Tạ Ơn Người

 

Như hàng trăm ngàn người Việt khác đă vượt biển t́m tự do, tôi là một thuyền nhân khá muộn màng cuối thập niên 1980.

 

Rời Sài G̣n một đêm cuối tháng mười hai, sau năm ngày lênh đênh trên biển, rồi thuyền chết máy, một dàn khoan dầu Indonesia đă trợ giúp chúng tôi qua nhiều cơn băo tố. Vài hôm sau, những ngư dân dọc hải phận đă tận t́nh hướng dẫn chúng tôi đưa về Kuku, một đảo nhỏ có Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc. So với Thái Lan hay Malaysia thường bị nạn hải tặc, chưa bao giờ có báo cáo cướp bóc tại Indonesia và Philippines; quả thật chúng tôi vô cùng may mắn. Một tháng sau, chúng tôi được chuyển về Galang, trung tâm tỵ nạn chính của Indonesia. Ở đây tôi gặp lại nhiều bác sĩ Việt Nam, thật vui khi gặp lại vài anh chị em từ Y Khoa Huế.

 

   

YKH tại Galang 1988. Bs. Nhân, Bảo Tiên, Kim Yến, Lê Huy Định

 

Đây là thời gian thử thách và sàng lọc thân phận tất cả những người tỵ nạn đông dương. Nhiều tháng trời, tôi làm việc t́nh nguyện cho văn pḥng Red Cross, International Catholic Migration Commission (ICMC) trước khi được phái đoàn Hoa Kỳ chấp thuận vào Mỹ, nhờ thế hiểu thêm được đôi chút về các tổ chức hành chánh ở đây.

 

Cuộc sống trong trại khá b́nh an, người dân Indonesia hiền ḥa, đa số theo Hồi giáo và không thích cộng sản. Mỗi khi bắt được đảng viên cộng sản, họ không giết nhưng nhổ hai cái răng cửa rồi đuổi lên núi. V́ thế, nếu đi ḷng ṿng trên đảo gặp người nào mất hai răng cửa, ḿnh biết ngay đó là bạn của Stalin.

 

Một buổi sáng đẹp trời, chúng tôi rời trại Galang, tươm tất lên thuyền cao tốc quá cảnh tại Singapore. Từ phi trường Changi, máy bay đưa chúng tôi đến Manila, thủ đô Philippines. Ở đâu cũng có nhân viên đưa đón nên chúng tôi không bị bỡ ngỡ nhiều. Sau đó xe bus đưa chúng tôi về trạm tiền phương, ngủ một đêm ở đấy trước khi lên đường vào Bataan, trung tâm tiến hành thủ tục tỵ nạn Philippine Refugee Processing Center (PRPC).

 

PRPC là một trung tâm lớn gần Morong, tỉnh Bataan, được mở cửa năm 1980, nằm ở phía nam Subic Bay, và phía bắc của nhà máy điện hạt nhân Westinghouse. Trại khá tiện nghi và được lập trên một ngọn đồi cách bờ biển vài cây số. Ở đây, nơi bắt đầu và cũng là cuối cùng để chuẩn bị trước khi nhập cảnh Hoa Kỳ. Sáu tháng để cùng sống, học hỏi, chia xẻ mọi điều với người dân Philippines là những kỷ niệm tôi không bao giờ quên.

 

Pulau Bataan PRPC

 

Bằng vào ngân khoản của United Nations High Commissioner for Refugees (UNHCR) và Joint Volunteer of America (JVA) của Hoa Kỳ, trại có thể chứa đến 20.000 người trong bất cứ thời điểm nào, thường th́ có khoảng 15 ngàn người luân phiên nhau đến và đi. Cùng với thiện nguyện viên từ các quốc gia thứ ba và người Phi, trung tâm hoạt động giống như một thành phố nhỏ có trường học, nhà máy phát điện, chợ búa, nơi thờ phượng, và ngay cả “monkey house,” nơi để giam giữ những kẻ gây rối, nói chung trại rất kỷ luật và an toàn.

 

Có một bệnh viện lớn ngay khu trung tâm và một bệnh xá nhỏ gần vùng 3. Nhớ có lần Judy Olfindo, cô y tá người Phi đưa cho tôi xem bức h́nh X-ray khối u của một bệnh nhân khoảng 50 tuổi người Việt. Được chẩn đoán là sỏi bàng quang, khi khám kỹ mới biết đây là một thai chết lưu đă hóa vôi (Calcification stillbirth) suốt gần nhiều năm, dĩ nhiên phải cắt bỏ tử cung. Cô ấy nh́n tôi băn khoăn hỏi: “Hệ thống y tế của anh chẳng bao giờ tái khám phụ nữ mang thai sau gần mười năm ư?” Tôi nh́n cô, ngỡ ngàng một chút tră lời: "Sau gần mười lăm năm dưới chính quyền cộng sản, chúng tôi có nhiều trại cải tạo tập trung hơn trường học và bệnh viện," chẳng biết nói sao hơn cho cô ấy hiểu. Đêm hôm ấy tôi không ngủ được, ḷng dằn xé, trằn trọc măi cho số phận dân tộc ḿnh rồi thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tôi thức dậy những giọt nước mắt c̣n đọng lại trên mi và long lanh trên má.

 

Trại PRPC được chia thành 10 vùng (neighborhood), mỗi vùng có từ vài trăm cho đến vài ngàn người. Người Lào và Campuchia dân số tương đối ít, có chừng vài trăm, nhưng người Việt th́ rất đông, từ một ngàn người trở lên. Về tổ chức, đây là một đơn vị hành chánh phụ trách nhiều lănh vực hàng ngày như: phân chia thực phẩm, thông tin, thư tín. Mỗi buổi chiều thứ Năm mọi người xếp hàng để hy vọng nhận được thư của người thân ở khắp phương trời.

PRPC Hospital

 

Kể từ năm 1980 đến năm 1995, PRPC là nơi tạm cư của hơn 400.000 người tị nạn Đông Nam Á; một phần nhỏ trực tiếp đến từ Việt Nam qua chương tŕnh đoàn tụ ODP và chương tŕnh con lai. Chức năng chính yếu của trại là khám tổng quát, xét nghiệm, điều trị bệnh lao phổi, tiến hành các thủ tục cần thiết trước khi rời trại và cho họ học tiếng Anh. Tâm trạng của mọi người rất lạc quan, vui vẻ v́ ai cũng biết chỉ ở lại đây trên dưới sáu tháng rồi sẽ được đi định cư.

 

Sinh hoạt với Amerasian, chương tŕnh con lai

 

Chương tŕnh Anh ngữ được điều hành bởi International Catholic Migration Commission (ICMC) và được Bộ ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ. ICMC c̣n cung ứng các lớp hướng dẫn t́m việc làm, computer, lái xe, cách đọc bản đồ, và văn hóa Tây phương. Một chương tŕnh bằng tiếng Anh tương tự dành cho trẻ em được Hội cứu tế thế giới (World Relief) đảm trách. Hoạt động của trung tâm chấm dứt vào năm 1995. Chính phủ Phi đă biến trại thành công viên kỹ thuật Bataan.

 

   

Sinh hoạt hàng ngày

 

Gần một thập niên qua, sóng thần Tsunami tại Indonesia, động đất tại Nhật Bản, tất cả đă để lại những hệ lụy kinh hoàng cho người dân ở đây. Khắp nơi trên thế giới, chính quyền và người dân đă nhanh chóng chia xẻ nỗi đau thương với những nạn nhân khốn khó. Thầy tṛ Y Khoa Huế chúng ta cũng đă tích cực đóng góp gởi qua Ṭa Đại Sứ Nhật Bản và Indonesia.

 

Trở lại chuyện nước Mỹ, hơn hai tuần qua, cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ đă quyên góp khoảng $600,000 cho nạn nhân siêu băo Haiyan tại Philippines. Cơn băo có cái tên thật đẹp, Hải Yến, mà suốt con đường đi qua lại chẳng đẹp chút nào. Buổi đi bộ gây quỹ tổ chức tại Mile Square Regional Park, California hôm Thứ Bảy tuần rồi thu được trên $100,000. Trước đó, tổ chức VOICE của Luật sư Trịnh Hội thu được trên $200,000. Hai đài truyền h́nh SBTN và SET 57.4 thu được trên $300,000. Con số này ngày càng tăng v́ nhiều tổ chức hội đoàn vẫn chưa khóa sổ, trong đó có YK Huế Hải Ngoại chúng ta.

 

Philippines Typhoon Haiyan 2013

 

Người dân Tacloban tuyệt vọng chờ cứu trợ

 

Năm nay, điều nổi bật nhất có lẽ là sự quan tâm rầm rộ của cộng đồng người Việt hải ngoại. Mọi người đều cùng đứng lên biểu lộ ḷng biết ơn trong văn hóa chúng ta. Ai cũng hănh diện và sung sướng có cơ hội đền đáp. Đây là một nghĩa cử tuyệt vời trong truyền thống trọng nghĩa khinh tài của dân tộc Việt. Cho dù sự đóng góp ấy có khiêm nhường đi chăng nữa, nhưng vẫn ắp đầy t́nh nhân ái.

 

Trên khắp thế giới và tại Hoa Kỳ nói riêng, người tỵ nạn Việt Nam với hai bàn tay trắng nhưng đầy nghị lực, đă đóng góp hết sức ḿnh cho quê hương thứ hai này. Cộng đồng ngày càng mạnh mẽ, tiếng nói được cất cao, thế hệ thứ hai và thứ ba ngày càng hiển đạt hơn. Đó là những ánh nến lung linh tri ân nước Mỹ. Đó cũng là bếp lửa hồng ấm áp ngập tràn thương yêu trong ngày Lễ Tạ Ơn buốt giá.

 

Nhiều đêm, tôi vẫn thường mơ thấy mẹ với nụ cười hiền hậu trở về nhắc nhở:Đă mang ơn ai con hăy ghi trong tim. Ai mang ơn ḿnh, hăy ghi trên cát. Nhớ!”

 

 

Nguyễn Phước Bảo Tiên

Thanksgiving 2013

 

 

Tham khảo:

1.    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=177755&zoneid=3#.UpKFbuIaJco

2.    http://en.wikipedia.org/wiki/Philippine_Refugee_Processing_Center

3.    http://worldnews.nbcnews.com/_news/2013/11/22/21575124-typhoon-haiyan

 

 

Mục Lục 99 Độ             Trang Nhà YKHHN