Tại sao cứ phải quà với cáp?

Bích Vân YKH-12

 

 

Những ngày lễ cuối năm rồi cũng qua. Ngồi nhớ lại những ngày tất bật đầy ắp stress mà tôi thở phào nhẹ nhơm. Sửa soạn các món "ăn chơi khai vị" rồi lại các món chính cho đêm Giáng Sinh và đêm Giao Thừa đă đành là "mệt lử c̣ bợ", nhưng đúng ra mệt cái thân chẳng bằng mệt cái óc khi nghĩ đến vụ quà cáp. Đă biết bao lần năm nào cũng thế, tôi vẫn thường hay ngồi trên cái ghế đá trước các cửa hàng nhộn nhịp để quan sát cảnh thiên hạ chen chúc nhau hối hả lục lọi, mong t́m cho bằng được một (hoặc nhiều) món hàng vừa ư để góp phần tŕnh diễn "màn trao đổi quà tặng" trong đêm Giáng Sinh, và rồi lần nào tôi cũng nghĩ đến ông triết gia Paul Ricoeur rất nổi tiếng người Pháp (2/1913-5/2005). Nghĩ đến là v́, giống như Ricoeur, lắm lúc tôi cũng tự hỏi không biết đến bao giờ mọi người mới xoá bỏ được cái tục lệ tặng qua tặng lại này? cái tục lệ mà, theo quan điểm của Ricoeur, ư tưởng "ḥn đá lăn đi th́ ḥn ch́ phải lăn lại" được thể hiện rơ hơn bao giờ hết.

Có khi nào Bạn cũng tự hỏi, như tôi, tại sao cứ nhất thiết phải tặng quà cho nhau vào đêm Noel? V́ muốn bắt chước Ba Vua mang lễ vật đến dâng Chúa Hài Đồng? Nếu Bạn trả lời: "Ừ, đúng đấy", th́ chắc Bạn cũng thấy Lễ Giáng Sinh không chỉ dành riêng cho trẻ con. Đă có bao nhiêu ông chồng mua nữ trang hoặc mỹ phẩm đắt tiền cho vợ của họ trong đêm Noel? các chuyến du lịch ở miền nắng ấm, vé hạng nhất để xem một buổi tŕnh diễn ca nhạc, và những thứ quà ǵ khác nữa? Để làm ǵ? có phải chỉ để nói lên rằng ANH YÊU EM? nói yêu bằng quà tặng? Nếu xem quà cáp là một phương cách cần thiết để chứng tỏ t́nh yêu th́ ... h́nh như có điều ǵ đó "không ổn" với những cặp vợ chồng này. Nhưng nhiều khi một số các bà vợ lại cố t́nh lợi dụng t́nh thế của sự "không ổn" này để có được những thứ xa xỉ mà họ mong muốn, và nghĩ cho cùng th́ cũng chẳng ai có thể chê trách được họ!

Nhưng tại sao lại phải từ bỏ cái tục lệ này cơ chứ? Khoan, xin Bạn đừng nóng, hăy để tôi tŕnh bầy.

 

- Đêm Noel được xem là một buổi lễ của T́nh Thương Yêu, của Hoà B́nh, là một buổi tụ họp đông đủ trong gia đ́nh. Vậy mà buổi họp mặt lắm khi lại biến thành một dịp để kèn cựa, để lôi nhau ra kể tội và chỉ trích nhau về những chuyện đă qua, hoặc để khoe của và gián tiếp khoe thành tích của con cháu ḿnh (nếu buổi họp mặt quy tụ đông đủ những thành viên của đại gia đ́nh gồm chú bác cô cậu d́ dượng anh chị em họ), hoặc để ... làm mất hoà khí chỉ v́ những món quà tặng!

Thông thường, trong việc quà cáp bao giờ cũng có người nhận quà và người tặng quà. Nhưng trong dịp lễ Giáng Sinh th́ lại rất đặc biệt, mọi người tặng quà cho nhau nên mọi người vừa là Người Tặng Quà mà cũng là Người Nhận Quà, chính v́ thế mà tôi gọi đây là một sự trao đổi quà cáp. Và đây cũng chính là nguyên nhân phát sinh những rắc rối, phiền nhiễu liên quan đến giá trị vật chất của món quà. Kẻ th́ áy náy trong ḷng v́ chỉ có khả năng mua những món quà rẻ tiền không tương xứng với những món quà đắt tiền mà ḿnh (và con cháu ḿnh) nhận được. Người th́ hậm hực rủa thầm trong bụng "Sao tên này bủn xỉn và coi thường ḿnh quá nhỉ, món quà của nó tặng ḿnh (và con cháu ḿnh) chắc chỉ đáng giá vài đồng bạc!" Thế cũng có nghĩa là từ đó, nỗi mặc cảm của người này cộng với nỗi hậm hực ngấm ngầm của người kia với thời gian sẽ biến thành mầm móng gián tiếp, trong vô thức, của những bất hoà trong gia đ́nh. Ấy là chưa kể trường hợp có những người không chuẩn bị quà tặng (v́ ít tiền, v́ nghèo ư tưởng nên không biết mua ǵ, hoặc v́ thấy chuyện tặng quà lẫn nhau là chuyện phi lư, như tôi chẳng hạn) nên ngại, tránh không muốn đến dự buổi tiệc họp mặt gia đ́nh, hoặc nếu đến cũng chỉ miễn cưỡng. Và rồi sau "giờ cao điểm" trao đổi quà cáp, mà bánh ít đă trao đi nhưng chờ măi không được nhận lại bánh quy, th́ có người lại cảm thấy tự ái bị xúc phạm.

Như thế, đêm Noel liệu có c̣n mang ư nghĩa của T́nh Thương Yêu, của Hoà B́nh nữa hay không?

    

- Trên phương diện tín ngưỡng, những người nhận quà có mộ đạo hơn, có đi nhà thờ nhiều hơn trong năm mới chăng, khi mà họ biết rằng ông già Noel có nguồn gốc ngoại giáo và không được tất cả các giáo hội Thiên chúa chấp nhận? Và tín đồ của các tôn giáo không có huyền thoại ông già Noel trong mùa Giáng Sinh, họ có cảm thấy khổ hơn, có cảm thấy ít xứng đáng hơn là thành phần của cộng đồng hay xă hội của người theo Thiên chúa giáo không?

 

- Bên Mỹ, một số lớn súng đạn mua trong gia đ́nh, hay tặng cho con trai trong gia đ́nh, thường chờ đến ngày Noel mới lôi ra tặng (gunmakers in the US used to advertise their deadly products directly to teenage boys, marketing them as the perfect Christmas present, theo báo Spiegel ngày 21/12/12), và lẽ dĩ nhiên chúng ta không thể nào quên câu chuyện thương tâm vừa xảy ra ở Newton, Connecticut ngày 14/12 vừa qua. C̣n các em bé gái ư? các em bé gái ngây thơ có dịp học hỏi rằng sắc đẹp và sex appeal là lợi khí qua những quảng cáo búp-bê Barbie trong mùa lễ Giáng Sinh!

 

- Những gia đ́nh đổ vỡ thường muốn đền bù cho con cái bằng nhiều quà cáp. Nhưng cha ganh, mẹ ganh (v́ ḷng vẫn c̣n thù hận) nên xem các món quà đắt tiền là một phương tiện để "hạ giá trị của nhau" dưới mắt con cái. Như thế nên chăng?

 

- Đă có bao nhiêu phụ huynh phải vắt cạn kiệt hầu bao để mua cho con em của họ cái máy laptop, hay iPod, iPad, hoặc các máy móc khác có chữ i đứng đầu? Bạn thử nghĩ mà xem, đă có biết bao nhiêu những bậc phụ huynh có tính t́nh rộng răi (quá sức) nên bị các cửa tiệm "lột sạch đến tả tơi" trong mùa lễ Giáng Sinh? Và bây giờ xin Bạn hăy thử nghĩ đến những gia đ́nh nghèo mà đông con nhé: cha mẹ của những đứa con trong một đại gia đ́nh sẽ khốn khổ thêm đến bậc nào khi phải lo quà (mặc dù rẻ tiền thôi) cho ngần ấy đứa con, và những đứa trẻ này cũng buồn tủi biết là chừng nào khi thấy bạn bè của chúng (trong gia đ́nh ít người) chẳng những nhận được quà nhiều hơn mà c̣n giá trị hơn.

Bạn có thấy "quả là một sự phi lư và bất nhẫn" không, khi thấy bậc phụ huynh những gia đ́nh nghèo đông con em phải mang công mắc nợ để đáp ứng cái nhu cầu (hay phong trào?) tặng quà trong mùa lễ Giáng Sinh?

 

 

- Đă có bao nhiêu người luôn miệng than phiền trong thời gian trước mùa lễ, ngay từ những ngày đầu tháng 12, về những hối hả khi phải "lê lết" từ hiệu này sang tiệm kia để sắm sửa quà cáp cho đêm Noel, hoặc ngồi hàng giờ đồng hồ mỗi ngày trước máy vi tính để t́m kiếm các món quà vừa ư trên internet?

Dĩ nhiên giá trị vật chất của món quà tuỳ thuộc vào túi tiền của người cho quà, hay tuỳ thuộc vào cái tâm và cái tinh thần Giáng Sinh của người tặng quà. Nhưng nếu biết rằng đại đa số các quà Noel sẽ được rao bán lại trên eBay (thậm chí ngay trong đêm Noel khi bữa tiệc chưa tàn!) hay qua tay người khác ngày hôm sau, hoặc nằm trong xó tủ nào đó năm này qua tháng khác (v́ vô bổ!), thế th́ cho quà Noel làm ǵ? V́ sợ bạn bè thân quyến cho rằng ḿnh là người bủn xỉn keo kiệt nên chúng ta muốn chứng tỏ rằng chúng ta là những người thành đạt và dư thừa tiền bạc? Ngay cả con cái của những gia đ́nh có thu nhập thấp cũng nhận không biết cơ man nào là quà trong đêm Noel, chưa kể những món quà để tặng cả con cháu của những cô-d́-chú-bác và anh-chị-em trong gia đ́nh, và không quên tặng quà luôn cả những "người lớn" này nữa. Và kết quả hiển nhiên nhất là chúng ta sẽ phải tiện tặn một thời gian sau những ngày lễ cuối năm.

Ngày nay chuyện tặng quà đêm Noel đă trở thành biểu tượng của sự thành công trong xă hội; và tặng quà cũng là một h́nh thức để "tự đánh bóng h́nh ảnh của ḿnh" trong ḷng ḿnh, trong mắt của những người xung quanh. Vậy th́ tặng quà để thoả măn cái ego, vuốt ve ḷng tự ái của chính ḿnh hay là để làm vừa ḷng người khác?

Quà cáp trao đổi như thế rốt cuộc, nghe th́ thật là phũ phàng, nhưng đúng là chỉ "trao đổi TIỀN cho nhau", v́ có nhiều cuộc khảo sát cho thấy có nhiều thành viên trong gia đ́nh sau buổi họp mặt đêm Noel chỉ lo tính nhẩm trong đầu, so sánh trong đầu sự "lời lỗ" qua giá trị vật chất của những món quà mà họ cho đi và nhận được. Ư nghĩa của món quà Giáng Sinh trong tinh thần mùa Giáng Sinh, như thế, đă hoàn toàn biến đổi nếu không muốn nói là đă biến mất.

 

- Bạn hỏi rằng: Nếu vậy phải làm ǵ khi nhận được quà nhưng không có quà ǵ để tặng lại, v́ không có khả năng mua quà tặng, hoặc không thích "màn trao đổi quà"?

Tôi nghĩ rằng: Tặng ai một món quà có nghĩa là muốn chứng tỏ cho Người Nhận biết là ta quư họ, ta trọng họ; như vậy, món quà là một h́nh thức để nói lên sự quư mến (hoặc ḷng biết ơn). Nhưng thật là nghịch lư hết sức nếu Người Nhận Quà lại cảm thấy một cách thôi thúc rằng có bổn phận phải hoàn trả lại cái sự quư mến đó, và tốt hơn hết là phải trả lại ngay lập tức, nghĩa là cũng tặng quà lại ngay lập tức! Theo tôi, để tránh "cuộc chạy đua về quà cáp", ḷng biết ơn khi nhận quà (reconnaissance) kèm theo những lời cảm ơn thành thật tự đáy ḷng, chính là cách để cho Người Tặng biết rằng món quà không phải là "một bổn phận" mà là một cử chỉ thể hiện sự rộng răi, ḷng quảng đại và sự quư mến. Nhờ thế, cảm giác thôi thúc phải tặng quà trả lại (ngay lập tức) sẽ giảm bớt, để rồi chờ có dịp sẽ trả lại bằng một cách nào khác.

Lẽ dĩ nhiên ta cũng có thể tặng lại quà ngay lúc đó, nhưng là những món quà không phải mua bằng tiền. Người Nhận Quà sẽ cảm động biết bao khi biết món quà đă được ta bỏ ít nhiều công sức để gói ghém tất cả tấm ḷng quư mến chân thật của ta đối với Người Nhận. Một món quà cây nhà lá vườn c̣n có tác dụng "cho đi mà không mong đợi một sự trả lại", chỉ cốt nói lên sự quư mến, thân t́nh. Vả lại theo tôi, mua một món quà đắt tiền (dù vô t́nh hay cố ư) là một cách gián tiếp đẩy Người Nhận Quà vào một t́nh huống khó xử v́ không có khả năng để đáp trả tương xứng. Bởi vậy cho nên tôi rất "chịu" Ricoeur, tôi thấy Ricoeur rất có lư khi bảo rằng: "Món quà Giáng Sinh ư nghĩa nhất chính là đừng bắt người khác phải tặng quà cho ḿnh". Ôi, chí lư, thậm chí lư!

Một h́nh thức khác, mà giá trị tinh thần nhiều hơn gấp triệu lần món quà tặng trả lại ngay lập tức, để "đáp lễ lại" món quà nhận được đêm Noel là tự nguyện giúp đỡ, sẵn sàng "rendre service" khi Người Tặng Quà muốn nhờ cậy ví dụ như babysitt, đi chợ giùm, hoặc một triệu dịch vụ lặt vặt khác thông thường trong cuộc sống hàng ngày. Sự thân t́nh quư mến giữa đôi bên nhờ thế sẽ tăng bội phần, "chẳng hơn ru"? 

 

Chuyện trao đổi quà cáp trong đêm Noel không chỉ riêng tôi đau đầu và ... ngán ngẩm, tôi biết. Sẽ nhẹ nhàng và thoải mái biết chừng nào nếu chỉ có lũ trẻ con nhận quà, để người lớn được thảnh thơi nhâm nhi nốt ly rượu vào cuối bữa tiệc, ngồi ngắm và nghe những tiếng cười ḍn tan và sung sướng của chúng khi mở quà [Bạn có thể tưởng tượng được rằng sau khi bữa tiệc đêm Noel chấm dứt, năm nào cũng vậy, đại gia đ́nh tôi sản xuất hai bao rác bự chỉ đựng toàn giấy gói "ca-đô"; những nhà khác tất nhiên chẳng chịu kém, chắc chắn rồi. Làm tôi lại lẩm cẩm thắc mắc (măi) không biết có bao nhiêu hecta cây rừng đă bị đốn để góp phần phục vụ màn tŕnh diễn "trao đổi quà cáp" trong những ngày lễ cuối năm ????]  

 

BíchVân, ngày đầu năm 2013

 

Viết thêm: Những điều kể lể trên đây chỉ là những suy nghĩ lẩn thẩn, và vớ vẩn, của riêng người viết. Nên không nhất thiết buộc ai phải "về phe". Chỉ mong một vài người b́nh tâm nghĩ lại trong dịp nghỉ Tết Tây và làm một cái bonne résolution ("hạ quyết tâm"?) về tục quà cáp cho cuối năm tới là ... là ... là ... người viết thích (ghê lắm) rồi! 

 

Mục lục 99 độ                  Trang chủ