Tản mạn về Helicobacter Pylori dương tính và Ung thư dạ dày

 

Helicobacter Pylori (HP) là vi khuẩn hay chính xác hơn là một chủng xoắn khuẩn (spriral, hay c̣n gọi là helico), sống trong dạ dày đă lâu ít nhất là 58.000 năm trước ở tổ tiên loài người có bệnh về hệ tiêu hóa, nhưng phải đến năm 1982 hai BS người Úc Marshall và Warren mới phát hiện và sau đó đoạt giải Nobel 2005, và chứng minh nó có liên quan đến bệnh lư dạ dày tá tràng và sử dụng kháng sinh điều trị nhất là loét ống tiêu hóa (peptic ulcer).

   

Những hiểu biết hiện nay về vi khuẩn HP và bệnh lư Dạ dày Tá tràng:

* Nửa dân số thế giới đang nhiễm HP (khoảng 3 tỷ rưỡi người), các nước đang phát triển với môi trường vệ sinh kém như Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ… tỷ lệ nhiễm càng cao có thể đến 90% dân số.

* Việt Nam được xem như  một nước đang phát triển, môi trường vệ sinh xă hội kém, tỷ lệ nhiễm HP chưa có thống kê chính thức toàn dân nhưng với vài thống kê trong một số cộng đồng, dân số Việt Nam nhiễm HP phải khoảng 70% từ trẻ em đến người lớn (Khoảng 65 triệu người với dân số hiện nay).

* 85% người nhiễm HP không có triệu chứng ǵ suốt cả đời và “sống chung ḥa b́nh” với nó và những người này “từ giă cơi đời” với vô số kịch bản khác nhau không liên quan ǵ HP và Ung thư dạ dày cả.

* Khoảng 10-20% tiến triển bị viêm loét dạ dày tá tràng. Những bệnh nhân trong nhóm này cũng có thể điều trị lành hay chuyển qua măn tính dai dẳng và có thể biến chứng thủng, xuất huyết dạ dày… đa số chữa lành một số ít tử vong “dù y bác sĩ tận t́nh cứu chữa” hoặc sau khi lành nhưng sẽ “về cơi vĩnh hằng” với bệnh lư không liên quan ǵ HP và Ung thư dạ dày.

* Khoảng 1-2% có nguy cơ Ung thư dạ dày. Những bệnh nhân trong nhóm này có khả năng đột biến Ung thư, và không phải Ung thư dạ dày là đồng nghĩa “tử vong”, có thể phát hiện sớm và chữa lành hay phát hiện trễ nhờ và y học cố gắng kéo dài đời sống.

* 70% Ung thư dạ dày có HP (+) và 30% có HP (-). Ung thư dạ dày c̣n do những nguyên nhân khác. Sự đột biến thành ung thư do hai yếu tố chính:

1/ Độc lực của chủng HP: HP có nhiều chủng, nhất là những chủng có bộ gen độc. Chủng HP (ở người Châu Âu, Mỹ) có bộ gen độc (chiếm 70%) gây bệnh loét và ung thư tỷ lệ cao hơn so những chủng người Châu Á (chủng HP có bộ gen hiền 30%). Sự phân lập các chủng này phải nhờ các nhà vi trùng học nuôi cấy tế bào. (1)

2/ Sự đột biến tế bào người bệnh do yếu tố như stress, lối sống và ăn uống… c̣n có yếu tố rất quan trọng là gen di truyền dễ bị khởi động Ung thư dạ dày và người có gen sản xuất hệ thống men thải nhanh các thuốc điều trị dạ dày làm khó tiêu diệt HP. (2)

Tản mạn về HP và cuộc chiến đấu chống bệnh tật của loài người

Đến đây chúng ta thấy rằng HP là loài xoắn khuẩn đă tồn tại từ lâu theo tiến hóa loài người và đặc biệt HP được cho là loài vi sinh có số lượng nhiều nhất tồn tại trong môi trường dạ dày, và trái ngược với hầu hết các cơ quan khác là không một sinh vật duy nhất nào thống trị liên tục. Những công tŕnh nghiên cứu gần đây cho thấy sự vắng mặt HP trong dạ dày làm tăng Ung thư tuyến thực quản ở người lớn tuổi và hen suyễn dị ứng hô hấp ở trẻ em và có mối liên hệ nhân quả rơ ràng, v́ vậy các nhà y học đă đặt câu hỏi liệu vi sinh vật HP kư sinh có vai tṛ ǵ trong mối cân bằng sinh bệnh học? Một số nhà y học c̣n khuyến cáo nên điều trị diệt HP ở lứa tuổi nào để có lợi ích tối ưu nhất trong cộng đồng. (3)

Đau dạ dày (hay bao tử) có nghĩa là có triệu chứng đau vùng bụng trên, buồn nôn, nôn mửa, đầy bụng… nội soi không có tổn thương. Theo thống kê đó là chứng Rối loạn tiêu hóa chức năng (Functional Abdominal pain Disorder hay Functional Dyspesia) chiếm trên 50% bệnh lư tiêu hóa, HP dương hay âm cũng lẫn lộn trong hội chứng này cho nên có nhiều bệnh nhân uống đủ liều thuốc diệt HP nhưng vẫn không hết triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Các chuyên gia Tiêu hóa học đưa ra các tiêu chuẩn về nội soi dạ dày và sinh thiết, nuôi cấy tế bào chứng minh có liên quan đến chủng HP độc gây bệnh và phác đồ Tam liệu pháp, Tứ liệu pháp với các loại kháng sinh chất lượng FDA Hoa kỳ… ngày càng tỏ ra kháng thuốc dữ dội, huống chi thị trường thuốc Kit (hộp 7 vĩ) kết hợp 3 loại của các nước Châu Á sản xuất đă có nhiều Hội nghị tiêu hóa chứng minh không có tác dụng ǵ và chỉ gia tăng tỷ lệ kháng thuốc. Các xét nghiệm phân, huyết thanh, test hơi thở, Clotest… chỉ là chứng tỏ sự hiện diện của HP chưa kể 20-30% viêm loét hay ung thư có tỷ lệ HP âm tính. Viêm loét do HP hay không HP điều trị tích cực rồi sẽ lành cùng lắm chuyển qua măn tính khiến cho trở ngại sinh hoạt lao động, nhưng quan trọng là làm sao biết Ung thư dạ dày mà tránh? Phải điều trị tiệt căn cho những ai HP dương tính (1/2 dân số hành tinh) hay chọn lọc một số đối tượng qua nội soi và sinh thiết, chưa kể âm tính rồi c̣n chuyện tái nhiễm nữa?

Y học ngày càng tiến bộ, tuổi thọ con người cả quần thể nâng cao rơ rệt. Chúng ta không thể buông xuôi theo thuyết Định mệnh để xem thường, pḥng ngừa được bệnh nào hay bệnh đó v́ cuộc đấu tranh sinh tồn của nhân loại với bệnh tật không bao giờ ngưng nghỉ. Chúng ta phải thừa nhận từ ngày phát hiện HP có liên quan đến bệnh loét dạ dày tá tràng lành tính, không c̣n ai phải cắt mổ dạ dày (trừ thủng, xuất huyết), hầu như điều trị nội khoa thành công tốt đẹp. Đó là điều không ai chối căi và phát minh ống nội soi dạ dày mềm mà người ta hay ví von “con rắn đen của người Nhật” (black snake) đă làm cuộc cách mạng chẩn đoán chính xác bệnh lư viêm loét dạ dày tá tràng và nhất là phát hiện ung thư dạ dày sớm (Early gastric cancer) điều trị tích cực xem như lành hẳn.

Chỉ c̣n lại câu hỏi đầy tính Triết học: Bệnh nhân nào sẽ rơi vào bi kịch Ung thư dạ dày dù có hay không HP, câu trả lời có thể gần đúng… đó là tṛ chơi “may rủi” của Tạo hóa c̣n nhiều bí ẩn của kiếp nhân sinh mà khoa học chưa giải thích hết.

Bản thân chúng ta hoặc chúng ta khuyên người bệnh thay đổi lối sống (lifestyle) có hại và phải chăng cơ duyên gặp nền y học hiện đại (các nước tiên tiến hay trung tâm đầy đủ xét nghiệm) và y thuật cao (thầy thuốc giỏi hay “may thầy phước chủ”) sẽ giúp giảm thiểu “xác suất” trúng số không mong muốn này!?

(1) genes of the cag pathogenicity island viết tắt CAG PAI

(2) bộ men nằm trong nhóm Cytochrome P450 kư hiệu CYP2C19 hoạt động mạnh sẽ tăng thải thuốc ức chế bơm proton.

(3) Martin J. Blaser, Department of Medicine, New York University Langone Medical Center. Cancer Prev Res October 2008 1;308

 

BS Lê Quang Thông YKH12

 

Mục Lục 99Độ