa: Mây nhàn nhă soi bóng trên hồ, ngày thong thả qua.

 

Hay là đám mây của Thôi Hiệu trong Hoàng Hạc Lâu:

                     Bạch vân thiên tải không du du

                     Nghĩa: Mây trắng vẫn bay man mác ngàn năm. 

                                       

                  Thi liệu ước lệ      

 

                       Hạc vàng một khi bay đi đă không trở lại,
                       Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không.

 

Đă nói đến những đám mây bên Tàu của Thôi Hiệu, Vương Bột th́ không thể không nhớ đến những đám mây Việt Nam. Đó là đám mây của Nguyễn Du.

 

                      Mây trôi man mác biết là về đâu

 

Hay là đám mây của Khái Hưng trong cuốn Lạnh Lùng. Cả một cuốn truyện nói về cô Nhung, một sương phụ trẻ đẹp thủ tiết thờ chồng nuôi con kéo dài cuộc sống trong tẻ nhạt, rốt cuộc có thể tóm tắt trong câu kết.

 

    Cũng vẫn đám mây hôm qua bay nguyên ở góc trời cũ.

 

Như vậy, những cảm xúc của tôi về mây về nước rốt cuộc cũng chỉ là những cảm xúc có tính ước lệ khuôn mẫu, trong lúc chung quanh tôi có biết bao nhiêu cái đẹp khác muôn màu muôn vẻ nếu tôi biết cảm nhận. Đó có thể là đám mây bay lơ lửng trên bầu trời, cánh hoa phất phới mong manh, mà có thể cũng là con nhái nhảy ùm xuống vũng bùn, con cóc trong hang nhảy ra, lởm chởm gừng vài khóm, lơ thơ mấy củ hành…

 

Ngày trước Huy Cận nh́n những làn sóng gợn lăn tăn trên sông dài mà nghĩ đến nỗi buồn điệp điệp buồn lại buồn. Tôi nghĩ rằng nếu có nỗi buồn da diết như vậy chỉ nh́n đàn kiến nối đuôi nhau tha mồi về tổ trùng trùng lớp lớp, th́ cũng có thể cảm nhận tâm sự đó, nỗi buồn man mác triền miên đó. Sao lại không nhỉ?

____   

 

Xin trở lại bài thơ Con Cóc…   (c̣n tiếp).

 

Nguyên Quán Lê Bá Châu.

 

---------

                    

Phiếm Luận - Suy Nghĩ Từ Bài Thơ Con Cóc - Phần 2.

Cóc vào nhà là điềm ǵ và ư nghĩa trong phong thủy? » Thông tin Dự án - Cập  nhật tin tức Bất Động Sản mới nhất

Con cóc trong hang. Con cóc nhảy ra. Con cóc ngồi đó. Con cóc nhảy đi.

 

Xin trở lại bài thơ Con Cóc.

Lớp nhỏ ở thành phố ngày nay chắc chưa bao giờ thấy được con cóc đích thực, h́nh thù như thế nào. Con vật bé nhỏ h́nh dáng xấu xí thô kệch đến độ gần như là mối đe dọa, nhưng đó là một sinh vật hiền lành, thân thuộc với người Việt chúng ta, nhất là với nông dân. Con cóc đă đi vào đời sống văn chương mỹ thuật Việt Nam.

 

                          Con cóc là Cậu Ông Trời

                          Hễ ai đánh nó là trời đánh cho.

 

Hai câu ca dao này phát xuất từ một truyện cổ tích nhân gian.

Ngày xưa trời làm hạn hán, sinh vất chết đói, con cóc đích thân lên kiện ông Trời, trời dùng mọi cách kể cả sử dụng vũ lực để áp đảo cóc, nhưng cuối cùng phải chịu thua đành kư ḥa ước và tôn xưng là “Cậu Cóc”. Từ đó về sau, mỗi lần cóc nghiến răng là trời phải mưa xuống hạ giới theo giao ước.

 

Con cóc cũng đă đi vào văn chương. Vua Lê Thánh Tông trong bài thơ ‘vịnh con cóc’ đă ví ḿnh một bậc thiên tử quyền uy qua h́nh ảnh con cóc nghiến răng chuyển động bốn phương trời.

 

                      Bác mẹ sinh ra vốn áo sồi

                      Chốn nghiêm thăm thẳm một ḿnh ngồi

                      Chép miệng năm ba con kiến gió.

                      Nghiến răng chuyển động bốn phương trời

 

  Con cóc cũng có mặt trong bức tranh nhân gian, tranh vẽ một ông đồ cóc già, đeo kính lăo, tay cầm roi mây ngồi chồm hỗm đang dạy vần quốc ngữ cho lũ ếch nhái bao quanh.

 

https://xuanay.vn/data/uploads/2018/02/A%CC%89nh-1.jpg

Lăo Oa Giảng Độc (Lăo cóc già giảng dạy).

 

  Những buổi chiều tắt nắng, ta dạo chơi trên con đường đất chạy dọc theo mương nước nhỏ. Chiều trôi qua chầm chậm, có tiếng động dưới chân làm ta giật ḿnh, một con cóc đâu đó trong hang nhảy ra. Con cóc ngồi yên trên mơm đá bất động, thời gian như ngưng đọng, con cóc vụt nhảy đi biến mất trong đám cỏ. Thời gian bừng tỉnh tiếp tục trôi để lại trong ta một ḍng suy tưởng.

 

  Con cóc trong hang đó là Nhân của một cảnh giới.

Khi Nhân đă hội đủ Duyên, con cóc nhảy ra đó là Thành.

Con cóc ngồi đó là Trụ là sự tồn tại hay Dị, con cóc nhảy đi là Hoạt hay Diệt.

Sự tồn tại không bao giờ viên miễn mà tự nó sẽ Hoạt, sẽ Dị, và c̣n ǵ trước ta nếu chẳng phải là cái Không hay Diệt. Con cóc nhảy đi nhưng không tan biến vào hư vô mà nó sẽ trở về một nơi nào đó

tạo ra Nhân cho một cái Thành khác. Cảnh giới trong ba cơi Dục Giới, Sắc Giới, Vô Sắc Giới đều đi theo một chu kỳ bốn giai đoạn khép kín.

 

                   THÀNH  TRỤ  HOẠI  KHÔNG

                    hay  SANH  TRỤ  DỊ  DIỆT

 

Sanh là sanh ra. Trụ là tồn tại trong một thời gian. Dị là phát triển biến đổi. Diệt là tiêu mất.

Sanh Trụ Dị Diệt đó là một chu kỳ mà nhà Phật gọi là một “Chu kỳ vô thường”. Cái chân lư vô thường là cái chân lư hiển nhiên diễn ra hằng ngày hàng giờ từng phút từng giây trong cuộc sống.

 

  Tất cả mọi pháp hay sự vật đều lưu chuyển biến dịch, không có cái ǵ là thường trụ bất biến. Mùa xuân đến, cây cỏ đâm chồi nảy lộc ra hoa kết trái, thu đông lại héo tàn, chúng từ rơi văi khắp nơi để tạo ra mầm non cho mùa xuân nối tiếp. Tất cả đều trải qua bốn thời kỳ biến đổi như vậy, mỗi kiếp sống của người muôn vật cây cỏ đều có thủy có chung. Có khác nhau là ở chỗ Trụ và Dị thời gian dài ngắn khác nhau. Một hành tinh, một ngôi sao, thời kỳ Trụ và Diệt kéo dài hàng ngàn triệu năm. Một đời người hạn kỳ trăm năm, kiếp phù du không quá một ngày, hoa Phù dung sớm nở tối tàn, hoa Quỳnh tối nở sớm tàn.

 

  Cho nên Bạch Cư Dị tác giả của “Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách” nói trong Trường hận Ca

 

                           Thiên trường địa cữu hữu thời tận

                           Nghĩa: Trời đất dài lâu vẫn có lúc chấm dứt

                           Và một thi sĩ nào đó của Pháp cũng nói

                           Tout passe  même l’éternité

                           Nghĩa: tất cả đều sẽ qua đi ngay cả sự vĩnh cữu

 

  Đó chính là vũ trụ quan của Phật giáo nói trong kinh Hoa Nghiêm. Và phải chăng bài thơ con cóc trên đây mang h́nh ảnh tượng trưng cho triết lư sinh diệt đó, một bức tranh “Thập Mục Ngưu Đồ” (Mười bức tranh chăn trâu) của Thành Trụ Dị Diệt. Đó cũng là tinh thần “Bất sanh bất diệt” trong kinh Bát Nhă.           

 

  Cuối thế kỷ thứ 18, khoa học bắt đầu đi sâu vào bản chất vật thể và nhà bác học A. Lavoisier Pháp (1743-!794) đưa ra nguyên lư “Rien ne se crée rien ne se perd“ nghĩa là không có cái ǵ tự sinh ra, không có cái ǵ tự biến mất. Nguyên lư này đă được chứng nghiệm qua các công tŕnh nghiên cứu về sự trao đổi giữa năng lượng và vật chất của nhà bác học A. Einstein (1879-1955) đưa đến công thức thế kỷ (E = mC2) và từ đó đặt nền móng cho cả một lâu đài cơ học lượng từ hiện đại.

 

  Điều ít ai ngờ đến là nguyên lư này đă được đức Phật thuyết giảng trong kinh Bát Nhă các đây hơn 2560 năm.

                            Thị chư pháp không tướng bất sanh bất diệt, bất tăng bất giảm

 

  Từ bài thơ Con Cóc bàn lan man đến Thiền, đến vũ trụ quan của Phật giáo, tôi không khỏi mang tội cưỡng từ đoạt lư. Nhưng xin nghe bài “Hài Cú” sau đây của Thiền sư Ba Tiêu, Nhật Bản.

 

                            Con đôm đốm trên cành lá

                            Rơi xuống

                            Nằm yên

                            Và vụt bay đi mất

 

  Hai bài thơ sự kiện giống nhau tâm ư cũng là một. Có khác chăng một bên là con đom đóm và bên kia là con cóc, và điều này không phải là điều quan trọng. Ngôn ngữ của Thiền không mang tính cách luân lư hay thuần lư, không tô điểm cảnh phong hoa tuyết nguyệt.

 

                          Một vũng bùn

                          Con nhái nhảy vào

                          Bộp!...

 

  Đó cũng là một bài cú khác của Thiền sư Ba Tiêu, Thiền sư chỉ muốn khơi dậy từ một sự kiện b́nh thường để hành gi t́m ṭi đi sâu vào nội tâm để thấy được bản tánh thanh tịnh.

  Đọc các bài thơ trên chúng ta sẽ mĩm cười thầm nghĩ: Thơ với Thản. Kỳ cục ǵ đâu!

Nhưng cũng có thể bài kệ đó lại phù hợp với tâm linh của hành giả đă chín muồi, và hành giả đột nhiên bừng tỉnh đạt được trực ngộ. Đó là mục đích của bài kệ, hài cú, công án.

 

  Trước đây Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau 49 ngày thiền định, nh́n thấy sao mai mà giác ngộ. Nhiều vị Thiền sư thuở trước cũng bừng ngộ trong những trường hợp đặc biệt hoặc b́nh thường như vậy. Thiền sư Linh Nghiêm sau nhiều năm tham thiền, một buổi sáng nh́n cánh hoa mai đơn độc trên cành khô và hoát ngộ.

 

  Sư cô Adachi Chiyono Nhật Bản (1223-1298) trước lúc xuất gia là một giai nhân tuyệt thế, v́ sắc đẹp diễm lệ quyến rũ đến nỗi xin đi tu chùa nào cũng bị từ chối v́ các vị trụ tŕ e ngại sắc đẹp của cô sẽ làm các sư trong chùa đắn ch́m trong mê say. Cuối cùng Chiyono quyết định đốt phỏng gương mặt của ḿnh đề trở nên xấu xí không ai mơ tưởng. Sư cô theo học đạo với Thiền sư Bukko chuyên tŕ tinh tấn trong 30-40 năm mà vẫn chưa ngộ đạo. Một đêm trăng sáng, sư cô gánh nước, ánh trăng phản chiếu long lanh trên mặt nước của hai chiếc thùng tre. Bỗng nhiên niền tre đứt, đáy thùng bung ra. Chẳng c̣n nước, chẳng c̣n trăng và Chyono thoát ngộ. Sư cô đă làm bài kệ ghi lại chưng ngộ của ḿnh.

 

                           Như thế ta đă giữ cái thùng gỗ

                           Sợ niền tre đă yếu và sẽ đứt

                           Cho đến lúc cái đáy thùng bung ra

                           Chẳng c̣n nước trong thùng

                           Chẳng c̣n trăng trong nước.

 

  Câu chuyện về đệ nhất giai nhân trong lịch sử Nhật Bản [Radio] Không nước, không trăng | Đọt Chuối Non

1) Chiyono, đệ nhất giai nhân trong lịch sử Nhật Bản (Ảnh chụp màn h́nh)

2) Đột nhiên, dây quấn thùng đứt, nước trong thùng rỉ ra, vầng trăng trên mặt nước biến mất. Chính vào lúc này, Chiyono bỗng nhiên khai ngộ... (Ảnh: wikipdia)

 

  Thiền sư Vân Môn (864-949) sau nhiều năm tham thiền tu tập, tự thấy ḿnh chưa sáng. Sư đến Mục Châu tham vấn Tổ Trần Tôn Túc. Tôn Túc đóng cửa không cho vào liên tiếp trong ba đêm. Đến đêm thứ tư Tôn Túc hé mở cửa bảo Vân Môn vào đi. Vân Môn vừa bước chân vào Sư bèn đóng cửa sập lại kẹp nát bàn chân. Vân Môn đau thấu xương bỗng nhiên hoát ngộ đứng ngoài cửa lạy tạ và trở về.  

 

  Thiền sư Nghĩa Huyền Lâm Tế (787-867) tổ khai sáng ḍng Thiền Lâm Tế đến cầu đạo Thiền sư Hoàng Bá. Ba lần xin cầu đạo, chưa kịp nói điều ǵ đều bị Hoàng Bá lấy gậy đuổi đánh. Sư buồn rầu cho là chướng duyên che đậy nên hôm sau đến từ tạ. Hoàng Bá quăng gậy cười nói: Sao chẳng đến Đại Ngu. Sư nghe lời chỉ dạy, sau trở thành Đại Thiền Sư nổi tiếng khai sáng Tổ Thiền Lâm Tế. Hiện nay phần lớn các chùa Thiền Viện ở Việt Nam đều xuất phát từ ḍng Lâm Tế.

 

Thiền sư Hương Nghiêm (728-814) Đến Qui Sơn cầu pháp Tổ Bá Trượng, nhưng lâu ngày chẳng ngộ. Sư buồn rầu chán nản bèn đem hết sách vở thư tập đốt hết và nói: đời này chẳng học Phật pháp nữa, chỉ nên làm một tăng b́nh thường cơm cháo khỏi nhọc tâm thần. Sư đi đến Nam Dương chỗ di tích Quốc sư Huệ Trung. Một hôm cuốc cỏ trên núi, lượm ḥn gạch ném trúng cây tre vang tiếng. Sư chợt tỉnh ngộ hoát lên cười hướng về Qui Sơn đănh lễ.

 

  Tất nhiên sự hoát nhiên đạt ngộ cũng là do kết quả tu tập chuyên cần, tụng niệm kinh Phật, thiền định lâu dài mà hành giả phải đem hết thân tâm đê quán chiếu và phần lớn là nhờ ở Bậc thầy biết rơ mức độ thành tựu của hành giả mà thiện xảo đẩy đưa giúp cho đạt đến chỗ đại ngộ tại một thời điểm đặc biệt.

 

  Thôi tôi không dám đi sâu vào rừng Thiền, v́ càng đi càng lạc bước, càng học càng trở nên ngu muội. Thử tưởng tượng có người hỏi Tuệ Trung Thượng Sĩ (bào huynh Trần Hưng Đạo) thế nào là pháp thân trong sạch. Ngài đáp:

 

                            Ra vào nước đái ngựa

                            Nghiêng tắm vũng phân trâu

 

  Như vậy tốt hơn hết là tôi nên trở về những câu chuyện thơ thẩn cóc nhái b́nh thường.

 (c̣n tiếp).

     

Nguyên Quán Lê Bá Châu.

 

-------------

 

Phiếm Luận - Suy Nghĩ Từ Bài Thơ Con Cóc - Phần 3

 

BÁU VẬT" CỔ THỤ TUYỆT ĐẸP Sài g̣n | Đường Sương Nguyệt Anh | lang thang sài  g̣n - YouTube

Trụ sở của hội Sắn khoai, một quán cóc trên lề đường góc Sương Nguyệt Ánh, cạnh vườn Tao Đàn.

 

Trong một quăng thời gian dài từ mùa hè 75 cho đến thu 89 tôi chia tay với Nàng Thơ. Ở lại Việt Nam như cô đơn lưu lạc trên chính quê hương ḿnh. Cơm áo gạo tiền và bao nhiêu lo âu, cải tạo công thương nghiệp, đi kinh tế mới, cùng với những bức xúc toan tính bủa vây, c̣n đâu có chỗ cho thơ với thẩn. Và cho dù có muốn cũng không t́m đâu ra được một bài thơ nào trên sách báo Sài G̣n thời đó. Nếu có th́ cũng như thơ của Chế Lan Viên.

 

                       Hoan hô cái hầm chông

                       Hỡi cái hầm chông

                       Ta yêu người như vạn đóa hoa hồng

             (Trích trong tập “Đế Quốc Mỹ” là kẻ thù trong mỗi trái tim ta), hoặc

                       Bọn giặc chó miền Nam bây đă uống,

                       Cắt thịt da ta không cắt nổi nụ cười,

                       Cả chế độ miền Nam bây sụp xuống

                       Khi thành đồng đă đến lúc vươn vai

                    (Trích trong tập “Ánh sang và Phù sa”)

 

  Đâu phải chỉ ḿnh tôi mớí có hoàn cảnh và tâm trạng như vậy. Nhớ lại khoảng 84-85 tôi gặp bạn Sĩ Cầm trong chợ thuốc lộ thiên bên hông chợ Tân Định. Tôi lang thang ở đó kiếm mồi làm c̣ thuốc tây đắp đổi qua ngày th́ Sĩ Cầm đi buôn chuyển thuốc về  Cần Thơ kiếm sống.  Chắc chắn vào thời gian đó Sĩ Cầm và nội tướng Linh Chi cũng như tôi chẳng c̣n hơi sức nào đọc thơ và sáng tác thơ mạnh mẽ như hai ông bà làm ngày nay.

 

  Ra nước ngoài định cư cuối thu năm 89 v́ không thể làm ǵ hơn. Không c̣n nỗi lo toan cơm áo gạo tiền, lang thang nhàn rỗi, tôi chỉ bạn bè với sách báo. Điều đáng chú ư là vườn thơ nở rộ, phải nói là bùng nổ trên thi đàn Việt Nam hải ngoại.

Hăy nh́n vào các báo chí, tạp chí của người Việt tha hương, từ những tạp chí văn chương như Văn, Làng văn, Văn học đến các tờ Văn Nghệ Tiền Phong, Phụ Nữ Diễn đàn, Quê mẹ. Tập san của các hội đoàn, hội ái hữu, hội đồng hương, đồng nghiệp như: Nhớ Huê, Quốc Học Đồng Khánh, Tập san Công Chánh v.v… cho đến từ những tạp chí cơ quan của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất như Pháp Âm, Hoàng Pháp, Viên Giác, Pháp Luân v.v… ta thấy bao la những “vườn thơ”.

Thơ xuất hiện cả trên những nhật báo biếu không, sống nhờ quảng cáo như Thời Luận, Tin Tức v.v… Vào những năm đó; tôi sống ở nước nhỏ bé Đan Mạch mà nhận được nhiều tập thơ bạn bè ở các nước gởi tặng, những người mà tôi cười thầm “dở chứng làm thơ”.

 

  Tôi đă lẩn thẩn lật một số báo Đan Mạch cho đến tờ Fyens  Stifstiende số ra ngày Chủ nhật dày trên trăm trang, trong đó có một số trang dành cho mục văn hóa nhưng không t́m ra bài thơ nào. V́ hiếu kỳ tôi đă đến thư viện thành phố lục trong các báo chí Anh, Đức, Pháp để t́m vài câu thơ nhưng hoài công. Phải chăng trong xă hội Âu, Mỹ xúc cảm đă chai cứng và nàng thơ đă bị yêu nữ Medusa hóa thành tượng đá, nói vậy e có phần chủ quan, nông nổi chăng.

Lưu Hiệp thi hào Trung Hoa vào thế kỷ thứ 6 đă nói về thi ca như sau:

      Có tính xúc động mới tŕnh bày ra ngoài được

      Có ư phát triển mới viết ra lời được

 

Như thế những người Việt bỏ nước ra đi từ những năm 75 mà đến nay những cảm xúc t́nh ư vẫn tràn đầy. Nhưng cánh chim viễn xứ mặc dầu đă xây tổ ấm vững chắc trên đất lành, vẫn c̣n mang những lưu luyến nhớ nhung, nhớ về quê hương bỏ lại vương vấn kỷ niệm, con mương rợp bóng dừa, tỉnh nhỏ bụi mù, sân trường hoang vắng, gác chuông giáo đường. Nhớ về mẹ già một nắng hai sương, ngọt ngào như xôi nếp một như đường mía lau.

Trong cuộc sống trên quê hương mới, bao nhiêu người đă thành công toại ư nhưng chưa xóa được quá khứ đau ḷng, những mất mát tủi nhục, uất hận đau thương trong cuộc chiến, trên bước đường vượt biển. Ḍng nước mắt đă khô từ lâu trên g̣ má nhưng c̣n hằn vết trong ḷng.

Tất nhiên ngày nay không c̣n những bi thương đi đến mức cực đoan như của Du Tử Lê: 

 

              Khi tôi chết hăy đem tôi ra bể

              Nước ngược ḍng sẽ đẩy xác tôi đi

              Bên kia bể là quê hương tôi đó

              Rặng tre xanh muôn thuở vẫn xanh ŕ

Hoặc chua xót nghẹn ngào như nữ sĩ Trần Mộng Tú

              Hăy mường tượng ra em

              Ở một căn nhà lạ

              Ḿnh em một màu da

              Ḿnh em một màu mắt

              Ḿnh em một lệ nḥa

Những đắng cay rồi cũng vơi nhẹ qua năm tháng cho nên nỗi niềm thương nhớ rồi cũng phôi pha bàng bạc như của Thôi Hiệu trong Hoàng Hạc Lâu

              Quê hương khuất bóng hoàng hôn

              Trên sông khói sóng thêm buồn ḷng ai

 

Mùa thu 2005 từ Đan Mạch vợ chồng tôi xin hồi hương. Điều ǵ đă thôi thúc chúng tôi đă từ bỏ một đất nước được đánh giá là nơi đáng sống nhất thế giới để trở về chốn mà 16 năm trước chúng tôi đă từ bỏ đi không mảy may lưu luyến. Thật cũng khó mà giải thích nhưng chúng tôi không hề hối tiếc.

… Rồi tôi gặp lại các bạn cũ của Khải Định hơn 50 năm trước thời Khải Định đang c̣n nương nhờ Đồng Khánh, các bạn mà:

 

         Đă một thời chung thầy chung bạn,

         Chung đ̣ ngang chung một bóng giai nhân.

         Diễm My, Bội Quỳnh, Dạ Thảo, Thu Vân.

         Nay ngồi lại chung cà phê quán cóc.

 

Tại trụ sở sắn khoai này, một quán cóc trên lề đường góc Sương Nguyệt Ánh trên dưới mười lăm Cụ ngồi quanh dăy bàn nhựa trên lỏng chỏng vài đĩa sắn, khoai biểu tượng của Hội. Cũng ở chốn này tôi lại sống trong rừng thơ của các bạn (in trong 3 tập thơ Sắn khoai 1-2-3). Một khu rừng ngang dọc lối đi, có những lối đưa ta trở về những khung trời kỷ niệm tóc xanh tuổi học tṛ, có những lối đi ngào ngạt hương trầm tiếc thương Thầy cũ bạn xưa, và những lối đi tràn ngập tiếng cười đầy âm sắc như tiếng cóc nhái gọi mưa. Trong rừng thơ của các bạn tôi đă góp một nhánh nhỏ như sau:

 

           Có một góc phố nhỏ

           Giữa Sài G̣n mênh mông

           Lỏng chỏng hàng ghế gỗ

           Ôm cả trời Huế thương

          

           Bao nhiêu năm phiêu lăng

           Bấy nhiêu mùa buồn tênh

           Ngồi đây nhớ về Huế

           Thương về ḍng sông Hương

 

          Ôi Khải Định xa xưa,

          Tóc xanh tuổi học tṛ,

          Phượng rơi trên nón lá,

          Mắt em màu quê hương.,

 

          Nh́n nhau thấy rong rêu,

          Tuyết sương phủ mái đầu

          Kỷ niệm dài hun hút,

          C̣n lại t́nh Sắn khoai.

 

Chu Hy ngàn năm trước viết tựa Kinh Thi đă nói “Thi hà như chi tác dă”: Thơ tại sao mà làm ra, để rồi trả lời “V́ nó là tiếng nói của ḷng”.

Như vậy trong gần suốt cuộc đời tôi đă lang thang trong rừng thơ muôn màu muôn sắc chắc là cũng muốn cảm nhận “Tiếng nói của cơi ḷng” của thi nhân các đời trước và hiện đại.

Ngày nay ở gần tuổi 90, khi nghĩ về thơ tôi chỉ muốn đi t́m một cái ǵ b́nh dị, thanh thoát như con cóc trong hang nhảy ra, con bươm bướm vừa rơi xuống đất rồi đập cánh bay đi.

Như bài thơ chứng đạo của Ông Vua Phật Tử Trần Thái Tông:

 

      Hoa vàng rực rỡ không đâu là không Tâm Bát Nhă

      Tre tím xanh xanh không đâu là không Lư Chân Như

      Nhổ cỏ dại thấy bản lai diện mục

      Con đường ṃn cắt đứt nẻo tử sinh.

Hay của Giác Hoàng Đại sư Trần Nhân Tông:

      Ngủ dậy tung cửa sổ

      Nào hay xuân đă sang

      Một đôi bươm bướm trắng

      Gặp hoa cánh vội vàng

Và hăy nghe thử:

      Này em b́nh minh

      Chim ca rộn ră

      Hoa lá th́ thào

      Ngọt ngào t́nh tự

      Gió quyện lời thơ

      Trên đồng cỏ biếc

      Đồng lúa vàng tươi.

 

Nguyên Quán Lê Bá Châu.

 

--------------------