"Thôi đi, đừng v́ đời sống quá dễ dàng mà quên đi t́nh tương thân, tương ái, quên đi nhu cầu cần có nhau." Câu viết nghe tựa như một thôi thúc, một giục giă, hay một lời tự nhủ trong ḷng. Đúng vậy, quăng đường c̣n lại trước mắt sẽ ngắn dần. Thời gian qua đi không bao giờ trở lại. Xin hăy trân quư những ǵ ta đang có, trong đó có t́nh bạn.

Trân trọng kính mời quư vị đọc "Tạp Bút Đầu N
ăm" của anh Nguyễn Văn Thuận, YKH khoá 1. Thành thật cám ơn anh.

BBT

 

 

TẠP BÚT ĐẦU NĂM

 

 

1. CE N’EST QU’UN AU REVOIR

   Ta nhớ người xa cách núi sông

   Người xa xôi quá nhớ ta không

….Đường đi không gió ḷng sao lạnh

… Ta nhớ, nhớ người, nhớ xót xa

 

Tôi quả t́nh không c̣n nhớ tên tác giả mấy câu thơ hay lời nhạc rời rạc, chắp nối đó,  nhưng từ lâu cái ư thơ và âm điệu nhiều lúc cứ trở lại trong tôi như một ám ảnh vướng mắc tự sâu kín mỗi lần ngày cũ, bóng dáng bè bạn một thuở t́m về.

Hàng năm, từ sau cuộc di tản ‘75, tháng Mùa Vọng trước giáng sinh, và tháng chạp âm lịch , với tôi là tháng giành cho bạn bè. Tôi thường ngồi lặng, mỗi lúc có chút rỗi rảnh, nghĩ đến, h́nh dung lại từng khuôn mặt bè bạn, từng nét thân quen, từng kỹ niệm, cảnh sống gia đ́nh,…Rồi viết cho bạn một tấm thiệp mừng chúc giáng sinh và năm mới. Nghĩ đến th́ nhiều. Nhưng viết không nhiều. Một vài hàng. Có khi chỉ dăm ba chữ, gói trọn t́nh tôi. Gởi đến bạn, để chỉ nhắc nhở tui c̣n đây, bạn c̣n đó không?

Cứ vậy, năm này qua năm khác, tôi nối kết lại được bạn bè, bà con gần xa.  Tôi vốn nhiều bạn, v́ thời trẻ đi nhiều, giao tiếp nhiều, lang bạt kỳ hồ, và có lúc sinh hoạt trong nhiều lănh vực khác nhau. Ở lúc cao điểm, sổ địa chỉ của tôi có đến cả năm trăm người. Vào mùa giáng sinh, hay tết, tôi ngồi xuống, lịm người nhớ. Ḷng tôi tràn ngập niềm vui, và có khi cũng là nỗi ân hận, trong nỗi nhớ. Ân hận về những điều không trọn. Và đó là một phần trong cách sống cho riêng tôi, niềm vui của riêng tôi, lặng lẽ, kín đáo, không mong cầu đáp ứng. Ba mươi tám năm như vậy, trôi qua, cùng hơn nửa phần đời.

Về sau, mỗi năm số thiệp gởi ít dần lại. Phần v́ trong cuốn sổ ghi tên bạn, những gịng chữ đỏ ghi bên cạnh, deceased, décédé le...càng lúc càng nhiều hơn. Bạn cũ bỏ đi lần hồi, bạn mới không có, cái quy luật thời gian không chừa một ai. Phần khác, bỏ ra ngoài những trắc trở thường t́nh như thất lạc địa chỉ, đau ốm,...th́ cái tṛ chơi đi t́m lại quá khứ hàng năm, năm này qua năm khác, nhiều khi cũng là một nhàm chán, không phải cho tôi, nhưng cho một số người không thích cuộc chơi. Một số thôi. T́nh thân, t́nh thương, nổi nhớ,... tự nó nhiều khi cũng đă là một nhàm chán. Và mọi cố gắng hâm nóng t́nh cảm cũng dễ gây mệt mơi. Ở tuổi nào, hoàn cảnh nào cũng vậy, có mới, có lạ mới làm sống đam mê. Biết vậy, mà không làm khác được. Mỗi người có cách sống , cách vui riêng. Lại nữa, tuổi càng cao, càng khó bỏ thói quen. Vợ tôi, mỗi lần tết nhất, cứ thấy tôi ngồi lặng bên bàn viết, lại đi vào, đi ra, ngâm nga kinh kệ, “ anh nhớ người, người có nhớ anh không,…” nhưng riết rồi, bả cũng vui với tôi trong cái tṛ chơi lẫm cẩm t́nh cảm. Cứ vậy, vào đêm Saint Sylvestre, hay đêm giao thừa, hai đứa lại ngồi xuống bên nhau trước ḷ sưởi, chờ count down, cùng đọc thư bạn. Chúng tôi không phân loại thư bạn, mà đọc thư bạn đàng sau những gịng chữ. Chúng tôi cùng có những cảm nhận trong im lặng. Chỉ nh́n qua cách trả lời, qua nét bút, chữ viết, hầu như đă có một thoáng nh́n khá đúng về t́nh trạng sức khỏe, gia đ́nh, hay một chút xao động tâm t́nh trong bạn. Và quả là một thú vuị khi hai vợ chồng cùng bắt gặp ở nhau một sự đồng cảm, đồng t́nh nào đó. Cứ vậy, bạn trở về, không h́nh, không bóng, mà như kề bên.

Không phải thư nào cũng chan chứa, cũng đầy ắp, nhưng thư nào cũng cho chúng tôi niềm vui. Một nét bút thôi cũng đủ. Niềm vui lớn nhất là được biết bạn c̣n đó, dầu xa, dầu gần, đâu đó như c̣n được nghe tiếng thở của nhau. Bị ngăn cách trong cái đất nước lớn rộng này, cơ hội đến với nhau không nhiều. Có những người, cùng trong một vùng đất nước, mà gần bốn mươi năm rồi cái hẹn gặp vẫn c̣n là mong ước. Có những người bệnh cũ, vết mỗ trên da thịt đă mờ hẵn đi mà vẫn hàng năm gởi đến cho ít hàng cảm ơn. Tin qua, tin lại, đời vui hơn khi biết c̣n có nhau. Mỗi người, mỗi năm một lần, gởi cho chúng tôi một chút ân t́nh. Và như vậy, năm nào chúng tôi cũng nhận được quà của bạn, chút quà quư nhất. Xin cho chúng tôi được ghi nhận những ân t́nh.

 

2- Không đến, không đi

" No coming, no going,
    No after, no before,
    I hold you close to me,
    I release you to be free.  
    Because I am in you
    And you are in me "

Trần Thị Lục Hà “ ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong...”
(Nguyên Nghĩa, bác sĩ Trần Đoàn, trong bài ai điếu tưởng niệm chị Hà Thanh ngày 01-14-1914))

Năm nay, Quư Tỵ, năm tuổi của vợ tôi, cũng c̣n mấy tuần nữa mới qua năm mới Giáp Ngọ. Đầu năm, Bả nói “ năm nay độc lắm nghe”. Nói sao, tôi nghe vậy, không mấy để ư. Vợ tôi cũng không phải là người bị ám ảnh bởi mấy cái chuyện tử vi, đẩu số, nhưng vẫn có thói quen nh́n ngày tháng với chút niềm vui, hay chút lo sợ. Bả nói “ có tin, có lành.” Trong cuộc sống, để ư về những vần xoay của đất trời, vũ trụ, cũng là một cách thêm gia vị cho cuộc đời, cũng là một thái độ tạ ơn đời, không dững dưng với đời, làm ngày tháng thêm ư nhị. Không ngờ thầy bói đoán ṃ mà lại trúng. Năm này quả là năm thật độc. Từ đầu năm cho đến gần cuối năm, bao nhiêu người quen thân ra đi. Cuốn sổ đỏ của tôi hầu như tuần nào cũng ghi thêm một người nằm xuống. Cho đến nay, chưa hết năm mà đă có đến 47 người xóa sổ trần gian. Đó là chỉ kể, chỉ ghi lại những người thật thân, thật gần. Đă đành có sinh th́ có tử, có ở th́ có về. Nhưng không hẹn mà người quen, kẻ biết, thân sơ cứ bỏ mà đi nhiều quá, dồn dập quá khiến tôi cũng xuống tinh thần. Năm vừa qua, phải nói là năm nhiều tang tóc nhất, đối với chúng tôi, trong suốt gần bốn mươi năm lưu xứ. Chuyện chi tới th́ phải tới. Lứa chúng tôi, mỗi năm qua, lại gần thêm chặng cuối cuộc đời. Cho nên, từ mấy năm nay, trong những thư từ chúc Tết bè bạn, tôi không c̣n có nghĩ đến chuyện chúc giàu, chúc sang, chúc hạnh phúc, chúc khỏe mạnh, chúc cho qua chuyện... mà chỉ c̣n xin cho nhau bằng an, để được c̣n có nhau. Câu chúc...” xin cho được c̣n có nhau” trở thành câu chúc chân thành nhất của tôi. Chúc cho người, mong cho ḿnh, để quanh ta c̣n có nhau, dầu có nhau cũng chỉ như một vết mây chiều. Đến một lúc nào đó...rồi cũng thấy được cái chuyện đi, ở như một đương nhiên., không mong cầu mà được, không cưỡng cầu mà yên. Cuối cùng th́ cái chết cũng là một ân huệ tốt nhất, nhân đạo nhất, một ân sủng của đời. Có chi mà phải bận ḷng.

Cuối năm, Việt Dũng chết. Việt Dũng là một tên tuổi lớn, mất đi gây xúc động mạnh, tuy biết Việt Dũng thể chất không được tốt, có nhiều vấn đề về sức khỏe.

Từ nhiều năm, chúng tôi ở Houston có thói quen ngày đầu năm, họp nhau ở nhà chị Quế Hương để kỵ anh bác sĩ Nam Anh, cũng mất vào một tối đầu năm, nhiều năm trước. Năm nay, vừa đi kỵ về, lại được tin Hà Thanh mất. Hà Thanh bệnh từ mấy năm, chuyện đi ở đă được nói đến nhiều lần. Nhưng tin đến cũng buồn. Buồn đến lặng người. Rồi c̣n ai nữa. Cuộc sống ngày càng nghèo thêm v́ những chuyến đi. Nh́n quanh c̣n ai, đếm thiếu những ai? Người đi, yên phận ra đi, không vui, không buồn, không lo nghĩ. Nhưng mỗi người đi đều mang theo một phần đời ta, mang theo vĩnh viễn, và ta mất đi một phần đời ta, mất vĩnh viễn. Cuộc sống cứ vậy mà mỗi ngày ngày một xác xơ, rách nát, cô quạnh. Cuối cùng nh́n quanh c̣n ai, c̣n chi. Cho nên cái chuyện đi ở không phải là chuyện của người đi, mà là chuyện của những người ở lại, c̣n ở lại.

Được tin chị Hà mất, tôi có thư gởi các anh chị và các em trong nhà:

 

Tôi biết chị Hà không được khỏe vài năm trở lại đây, và mỗi khi có dịp thường hỏi thăm sức khỏe của chị qua những người thân quen. Mấy tháng trước, Đoàn cho biết sức khỏe của chị khá. Hôm tháng 9, gặp Thúy Vy cũng nói vậy. Nhưng tôi vẫn nghĩ bệnh đó, tuổi đó, khó biết bệnh trở khi nào. Mấy lần về miền đông, muốn ghé thăm chị, đều không thực hiện được.

Tin chị đi, cũng làm tôi choáng váng, dẫu biết từ lâu thân, tâm chị đă an, chuyện đi ở coi nhẹ. Nhưng mất đi một người quen, một người bạn, vẫn là một nỗi đau. Tôi không về viếng tang chị. Xin quư anh chị, và các em thắp dùm cho tôi một nén nhang trước hương linh người quá văng, và cho chúng tôi chung lời nguyện xin cho chị được mọi bằng an trong cơi vĩnh hằng.

 

Đoàn viết:

 

Chị Hả Thanh thương mến,
Khi nghe bệnh của Chị trở nặng, chúng em từ VA lên thăm Chị vào đầu tháng10,2013- Dù
thân xác có phần ốm yểu hơn, Chị vẫn an nhiên tự tại ngâm nga:
" Đến tuổi nảy không đau mới lạ
Chuyện ốm đau là chuyện b́nh thường,
Chỉ cầu xin Phật độ trời thương,
Đau nhè nhẹ tai ương đừng vướng"
Chị cầu xin đau nhè nhẹ đê Chị c̣n có thể ngổi yên công phu kinh kệ và thiền định đều đặng.
Chị đă quán chiếu thâm sâu ngũ uẩn giai không - duyên hợp giả có -không đển không đi - như là Ông Cấp Cô Độc ở thời Đức Phật c̣n tại thế - được Ngải Xá Lợi Phất và Anan đến thăm viếng khi Ông ngă bệnh.
Chị đọc n
ằm ḷng cho chúng em nghe bài kệ Vô Thường mà Chị quán chiếu hàng ngày :" Tử sinh là tṛ chơi cút bắt."
Rồi Chị em chúng ḿnh cùng tâm đắc đọc kệ:
" Thân này không phải là tôi. Tôi không kẹt vào cái thân ấy. Tôi là sự sống thênh thang. Tôi chưa bao giờ từng sinh cũng như chưa bao giờ từng diệt. Nh́n kia bể rộng trời cao, muôn ngàn tinh tú lao xao - tất cả đều biểu hiện tôi từ nguồn linh tâm thức. Từ muôn đời tôi vẫn tự do. Tử sinh là cửa ngơ ra vào, tử sinh lả tṛ chơi cút bắt. Hảy cười cùng tôi, hảy nắm tay tôi, hảy vẩy tay chảo. Để rồi tức th́ gặp lại - gặp lại hôm nay- gặp lại ngày mai.
Chúng ta đang gặp nhau ở suối nguồn,
Chúng ta sẽ gặp nhau tửng phút giây từ muôn ngàn nẽo sống."

….

Con chim Kalăng Tần Già đă ngừng ca hát để về yên nghĩ trong cơi tâm của Phật. Tôi nhớ đến chị của một thời xa lắm. Chị hay cười, có khi là cái cười bất chợt ngay giữa khi đang hát trực tiếp. Tôi nhớ chị hát bài Khúc nhạc ly hương của Lâm Tuyền , …yêu đương say đắm mà chi, Xa xôi đem thú biệt ly, Sầu nhớ đau thương làm chi,…và chị bị Bà Hiệu trưởng – h́nh như là Bà Tuần Chi- gọi vào la v́ tính lăng mạn của bài ca không thích hợp với cái tuổi 16 của chị. Ngày nào, như chỉ mới hôm qua…Chị Lục Hà của một thời nhỏ dại, vô tư, và vẫn vậy khi nằm xuống. Mới đó, mà nay chị đă về nhà b́nh yên, c̣n chúng tôi c̣n đứng chờ tàu nơi sân ga. Tôi mừng cho chị.

 

Chị Hà, xin chị yên nghỉ.

 

3-Auld Lang Syne, ce n’est qu’un au revoir

 

Times gone by.

 

Đầu năm mới, anh Đ.H., chuyển lên mạng bài viết Auld Lang Syne, Giai thoại về khúc nhạc giao thừa. Mười chin năm trước, khi c̣n viết bài cho một đài phát thanh địa phương, tôi cũng có một bài biên khảo dài về khúc hát này. Bài viết đó không c̣n trong hộc lưu trử, nhưng tôi vẫn nhớ những suy nghĩ của tôi cũng có nhiều phần giống vậy. Tại sao và tại sao? Tại sao bài ca được hát lên lúc vui cũng như lúc buồn, lúc hội ngộ cũng như lúc phân ly. Tại sao cùng một âm điệu mà có khi hát lên nghe sao hớn hở, ngập tràn hy vọng; khi khác lại buồn thảm, thê lương đến vậy. Tại sao một bài hát đơn giản như vậy lại được phổ biến rộng lớn, và được chấp nhận bởi hàng tỷ người trên thế giới?

Đang viết về chuyện chị Hà Thanh, và những người bạn vừa nằm xuống, đang nghĩ về những lời chúc tốt nhất, đang nhớ về bè bạn, tôi trực nhớ đến bài hát, bài hát năm xưa nào, Choral des adieux:

Ce n'est qu'un au revoir, mes frères,
Ce n'est qu'un au revoir!
Oui, nous nous reverrons, mes frères,
Ce n'est qu'un au revoir.

Tôi không nhớ biết hát bài này từ lúc nào, có lẽ từ lúc c̣n nhỏ lắm, cứ mỗi độ đi colonie de vacances lại được các chị lớn dạy cho, và mỗi lần chia tay lại cầm tay nhau hát khúc tạm biệt, hát trong niềm vui, hát trong trông chờ, v́ ngày đó chưa biết khóc v́ buồn, chưa biết chia ly. Tôi chưa bao giờ biết hát bài này bằng tiếng Việt, ngoài mấy câu đùa chơi, ̣ e, con ve đánh đu, thằng cu đái dầm, tḥ ḷ bắn súng… Nhưng cái âm điệu của bài ca cứ ở măi trong tôi, và h́nh như cho măi đến bây giờ, khi đă có phần nào hiểu được thế nào là hội ngộ, thế nào là ly biệt, thế nào là t́nh thương, là nỗi nhớ,..,đến gần trọn đời, mới hiểu được một bài ca thuở ấu thơ. V́ trong hội ngộ đă có phần ly biệt, trong tiếng cười đă có những giọt nước mắt, trong hy vọng đă có điều buồn chán, v́, v́, v́…hai cái khía cạnh của cuộc sống, của cuộc đời cũng chỉ là một, cứ chen xĩa vào nhau. Cái chen xĩa này được phủ che bằng một bề ngoài trang trọng, tha thiết, bi hùng, vừa hứng khởi, vừa thương đau. Auld Lang Syne, là một thực tế.

Faut-il nous quitter sans espoir
Sans espoir de retour
Faut-il nous quitter sans espoir
De nous revoir un jour ?

Ờ thôi, người đi trước cứ yên ḷng mà đi. Tất cả chỉ là một cuộc tạm biệt thôi mà.

Les vieux amis du temps passé,
Se sont-ils oubliés ?
Alors que nos coeurs ont gardé
L'amour du temps passé ?

…..

Biết vậy. Cho nên, mong cho được c̣n có nhau. Ngày nào c̣n có nhau, sống một chút cho nhau, cho nhau chút t́nh, nương nhau, để khi gặp lại, trong chốn mung lung, c̣n t́m lại được nhau. Thôi, đừng v́ đời sống quá dễ dàng mà quên t́nh tương thân, tương ái, quên đi nhu cầu cần có nhau. Đừng v́ những thành công trong cuộc sống mà hănh tiến nghĩ ḿnh đang thay thiên chúa trong vai tṛ phán định. Mong lắm thay.

 

4-Một chuyến đi biển

Tôi đau trong ba năm. Không giao tiếp nhiều, không đi ra ngoài, không viết lách trong thời gian đó. Vừa khỏe khỏe, bạn rũ đi, đi liền. Chúng tôi cùng các bạn làm một chuyến hải tŕnh. Sợ không c̣n thói quen uống rượu chút ít, cờ bạc chút ít,…như thời c̣n khỏe, tôi mang theo một cái lap top và cuốn truyện Chú Tư Cầu. Tôi viết bài này, viết xong trong chuyến đi. Đọc Chú Tư Cầu, cuốn truyện đọc trên năm mươi năm trước, thời c̣n đăng feuilleton trên nhật báo, thấy vẫn hay hay. Cảm ơn các anh, chị. Cảm ơn Chú Tư Cầu đă giúp trả lại cho tôi thói quen viết và đọc.

 

Từ Nguyên Nguyễn Văn Thuận.

01-21-2014

 

Mục Lục 99Độ                       Trang Nhà YKHHN