Tết Mậu Thân 1968

 

          Trong cuộc chiến Quốc Cộng, hai bên thường hưu chiến trong ba ngày Tết. Đây là một thông lệ bất thành văn giữa hai bên, tôn trọng tập tục truyền thống dân tộc Việt Nam. Vào cuối năm 1967, quân đội Hoa Kỳ hiện diện đông đảo ở Nam Việt Nam (486.000 người), đă tạo một ảo giác b́nh yên trong tâm lư dân chúng miền Nam, nên ngay cả cá nhân Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, vừa mới đắc cử tổng thống ngày 3-9-1967, cũng rời Sài G̣n đưa gia đ́nh về quê vợ ở Mỹ Tho, và trung tướng Vĩnh Lộc, tư lệnh quân đoàn 2, phụ trách lănh thổ cao nguyên Trung phần, bỏ về Sài G̣n nghỉ Tết v́ có thỏa thuận hưu chiến hai bên. Gần 50% quân nhân QLVNCH về nhà đón xuân trong dịp đ́nh chiến 3 ngày mà CS Bắc Việt đă đồng ư, th́ quân CS Bắc Việt, cùng đặc công nằm vùng bất ngờ đồng loạt tấn công các thành phố và các căn cứ quân sự trên toàn cơi miền Nam Việt Nam ngày 30-1-1968 trong chiến dịch đề xuất bởi Bí thư Thứ nhất Lê Duẫn, người gốc miền Nam (Triệu Phong, Quảng Trị) nắm trọn quyền trong Đảng Lao Động từ 1960 đẩy mạnh đấu tranh vũ trang gởi quân đội miền bắc vào nam tăng cường Mặt trận Giải phóng.


          Trước đó Việt cộng tấn công mănh liệt các cứ điểm quân sự ở Cao nguyên Trung phần và đặc biệt tung ba sư đoàn chính quy là 325C, 304, và 308 bao vây Khe Sanh (Quảng Trị) từ ngày 20-1-1968. Khe Sanh là cứ điểm chiến lược kiểm soát trục giao thông và vận tải trên đường ṃn Trường Sơn của cộng sản từ Bắc vào Nam, gần khu phi quân sự, do Lực lượng đặc biệt Mỹ trấn giữ, nằm trên đường số 9, giữa biên giới Lào và thị trấn Quảng Trị, cách biên giới khoảng 20 dặm và cách Quảng Trị khoảng 30 dặm. Nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội c̣n đưa ra một nghi binh, bằng cách cho báo chí Hà Nội lên tiếng rằng Khe Sanh sẽ là một Điện Biên Phủ thứ hai, khiến các nhà lănh đạo VNCH, Hoa Kỳ, và cả thế giới nữa, đổ dồn sự chú ư vào Khe Sanh, và chờ đợi một cuộc thử sức lớn lao giữa hai bên sắp bùng nổ. Chính diện cuộc chiến lại là tổng tấn công Tết. Nhưng Hàng rào điện tử McNamara của Mỹ nhằm khống chế đường Trường Sơn đă bị phá hủy trong Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Khe sanh tháng 7-1968. Đây được coi là thắng lợi chiến lược mang tính bước ngoặt của CS Bắc Việt trong cuộc chiến. Từ cuối năm 1968, thêm một tuyến đường Trường Sơn được mở, thường gọi là đường Trường Sơn Đông để phân biệt với các tuyến ở phía Tây. So với các tuyến phía Tây, đường Trường Sơn Đông ngắn hơn và ít khúc khuỷu hơn, nên việc đưa hàng hóa và bộ đội vào miền Nam nhanh hơn đáng kể.

 

Năm 1968 có  cuộc bầu cử tổng thống Mỹ nên các mâu thun chính trị tại Mỹ bị đẩy lên cao và dư luận Mỹ đặc biệt quan tâm tới t́nh h́nh thời sự chính trị. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương BV chỉ thị là trong dự thảo kế hoạch, cần phải tính đến các “yếu tố chính trị” sẽ diễn ra vào năm 1968 tại Mỹ, nhằm mâu thuẫn chính trị tại Mỹ trong năm này. Theo nhận xét của sử gia Mỹ Merle L. Pribbenow, chỉ thị này đă được thực tế chứng minh là chính xác, việc dự đoán thành công và biết khai thác điểm yếu chính trị của phía Mỹ đă tạo nên chiến thắng của phía CS Bắc Việt trong chiến dịch.

 

          Qua 3 năm chiến đấu trực tiếp với quân Mỹ, tuy vẫn đứng vững trên chiến trường và khiến quân Mỹ sa lầy, nhưng thương vong của quân CS Bắc Việt cũng tăng lên. Nếu cục diện này tiếp tục kéo dài th́ không thể giành được thắng lợi quyết định. Để xoay chuyển t́nh thế tạo đột phá cho cuộc chiến tranh, Bộ chính trị Đảng Lao động Việt Nam tại Hà Nội quyết định mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. Đây là một trong những chiến dịch quân sự lớn nhất và có một vai tṛ và hệ quả mang tính bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam. Ba năm sau khi tham chiến trực tiếp, quân đội Mỹ đă ngăn chặn Việt Nam Cộng Ḥa sụp đổ trong tay quân CS Bắc Việt, nhưng quân Mỹ cũng không thể b́nh định được miền Nam. Nắm được điểm yếu của phía Mỹ là quân đội của họ đă bị sa lầy trong cuộc chiến tranh tiêu hao cực kỳ tốn kém, đồng thời dư luận của cả nhân dân và chính giới tại Mỹ ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn và phong trào phản chiến ngày càng lên mạnh khi quân đội tham chiến quá lâu tại nước ngoài, phía quân CS Bắc Việt hoạch định một trận đánh gây tiếng vang lớn, "Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị"  (như lời của  Bí Thư Thứ Nhất CS Bắc Việt Lê Duẩn) để tạo đột phá cho chiến tranh, nhằm buộc Hoa Kỳ xuống thang chiến tranh, chấp nhận ngồi vào đàm phán.

 

BT Lê Duẩn khi trao đổi với Quân uỷ Trung ương về kế hoạch chiến lược năm 1968 đă đề xuất giải pháp đánh thẳng vào sào huyệt địch trong các thành phố, thị xă. Ư kiến của Lê Duẩn được Quân uỷ Trung ương và Tổng Tham Mưu Trưởng Văn Tiến Dũng tán thành và trở thành ư định quyết tâm chiến lược năm 1968: chuyển hướng tiến công chiến lược chủ yếu từ rừng núi, nông thôn vào đô thị - nhất là Sài G̣n, Huế, Đà Nẵng. Tổng bí thư Lê Duẩn nói: " Mỹ không c̣n con đường nào khác là phát huy sức mạnh quân sự. Đối phó với âm mưu này của Mỹ, ta phải đưa hoạt động quân sự lên một bước mới, đến mức Mỹ không chịu nổi và phải chấp nhận thất bại về quân sự, cô lập về chính trị. Nếu ta thực hiện được, Mỹ sẽ phải rút khỏi miền Nam".  Kế hoạch của Lê Duẩn đă vấp phải sự phản đối gay gắt. Các đối thủ, bao gồm cả Tướng Vơ Nguyên Giáp và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đều thiên về một chiến lược chiến tranh lâu dài, thận trọng hơn. Để trấn áp những người bất đồng chính kiến, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và các đồng minh, trong suốt năm 1967, đă thanh trừng bất kỳ ai đe dọa kế hoạch, bỏ tù hàng trăm người bất đồng chính kiến, thậm chí cả các thành viên của Bộ Chính trị. Hồ Chí Minh và Vơ Nguyên Giáp phải rời khỏi đất nước trong nhiều tháng “đi chữa bịnh” hay công du ngoại quốc. Kế hoạch cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân đă được chấp thuận vào đầu năm 1968, ngay trước khi nó được phát động.

 Cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968 đă dẫn đến các kết quả chính trị và quân sự cho cả thời kỳ 1969-1971, cũng như tạo nên bước ngoặt chiến lược cho toàn cuộc chiến ở Việt Nam  quan trọng hơn ở tầm chiến lược, bởi nó tác động toàn diện đến t́nh h́nh quân sự, chính trị, tâm lư xă hội, chiến lược chiến tranh của cả nước Mỹ. Trong khoảng thời gian này, sức khỏe của ông Hồ Chí Minh bị sa sút, nên phải gác lại công việc, và đi Trung Quốc chữa bệnh sau khi ghi âm bài thơ Chúc Tết Mừng Xuân. Đến giữa thập niên 1960, ông Hồ Chí Minh đă già yếu và dần chuyển thành nhân vật lănh đạo tượng trưng. Trong suốt Chiến tranh Việt Nam, chủ yếu quyết định nằm trong tay Lê Duẩn và cánh tay phải của ông, Lê Đức Thọ.

 

Là một phần trong Chiến dịch Tết Mậu Thân khi hưu chiến bị bội ước, Trận Huế bắt đầu bằng đợt tấn công bất ngờ của lực lượng cộng sản rạng sáng 30/01/1968. Cố đô khi ấy được bảo vệ bởi Quân lực Việt Nam Cộng ḥa (QLVNCH), các đơn vị dân quân địa phương, cùng với Thủy quân Lục chiến và Không quân Hoa Kỳ. Trong khi đó, lực lượng ṇng cốt của cộng sản ở Huế là quân đội Bắc Việt (Quân đội Nhân dân Việt Nam, QĐNDVN) với sự hỗ trợ của các đơn vị cộng sản miền Nam – Mặt trận Dân tộc Giài Phóng miền Nam Việt Nam (thuộc Mặt Trận Tổ Quốc CS Bắc Việt) c̣n được gọi là Việt Cộng, cũng như những người cảm t́nh với cộng sản, nhiều người trong số họ là cựu thành viên của Phong trào Đấu tranh (Struggle Movement) do các nhà sư và sinh viên Phật giáo tổ chức tại Huế vào năm 1965, sau trở thành phong trào Phật giáo Nổi dậy (Buddhist Uprising) mà QLVNCH đàn áp vào năm 1966. Nhiều thành viên của phong trào này đă chạy trốn đến vùng núi và gia nhập phe cộng sản; đến Chiến dịch Tết Mậu Thân, họ trở về Huế trong hàng ngũ những người cộng sản

 

Mở đầu nhật lệnh tấn công đêm Giao thừa Tết Mậu Thân ở NVN, bộ đội CS xác nhận: “Lời chúc Tết trong đêm Giao thừa trên đài phát thanh Hà Nội của Hồ chủ tịch đích thực là một mệnh lệnh chiến đấu cho toàn thể Bộ đội và nhân dân.”  Dù bị bất ngờ, quân đội VNCH bắt đầu phản công vào mồng 3 Tết (1-2-1968). Ngày mồng 5 Tết (3-2), Thủy quân lục chiến (TQLC) Hoa Kỳ đổ bộ ở Bến tàu Hải quân bên hữu ngạn (phía Đài phát thanh Huế), đến đóng tại Bộ Chỉ huy MACV. Lo ngại cánh quân Hoa Kỳ từ hữu ngạn kéo sang tả ngạn (phía Thành nội), cộng quân đánh sập cầu Trường Tiền tối mồng 9 Tết (7-2-1968).

 

Không có bất cứ nơi nào trên lănh thổ VNCH đă có các cuộc nổi dậy của dân ủng hộ quân Cộng sản khi cuộc tấn công bắt đầu đêm Giao thừa ngày 31/1/1968. Cũng không có bất cứ nhóm dân nào đă bỏ phía Quốc gia chạy về phía Cộng sản trong thời gian giao tranh mà chỉ thấy hàng ngàn-ngàn dân đă gồng gánh, tay xách nách mang nối đuôi nhau chạy bạt mạng về phía Chính phủ VNCH.

 

Trước nguy cơ thất bại, cộng quân tính chuyện rút lui. Ngày mồng 8 Tết (6-2), CS bắt đầu di chuyển thương binh, tù binh, chiến lợi phẩm ra khỏi Huế. Lúc đó, tại miền núi phía tây tỉnh Quảng Trị, cộng quân đă chiếm được Làng Vei, một vị trí chiến lược ở tiền đồn Khe Sanh ngày 7-2. Phi cơ Hoa Kỳ tái oanh tạc vùng phụ cận Hà Nội ngày 14-2, nên ngày 15-2, Quân uỷ Trung ương ở Hà Nội, gởi vào đảng uỷ CS Thừa Thiên Huế một công điện nội dung như sau: “Phải giữ Thành nội, không được rút ra ngoài để phục vụ nhiệm vụ chính trị chung cả nước.” (Chính Đạo, Mậu Thân 68: thắng hay bại, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1998, tr. 146.)

 

Ngày 12-2, TQLC / VNCH và TQLC Hoa Kỳ đổ bộ lên bến Bao Vinh, nằm trên bờ sông Gia Hội, gần đồn Mang Cá, cùng mở “chiến dịch Sóng Thần 739/ 68” ngày 14-2, tảo thanh quân cộng sản (CS) trong Thành nội. Trận chiến càng ngày càng ác liệt, có khi TQLC và bộ đội CS chỉ cách nhau vài chục thước, giành nhau từng căn nhà. Ngày 18-2, TQLC Hoa Kỳ chiếm được cửa Đông Ba (đường Mai Thúc Loan). Cộng quân đóng trong Thành nội chỉ c̣n liên lạc với cánh quân Gia Hội của họ bằng cửa Thượng Tứ. Quân đội VNCH và Đồng minh Hoa Kỳ đẩy dần quân CS ra khỏi Thành nội. Sáng sớm 23-2, lá cờ VNCH tung bay trên kỳ đài, thay thế cờ của MTDTGPMNVN do Trung Uư Phạm văn Đính chỉ huy tiến chiếm. Quân đội VNCH và Đồng minh có thể nói đă làm chủ được t́nh h́nh Thành nội từ đây.

 

Trong thời gian cuộc tấn công của cộng sản có xảy ra giao tranh lớn kéo dài từ Huế qua Bến Ngự, cầu Nam Giao tới Nhà ḍng Thiên An. Măi đến ngày 22-2, hai tiểu đoàn Biệt Động Quân của Quân lực VNCH mới được tung vào Gia Hội, khu vực hoàn toàn dân sự để đẩy lui cộng quân. V́ quân đội VNCH đến giải tỏa trễ, và cộng sản chiếm đóng vùng Gia Hội lâu ngày, nên cộng sản có thời gian tàn sát đồng bào nơi đây nhiều nhất trong thành phố Huế. Nhưng đă không có tiếp tục đánh nhau lớn về mạn Nam, khi Quân CS Bắc Việt chọn đường rút lui qua Gia Hội, lên núi, hướng trái với Đá Mài. Phía cộng sản, “về sau có lệnh: chuẩn bị rút lui lên vùng rừng núi phía Tây, cố bảo toàn lực lượng, mang theo đủ vũ khí chưa sử dụng đến “. Khi lệnh rút lui ban bố vào đêm 25 tháng 2, một không khí có phần hoảng loạn diễn ra...” (Bùi Tín, Mặt thật, hồi kư chính trị, California: Nxb. Saigon Press, 1993).

 

Suốt đợt giao tranh, lực lượng Việt Cộng và QĐNDVN đă tổ chức các khu giải phóng (liberated zones), tiến hành nhiều buổi tuyên truyền, ra lệnh phân phối khẩu phần ăn, buộc thanh thiếu niên tham gia lao động và chiến đấu, cũng như chỉ điểm kẻ thù, và đôi khi chỉ điểm cả thành viên trong gia đ́nh họ nhằm tố cáo và sát hại. Các cựu thành viên của Phong trào Đấu tranh, những người đă rời Huế vào năm 1966 rồi trở về cùng phe cộng sản vào năm 1968, vốn đă rất quen thuộc với thành phố và giờ đây có vai tṛ quan trọng trong việc xác định những kẻ cần thủ tiêu (anh em H.P.N.T., N.Đ.X.,..). Không chỉ có các viên chức trong chính phủ và quân đội bị tàn sát, mà cả thường dân vô tội, trong đó có phụ nữ và trẻ em, cũng bị tra tấn, hành quyết hoặc chôn sống. Sau trận Huế, hàng ngàn người đă mất tích. Chẳng ai biết được thân nhân của ḿnh đang ở đâu; họ lang thang khắp các nẻo đường, t́m kiếm và đào bới giữa đống thi thể. Người dân thậm chí c̣n t́m thấy xác chết ở khu vực Kinh thành Huế và xung quanh lăng mộ của các vua bên ngoài thành phố.

 

Chỉ trong ṿng vài tháng, người ta bắt đầu t́m thấy những ngôi mộ tập thể. Số lượng xác chết tiếp tục tăng lên cùng với việc phát hiện thêm nhiều ngôi mộ vào mùa thu năm 1969. Tổng số thi thể được khai quật quanh thành phố đă tăng tới khoảng 2.800 người, với 22 mồ chôn tập thể. Vụ thảm sát thường dân không được vũ trang với quy mô lớn như vậy đă để lại một vết sẹo rất sâu trong kư ức của những người sống sót. Vô số nạn nhân vô tội, già có trẻ có, nam có nữ có, cả học sinh, sinh viên, trí thức lẫn tu sĩ, viên chức, dân thường thời ấy đă bị giết chết bằng nhiều kiểu cách hết sức tàn bạo như đánh vỡ sọ bằng cuốc và báng súng, trói thành chùm rồi thảy lựu đạn vào hay xâu thành giây rồi đẩy xuống hố chôn sống.

 

          Trong chiến tranh, chiến sĩ các bên lâm chiến bị thương vong là chuyện không thể tránh khỏi, nhưng trong biến cố Mậu Thân (1968) tại Huế, rất nhiều nạn nhân bị cộng quân giết hại thảm khốc trong thời gian CS tạm chiếm Huế, nhiều nhất là các nhân viên chính quyền, cảnh sát, binh sĩ và sĩ quan Quân lực VNCH đang nghỉ Tết, không ở vị trí chiến đấu, và một số khá lớn thường dân không cầm súng, chỉ chạy tỵ nạn chiến tranh cũng như hai chú ruột của tác giả  (T.Đ. và T.T.) đă bị chôn sống trong vùng phụ cận Thành phố Huế.

 

Cho đến nay, không ai có thể kiểm kê đích xác số thường dân cũng như số người không ở vị trí chiến đấu (đang nghỉ Tết) bị phía CS giết hại. Theo sự phân tích của Nguyễn Trân, một nhà hoạt động chính trị thời VNCH, đưa ra trong quyển hồi kư của ông ta th́: “Về phía dân chúng, có 5, 800 người chết, trong đó có 2, 800 người bị Việt cộng giết và chôn tập thể: 790 hội viên các Hội đồng tỉnh, thị xă và xă bị gán cái tội “cường hào ác bá”, 1892 nhân viên hành chánh, 38 cảnh sát, hằng trăm thanh niên tuổi quân dịch, một linh mục Việt (Bửu Đồng), hai linh mục Pháp, một bác sĩ Đức và vợ, và một số Phi Luật Tân.” (Nguyễn Trân, Công và tội, những sự thật lịch sử, Nxb. Xuân Thu, California,1992, tr. 642.)

 

Dưới đây là địa điểm những ngôi mộ tập thể ở phụ cận thành phố Huế và số lượng xác nạn nhân t́m thấy được

(Trích PTGDVNHN, tr. 131.)ĐỊA ĐIỂM VÀ SỐ NẠN NHÂN (trong ngoặc): Trường Gia Hội (203 người), Chùa Theravada [Gia Hội] (43), Băi Dâu [Gia Hội] (26), Cồn Hến [Gia Hội] (101), Tiểu Chủng Viện [số 11 đường Đống Đa] (6), Quận Tả ngạn (21), Phía đông Huế (25), Lăng Tự Đức, Đồng Khánh (203), Cầu An Ninh (20) Cửa Đông Ba (7), Trường An Ninh Hạ (4), Trường Văn Chí (8), Chợ Thông (102), Lăng Gia Long (200), Chùa Từ Quang (4), Đồng Di (110), Vinh Thái (135), Phù Lương (22), Phú Xuân (587), Thượng Ḥa (11), Thủy Thanh - Vinh Hưng (70), Khe Đá Mài (428). Tổng cộng:2, 326 người.

 

Trong sách Thảm sát Mậu Thân ở Huế, tuyển tập - tài liệu, Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại (PTGDVNHN), California, in lần thứ 2, 1999, tt. 85-86, tt. 94-99, và tt. 135-136 th́: Hai linh mục Pháp là: Urbain, 52 tuổi và Guy 48 tuổi bị bắt ở tu viện Thiên An và bị dẫn đi ngày 25-2; về sau xác t́m được ở gần lăng Đồng Khánh. Bốn người Đức bị giết là: bác sĩ và bà Horst Gunther Krainick, bác sĩ Raymund Discher, và bác sĩ Alois Alterkoster. Ba bác sĩ Tây Đức t́nh nguyện đến dạy tại Đại học Y khoa Huế. Cả 4 người nầy đều bị bắt ngày 5-2-1968. Các giáo sư y khoa người Đức bị thảm sát này là bạn đồng sự của BS Wulf, chứng nhân trong Vụ Phật Giáo 1963 t́nh nguyện qua giảng dạy tại Đại học Y khoa Huế. Ba giáo sư, Giáo sư Horst-Günther Krainick, bác sĩ Alois Alteköster, và Tiến sĩ Raymund Discher là thành viên Đại sứ Văn hóa CHLB Đức, cùng với bà Horst-Günther Krainick, đă bị bắt và dẫn đi từ cư xá dành cho các giáo sư đại học bởi quân CS Bắc Việt. Ngày 05 Tháng Tư năm 1968, các bộ phận thi thể của các người Đức cùng với nhiều người dân Việt Nam đă được phát hiện trong ngôi mộ tập thể gần Huế.

 Ông bà Krainick đă tám năm qua hoạt động ở vùng quê và trong các làng xă chung quanh thành phố, thường với các sinh viên y khoa. Tên tuổi của họ được nhiều người biết, ngay cả những người theo Mặt trận. Năm 1962 vợ chồng bác sĩ Krainick lập một pḥng chẩn miễn phí 30 giường ở Đan Nghi, một địa danh sâu trong vùng đất Cộng sản kiểm soát... Họ tới đó đều đều mỗi cuối tuần để chẩn bệnh, thường bị cộng sản chặn đường nhưng không bao giờ bị bắt "bởi v́ mấy ông ấy đi giúp người". Sau này năm 1992, Hội Ái Hữu Sinh Viên Y Khoa Huế Hải Ngoại đă tổ chức Lễ Vinh Danh và Đặt Mộ Bia Tưởng Niệm tại mộ phần của các bác sĩ người Đức này trong nước Đức.

 

Ban Giảng huấn, nhân viên và sinh viên Y Khoa Huế nhân ngày dựng bia tưởng niệm quư Thầy GS, BS người Đức (Gs R Discher, BS A Alterkoster ,GS và Bà Krainick ) đă bị thảm sát trong biến cố Mậu Thân 1968. Bia tưởng niệm này đă bị đập bỏ và vất xuống hồ rau muống cạnh trường năm 1975, một vài tháng sau ngày chiến tranh chấm dứt, đất nước thống nhất.. 1992 Đặt mộ bia ghi ơn các Thầy người Đức..

 


Những con số trên đây có thể sai biệt chút ít, nhưng chắc chắn số thường dân cũng như số người nghỉ phép nhân dịp Tết tại Huế, bị giết chôn trong các hầm tập thể rất nhiều quanh vùng phụ cận Thành phố Huế tổng cộng: 2326 người dựa theo thống kê tóm tắt số hài cốt t́m được trong 22  mồ chôn tập thể sau khi Việt Cng rút lui do một bác sĩ người nước ngoài ghi lại. Số liệu nầy rút ra từ sách The Vietcong Massacre at Hue của Bà Bác sĩ Elje Vennema, New York: Nxb. Vintage Press, 1976. Lúc xảy ra biến cố Mậu Thân, bà Elje Vennema, một bác sĩ làm việc cho một đội y tế Canada tại bệnh viện Quảng Ngăi và đă t́nh cờ có mặt tại Bệnh viện Huế trong thời gian xảy ra sự kiện Tết Mậu Thân và viết lại những điều tai nghe mắt thấy. Sau tết, các gia đ́nh kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4,000 gia đ́nh. Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa th́ đưa ra danh sách 4.062 nạn nhân được họ xác định là đă bị bắt cóc hoặc bị giết. Theo các báo cáo của Việt Nam Cộng Ḥa, nhiều thi thể được t́m thấy ở tư thế bị trói buộc, bị tra tấn và đôi khi bị chôn sống.

 

Nhiều thập niên trôi qua, Thảm sát Huế đă trở thành “điểm bùng phát” trong các cuộc tranh luận về chiến tranh, cả ở Việt Nam và Hoa Kỳ. Mọi chuyện bắt đầu một vài tháng sau trận chiến, khi Nhă Ca, một nhà văn nổi tiếng của miền Nam Việt Nam, viết hồi kư Giải khăn sô cho Huế (tựa tiếng Anh: Mourning Headband for Hue.) Tác phẩm được xuất bản lần đầu trên một tờ báo và sau đó được in thành sách vào năm 1969. Thời điểm trước Tết Mậu Thân, Nhă Ca từ Sài G̣n trở về Huế để dự lễ tang cha ḿnh, và bà đă lưu lại ở đó suốt trận chiến.

 

Trong cuốn sách, nhà văn mô tả tội ác của những người cộng sản, nhưng cũng đưa ra những ví dụ về tính nhân văn của họ. Bà cũng cho thấy hai mặt, tối và sáng, của lính Mỹ và QLVNCH. Tất cả tạo nên một bức tranh sống động về định mệnh khủng khiếp của phận thường dân. Mô tả sự tàn bạo của những người cộng sản, bà than khóc cho hoàn cảnh của đất nước ḿnh, cho số phận của tất cả những người Việt Nam nhỏ bé bị mắc kẹt trong tṛ chơi quyền lực giữa hai phe, cộng sản và chống cộng. Cuốn sách này đă được dịch và xuất bản bằng tiếng Anh vào năm 2014.

 

Đối với nhiều người Việt Nam, Giải khăn sô cho Huế vẫn là một trong những hồi kư quan trọng về vụ thảm sát và về những người thân yêu của họ. Nhưng không phải ai cũng nh́n nhận cuốn sách theo cách này. Khi viết cuốn sách vào năm 1969, Nhă Ca kêu gọi độc giả chia sẻ trách nhiệm trước cảnh điêu tàn của đất nước. Nhưng nhiều người dân miền Nam Việt Nam không đồng t́nh với lời kêu gọi đồng bào cùng gánh vác trách nhiệm chung trong cuộc chiến, mà với họ, đấy là kết quả từ hành động xâm lược của cộng sản miền Bắc.

 

Trong khi những ngôi mộ tập thể tiếp tục được t́m thấy ở Huế, sự chú ư của người Mỹ lại chuyển sang những sự kiện ồn ào trong nước vào năm 1968:

       ngày 31/03, Tổng thống Johnson tuyên bố rằng ông sẽ không tái tranh cử.

        ngày 04/04, Mục sư Martin Luther King Jr. bị ám sát, khởi đầu của chuỗi bạo động khắp các thành phố của Mỹ;

        ngày 06/06, Robert F. Kennedy bị ám sát;

        sang tháng 08, xung đột bạo lực giữa cảnh sát và những người biểu t́nh đă diễn ra ngay tại Đại hội Toàn quốc của Đảng Dân chủ ở Chicago;

        chiến dịch tranh cử Tổng thống kết thúc với chiến thắng của Richard Nixon.

        Số phận các nạn nhân ở Huế đă chẳng thể đánh bật các tin tức này.Sau đó, mặc dù người dân Huế vẫn tiếp tục khai quật được nhiều ngôi mộ của những người mất tích và số lượng thi thể chưa được phát hiện tăng lên con số hàng ngàn, tin tức về một thảm kịch khác tiếp tục khiến Huế bị lu mờ.

        Ngày 16/03/1968, chưa đầy một tháng sau sự kiện ở Huế, lính Mỹ tiến vào làng Mỹ Lai và giết chết khoảng 300 tới 400 dân thường, kể cả trẻ em, người già và phụ nữ. Khi vụ việc bị phanh phui vào năm 1969, người dân Mỹ vô cùng kinh hoàng trước những hành động mà binh lính của họ đă làm ở Việt Nam. Các nạn nhân Mỹ Lai và các thủ phạm người Mỹ đă đẩy các nạn nhân Huế và các thủ phạm cộng sản ra khỏi phương tiện truyền thông Mỹ, và xa hơn, ra khỏi sự chú ư của công chúng Mỹ và thế giới.

 

Nếu họ có quan tâm đến Thảm sát Huế, người Mỹ cũng nh́n nhận sự việc qua con mắt đảng phái, chính trị hóa. Douglas Pike, một nhà báo gia nhập Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ ở Việt Nam (U.S. Information Agency in Vietnam), sau đó trở thành một viên chức Bộ Ngoại giao, là một trong những người Mỹ đầu tiên kêu gọi chú ư đến Thảm sát Huế, và trích dẫn sự kiện này là bằng chứng cho sự nguy hiểm nếu cộng sản tiếp quản miền Nam Việt Nam. Quan điểm của Pike đă được Tổng thống Nixon và các thành viên chủ chiến trong Quốc Hội Mỹ chấp nhận để biện minh cho việc sẽ không rút lui đột ngột khỏi chiến tranh Việt Nam.

 

Ngược lại, các chính trị gia chống chiến tranh lại sử dụng công tŕnh của Gareth Porter, một nhà khoa học chính trị kiêm nhà báo, người cho rằng Thảm sát Huế diễn ra trên quy mô nhỏ hơn so với báo cáo, và đơn giản chỉ là hành động trả thù của một toán quân trên đường rút lui. Dựa trên nghiên cứu của Porter, Thượng nghị sĩ George McGovern cáo buộc chính quyền Nixon sử dụng sự kiện ở Huế như một lư do để người Mỹ tiếp tục hiện diện nơi đây. Ông thậm chí c̣n coi nhẹ khi gọi những vụ giết người ở Huế là “cái gọi là Thảm sát Huế” (the so-called Hue massacre).

 

          Việc sự kiện Huế ít được quan tâm vẫn tiếp tục ở thời hậu chiến. Khác với sự kiện bức h́nh Nguyễn Ngọc Loan và Thảm sát Mỹ Lai – được đề cập trong hầu hết các sách về chiến tranh Việt Nam và được phân tích trong hàng tá sách chuyên ngành xuất bản từ những năm 1970 đến nay – Thảm sát Huế chưa hề được nghiên cứu một cách nghiêm túc, và gần như, nếu không muốn nói là hoàn toàn, phai nhạt khỏi kư ức của người dân và giới học giả Mỹ. Chính trị hóa Thảm sát Huế đă vượt ra ngoài biên giới Việt Nam và Hoa Kỳ. Vụ việc hoàn toàn không hề được đề cập trên báo chí hoặc trong bất kỳ diễn đàn công cộng nào khác ở Liên Xô, vào năm 1968 hoặc trong những năm sau đó. Tiếng nói bày tỏ quan ngại duy nhất từ Liên Xô là Aleksandr Solzhenitsyn, một người bất đồng chính kiến Liên Xô. Và t́nh h́nh cũng chẳng thay đổi ở nước Nga thừa kế Liên Xô.

 

Sau tổng tiến công Mậu Thân, vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam (MTDTGPMN) - CS Bắc Việt- bị thu hẹp. Quân CS Bắc Việt bị đánh bật khỏi vùng đô thị và suy yếu trầm trọng: các đơn vị quân sự suy yếu, nhiều lực lượng chính trị bị lộ, thương vong cao hơn hẳn các năm trước, phải đến năm 1970 lực lượng của họ mới hồi phục lại được. Do các tổ chức chính trị ngầm chuyên vận động nhân dân đă bị lộ nên trong năm 1969, tại nhiều nơi trên chiến trường, quân CS Bắc Việt bị mất nguồn tiếp tế từ nhân dân. Họ phải rút về miền nông thôn, rừng núi hoặc phải sang ẩn tránh tại các vùng bên kia biên giới Lào và Campuchia. Do khó khăn về tiếp tế, đă có ư kiến trong giới lănh đạo của MTDTGPMN - CS Bắc Việt và ở Hà Nội đề nghị giải tán các đơn vị cở sư đoàn, quay về lối đánh cấp trung đoàn trở xuống.

 

Chiến trường miền Nam trở nên yên tĩnh. Trong 2 năm sau Mậu Thân, từ 1969 đến đầu 1970, là thời gian quân đội Hoa Kỳ và Quân lực Việt Nam Cộng ḥa chủ động tiến công t́m diệt quân CS Bắc Việt, đồng thời thực hiện chiến dịch Phượng Hoàng, nhằm b́nh định và triệt phá phong trào chính trị MTDTGPMN- CS Bắc Việt- ở nông thôn và thành thị. Vai tṛ đấu tranh chính trị của MTDTGPMN từ nay suy giảm đi nhiều v́ các hệ thống cơ sở chính trị của họ bị phá và với sự ác liệt của chiến tranh ở giai đoạn này không cho phép họ tụ tập dân chúng để đưa ra yêu sách chính trị.

 

40 năm sau sự kiện Tết Mậu Thân, tướng Lê Khả Phiêu lúc đó là chính ủy kiêm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 9, đơn vị chủ lực đánh vào thành Huế và giữ Huế 25 ngày, hồi tưởng: Sau chiến dịch Mậu Thân 1968, chúng tôi ở chiến trường lao đao mất 2 năm rưỡi, đến năm 1971 ta mới có được những chuyển biến tích cực. Vinh quang có thật, tinh thần chiến đấu th́ anh dũng tuyệt vời, nhưng đúng là có khó khăn. Giữ được Huế 25 ngày như thế đă là “ghê” lắm rồi. Khi rút ra ngoài, cả trung đoàn chỉ c̣n đúng 5 cân gạo.

 

Tuy nhiên, Trung tướng Nguyễn Trung Thu, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam có quan điểm khác: "Muốn thắng về chính trị th́ phải thắng về quân sự trước. Chỉ khi nào thắng về chiến thuật mới thắng được về chiến dịch và đi tới thắng lợi chiến lược... Trong Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, nói ta thua về mặt chiến thuật là chẳng đúng chút nào. Tất cả các thành phố, đô thị, những nơi chính quyền và các vị trí trú quân của Mỹ, ngụy ở miền Nam Việt Nam đều bị đánh, có nơi quân Mỹ bị đánh thiệt hại rất nặng, việc đó làm cho tinh thần binh lính địch suy sụp, rệu ră. Thử hỏi, nếu không có những trận chiến đấu thành công th́ làm sao có được kết quả thay đổi sau này. Việc cho rằng ta thua về chiến thuật trong Tết Mậu Thân 1968 là phi lư và mang tính chất bảo thủ, không dám thừa nhận thất bại mà thôi".

 

Trong các đợt cao trào, lực lượng vũ trang tại chỗ của MTDTGPMN-CS Bắc Việt- cũng đă phát động nổi dậy tại nhiều nơi, giáng một đ̣n nặng vào hệ thống chính quyền cơ sở Việt Nam Cộng ḥa ở nông thôn. Trong đợt Tết, phối hợp với đ̣n tiến công quân sự đánh vào các đô thị, Quân CS Bắc Việt đă tổ chức nổi dậy và kiểm soát thêm 1.600.000 dân, 100 xă, hơn 600 ấp chiến lược, dinh điền. Chương tŕnh "b́nh định" của Hoa Kỳ tan vỡ từng mảng. Văn pḥng hệ thống phân tích t́nh h́nh thuộc Lầu Năm Góc th́ đánh giá: "Cuộc tiến công (Tết) h́nh như đă vĩnh viễn giết chết chương tŕnh (b́nh định)". Chiến lược chiến tranh cục bộ của Hoa Kỳ đă phá sản sau đợt tấn công Tết.

 

Đối với CS Bắc Việt, thành công của Tết Mậu Thân đă giáng một đ̣n quyết liệt vào uy thế của quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam, làm suy giảm vị trí và ảnh hưởng của chính quyền và quân đội Sài G̣n cả ở thành thị lẫn nông thôn, khiến cho giới lănh đạo cao cấp Hoa Kỳ phải bàng hoàng, sửng sốt khi cả Đại sứ quán Mỹ và Dinh Độc Lập bị tấn công. Thượng nghị sĩ Robert Kennedy đă phải thốt lên rằng: “Tại sao nửa triệu lính Mỹ, có 70 vạn lính Nam Việt Nam cộng tác, có ưu thế hoàn toàn trên không và ngoài biển, được cung cấp quá đầy đủ và được trang bị những vũ khí hiện đại nhất lại không có khả năng bảo vệ được thành phố khỏi bị đối phương tấn công”. Bộ Quốc pḥng Mỹ khi tổng kết chiến tranh Việt Nam đă thừa nhận:" Nhờ nghiên cứu các phương pháp và thói quen có thể dự đoán được của Mỹ mà đối phương đă vạch ra kế hoạch nghi binh và phân tán chiến lược của họ. Trái lại sự hiểu biết của Mỹ về đường lối chiến lược của địch là nông cạn và chủ quan hơn".  Đại tướng CS Bắc Việt Vơ Nguyên Giáp đúc kết: "Đường lối của chúng tôi không chỉ đơn thuần là quân sự, mà là một chính sách tổng thể, kết hợp toàn diện cả quân sự-chính trị-ngoại giao. Cuộc tiến công Mậu Thân có ư nghĩa cả về quân sự và chính trị".

 

TT Lyndon Johnson- Robert McNamara.      Walter Cronkite

 

Walter Leland Cronkite Jr. (1916 - 2009) là một nhà báo phát thanh truyền h́nh người Mỹ, người phục vụ cho đài CBS Evening News trong 19 năm (1962–1981). Trong những năm 1960 và 1970, ông thường được coi là "người đàn ông đáng tin cậy nhất ở Mỹ" với “Uncle Walter”. Vào giữa tháng 2 năm 1968, trong lúc chiến trận đang xảy ra tại Huế, Cronkite đă lên đường đến Việt Nam và ra Huế để t́m hiều hậu quả của cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân. Tướng Creighton Abrams, chỉ huy của tất cả các lực lượng ở Việt Nam, người mà Cronkite quen biết từ Thế chiến II.  Abrams đă nói với Cronkite, “chúng ta không thể thắng cuộc chiến chết tiệt này, và chúng ta phải t́m một lối thoát đàng hoàng.” Khi trở về, Cronkite trong buổi truyền h́nh dàn dựng từ Thành Nội Huế ngày 27 tháng 2 năm 1968 với chủ đề “Báo cáo từ Việt Nam” với lời kết luận: “cách giải quyết hợp lư duy nhất sau này sẽ là thương lượng, không phải với tư cách là người chiến thắng, mà với tư cách là một người danh dự của những người đă sống theo cam kết bảo vệ nền dân chủ và đă làm hết sức ḿnh có thể”. Sau báo cáo xă luận của Cronkite, Tổng thống Lyndon Johnson đă nói, “Nếu tôi mất Cronkite, tôi đă mất giới Trung lưu Mỹ (if I‘ve lost Cronkite, I’ve lost middle America )”. Ngày 31-3-1968, Tổng thống Johnson phải tuyên bố đơn phương ngừng không kích đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra và chấp nhận đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa.

 

          Cuộc tổng tiến công của CS Bắc Việt đă làm dư luận Mỹ thấy rằng việc đưa quân tham chiến với nỗ lực cao đă gây căng thẳng trong xă hội Mỹ, phúc lợi giảm sút, gây nhiều hệ lụy xấu cho xă hội...  mà vẫn không đánh bại được đối phương, và trong tương lai chiến tranh không biết sẽ kéo dài đến bao giờ. Điều này đưa đến kết luận là Hoa Kỳ không thể thắng được trong cuộc chiến này. Sau này, trong hồi kư, Lyndon B. Johnson xác nhận: Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân là “một sự choáng váng đối với tất cả người Mỹ”, “cố gắng của đối phương đă gây ra một hậu quả tác động xấu đến một số người trong và ngoài Chính phủ, nhân dân Mỹ và một số nhân vật trong chính quyền bắt đầu nghĩ rằng chúng ta đă thất bại".

 

Khoảng trên 80 năm trước, ngày 4-7-1885 (23 tháng 5 Ất dậu), Tôn Thất Thuyết lănh đạo cuộc tấn công Pháp ở kinh thành Huế, bị thất bại, phải cùng vua Hàm Nghi bỏ chạy lên Tân Sở (Quảng Trị), rồi ra Hà Tĩnh, mở cuộc Cần vương. Trong biến cố nầy, một tác giả Pháp có mặt tại chỗ, thuật lại như sau: “Người Việt thiệt hại lớn lao. Người ta đă chôn hay thiêu hơn tám trăm người chết.” (Nhiều tác giả, Les grands dossiers de l’illustration: L’Indochine, l’Histoire d’un siècle 1843-1944, Paris: Le Livre de Paris, 1987, tr. 78. Để tưởng niệm những người đă chết v́ cuộc chiến chống Pháp, dân chúng Huế lập Miếu Âm Hồn ở góc đường Đông Ba và đường Âm Hồn (thời VNCH là đường Mai Thúc Loan và đường Nguyễn Hiệu), và chính quyền nhà Nguyễn đă lập Đàn Âm Hồn ở Cầu Đất để hàng năm dâng hương cúng tế, tưởng niệm những nạn nhân trong trận kinh thành thất thủ ngày 4-7-1885. Những nạn nhân năm 1885 ở Huế đă hy sinh trong lửa đạn chiến tranh. Người Pháp là thực dân ngoại quốc đến xâm lăng nước ta, nhưng không giết hại bừa băi dân Việt. Sau khi trận đánh chấm dứt, là chấm dứt luôn việc chém giết.

 

Trong khi đó, cũng tại Huế, trong biến cố Mậu Thân năm 1968, sau khi tạm chiếm Huế, cộng sản đă giết hại một cách dă man, tùng xẻo nạn nhân như thời Trung cổ, chôn sống hàng ngàn thường dân vô tội, chôn sống cả những ân nhân nước ngoài. Thế cũng chưa đủ. Sau năm 1975, bia tưởng niệm các giáo sư người Đức và nghĩa trang những nạn nhân Tết Mậu Thân bị cộng sản dẹp bỏ, san phẳng, không c̣n dấu tích. Những miếu mạo thờ phượng oan hồn uổng tử Tết Mậu Thân cũng bị đập nát. Nhà cầm quyền cộng sản th́ hằng năm ăn mừng biến cố Mậu Thân. Như thế, làm sao so sánh giữa cộng sản Việt Nam và thực dân Pháp được.

 

Tội lỗi nầy không bao giờ phai trong kư ức của người Việt và trong lịch sử dân tộc Việt. Tuy bội ước, tráo trở, tấn công bất ngờ, hay đánh lén, CS cũng không thành công trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân, mà c̣n mang lấy thảm họa, đến nỗi khi nghe nhà văn quân đội CS, đại tá Xuân Thiều tŕnh bày: “Tôi thấy Tết Mậu Thân sáu tám ở Huế chết chóc nhiều quá, mất mát đau thương lớn quá. Bộ đội chết không c̣n người để chôn nhau. Dân chết cũng nhiều...” Mới nghe có thế, Tổng Bí Thư Lê Duẩn đă đứng bật dậy, đỏ mặt quát: “Ngu! Ngu! Đại Tá mà ngu!”... rồi ông đùng đùng bước nhanh ra cửa như chạy trốn.” Theo Lê Minh, Tư lệnh chiến dịch toàn Khu Trị Thiên Huế, là Bí thư Thành ủy Huế trong Tết Mậu Thân, viết trong hồi kư xuất bản năm 1988, th́ phần lớn thường dân chết là do bị trúng bom Mỹ ném ồ ạt xuống thành phố, chỉ có 1 số nhỏ bị giết là do thường dân nổi dậy trả thù những người mà họ căm ghét  Rốt cuộc là đă có những người bị xử lư oan trong chiến tranh. Dù lư do thế nào th́ trách nhiệm vẫn thuộc về lănh đạo, trong đó có tôi. Nhiệm vụ bây giờ của cách mạng là phải minh oan cho gia đ́nh, con cái của những người đă chết trong hoàn cảnh như vậy.

 

Xin viện dẫn bài báo của Olga Dror, “Learning From the Hue Massacre”, The New York Times, 20/02/2018 để nhận thức được bài học lịch sử từ Tết  Mậu thân, nói trắng ra nh́n từ tội ác chiến tranh của Nam-Bắc Việt Nam và quân đội Hoa Kỳ gây ra cho dân chúng thành phố Huế, Các học giả hay sử gia Mỹ đă quá tập trung vào khía cạnh chiến tranh của người Mỹ, hoặc vào quan điểm của Bắc Việt mà phủ nhận những thống khổ của những người miền Nam không muốn sống dưới chế độ cộng sản và đă chiến đấu v́ thực tế việc đánh đuổi người Mỹ chỉ là bước đầu tiên để đưa miền Nam vào quỹ đạo ảnh hưởng của miền Bắc. Hà Nội luôn nhấn mạnh rằng nước Việt Nam thống nhất sẽ là một quốc gia xă hội chủ nghĩa. Nước Việt Nam hậu chiến muốn bỏ qua nó vụ thảm sát, hoặc xem nó là một sự kiện ngụy tạo. Trong các sự kiện kỷ niệm chiến dịch Tết Mậu Thân ở Việt Nam, Thảm sát Huế chẳng bao giờ được nhắc đến. Việc biến người Mỹ thành “kẻ ác duy nhất” trong mục đích duy nhất che dấu sự thật cũng đă góp phần nào xóa bỏ những hành vi sai trái của những người cộng sản cho các thế hệ tiếp nối. Bằng chứng là sau 1975 nhiều công dân phải rời quê hương và định cư ở Mỹ và bắt đầu nói lên sự thật. Nhiều người Việt Nam mất người thân ở Huế, và sau đó mất luôn đất nước của họ, giờ đây đang là một phần không thể tách rời của xă hội Mỹ. Khóc thương những ǵ đă xảy ra ở Huế nhắc nhở người Mỹ về thái độ quá tập trung vào vai tṛ chiến tranh của ḿnh, cũng như sự không sẵn ḷng t́m hiểu thêm về “những người khác,” vốn là điều đang ám ảnh chính sách hiện tại của Mỹ đối với các nước khác. Công bằng mà nói, t́nh h́nh tại Mỹ đă bắt đầu thay đổi, dù c̣n rất chậm, khi một thế hệ học giả mới được đào tạo tiếng Việt và thực sự quan tâm đến tất cả các bên của cuộc xung đột đang giúp phát triển các nghiên cứu ra ngoài trọng tâm nước Mỹ. Nhận thức về tính khách quan của sự kiện lịch sử  là một yếu tố quan trọng trong việc định h́nh một quốc gia và duy tŕ bản sắc của người dân trong một nước tự do dân chủ tôn trọng quyền tự do tư tưởng.

 

(Trích đoạn từ “Chiến tranh và Xung đột: Việt-Pháp-Mỹ-Tàu”.

BS. Trần Tiễn Sum

 

      *Mục lục 99Độ:  http://ykhoahuehaingoai.com/99do/99doIndex.htm