Hồi c̣n nhỏ, ai trong chúng ta lại không mê say đọc các truyện của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Để nhớ lại truyện Hồn Bướm Mơ Tiên của Khái Hưng, xin mời quư Anh Chị Em đọc bài viết “Sân Chùa” qua lời văn nhẹ nhàng, thanh khiết của chị Cao Thị Thanh Tâm. Một lần nữa, BBT cám ơn chị Thanh Tâm, hiền nội của đàn anh Tôn Thất Sang, #3, đă không ngừng đóng góp, ủng hộ Mục 99 Độ. Chị cũng là tác giả cuốn sách “Tâm Cảm” xuất bản tháng 3, 2013 vừa qua.  BBT

 

SÂN CHÙA

Cao Thanh Tâm

 

Vụ tranh đấu của Phật giáo năm 1963 đă khiến hàng loạt sinh viên xuống đường bỏ học. Tôi là một trong những lớp thanh niên đầy nhiệt huyết đó. Mùa hè năm ấy tôi đang học triết năm thứ ba của Đại Học Văn khoa Huế, là giai đoạn căng thẳng của thời cuộc. Lúc bấy giờ tôi không c̣n xem việc học là lư tưởng của đời ḿnh nữa. Chung quanh tôi không những chỉ có anh chị em thanh niên, sinh viên học sinh tranh đấu mà c̣n có chị em tiểu thương chợ Đông Ba cùng giới buôn gánh bán bưng, bỏ công ăn việc làm để ngày ngày tập trung ở chùa Từ Đàm là trung tâm của nhóm tranh đấu, v́ thế khu vực này được  gọi là Miền Vạn Hạnh. Khi phong trào đ̣i tự do tôn giáo do Thượng Tọa Trí Quang cầm đầu bị đàn áp dă man vào đêm rằm tháng tư năm đó ở đài phát thanh Huế đă khiến cho những người tranh đấu tan tác, phần bị bắt giữ phần tản mác trốn tránh sau những cuộc thanh trừng đẫm máu.

 

Nơi ẩn náu của tôi ban đầu là các chùa chiền, nơi nào cũng sẵn ḷng cho chúng tôi trốn tránh, nhưng tới lúc chính quyền càn quét đến mọi chốn sơn lâm cùng cốc, th́ tôi đành bỏ thành phố Huế ra đi. Tương lai của tôi đă v́ lư tưởng tự do tôn giáo mà tan tành, mấy năm học dùi mài của tôi đă vụt bay đi theo nỗi thất vọng của gia đ́nh đang trông chờ nơi tôi, v́ tôi là thằng con trai độc nhất trong gia đ́nh. Tôi lang thang vào Sài G̣n và tiếp tục sống lẩn lút trong các ngôi chùa ở ngoại thành. Đó là giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời, khi mà tương lai không c̣n và hiện tại bấp bênh. Để khỏi bị theo dơi, đôi khi tôi đă phải cải trang thành phụ nữ để có thể sống trong những ngôi chùa sư nữ để tạm yên thân trong một thời gian với chính quyền!

 

Sau một trận bố ráp ráo riết vào những ngôi chùa đang che chở cho những thành viên tranh đấu cho đạo pháp, tôi được một Phật tử quen thân với gia đ́nh, giới thiệu đến một ngôi chùa nhỏ ven đô do một sư bà trụ tŕ và hai ni cô đang tu học tại đây. Vị trụ tŕ là một sư bà trên sáu mươi dáng người gầy yếu. Sư bà xuất gia đă trên bốn mươi năm; ngôi chùa nhỏ này là do thân sinh của sư bà xây dựng, kể từ ngày bà quyết định xuất gia đầu Phật. Hai đệ tử của sư bà là ni cô Chơn Thái và Chơn Như. Ni cô Chơn Thái vào chùa đă mười năm nay kể từ khi cô mới mười hai tuổi.  Ni cô Chơn Như là cháu của sư bà mới xin tu học được vài năm, bay giờ cô đuợc mười lăm tuổi.

 

V́ trong chùa toàn là phụ nữ nên sư bà có phần dè dặt khi vị Phật tử lâu năm của chùa gởi gắm một thanh niên hai mươi ba tuổi vào trốn trong chùa. Ngôi chùa nhỏ có ngôi chánh điện khang trang và dăy hậu liêu gọn gàng xinh xắn. Sân chùa là một vuông đất nhỏ đă được sư bà và hai ni cô chăm sóc chu đáo thành một khu vườn thanh lịch, trồng toàn cúc trắng và tím chỉ trừ một khoảng nhỏ sau chùa dùng cho việc trồng rau, đủ cung cấp cho ba thầy tṛ.

 

Khi mới vào, tôi được sư bà dành cho khoảng trống đằng sau chánh điện, ở đây khi có biến tôi có thể chui xuống sau các tượng Phật để trốn mà không ai nghi ngờ. Đây là một nơi ẩn náu tuyệt vời cho tôi, là thời gian tôi có thể xả hơi sau nhiều ngày tháng căng thẳng chạy trốn.

Chỗ ở của tôi có khung cửa sổ hẹp trông ra vườn sau, nơi hiếm ai lui tới trừ hai ni cô khi rảnh thường ra cuốc đất làm vườn. Để khỏi gây khó xử cho nhà chùa, tôi thường ít khi xuất hiện trong giai đoạn tá túc ở đây. Gia đ́nh gởi cho tôi rất nhiều sách vở để trong giai đoạn này tôi có thể vừa ôn bài- v́ tôi vẫn hy vọng một ngày nào đó có thể trở về với bút nghiên - vừa đọc sách giải trí cho qua ngày tháng. Ba má tôi đă chu đáo nhờ nhà chùa lo vấn đề ăn uống cho tôi, dĩ nhiên đă ở chùa là tôi bắt buộc phải ăn chay. Mỗi ngày, ni cô Chơn Như thường mang một khay nhỏ đựng thức ăn vào một góc sau chánh điện và hôm sau đổi khay thức ăn mới và mang khay cũ đi. Đôi khi ngồi ăn một ḿnh trong một góc chánh điện tôi thường cười thầm ví ḿnh như một vị Bồ Tát được cúng cấp hàng ngày! Thật là một ư phạm thượng nhưng chắc trong hoàn cảnh của tôi ai cũng sẽ nghĩ như vậy. Sau mấy tháng ở chùa tôi chưa bao giờ có dịp tṛ chuyện với Sư bà hoặc hai ni cô trong chùa, họ sống lặng lẽ như những cái bóng và những công việc hàng ngày của họ đều đặn như những chiếc đồng hồ!

 

Buổi sáng sớm dù mưa hay nắng, tôi thức dậy cùng với hồi chuông sớm trong trẻo ngân vang như thúc giục người ta trở dậy, bắt đầu một ngày mới cùng với tiếng tụng kinh trầm trầm của sư bà ḥa theo tiếng mơ ngân nga như một điệu nhạc buồn quen thuộc. Hai ni cô dậy thật sớm chăm chỉ kinh kệ, quét dọn sân chùa, chánh điện và trồng trọt ở vườn sau.

Thỉnh thoảng tôi thấy hai ni cô thấp thoáng sau vườn rau, ni cô Chơn Thái mảnh khảnh với nét buồn buồn cô đơn c̣n ni cô Chơn Như khuôn mặt và dáng người nhỏ nhắn c̣n dáng dấp trẻ thơ. Những lúc quá cô đơn với cuộc sống tù túng sau góc chánh điện, tôi thường chờ đợi những lúc hai cô xuất hiện ở vườn rau để thấy có một chút sức sống, dù chỉ nh́n họ từ xa nhưng cũng đủ cho niềm vui nhẹ nhàng kéo tôi trở lại với cuộc đời thường. Thỉnh thoảng người Phật tử bạn thân với má tôi ghé chùa mang theo một số báo chí, nhờ đó mà tôi có thể theo dơi cuộc sống bên ngoài cổng chùa, theo dơi thời sự để càng thấy chán nản không hy vọng trở về đời sống cũ ngày xưa.

 

Một chiều mưa buồn, mùa mưa tới bao giờ không hay, buổi sáng thức dậy tôi thấy không gian như vắng lạnh hơn thường ngày và toàn thân nhức mỏi, tôi rùng ḿnh hắt hơi và chắc chắn rằng ḿnh đă bị cảm. Suốt ngày tôi không ăn uống chỉ nằm vùi. Ngày hôm sau, khi mang khay thức ăn mới cho tôi, ni cô Chơn Như mới phát hiện ra thức ăn c̣n y nguyên. Cô hốt hoảng chạy vào hậu liêu báo cho sư bà biết và rồi chỉ một lát sau sư bà cùng hai ni cô cùng tới chỗ tôi đang nằm sốt mê man. Sư bà lo sợ, cho người báo tin cho ba má tôi, đồng thời bí mật mời một bà bác sĩ phật tử quen thuộc, cũng là một đệ tử của chùa, đến khám bệnh cho tôi.

 

Từ đó ngày ngày ni cô Chơn Thái được lịnh mang cháo sữa và thuốc đến cho tôi. Có khi đang mê man trong cơn sốt, tôi cảm nhận được một bàn tay mát rượi đang sờ trán tôi, đang lau mặt cho tôi bằng chiếc khăn tay tẩm nước ấm. Đôi lúc tôi cảm thấy như đó là tay của mẹ tôi vào những ngày thơ ấu c̣n sống bên mẹ. Cơn bịnh của tôi lui dần, tuổi trẻ mau lại sức, tôi b́nh phục rất nhanh. Cùng với niềm lạc quan của người vừa qua cơn bạo bịnh, cơ thể c̣n cho tôi biết tôi chỉ là một con người, một thanh niên tràn đầy nhựa sống mà do nghịch cảnh phải bó chân nơi đây. Những khi ni cô Chơn Thái mang thức ăn đến, tôi không chỉ nh́n cô như một ân nhân mà là một thiếu nữ mới lớn với  bao vẻ lôi cuốn mà bất cứ một chàng trai trẻ nào cũng cảm nhận được. H́nh như ni cô Chơn Thái cũng không được tự nhiên những khi chạm phải tia nh́n của tôi.

 Một hôm, trước khi mang chiếc khay cũ đi cô rụt rè bảo tôi:

-Thưa ông, hôm nay ông khỏe rồi, ngày mai ni cô Chơn Như sẽ mang thức ăn cho ông như thường lệ.

Tôi hốt hoảng như là cô sắp biến mất, quên cả dè dặt tôi vụt nắm tay cô:

-Thưa ni cô xin ni cô đừng đi!

Mặt đỏ bừng cô giật tay khỏi tay tôi rồi chụp lấy cái khay và bỏ đi như bị ma đuổi. Tôi thẫn thờ nh́n theo và nhận ra rằng sau cơn đau vừa qua th́ h́nh ảnh của ni cô Chơn Thái đă dần dần len vào tâm hồn cô đơn của tôi trong nhũng ngày chôn chân ở khung cửa hẹp này. Sau lớp nâu sồng là một thân thể mảnh dẻ yếu đuối nhưng lại có sức lôi cuốn mănh liệt và tôi cứ ngồi như một tượng đá với tâm hồn trĩu thế gian.

 

Từ đó tôi không hề thấy ni cô Chơn Thái thấp thoáng sau vườn rau như thường lệ. Ni cô Chơn Như với khuôn mặt bầu bĩnh lại ngày ngày mang cơm nước cho tôi. Có khi tôi đánh bạo hỏi cô về ni cô Chơn Thái th́ cô cho biết sư tỷ của cô đă về quê thăm mẹ. Dần dần tôi quen thuộc với nụ cười trẻ thơ và giọng nói hồn nhiên của vị ni cô nhỏ tuổi này, và cứ tới giờ cô xuất hiện từ khóm trúc ở hậu liêu với chiếc khay đựng ít cơm chay, là tôi thấy như không gian tĩnh lặng của chùa sáng và vui lên. Một hôm tôi hỏi ni cô:

-Thưa ni cô, cô đi tu lâu chưa, tại sao cô vào chùa?

Ni cô Chơn Như cười hồn nhiên:

-Thưa ông tôi gọi sư bà là cô ruột và gia đ́nh muốn tôi theo hầu hạ sư bà và tu học để có được một cuộc sống an lạc.

 

Tôi chăm chú nh́n đôi má bầu bĩnh của cô và nghĩ rằng cô đang ở tuổi ngậm ô mai với các bạn cùng tuổi ríu rít bên nhau ở sân trường th́ đúng hơn là vào đây sớm hôm kinh kệ và cuốc đất trồng khoai. Rồi đôi mắt thế tục của tôi dừng lại ở thân thế tṛn trĩnh tươi mát của một thiếu nữ mới lớn với nhiều thiện cảm. Thấy sân chùa vắng vẻ tôi hỏi:

-Thưa ni cô ở đây măi chồn chân quá, tôi có thể dạo quanh sân chùa một ṿng được không?

Ni cô Chơn Như hốt hoảng:

-Không được đâu thưa ông, sư bà đă dặn kỹ ông phải ở đây, nếu để khách thập phương trông thấy th́ sẽ gây rắc rối cho chùa mong ông thông cảm cho!

Tôi năn nỉ:

-Vậy mỗi lần mang cơm cho tôi xin ni cô nán lại giây lát cho tôi hỏi thăm bên ngoài đôi chút được không thưa ni cô?

Cô vui vẻ trả lời trước khi quay gót:

-Xin vâng, mời ông nghỉ ngơi.

 

Cuộc sống tu hành bắt buộc của tôi lại tiếp nối ngày lại ngày, lật bật tôi nương náu cửa Phật đă gần ba tháng. Sự thân thiết giữa tôi và ni cô Chơn Như ngày một gần gũi và h́nh như cô cũng có cảm t́nh với tôi. Những đêm không trăng, cô đă ch́u ư để tôi có thể đi dạo một ḿnh trong khuôn viên sân chùa. Và Ni cô Chơn Thái vẫn biệt tăm, không biết v́ gia cảnh hay v́ tôi đă khuấy động nếp sống tu hành của cô. H́nh ảnh cô mờ nhạt dần trong tâm hồn tôi để thay vào đó là ni cô Chơn Như, một cánh hoa tinh khiết giữa Phật đài.

 

Một hôm sư bà khẩn cấp báo cho tôi biết sự an toàn của tôi đang bị đe dọa và bà sẽ cho ni cô Chơn Như đưa tôi đi lánh nạn ở một ngôi nhà người quen ở vùng Bàn cờ và chúng tôi phải khởi hành ngay khi đêm xuống. Đêm hôm đó tôi chấp tay lạy Phật và Sư bà đă cho tôi tá túc mấy tháng nay; tôi bùi ngùi tạ từ ngôi chùa nhỏ với nhiều kỷ niệm qua quăng đời sóng gió của ḿnh. Ni cô Chơn Như dẫn tôi đi bộ luồn qua những khu vườn quanh chùa để tránh những đôi mắt mật vụ ngày đêm theo dơi. Khi chúng tôi tạm nghỉ chân dưới một lùm cây trước khi ra đường cái, ni cô Chơn Như bùi ngùi nói:

-Chúng ta sắp chia tay rồi, sau khi đến chỗ mới của ông, tôi phải trở về chùa, không biết bao giờ chúng ta mới gặp lại!

Trong hoàn cảnh nguy khốn tôi đâm ra liều lĩnh, tôi nắm chặt tay ni cô để nói lời từ giă:

-Tôi không bao giờ quên ơn ni cô đă săn sóc tôi và mang lại cho tôi nguồn vui sống trong thời gian nương náu ở chùa.

Ánh trăng xuyên qua kẽ lá đủ làm tôi thấy những giọt nước mắt long lanh trên đôi má bầu bỉnh của cô. Cô run run nói:

-Chúc ông may mắn, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát sẽ che chở cho ông!

 Những giọt nước mắt của ni cô Chơn Như đă theo tôi suốt quăng đời c̣n lại của ḿnh...

Thời gian trốn chui trốn nhủi đă làm ḷng tôi giá lạnh, nhưng mỗi khi gặp những thiếu nữ dịu dàng thuần hậu nhất là có đôi mắt trẻ thơ đầy nhân ái th́ tôi lại ngậm ngùi nhớ đến ni cô Chơn Như với cơi ḷng quư mến thiết tha.

 

Sau khi chính quyền của đệ nhất cộng ḥa sụp đổ, tôi được trở lại ngôi trường xưa như một công thần để tiếp tục lại việc học dở dang ngày trước và sau cùng tôi cũng ra trường và được bổ nhiệm về một thành phố nhỏ, và tôi quyết định lập gia đ́nh. Là con một, nên tôi khỏi phải nhập ngũ, rồi từ đó tôi an vui trong cuộc đời mới bên cạnh vợ con. H́nh ảnh ni cô Chơn Như thỉnh thoảng thấp thoáng ở một nơi nào đó như là một làn gió dịu dàng, một đóa hoa trắng tinh khiết trong tâm hồn tôi.

 

Một hôm trong chuyến công tác dân sự vụ lo việc chích ngừa cho dân ở một khu làng nhỏ của thành phố, tôi t́nh cờ gặp lại một khuôn mặt quen thuộc. Một thiếu phụ mảnh khảnh bồng đứa con nhỏ chờ được phát thuốc. Tôi chăm chú nh́n người đàn bà gầy ốm xanh xao và cố lục lọi trí nhớ của ḿnh th́ người thiếu phụ lên tiếng:

-Chào ông, lâu quá chắc ông đă quên, tôi là ni cô Chơn Thái ở chùa An Lạc ngày xưa.

Tôi sửng sốt:

-Xin lỗi, tôi đă nhớ ra, thưa ni cô...

Người thiếu phụ ngắt lời:

-Tôi đă hoàn tục từ dạo đó và đă lập gia đ́nh từ lâu!

 

Tôi bối rối nh́n đứa bé chị đang bồng trên tay và chưa kịp hỏi thăm về ni cô Chơn Như th́ người thiếu phụ vừa hồn nhiên kể lể vừa nh́n tôi như trách móc: Ngày đó tôi xin về thăm nhà rồi quyết định không trở lại chùa v́ tôi biết ḿnh không thể tiếp tục tu học nữa. Sư bà cũng có nhắn tôi là cứ hoàn tục v́ con không có cơ duyên tu hành nữa. Sau đó, chùa chỉ c̣n sư bà và ni cô Chơn Như, nhưng rồi biến cố Mậu Thân ập đến đă làm cho ngôi chùa đổ nát và cô Chơn Như đă bị chôn dưới đống gạch vụn! Thật tội nghiệp cho ni cô Chơn Như hiền lành dễ mến đă cùng tôi tu học với nhau nhiều năm, tiếng ni cô Chơn Thái đều đều, và sư bà cũng đă viên tịch rồi...

Tôi miên man nghe những lời kể lể của người thiếu phụ và khi tôi định thần, th́ chị đă mất hút trong đám đông… Ḷng tôi như bị cuốn hút nhớ về phía ngôi chùa nhỏ mến thương ngày xưa, ngôi chùa đă chấp chứa một kẻ nương thân quá vô t́nh đối với những người đầy ḷng từ bi đă cưu mang ḿnh trong cơn hoạn nạn...

 

Trong đớn đau tôi cúi đầu thầm cầu nguyện cho hương linh của sư bà và ni cô được siêu thoát và tưởng chừng như những giọt nước mắt từ bi của cô trong đêm đưa tôi trốn ra khỏi chùa, đang ḥa cùng tiếng chuông sớm êm đềm ngân nga đánh thức những tâm hồn lầm lạc trở về bến giác...

 

 CAO THANH TÂM

 

Mục lục 99 Độ                   Trang nhà YKHHN