Kinh đô ngoại sử: Hạnh Thục ca và vè Thất Thủ Kinh Đô

 

Vào thế kỷ XIX, Thất thủ kinh đô là một sự kiện lớn của Việt Nam nói chung và của người dân Thừa Thiên Huế nói riêng. Chính biến này đă được rất nhiều tác giả viết thành thơ, thành truyện trong đó bài Ca Hạnh Thục và bài Vè Thất thủ Kinh đô này là chính. “Ca” là thể tài văn học đi sánh đôi cùng với “vè” thể dân ca để biểu lộ tâm tư, t́nh cảm, ư chí, niềm hy vọng, niềm tin yêu. Thơ để tiếc thương, tiễn biệt người thân cùng huyết thống cùng chí hướng và đồng hội đồng thuyền thể hiện tinh thần bất khuất, nuôi dưỡng ư chí quật cường. Ḥ vè là những thể tài văn học mang đậm tính cách đại chúng và dân dă. Vượt xa hơn trong sáng tác là tinh thần tổng hợp một cách ḥa điệu những câu ca, lời vè, nói lối nhuần nhuyễn thành từng đoạn bài ngắn, nhiều bài ngắn được kết dệt thành khổ, thành trang, thành tuồng, thành tích. Ngôn ngữ của vè mang tính dân gian trung thực, chất phác. V́ vậy rơ nét hơn, lấn lướt cả thi ca về vốn ngôn từ của vè dân dă mộc mạc mà cũng không kém phần thâm hậu.


 

Hạnh Thục ca hay là Loan dư Hạnh Thục quốc âm ca, được tác giả khởi sự viết sau khi Kinh thành Huế thất thủ vào tháng 7 năm 1885, và hoàn thành sau năm 1900, tức sau lễ bát tuần của Thái hậu. Kể từ khi hoàn thành, măi cho đến năm 1950, Hạnh Thục ca  mới được nhà xuất bản Tân Việt cho ấn hành tại Sài G̣n. Người có công phát hiện, biên dịch và chú thích tác phẩm là Trần Trọng Kim. Hạnh Thục Ca là một bài thơ Nôm dài 1036 câu theo thể thơ lục bát.

 

Đây là áng văn chương thời thế, kể lại một giai đoạn lịch sử nhiều biến động của nước Việt. Phần lớn kể lại biến cố xảy ra từ khi quân Pháp xâm lược cho đến lúc Thành Thái lên ngôi. Bài ca kể chuyện lưu loát nỗi đau khổ của dân chúng trong thời kỳ này. Bài thơ nêu gương trung thần nghĩa sĩ đă anh dũng chống ngoại xâm và có giá trị về mặt sử liệu dưới góc nh́n một nữ quan trong hậu cung hé lộ nhiều chi tiết mà chính sử không ghi chép v́ thâm cung bí sử sau khi vua Tự Đức chết.

 

Giải thích tên tác phẩm, Lệ Thần Trần Trọng Kim cho biết đại ư như sau: Là v́ hoàn cảnh triều Nguyễn lúc ấy phải bỏ kinh thành chạy ra Quảng trị-Quảng b́nh giống như  hoàn cảnh triều đ́nh nhà Đường bên Tầu ngày xưa. Vua Minh Hoàng bị giặc An lộc Sơn đánh, phải bỏ kinh thành Trường An chạy vào đất Thục để lánh nạn. Theo cái nghĩa chữ nho, khi vua đi đến đâu gọi là hạnh. Hạnh Thục là vua đi đến đất Thục. V́ có cái hoàn cảnh giống nhau như thế, cho nên tác giả mới lấy hai chữ của điển tích ấy làm nhan đề quyển sách của ḿnh.

 

Tác giả của bài ca này là Nguyễn Thị Nhược hay c̣n gọi là Nguyễn Thị Bích (1830-1909). Bà tên đầy đủ là Nguyễn Nhược Thị Bích, thường được gọi và ghi trong sử sách là Nguyễn Nhược Thị, tự là Lang Hoàn. Lịch sử nhà Nguyễn ghi nhận một bậc anh tài nhi nữ nổi tiếng: vừa là phi tần của Hoàng đế, vừa giữ chức nữ quan. Đó là Dực Tông đế Tam giai Lễ tần Nguyễn Nhược thị, húy Bích, tự Lang Hoàn, thụy Lễ Thuận.

 

 

Nguyễn Nhược Thị sinh tại làng Đông Giang, huyện An Phước, phủ Ninh Thuận (nay thuộc phường Đông Hải, thành phố Phan Rang–Tháp Chàm). Bà là con gái thứ 4 của ông Nguyễn Nhược Sơn, nguyên là Bố chính tỉnh Thanh Hóa và mẹ Thục nhân họ Nguyễn. Hành trạng của bà được ghi chính thức vào Đại Nam Chính biên Liệt truyện, có thể xem là một vinh hiển rất cao đối với một phi tần triều Nguyễn v́ Liệt truyện chỉ chép về truyện của các bậc Hoàng hậu .

 

Nhờ tư chất thông minh, lại được đi học ngay từ nhỏ nên Nguyễn Nhược Thị sớm nổi tiếng về tài văn chương. Vừa có tài có sắc lại được Phụ chính đại thần Lâm Duy Nghĩa tiến cử, năm 18 tuổi (1848) bà được tuyển vào cung qua một cuộc giao tiếp của ông vua văn học yêu mến khách văn chương. Trong buổi ngâm vịnh nầy, vua Tự Đức xướng đề thơ Tảo Mai (Hoa mai sớm nở), bài họa của bà có câu:

 "Nhược giao dụng nhữ hóa canh vị

 Nguyên tác lương thần phụ hữu Thương."

(Nghĩa là: nếu bảo dùng người cho vừa vị canh, th́ xin làm lương thần phụ giúp nhà Thương) Được vua khen, tặng 20 nén bạc, tuyển vào cung ngay từ đầu đời Tự Đức, rồi được phong chức Lễ tần là một chức nữ quan dưới bậc phi và cho sung chức Thượng nghi Viên sư để dạy học trong nội cung. Trong số hơn 100 người vợ của vua Tự Đức, không có ai hơn được Tiệp dư Nguyễn Thị Bích về tài văn chương thơ phú, chính điều đó đă khiến vua đặc biệt khen ngợi, thán phục rồi đưa vào cung làm vợ sau khi thử tài của bà. Đây là một việc tuyển phi tần khác hẳn với lệ thường, không tuân theo các nghi thức điển chế cung đ́nh đương thời.


Sau đó, bà lần lượt được phong: Tài nhân (1850), Mỹ nhân (1860), rồi Quư nhân. Năm 1868, bà được tấn phong là Lục giai Tiệp dư. Bà được cử làm thầy dạy "kinh điển và tập nội đ́nh" cho Đồng Khánh, Kiến Phước khi các ông chưa lên ngôi nên trong cung người ta c̣n gọi bà là Tiệp Dư Phu Tử. Chính v́ vậy bà được vua Tự Đức tin cậy, yêu mến, thường cho cùng tham dự các buổi ứng chế như là môn sinh cũng như những buổi vua đến vấn an và những cuộc trao đổi riêng với mẹ là Thái hậu Từ Dũ về công việc trong triều, trong hoàng tộc, những diễn biến của đất nước; một thời gian sau, Tiệp dư Nguyễn Nhược Thị trở thành Bí thư cho Thái hậu Từ Dũ. Nhờ vậy mà bà biết được nhiều điều trao đổi giữa Thái hậu và vua Tự Đức.Trong tác phẩm có một số đoạn thơ thể hiện sự phẫn nộ của bà về việc Pháp chiếm nước ta,

 

Lạ thay cái nước Pháp Lang,

Băng ngàn vượt biển lướt sang ḍm hành.

Thẳng vào Gia Định tung hoành,

Cậy nghề tàu súng phá thành như chơi.

 

Sau khi vua Tự Đức qua đời (1883), mọi ư chỉ sắc dụ của Lưỡng Tôn cung (chỉ Hoàng Thái hậu Từ Dũ và Chính phi Trang Ư) đều do một tay bà soạn thảo. Trong thời kỳ "tứ nguyệt tam vương" (bốn tháng ba vua), cũng như những người ở nội cung, Tiệp dư Nguyễn Nhược Thị phải chịu sự chuyên chế của hai phụ chính đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường trong việc phế lập các vua Dục Đức, Hiệp Ḥa, Kiến Phúc.Việc triều chính lúc ấy rối loạn do hai người quyền thần muốn thừa cơ mà chuyên quyền túng tứ. Hai người thoạt đầu tiên đổi di chiếu của vua Dực tông, phế Dục Đức, cách chức quan ngự sử Phan Đ́nh Phùng và lập vua Hiệp Ḥa. Được hơn bốn tháng sau, hai người lại bỏ vua Hiệp ḥa rồi đem giết đi, giết cả quan nguyên Phụ chính Trần Tiễn Thành và lập vua Kiến phúc.

Tự quân chưa chỉnh ngôi trời,
Chiếu thư lại cải quên lời sách xưa.
Văn Tường, Tôn Thuyết chẳng lơ,
Bắt chưng lỗi ấy phiến từ dâng tâu
Trần công hờ hững biết đâu.
Kim đằng giữ dạ ai cầu cho an.
Kư danh chẳng khứng hợp đoàn,
Phải chưng uổng sát họa mang vào ḿnh.

 

Vả đồng Phụ chính với nhau,
Trần công chẳng thuận, đem mưu giết liền.
Làm cho rơ mặt uy quyền,
Hẳn t́nh hiếp chế không kiêng đă rồi.

 

Lúc bấy giờ Tôn Thất Thuyết mộ quân riêng Phấn nghĩa để bảo vệ ḿnh và thường hay tiếm dùng nghi vệ của vua; Nguyễn văn Tường th́ lấy tiền hối lộ của lũ khách buôn, cho chúng đem một thứ tiền đúc ở bên Tầu, theo niên hiệu Tự Đức, gọi là tiền sềnh, tiền rất xấu và rất mỏng, bắt dân ở kinh kỳ phải tiêu.Vua Kiến phúc lên làm vua được sáu tháng th́ mắc bệnh, mất một cách khả ngờ. Tường và Thuyết lập ông Ưng Lịch mới 12 tuổi lên làm vua, tức là vua Hàm Nghi mà không thông báo cho Khâm sứ Pháp:

Chẳng cho ai biết ai hay,

Cũng chẳng tấu đạt, một tay thiện hành”.

Triều đ́nh lúc ấy việc ǵ cũng do hai người quyền thần ấy quyết định tất cả. Ông Dục Đức đă bị truất, không được làm vua, đến bấy giờ cũng bị giết. Hoàng thân quốc thích ai làm điều ǵ trái ư hai người ấy đều bị giết hay bị đày.Những việc ấy đều là việc bí mật ở trong triều, người ngoài khó mà biết được rơ ràng. May nhờ lúc ấy có bà Lễ tần Nguyễn nhược Thị đem những sự bà đă tai nghe mắt thấy mà kể ra.

 

Tháng 7 năm 1885 (Ất Dậu), cuộc phản công của phe chủ chiến đánh Pháp ở Kinh thành Huế thất bại. Mở đầu sự kiện Thất thủ kinh đô, tác giả nhắc đến sự hiềm khích giữa Tôn Thất Thuyết với De Courcy:

Việc tôn vừa mới thảnh thơi,

Cậy oai Tây lại dở bài mạn khinh.

… Hiếp lần Tây đă chẳng v́,

 Chọc gan Tôn Thuyết chiến cơ quyết rầy.

 

Tôn Thất Thuyết liền khởi binh tấn công đồn đóng quân của Pháp tại Mang Cá và Khâm sứ Pháp ngay trong tối ngày 4 tháng 7 (nhằm ngày 22 tháng 5 âm lịch).

Khuyên can chúng thẩy hết điều,

Cất thầm Tôn Thuyết dậy liều nửa đêm.

Phen này may rủi thử xem,

Đă đành cô chú quyết thầm đánh vây

Ầm ầm tiếng súng khắp trời, Khói hun mù đất, lửa ngời ḷa mây.

Canh tư tháng phụ chưa hay, Canh năm nghe báo rất may mừng ḷng.

B́nh đài thu phục đă xong, Lầu Tây đương đốt, lửa giong bốn bề.

Phen này Tây ắt phải về, Ngửa nhờ trời đất phù tŕ lắm thay.

 

Sau những phát súng đầu tiên đầy khí thế của quân ta, cứ tưởng rằng phía Pháp đă thất

bại, nhưng ai ngờ rằng khi tiếng pháo của ta vừa dứt, th́ quân Pháp đồng loạt tấn công khiến cho quân ta thất bại:

 Ai ngờ Tây rất quá khôn, Để ta bắn trước, thảy luồn nép đi.

Ở ta dại chẳng biết chi, Nhưng mà hết sức giương uy bắn dồn.

Liệu chừng thuốc đạn đă ṃn, Dấy lên Tây mới thành môn bắn vào.

Dường như sấm sét ầm ào, Dẫu là núi cũng phải xiêu huống thành.

 

Khi tam cung vừa ra khỏi thành th́ gặp Nguyễn Văn Tường, ông được phân công ở lại để sắp xếp mọi việc ở kinh:  

Thấy người trước đón lên đường, Gửi rằng có Nguyễn Văn Tường chực đây.

Phán rằng: Sự đă dường này, Ngươi tu ở lại ngơ rày xử phân.

 

Phụ chính Tôn Thất Thuyết phải pḥ vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị. Bà Nhược Thị hộ giá Tam cung chạy theo vua (đoàn chỉ đến Tân Sở rồi trở lại Khiêm Lăng – Huế). Nói về việc Thái hậu Từ Dũ cùngVua hàm Nghi rời bỏ kinh thành Huế di tản:

 

Vua tôi hoảng hốt vội vàng,

Hỗ phù Thánh giá một đoàn kíp ra

Tới nơi Cửa Hữu xem qua

Hai bên lê thứ trẻ già quá đông

Chen nhau d́u dắt mang bồng

Chực theo Từ giá thoát ṿng nguy nan.

 

Khi ra khỏi thành, cảnh người dân chạy loạn rồi khói lửa mù mịt khiến cho t́nh thế

càng trở nên hỗn loạn:

Trẻ già la khóc vang rầy, Xa trông mù mịt khói bay lửa hồng.

Chặt cầu đốt quán tưng bừng, Là mưu Tôn Thuyết dứt chừng truy binh.

Than thay dân sự tan tành, Loạn ly mới biết thảm t́nh nỗi ni.

 

Trên đường đi vừa đói, vừa khát lại phải đi nhanh, đi gấp không ngừng nghỉ v́ quân

Pháp đang đuổi phía sau.

Xế trưa đi mới tới nơi, Tôi đ̣i chạy mỏi ră rời chân tay.

Vả thêm đói khát quá chừng, Lỡ làng hẩm hút cũng dâng tạm dùng.

Cơm thô chút hăy đỡ ḷng, Mới rồi lại thấy ḍng ḍng hối đi.

Rằng tây đuổi tới sau kia, Nếu mà chậm bước khôn đi khỏi ṿng.

Xẩy nghe chi xiết hăi hùng, Giá sau, kiệu trước băng đồng ruổi mau.

Mấy người yếu đuối ấu xung, Thảy đều lạc hậu khôn mong tiến tiền.

Dắt d́u đói khát ngả nghiêng, Trông theo kịp giá truân chuyên chi nài.

 

 Không lâu sau, v́ hoàn cảnh quá khổ sở, khó khăn, Tam cung trở lại Huế vào Khiêm Lăng rồi được rước về Hoàng cung, chịu sự quản chế của Pháp:

Trái tai, Thái hậu tâu qua, Đi đâu cho nhọc chẳng thà ở đây.

Dù mà Tây có tới nay, Đă đành sống chết rủi may nhờ trời.

Nguồn cao nước độc xa vời, Nỡ đem tuổi tác đến nơi hiểm nghèo.

Phán rằng: Ta vốn đă liều, Huống đem xách cả đi theo thêm phiền.

Hăy pḥ thiếu chúa cho yên, Mặc ai ở lại chỉ truyền khá vâng.

 

Sau đó Tôn Thất Thuyết pḥ vua Hàm Nghi lên Tân Sở để dưỡng binh phục quốc:

Rằng tàu Tây đă tới bên sông, Xin hầu chúa thượng kíp toan tiên hành.

Nghe lời cũng dạ hăi kinh, Ngập ngừng thiếu chúa bài tŕnh xin đi.

Khôn cầm nước mắt biệt ly, Ân cần huấn dụ khá ghi trong ḷng.

 

Năm 1892, Nguyễn Nhược Thị được Thái Hoàng Thái hậu Từ Dũ tấn phong làm Tam giai Lễ tần. Năm 1909 dưới triều vua Duy Tân, bà qua đời tại Huế, thọ 79 tuổi. Lăng mộ bà hiện ở làng Dương Xuân Thượng, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Hiện nay, tại đ́nh làng Tây Giang, Phan Rang – Tháp Chàm có thờ vọng anh linh của bà. Khi bà mất, bà đang ở vị trí Tam giai Lễ tần khá cao trong cung đ́nh, lẽ ra phải được ban thụy là Nhă Thuận, nhưng dựa trên bia mộ có thể thấy bà chỉ được ban thụy hiệu của bậc Ngũ giai Tần – Lệ Thuận. Đồng thời bia mộ của bà cũng ghi không đúng như quy cách của các phi tần triều Nguyễn. Bà đă nêu tấm gương sáng của người phụ nữ Việt Nam hiếu học vượt lên những ràng buộc lễ giáo của thời đại phong kiến để trở thành thầy dạy chữ cho con vua cháu chúa.

 

                                   Nguyên tác không phân đoạn. Trần Trọng Kim đă phân chia và đặt tên cho từng phần như sau:

  • 1. Lời mở đầu nói sự kế truyền ở nước Việt Nam
  • 2. Vua Gia Long ra đời
  • 3. Pháp sang lấy Nam Việt
  • 4. Giặc ở Bắc Việt
  • 5. Pháp đánh Bắc Việt lần thứ nhất
  • 6. Pháp đánh Hà Nội lần thứ hai
  • 7. Vua Dực Tông mất
  • 8. Từ Dụ Thái hậu thương con
  • 9. Đức độ của vua Dực Tông
  • 10. Không có con nuôi cháu làm con
  • 11. TườngThuyết bỏ Tự quân
  • 12. Tường, Thuyết xin lập vua Hiệp Ḥa
  • 13. Phan Đ́nh Phùng can, bị giam
  • 14. Vua Hiệp Ḥa lên ngôi
  • 15. Quân Pháp vào đánh Thuận An
  • 16. Thái độ vua Hiệp Ḥa đối với vua Dực Tông
  • 17. Tường và Thuyết tâu bà Thái hậu bỏ vua Hiệp Ḥa
  • 18. Giết vua Hiệp Ḥa đă thoái vị và ông Trần Tiễn Thành
  • 19. Lập vua Kiến Phúc
  • 20. Làm lễ Ninh lăng[2] cho vua Dực Tông
  • 21. Pháp sách nhiễu mọi điều ở Huế
  • 22. Quyền thần hoành hành trong kinh
  • 23. Vua Kiến Phúc mất
  • 24. Tường và Thuyết nói có di chiếu lập ông Ưng Lịch
  • 25. Vua Hàm Nghi lên ngôi ---

 

  • 26. Giết ông Dục Đức và các hoàng thân
  • 27. Làm lễ Tấn tôn bà Từ Dụ Thái hậu
  • 28. Pháp lại uy hiếp, Tôn Thất Thuyết định chống lại
  • 29. Lập đồn Tân sở
  • 30. Thống tướng De Courcy vào Huế
  • 31. Tôn Thất Thuyết đánh quân Pháp
  • 32. Xa giá xuất ngoại
  • 33. Xa giá đến Quảng Trị
  • 34. Tôn Thất Thuyết để các bà ở lại và đem vua Hàm Nghi đi
  • 35. Được tin Nguyễn Văn Tường
  • 36. Xa giá tam cung trở về Khiêm lăng
  • 37. Nguyễn Văn Tường xin Thái hậu hăy tạm thính chính
  • 38. Quân Cần Vương nổi lên ở mọi nơi
  • 39. Sai người đi t́m vua Hàm Nghi
  • 40. Nguyễn Hữu Độ ở Bắc vào Huế bất ḥa với Nguyễn Văn Tường
  • 41. Định lập vua khác
  • 42. Nguyễn văn Tường bị bắt đi đày
  • 43. Nguyễn Hữu Độ và Phan Đ́nh B́nh vào Huế giữ triều chính
  • 44. Khâm sứ Pháp vào yết kiến bà Thái hậu
  • 45. Vua Đồng Khánh lên ngôi
  • 46. Gia tôn bà Thái hậu
  • 47. Vua Đồng Khánh ra Quảng Trị
  • 48. Vua Đồng Khánh mất
  • 49. Vua Thành Thái lên ngôi
  • 50. Lễ bát tuần bà Thái hậu

Cho nên khi giới thiệu Hạnh Thục Ca, Trần Trọng Kim cũng chỉ nhấn mạnh đến giá trị sử liệu của nó. Ông viết: ...Những việc ấy đều là việc bí mật ở trong triều, người ngoài khó mà biết được rơ ràng. May nhờ lúc ấy có bà Lễ tần Nguyễn Nhược Thị đem những sự bà đă tai nghe mắt thấy mà kể ra.” Sống những ngày cuối đời trong cung cấm giữa cảnh nước mất nhà tan, bà đă viết tác phẩm Hạnh Thục Ca mô tả xác thực những diễn biến cảnh xuất cung chạy loạn và tâm trạng của vua, tam cung lục viện cùng quan quân trên đường xa giá ra Quảng Trị. Vè Thất thủ kinh đô miêu tả những diễn biến xảy ra bên ngoài kinh thành như cảnh dân chúng hoang mang t́m đường thoát thân, cảnh chết chóc đau thương. Nội dung hai bài ca-vè nói lên tính trung thưc được b túc sự kiện lịch sử của chính sử nhưng sng động bằng nhưng cảnh tả chân qua câu thơ. V́ vậy, có thể nói Hạnh Thục ca diễn tả sự t́nh trong Nội và Vè thất thủ kinh đô th́ ngoài Thành có giá trị thật sự to lớn đối với việc nghiên cứu đánh giá lịch sử và cho chúng ta cái nh́n toàn diện, đầy đủ khách quan hơn về sự kiện thất thủ kinh đô.

 

là một trong những thể loại văn học dân gian Việt Nam. Theo Đại Nam quốc âm tự vị,  việc sáng tác vè là việc đặt chuyện khen chê có ca vần. Những người đặt vè, bẻ vè, nói vè phần nhiều thuộc tầng lớp dưới trong xă hội. Phương pháp biểu hiện của vè gắn với mục đích và đặc điểm thể loại. Vè xuất hiện nhằm đáp ứng sự phản ảnh tức thời một sự việc, một sự kiện. Ngôn ngữ vè mộc mạc, đơn giản, không trau chuốt, gọt giũa. Phần lớn các bài vè lại có vận mệnh ngắn ngủi với thời gian. Tính đích danh xác thực thể hiện ở tên bài vè, nội dung được phản ánh trong vè. Vè có thể là thơ thể văn với 3, 4, 5 tiếng một câu nhanh gọn, sắc bén thích hợp nhu cầu tự sự. Thể lục bát dàn trải thích hợp trữ t́nh như Vè lịch sử thường ḥa quyện sự chân thật lịch sử và sự hư cấu thần kỳ. Vè lịch sử là lịch sử không thành văn của nhân dân đấu tranh chống ngoại xâm trong ‘‘Vè thất thủ kinh đô.”

 

Vè thất thủ Kinh đô dài hơn 1009 có thể 1770 có khi đến 1850 câu tùy dị bản truyền khẩu theo thể thơ lục bát cộng thêm nhiều câu phá cách biến thể đầy địa phương tính, được gọi bằng thuật ngữ chuyên môn là “lớp”,

                            lớp 1 là vè thất thủ Thuận An và

                            lớp 2 là vè thất thủ Kinh đô.

Tác giả của vè này là những người vô danh thuộc nhiều giai tầng xă hội từ Thừa Thiên-Huế ra đến Quảng Trị-Hà Tĩnh hợp soạn. Văn phong và ngôn từ bài vè hàm chứa tính dân gian địa phương pha trộn ảnh hưởng Nho học nên có lẽ do nhiều người sáng tác, chủ yếu là các quan trong triều hay nho sĩ rồi ráp nối lại nhưng vẫn có kết cấu hợp lư và hấp dẫn người đọc người nghe. Vè là một loại khẩu báo, bên cạnh chức năng tự sự, có nhiều t́nh tiết trữ t́nh nên tác động vào ḷng yêu nước, yêu cộng đồng và ḷng căm thù thực dân Pháp. Nó c̣n như là lời lên án hai quan phụ chánh, như nước mắt của cư dân Thừa Thiên Huế đối với những người đă nằm xuống trong cuộc chiến.

 

Các tác giả vô danh chung cùng tiếng nói, tiếng gọi đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu, tất cả đều chung tâm tư và chí hướng, cho nên mới sáng tạo được những vần thơ vừa trữ t́nh vừa hiện thực đến mức cao điểm như vậy. Văn chương cung đ́nh - hàn lâm không tách biệt xa rời văn chương dân gian chơn chất, nặng t́nh nặng nghĩa với non sông cẩm tú. Nhưng vè thất thủ Kinh đô không chỉ được nhớ, truyền khẩu mà c̣n lưu truyền qua sách vở hàn lâm. Hàng trăm, hàng ngh́n t́nh tiết ấy, tương tự như thế được kết dệt lại thành một thể thống nhất, liên hoàn đầy tính cách bi ai, chịu khốn khổ và kham nhẫn đến mức cùng cực của nhiều tác giả cùng cảnh ngộ. Đây c̣n là dịp để hậu duệ tưởng nhớ và tri ân người xưa, nghe được tiếng ḷng dân tộc, tinh thần yêu nước, tinh thần tự do dân tộc cảm được hồn nước lung linh và tờ mờ ẩn tàng vô h́nh vô tướng theo cùng với vận nước có lúc thịnh lúc suy thể hiện điều phát biểu cảm tưởng hoàn toàn sự thật tự đáy ḷng trong sáng không bị kiềm chế hay bị mua chuộc.

 

Không phải chỉ trong giới văn nhân tài tử, nghệ sĩ mà bất cứ ai trong quảng đại quần chúng cũng có thể sáng tác, sáng tạo thi ca, dùng biến thể phá cách của thể thơ lục bát thuần túy Việt Nam như hai bài vè lịch sử phản ảnh sinh mệnh, hơi thở và cuộc sống, cuộc chiến đấu anh hùng và bi thương của dân tộc ta từ những năm 1883 đến 1885 và những năm tháng khó quên về sau nữa. “Tứ nguyệt tam vương” rồi thất thủ Kinh đô Huế, vua Hàm Nghi xuất bôn. Giữa đường tên mũi đạn, người Việt làm thơ, trong tháo chạy hốt hoảng mà vẫn làm thơ, thậm chí lúc ở bên bờ sinh tử, cấp táng vội vàng vẫn có thơ làm niềm tin gởi lại cho đời. Phải là người trong cuộc, chứng nhân thời loạn mới có những t́nh tiết đầy bi thương ấy. Có thực sống trong khoảnh khắc bi lụy th́ mới nẩy sinh những ư tưởng truyền lại như là di chúc thiêng liêng để lại cho con cháu ghi nhớ, ḥa nhập vào hồn nước nặng nghĩa lời thề son sắt. Hàng trăm, hàng ngh́n t́nh tiết ấy, tương tự như thế được kết dệt lại thành một thể thống nhất, liên hoàn đầy tính cách bi ai, chịu khốn khổ và kham nhẫn đến mức cùng cực. 

 

Biến cố ngày 23/5 Ất dậu hay ngày 5-7-1885 vẫn in đậm trong tâm khảm của người dân Huế. Bài vè như một trường ca dài phản ánh hiện thực sự kiện thất thủ kinh đô khá trung thực và chi tiết. Nhiều năm sau, biến cố kinh hoàng đó vẫn được nhắc lại, truyền tụng, lan tỏa trong dân gian, trong các tác phẩm văn học giàu ḷng trắc ẩn.  Qua những câu vè dân dă, Vè thất thủ Kinh đô lại hiện lên đầy bi hùng mặc cho ngày nay không c̣n nhiều người nhớ rơ về h́nh thức truyền khẩu này. Hơn 130 năm rồi, người Huế vẫn nhớ về biến cố thất thủ Kinh đô, sự kiện mà người thân của họ nằm xuống và đánh dấu một thời kỳ bi thương trong lịch sử dân tộc lúc thực dân Pháp kết thúc chiến tranh xâm lược chiếm kinh đô Triều Nguyễn và đặt nền đô hộ lên đất nước Đại Việt.

 

Đa phần các ông bà lớn tuổi khi được hỏi đều cho biết đă được nghe về Kinh đô thất thủ qua những điệu vè. Ở Huế thời ấy có người nhớ ít nhiều câu vè, có người nói vè chuyên nghiệp hay hát vè kiếm cơm tại công viên Thương Bạc, chợ Đồn (phường Phú B́nh, TP. Huế). Nói vè không phải đơn thuần bán buồn mua vui. Nhà thơ Xuân Diệu trong bài “Phố Đông Ba của tôi ngày bé” có viết:


 

“Cuối phố gốc cây chiều chủ nhật

 Là ông xẩm chợ với hai con

 Kinh đô thất thủ vè quen thuộc

 Lớn nhỏ ngồi nghe nặng trĩu buồn.”

 

Bài vè Thất thủ kinh đô phản ánh vận suy của triều Nguyễn mà nguyên nhân gián tiếp là do bế môn tỏa cảng, trực tiếp là do sự chuyên quyền của hai phụ chánh Tường coi tiền tài và quan lại c̣n Thuyết giữ hết cả binh quyền ở trong tay dẫn đến triều đ́nh rối loạn, và sự mù quáng của hai ông trong mưu đồ dùng quân sự chống Pháp. Bài vè kể lại những đ̣i hỏi và yêu sách của Pháp đối với triều đ́nh Huế, những hành động chuyên quyền liên quan đến cái chết của vua Kiến Phúc và mưu đồ chống Pháp của hai quan phụ chánh bị thất bại làm kinh đô thất thủ và vua Hàm Nghi bôn tẩu ra Quảng Trị. Nội thành ch́m trong khói lửa, nhân dân ngoại thành Thừa Thiên Huế ta thán, oán trách.

 

Sau khi Tự Đức băng hà, triều đ́nh cùng nhân dân xứ Huế bất măn và lên án tội chuyên quyền, phế lập vua, sụ ngu dốt cùng gian trá triệt hạ những ông quan chân chính. Nhưng với thái độ của tướng cướp nước, chúng ta thông cảm ḷng căm phẫn và quyết tâm tấn công ṭa khâm sứ do quyết định hấp tấp của ông Thuyết nhưng phải bị quy trách thiếu lượng định hậu quả tai hại cho đất nước. Bên cạnh đó bài vè c̣n phản ánh cảnh khói lửa điêu tàn, chết chóc, ly tán của cộng đồng cư dân Thừa Thiên Huế và cái kiếp người làm nô lệ, sưu cao thuế nặng của ngoại bang mà vè “Bà Từ Dũ xin thuế cho dân” là một bằng chứng. Cùng với bi kịch này, vè cũng chuyển tải ư thức độc lập dân tộc, tinh thần chiến đấu chống Pháp của quan quân triều đ́nh và nhân dân.

 

Vè Thất thủ Kinh đô - sản phẩm truyền miệng đến nay, tồn tại dưới nhiều dị bản nhưng thống nhất ở thái độ kháng Pháp của quan quân nhà Nguyễn và nỗi đau thương của dân chúng. Nhà nghiên cứu Huế Vơ Hương An trong bài viết Mấy lần thất thủ kinh đô (2005) đă nhớ đến ngày Thất thủ Kinh đô qua bài vè được một người phụ nữ nghèo khổ tên là mụ Ḿ ngày ngày lang thang khắp chốn kinh thành để kiếm vài xu sống qua ngày, kể lại: “Mệ ngoại tôi và mạ tôi thuộc ḷng nhiều đoạn của bài vè, vậy mà mỗi lần nghe mụ Ḿ gơ cặp sanh cầm nhịp và cất tiếng khàn khàn kể chuyện kinh đô khói lửa, vẫn không cầm được nước mắt.

 

Đọc và học lịch sử giai đoạn bốn tháng ba vua (tứ nguyệt tam vương), ai mà chẳng đau ḷng quặn thắt cho vận nước điêu linh v́ thù trong giặc ngoài mà ca dao lưu truyền: 

Nhất giang lưỡng quốc nan phân Thuyết
Tứ nguyệt tam vương triệu bất Tường

đă được khúc vè thất thủ Thuận An đă mạnh dạn phụ họa đả kích ở câu 47 - 48 của Hồi I
“Mặc ḷng hai gă quyền hành
Muốn cho ai loại ai thành th́ cho.”

 

Viết về thảm cảnh chiến đấu cùa quân Việt dưới bom đạm quân thù:

 Khói lên h́nh tựa long phi,
Đạn ra ngoài biển trúng ǵ chẳng hay.
Tây bắn (vô) người lọi chân (kẻ lọi) tay,

Bể đầu lủng ruột khổ này quân ta.

 

Ba ngày sau khi vua Tự Đức băng hà, hai ông Thuyết và Tường đổi tờ di chiếu. Bỏ vua Dục Dức vào tù đói cho đến chết v́ nghi thân Pháp. Ông Hiệp Ḥa được đưa lên ngôi. Làm vua được 4 tháng vua Hiệp Ḥa cũng bị buộc uống thuốc độc v́ nghi thân Pháp. Hai ông Thuyết và Tường chỉ lo bảo vệ quyền thế mà không nghĩ đến canh tân quân đội để cứu nước. Ba vua Dục Đức, Hiệp Ḥa, Kiến Phúc lần lượt bị loại trừ với nhiều mưu đồ, tính toan bất chính của ông Quận Tường và ông Tướng Thuyết:
“Thánh hoàng ngài mới băng hà,
Những tham với cách vậy mà tứ tung.”

Những quan lại trung chính, hiền lương như Phan Đ́nh Phùng
Đáo để (cho) ông Phan Đ́nh Phùng,
Nói lời trung nghĩa mắc ṿng gian lao.

Tướng tài như quan Tiểu phủ sứ Ông Ích Khiêm cũng bị đày bị hại trong lao tù chốn biên viễn thuộc tỉnh B́nh Thuận. Quyền thần lộng hành, ai có đề nghị trái ư th́ nghi kỵ, t́m cách đưa đi đày không nương tay.

“Chớ cho lai văng trong trào,
Cưỡng ngôn nghịch lư, phản phao tới ḿnh.
Quan Tiểu mắc phải vầy binh,
Người trung mắc nạn, lư h́nh tà gian.”

Việc hai vua Dục Đức và Hiệp Ḥa bị ám hại có bài bản rồi vua Kiến Phúc kế vị cũng bị “trúng thuốc” một cách bất ngờ làm cho t́nh cảnh trong dân gian thêm hoang mang, rối rắm trăm đường. Mây mù đă che ám cả bầu trời kinh đô phủ đầy oán cừu, tang tóc:

“Giáp Thân lục nguyệt bằng nay,
Vừa đức Kiến Phúc tuần này thăng thiên.
Bá quan văn vơ phân phiền,
Giận trong nhà nước không yên bề ǵ.
Hội triều tôn đức Hàm Nghi,
Ngài lên trị v́ ai cũng cần yên.”

T́nh thế đă bi đát lại càng bi lụy thê thảm hơn chỉ v́ nội t́nh triều đ́nh Huế suy vi dễ dàng dẫn đến suy vong, mất nước không chóng th́ chầy. Nhân dân khó ḷng lay chuyển được t́nh thế bất an, khốn khổ đến mức trầm trọng. Xưa, danh thần Nguyễn Trăi đă dâng hiến cho đời bài học nhân nghĩa, thu phục tâm công để toàn dân quân đoàn kết một ḷng thực thi chủ trương lấy ít đánh nhiều, lấy yếu thừa lúc diệt mạnh. Cả một t́nh trạng phân hóa và đầy u ám trong triều chính đương thời như thế th́ con đen dân đỏ làm sao hiến kế hy sinh để chống giặc. Thù trong chưa dẹp yên th́ làm sao mà diệt được giặc ngoài có tàu đồng, đại bác tân tiến. Nhiều năm sau, biến cố kinh hoàng đó vẫn được nhắc lại, truyền tụng, lan tỏa trong dân gian, trong các tác phẩm văn học giàu ḷng trắc ẩn.

 

Nối tiếp sự kiện thất thủ Thuận An năm 1883 đến năm 1885, nhân dân Thừa Thiên Huế căm phẫn, xót xa chứng kiến kinh đô thất thủ. Chỉ khi Thống tướng Pháp De Courcy làm nhục bắt Phụ chánh Tôn thất Thuyết phải qua dinh Khâm sứ tŕnh diện th́ hai ông Tường Thuyết mới quyết định đánh quân Pháp vào đêm rạng sáng 23-5-1885.  Sự kiện này trở thành đề tài bài vè “Thất thủ kinh đô” dài non 1009 câu:

 

Hai phe lẳng lặng mà nghe,

Tôi đặt cái vè thất thủ kinh đô

Tháng Năm, giờ Tư, hăm ba
súng vang nổi dậy rạng ḷa trời xanh
kinh thành ai nấy đều kinh
ôi thôi rồi giặc nổi trong thành phen ni

 

 Nhân dân Thừa Thiên Huế, chủ yếu là cộng đồng cư dân ở thành phố Huế đang sống b́nh yên, bỗng nửa đêm súng nổ tứ tung, trong và ngoài thành, chung quanh ṭa khâm sứ bên hữu ngạn sông Hương khói lửa ngập trời. Dân chúng nửa đêm hết thảy đều khiếp sợ d́u dắt nhau chạy loạn, dẫn đến kết cục đau thương cho hàng ngàn người.

Vè Thất thủ Kinh đô miêu tả cuộc tấn công của quân Pháp:

“Súng Tây nó nổ đ́ đùng
Hai bên phường điếm hăi hùng kêu la
Người chui bụi, kẻ vọt ao
Người ḷn xuống cống, lao xao canh chầy.”

 

 Pháp chỉ bắn trả cầm chừng lúc đầu trong thế thủ nhưng dân chúng khiếp sợ, dắt d́u nhau chạy loạn.

Súng Tây họ bắn tứ tung
Hai bên thiên hạ hăi hùng than van
Trời th́ mù mịt như than
Chạy đi mà chẳng thấy đàng mà đi
Người than kẻ khóc li b́
Người thời dắt mẹ, kẻ th́ dắt con

Rạng sáng ngày 23 tháng 5 Ất Dậu hay 5-7-1885, Pháp phản công dữ dội, vượt sông Hương tấn công nội thành, quân triều đ́nh chống cự không nổi, phần chết phần bỏ chạy.

Ai ngờ Tây đánh địa lôi
Kéo lên Trường Định ḿnh thời chết đi
Thuốc đạn ḿnh hết một khi
Thưa cùng quan quận, người th́ đặng hay

C̣n dân chúng th́ khiếp đảm trước hỏa lực của giặc, t́m đường thoát thân để khỏi dính nạn binh đao. Bài vè dùng nhiều từ “chui”, “vọt”, “ḷn” để diễn tả muôn cách thoát thân của dân chúng khỏi vạ vào binh đao.Tất cả ở trong kinh thành và chỉ có thể thoát ra được bằng các cửa thành, lúc này đang bị quân Pháp dần chiếm, t́nh cảnh đó giống như:

Lao xao như cá trong đ́a.

Tránh sao cho khỏi đạn ria nhằm ḿnh

Quân th́ vừa nép vừa ḷn
Quan th́ vừa chạy vừa run hai gị
Kẻ lên trên cửa nhà Đồ
Người ra cửa Hữu, kẻ ḅ Đông Ba

Tại kinh đô, sau 4 giờ giao tranh, quân triều đ́nh tan ră.

    Trách ḷng quan tướng không toàn

       Hai bên thiên hạ chết oan rất nhiều

        Súng ḿnh nó bắn phiêu phiêu

              Súng Tây nó bắn chết nhiều người ta...”

Pháp kéo cờ của họ lên kỳ đài,

“Giờ th́n, giặc đánh đă tan,

Bước sang giờ tỵ tây sang kéo cờ.”

Vào được thành, quân Pháp đốt nhà cửa, phố xá để vây khốn quân dân ta. Giặc tiếp tục bắn giết đốt phá từ trong kinh thành ra đến ngoại thành, dân chúng chạy tán loạn, tiền của nửa mất nửa cháy ra tro. Người ta không phải chỉ chết v́ tên bay đạn lạc, mà c̣n chết v́ chen nhau chạy loạn, xéo lên nhau lấy đường mà chạy, đạp lên nhau mà chết. Ông già bà cả kể chuyện rằng có người ôm trắp của mà chạy, bị xô đẩy, trắp của rơi xuống, tiếc của đứt ruột, vừa cúi xuống lượm th́ bị sóng người ở sau phủ tới, và chết với của.

Bốn bề thiên hạ ngất ngơ
Giao chinh 4 giờ thiên hạ suy vi
Đốt từ chợ nội đốt đi
Hai bên thiên hạ vậy th́ than van
Hăy c̣n của cải bạc vàng
Nửa thời mất mát nửa tàn ra tro

Kinh đô thất thủ, khói lửa tang thương, quan quân người theo hầu vua, kẻ chết, kẻ ẩn núp Cùng thời điểm vua Hàm Nghi và đoàn hộ giá trên đường ra sơn pḥng Tân Sở (Quảng Trị), dân chúng kinh thành Huế chịu cảnh thê lương bởi bàn tay quân Pháp, hàng ngh́n người đă chết trong thời khắc ấy: quân Pháp phản công dữ dội, kinh đô thất thủ, quân chết như rạ, dân chết như củi, triều đ́nh tứ tán. Vua Hàm Nghi ở ngôi chưa ấm chỗ đă phải xuất bôn, ba năm rày đây mai đó trong vùng rừng núi Quảng B́nh-Hà Tĩnh, cầm đầu cuộc kháng chiến Cần Vương không kết quả.

 

                                    “Đánh cho thiên hạ bại tan

                                     Lâu đài xiêu méo chẳng an bề ǵ

                                     Đánh cho thiên hạ bại suy

                                     Người thời chết mẹ, kẻ th́ chết cha

                                     Người thời cháy cửa cháy nhà

                                     Chết con chết vợ khổ mà sanh sơ

                                     Ông bà không chốn phụng thờ

                                     Vô phương sanh lư trời ơi hỡi trời.”

 

 Phải là người trong cuộc, chứng nhân thời loạn mới có những t́nh tiết đầy bi thương ấy.

Hoặc viết về cảnh quân thù đày đọa dân lành vô tội đi chôn người chết:

 “Ngày thời nó điệu như tù,
Đụng đâu (nó) đánh đấy, nổi u nổi nần.
Ngùi ngùi thân lại tủi thân,
Ngày bắt đi mần đêm bỏ thảm thương.
Bữa ăn bữa uống không thường,
Một ngày bát gạo, cơm lương muối vừng.
Lo ăn lo uống cho xong
Ăn kẻo đói ḷng, ăn kẻo chết khô.
Bao nhiêu những giếng với hồ
Kéo thây xuống dập chỗ mô cũng đầy.”

 
Trích từ
“Theo ḍng lịch sử nghe vè Thất thủ Kinh đô – Lê Văn Chưởng. 16-8-2017  Nguồn: Diễn Đàn Sông Hương”: Nhân việc thất thủ kinh đô, nh́n lại lịch sử Việt Nam từ thời độc lập tự chủ (938) đến khi Pháp chiếm kinh đô Huế có những sự kiện thường lặp lại:

 

-         Đinh Tiên Hoàng mất, Vệ Vương lên nối ngôi mới 6 tuổi, Lê Hoàn nhiếp chính, triều đ́nh rối loạn, nhà Tống bên Tàu đem quân sang đánh.

-         Nhà Trần thay thế nhà Lư, Nguyên – Mông sang xâm chiếm Đại Việt dưới thời Trần Thái Tông (1225 – 1258).

-         Trần Nghệ Tông mất (1394), Lê Quư Ly chuyên quyền rồi xưng đế, lập ra nhà Hồ, các quan trong triều phân hóa…, nhà Minh đem quân sang đánh và đô hộ Đại Việt.

-          Dưới thời Lê Chiêu Tông (1516 – 1527), Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê rồi lên làm Vua, các quan trong triều kẻ theo Lê, người theo Mạc, nhà Minh sai quân sang chiếm Đại Việt.

-          Thời Lê Chiêu Thống (1786), triều đ́nh rối loạn, nhà Thanh đưa quân vào Thăng Long mượn cớ giúp nhà Lê.

-         Dưới triều Nguyễn khi Tự Đức băng hà (1883), Tường và Thuyết phế lập Vua để chuyên quyền, tạo ra sự mâu thuẫn trong triều, Pháp chiếm Thuận An rồi chiếm kinh đô Huế (1885).

 

Nói tóm lại, những thời điểm các vua kế nhiệm tài kém, đức hèn, nội triều phân hóa, thay ngôi đổi chủ th́ ngoại bang thực hiện chủ đích xâm lăng và đô hộ Việt Nam. Nếu đây là quy luật th́ các thế hệ cầm quyền các giai đoạn kế tiếp phải suy gẫm phạm trù “tài đức” của người trị nước.

 

Văn tế cô hồn ngày 23/5 ở kinh thành Huế của cụ Phan Bội Châu diễn tả lại cảnh tượng dân chúng già trẻ lớn bé hốt hoảng chạy loạn giữa khói lửa mịt mù, tên bay đạn lạc, sự sống trở nên mong manh:


“Lao nhao con khóc mẹ, vợ kêu chồng, tiếng chưa ngớt, xương đà chất đống!

Oan uổng quá mấy ông trên vơng, th́nh ĺnh sét đánh, sống chẳng trọn đời.

Tội t́nh thay lũ bé trong nôi, cắc cớ sao sa, chết đà trắng bụng.

 Lô nhô trẻ d́u già, ông nách cháu, chân c̣n đi, đầu chốc ĺa vai! “

 Cụ Phan tế rằng: “Thương mấy cụ khiên sơn nón dấy, nặng nợ cơm vua áo chúa, được da ngựa bọc thây mới sướng, trách v́ sao tử bất thành danh”.

 

Quân Pháp đă gây ra tội ác tày trời, tàn sát nhiều dân lành trong cuộc chiến. Cụ Phan đă nói đến những cái chết đầy tai ương: “đầu chốc ĺa vai”, “xương đà chất đống”, “sống chẳng trọn đời”, “chết đà trắng bụng”... Bất kể, già hay bé, quan hay dân đều chết thê thảm. Sau này, khi đào mộ cải táng những nạn nhân trong cuộc thảm sát để mang lên Ba Đồn, người ta thấy có mũ măo, bài ngà của quan lại, và cả xác ngựa chết nạn. Cái sự “tử bất thành danh” ấy âu cũng là số phận chung của hàng ngàn người chết nạn trong ngày Thất thủ Kinh đô.

 

Có thể nhắc đến tác phẩm “Huế 1885” của nhà văn Thái Vũ, tường thuật lại cảnh tang thương của Huế vào ngày ấy. Trước hết là cuộc bắn giết không thương tiếc: “Chúng bắn xối xả, bắn vào những người đang chạy về phía chúng, quần nhau với chúng. Bắn vào những người đang chạy tỏa khắp nơi. Bắn vào đám đàn bà con trẻ đang hoảng hốt kêu khóc. Bắn vào những người đă chết. Nhà cháy. Cây cối sụp đổ… Cuộc thảm sát đă dẫn đến hậu quả: “Xác người chết rải khắp đường khắp ngơ. Xác gục bên hồ, ngổn ngang bên băi cỏ. Hầu như không nhà nào không có người chết. Cả Thành Nội đúng là một chiến địa”….

 

Chính biến Thất thủ kinh đô ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu là một sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam. Sự kiện này đă hằn sâu trong tâm thức và trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế từ đó cho đến nay. Từ đó đă thành lệ, phần lớn các gia đ́nh người Huế đều thiết lễ cúng cô hồn từ ngày 23 đến 30 tháng 5 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ binh lính, những người dân vô tội đă mất trong chính biến ấy. Cụ Phan trong bài Văn tế cô hồn này cũng nói lên tinh thần đó với những lời thống thiết:


Thống duy!

Âm hồn các vị bà con ta xưa!

Xứ Huế riêng nhà, Trời chung bóng.

Sơ khác ǵ thân
Này hương, hoa, vàng, giấy, xôi, rượu

Gọi chút rằng: Xin nếm lấy hơi. Xin nếm lấy ḷng
Nghĩa đồng chủng đồng bào, Thác xem như sống
Hỡi sinh linh các đấng Phù trợ cho Tổ quốc trường tồn.

Ai tai, thượng hưởng!”

Có một lễ cúng rất Huế - Cúng “Thất thủ Kinh đô 23 tháng Năm” (âm lịch) mà trước đây người Huế xem là ngày “kỵ chung”, ngày giỗ của cả kinh thành, kéo dài từ đầu cho đến hết tháng Năm. Từng gia đ́nh cúng, cả xóm cúng, cả chợ cúng... và cả triều đ́nh cũng cúng. Cúng trong nhà, trong vườn, trước ngơ, đầu xóm, trong chợ, ở bến đ̣, bến sông, ở các miếu âm hồn. Cúng 23 tháng Năm đă trở thành một phần của tâm thức Huế, không nơi nào có được. Dân gian quan niệm, cô hồn đói khổ, một năm được một lần cúng, nắm cơm vắt là quà để cho họ ăn xong mà lận lưng mang về ăn dọc đường. Cũng như cháo thánh, muối, hột nổ, phà ra tứ phía; ai đến muộn, đến sau, đến không kịp th́ c̣n cất công nhặt nhạnh kiếm chút thức ăn sót cho đỡ tủi thân. Lại đốt củi lửa bên bàn cúng. Là bởi biến cố kinh đô, chết đủ kiểu. Lửa cho người lỡ may chết nước, chết sông, chết hồ sưởi ấm cho đỡ lạnh. Lại có nồi nước chè, với chậu nước lạnh cho người chết khô, chết khát. Sau cuộc lễ là h́nh thức phóng sinh chim, lươn, cá... Giá trị tâm linh, giá trị nhân văn của người Huế cúng cô hồn nằm trong tinh thần ấy. Tập tục cúng âm hồn là một mỹ tục thắm đượm t́nh nhân đạo, nghĩa đồng bào, đồng chủng, nó có đầy đủ ư nghĩa của một lễ hội dân gian mang màu sắc dân tộc đậm nét, tiêu biểu cho một vùng đất văn vật.

Trần Tiễn Sum

 

*** Vài h́nh ảnh Miếu Âm Hồn trong Thành Nội Huế (góc đường Mai Thúc Loan và Lê Thánh Tôn)

 

 

Tham Khảo:

1.Hanh thuc ca .Tap chi khoa hoc Hue.Lê văn Thi,Tập 5 số 2

2.Hanh thuc ca .AB 193.Yale Univ,Library

3.www.thivien.net › ... › Cận đại › Nguyễn Nhược Thị

4.https://vi.m.wikisource.org/wiki/Hạnh_Thục_ca/39

5.http://baothuathienhue.vn/that-thu-kinh-do-hue-qua-nhung-dieu-ve-a58809.html

6.https://www.nhaccuatui.com/bai-hat/ve-that-thu-kinh-do-hue-va.0ppvLTM8PD42.html

7.Từ ngày Thất thủ Kinh đô...LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG 10/07/2015                                         

8.BÀI HỌC LỊCH SỬ QUƯ GIÁ TỪ VÈ THẤT THỦ KINH ĐÔ

    Tạp chí Sông Hương - Số 255 (tháng 5)  LÊ QUANG THÁI
9. https://www.youtube.com/watch?v=KJuV8i-pvhI

 

   Trở về mục lục 99Độ