TRUYỆN  THẦY  ÂU,  THẦY  THỨ.

hinh bao 2a.png

Tết Nguyên đán Tân Sửu cận kề. Hàng năm vào những ngày này trong không khí nhộn nhịp tết nhứt tôi lại bừng nhớ đến hai thầy giáo, thầy Âu và thầy Thứ cùng những tao ngộ ân t́nh.

Thầy Âu dạy ở trường Đồng Khánh và thầy Thứ dạy ở trường Quốc Học, Huế trước năm 1975.

 

Nghề thầy giáo là cao quí nên luôn được ưu đăi, kính ái trong xă hội ta, thời đó.

“Tôn sư trọng đạo” là truyền thống đẹp đẽ của dân tộc ta và nền tảng đạo đức của xă hội xây đắp khởi đầu từ học đường.

     

Đọc các Tập san Phượng Vỹ, Đặc san Ái Hữu QH-ĐK, Kỷ yếu các lớp Đồng Khánh, Tuyển tập Nhớ Huế v.v... tôi nhận thấy học tṛ viết nhiều về 2 thầy ấy mà họ quí mến và ngưỡng mộ.

Là mẫu mực những nhà giáo mô phạm, thầy Phạm Kiêm Âu và thầy Nguyễn Hữu Thứ lại là biểu tượng về nhân phẩm, đạo đức ở ngoài đời, trong một xă hội nhân tính, trọng đạo nghĩa.

 

Ấy thế cả bề ngoài lẫn bề trong, hai thầy đều tương phản rơ rệt, giữa đạo mạo chỉnh tề và năng động giản dị, chỉ có tương đồng trong câu chuyện tôi kể về sau.

 

đây tôi xin gọi thầy Âu, thầy Thứ và tất cả quư thầy QH-ĐK thời đó là Thầy: thầy Ngô, thầy Lê, thầy Tắc v.v… gọi ăn theo bà vợ tôi là học tṛ cũ Đồng Khánh, rồi Quốc Học suốt thời gian trung học.

_______

                                           

I) THẦY ÂU - Trước đó, tôi không biết nhiều về thầy Âu. Thầy là người miền Nam, lạc ra Huế, song tôi biết chị Đàn là vợ của Thầy. Chị Mỹ Đàn có tiệm bán sách vở, giấy bút, tạp hoá ở dăy phố sát chợ Đồng Hới.  

http://www.art2all.net/tranh/thanhtri/thay_phamkiemau_3.jpgBên kia đường, đối diện là nhà thầy Đinh Qui, dạy trường Phan Bội Châu, Đồng Hới, nhà có lầu, bà vợ là chị Kim Quật, chị ruột của chị Mỹ Đàn. Như vậy, Thầy Qui sau này là hiệu trưởng trường Quốc Học, Huế (1958-1963) và Thầy Âu là anh em cột chèo.

Tôi ra học ở Hà Nội, đến năm 1954 chia vĩ tuyến mới trở vào Nam. Các gia đ́nh thầy Qui, thầy Âu trước đó đă dọn vào Huế.

 

Bấy giờ vào năm thứ 2 của Cọng Ḥa XHCN Việt Nam (1976). Viện Đại học Huế tổ chức khoá hè chính trị triết học duy vật biện chứng, kinh tế Mác-Lê cho các giáo chức “ngụy” được lưu dụng của Viện. Học tại Trường Đại học Khoa học ở ṭa nhà Morin cũ, có các giảng viên từ Hà Nội vào thuyết tŕnh. Học vui, thoải mái, và là một dịp tốt cho các bạn bè ngụy cũ ở Viện gặp gỡ lại đông đủ, hàn huyên đôi chút. Tôi học nghiêm túc.

 

Giữa hai tiết học, trong giờ giải lao, tôi nhớ rơ trong lúc tôi đang đứng gần góc sân tṛ chuyện cùng vài người bạn, bỗng nhiên thầy Âu, bấy giờ đang dạy Pháp văn ở Trường Đại học Sư Phạm, dáng điệu thiểu năo, khổ sở, lo lắng, đến t́m tôi và tŕnh bày hoàn cảnh:

 

- Thưa bác sĩ, hai mắt tôi bây giờ càng ngày càng kém, tôi không đọc rơ được chữ sinh viên viết để chấm bài. Người ta sẽ buộc tôi về hưu, mất việc, gia đ́nh tôi sẽ lâm vào hoàn cảnh bi đát. Xin bác sĩ có cách ǵ cứu tôi.

 

Thầy Âu không cần phải nói nhiều, đương nhiên tôi phải tận lực, cùng là “ngụy” với nhau, “đồng hội đồng thuyền, đồng bệnh tương ln”. Tôi nh́n qua, biết mắt Thầy bị vảy cá, cũng có sớm đôi chút so với tuổi Thầy lúc đó.

Con ngươi đen tuyền (màu bóng tối trong mắt), nay không c̣n màu đen đó nữa. Ngoài Bắc gọi là đục nhân mắt, rất văn vẻ; trong Nam gọi là hột cườm, rất sang trọng; người Huế gọi là vảy cá, rất b́nh dân, nhập viện, sẽ ghi là đục thuỷ tinh thể (T3), cataract, rất khoa học.

Tôi ân cần dặn ḍ:

- Anh đừng lo nghĩ quá. Trường hợp như anh rất nhiều. Tuần sau xong khóa học, anh xin giấy nằm bệnh viện, tôi sẽ mổ ngay cho kịp ngày khai giảng tháng tới.

Lúc đó kẹt ở lại với “Cách mạng”, tôi hết là Thủ trưởng Trường Đại học Y khoa, không trống không kèn, song vẫn là Chủ nhiệm Bộ môn ở trường và Trưởng khoa Mắt ở Bệnh viện Huế, nghĩa là hoàn toàn chuyên môn.

 

Thế rồi, khoá chính trị kết thúc thắng lợi. Học viên viết nộp bài “thu hoạch”. Kết quả điểm chấm bài không được công bố song chắc tất cả đều đạt và một số bài viết thu hoạch xuất sắc được chọn đem ra đọc cho toàn cả lớp nghe.  

Người học tiếp thu trọn vẹn triết học, kinh tế Mác-Lê vô địch, quán triệt đường lối chính sách đứng đắn, nhất quán của Đảng, lên án các sai trái nặng trong tư tưởng tư sản của ḿnh và tạ tội đă tiếp tay cho giặc bóc lột nhân dân, gây các tội ác.

Song quan trọng nhất là những chuyển biến về tâm t́nh, tri ân sự khoan hồng và nhận thức công ơn to lớn Cách mạng khai nhăn, giáo dục, đổi đời cho bản thân và gia đ́nh.

Các bài thu hoạch được đọc tôi nghe thấm thía, “rằng hay th́ thật là hay”, thật xảo diệu.

 

Thầy Âu sau đó lấy giấy nhà trường giới thiệu, nhập viện, mổ vảy cá ở mắt.

 

Mổ mắt lấy vảy cá lớn bằng hột bắp nay bị đục, thường là đục trắng như mắt cá luộc th́ không có ǵ đặc biệt, chỉ đặc biệt là yêu cầu của thầy Âu cao, cần mổ chuẩn xác để sau khi mổ xong Thầy có thể đọc dễ dàng mà chấm bài học tṛ. Hồi đó, cách mổ là lấy ra nguyên vẹn hột bắp (vảy cá) không trầy trụa, cho nên cũng căng thẳng. Sau này, chỉ chọc lỗ ở hột bắp, hút ra, rồi thay vào một thấu kính nhỏ (intraocular lens), lại có kính vi phẫu nên chính xác, tránh được những giây phút hồi hộp. Nói dông dài chuyên môn cũng chẳng ai đọc.

 

Thầy Âu lần lượt được phẫu hai mắt, và xuất viện, đọc, viết, chấm bài dễ dàng, tiếp tục giảng dạy. Tôi cũng vui vẻ trong ḷng. Sau mổ, thầy Âu có cho đem quà đến nhà biếu tôi, không nhiều, lúc đó ai cũng thiếu thốn. Dù có chăng, cũng phải “xấu khoe tốt che” mới là thức thời!

 

Thế rồi Tết đến, tôi nhận được thư thầy Âu gởi cám ơn và chúc Tết; thư gọn, chỉ ngắn vài ḍng. Tết năm sau, và cứ thế năm sau nữa, lại một thư khác, chữ nhỏ nhưng rơ ràng, nội dung như cũ, ngắn gọn. Liên tục cho đến khi tôi chuyển công tác vào Sàig̣n th́ Tết đến lại nhận được một bức thư mỏng đóng dấu Bưu điện Huế. Tôi nghi ngờ, v́ khi rời Huế chỉ trong Trường Y biết, mà cũng không rơ địa chỉ của tôi ở đâu tại Sàig̣n. Đọc thư mới hay là thư thầy Âu gởi chúc Tết.

 

Thư ngắn gọn như hồi nào. Về sau, thành thói quen, c̣n vài hôm nữa là Tết ta, tôi trông đợi, và y như thường lệ, là một lá thư chúc Tết gởi đến từ Huế. Có một điều hay là Thầy không bao giờ đề địa chỉ người gởi ở ngoài phong b́, và trong thư chỉ kư tên, nên tôi không rơ địa chỉ của Thầy ở Huế. Thầy rất tế nhị, không muốn quấy rầy tôi phải phúc đáp mỗi lần.

 

Tôi liên tưởng đến một câu chuyện rất cảm động trong tiểu thuyết. Chuyện kể một cô gái bỏ ra đi v́ biết ḿnh bị bạo bệnh. Cô viết sẵn 10 bức thư nội dung thay đổi nhưng rất thắm thiết và nhờ bạn thân mỗi năm vào dịp Tết gửi cho người yêu cũ. Đến năm thứ mười cô cho biết đây là lá thư cuối cùng, cô đă qua đời gần 10 năm trước và người yêu nay có thể đến viếng mồ.

 

Đầu năm 1994 tôi rời Việt Nam, ra đi trong lặng lẽ, ai cũng vậy, không muốn có những rắc rối vào phút chót và tôi nghĩkhó đến đâu, thầy Âu cũng hỏi cho ra địa chỉ tôi ở nước ngoài. Tuy nhiên Thầy qua đời tháng 9 năm 1994 và lá thư Thầy chúc Tết năm ấy (10-2-1994) là lá thư cuối cùng.

 

Bà vợ tôi là học tṛ cũ của thầy Âu, cho biết Thầy nghiêm lắm, ở trong lớp và ở nhà. Ở lớp, Thầy thương học tṛ Bạch Hạc nhất, như có ư phân b́. Tôi cười, tự bảo: “Thầy nào mà chẳng có học tṛ cưng!” Trong các bài viết của học tṛ cũ mà tôi đọc, th́ tôi được biết thầy Âu rất được học tṛ yêu quí, nghiêm nhưng gần gũi với học tṛ nhất.

 

“Ra trường, ai viết thư cho Thầy th́ Thầy sẽ trả lời ngay, mà trả lời vừa dạy bảo vừa tâm sự...” (Vương Thuư Nga, Một thời Đồng Khánh, 2007, tr.14), hoặc “Tôi nhận được thư Thầy, cũng tràng giang đại hải... khi b́nh dân th́ đúng là người miền Nam, Lục Tỉnh... ai cũng có thể tham gia góp ư kiến” (Thái Quang Toản, Phượng Vỹ 2000, tr.194-196). Đúng là thầy Âu sống nội tâm phong phú, và cư xử b́nh đẳng, b́nh dân.

 

Tôi chỉ biết thầy Âu như là một bệnh nhân, và qua đó, thấy một khía cạnh đẹp khác trong tâm hồn Thầy: sự biết ơn kín đáo, sâu đậm, thuỷ chung. Tôi nghĩ lại, khó gặp ai như vậy. Hoàn cảnh Thầy lúc đó chắc rất tuyệt vọng, cho nên sự nhớ ơn sâu xa.

Lúc nằm viện, sau mổ, Thầy được tôi săn sóc đặc biệt, luôn xem kỹ lại mắt mổ, thêm bớt thuốc, thử kính tỉ mỉ. Sự săn sóc đó, tôi chỉ làm theo bổn phận, lẫn t́nh thương, tuy có quyết tâm thành công giúp Thầy tiếp tục giảng dạy ở trường. Các bệnh nhân khác ở thôn quê th́ chỉ ước mơ đơn giản là mắt sáng lại ít nhiều, thấy được cảnh vật để sinh hoạt hàng ngày. Riêng Thầy, lại cảm động và duy tŕ biểu lộ sự biết ơn. Tht là một người trọng ân nghĩa. Một người như vậy luôn là một người có đạo đức.

http://4.bp.blogspot.com/--nvQrZ4dJtY/VM-hTqfP2hI/AAAAAAAAD4A/ORBvK5gUS3w/s1600/b%C3%A1o%2Bth%E1%BB%ABa%2Bthi%C3%AAn%2Bhu%E1%BA%BF%2BPKA%2B2.jpghttp://www.art2all.net/tranh/thanhtri/thay_phamkiemau_r.jpg

 

* * * *

 

II) THẦY THỨ- Chuyện thầy Nguyễn Hữu Thứ th́ cũng na ná: mổ vảy cá, chữ viết nhỏ nhít. Tuy nhiên tôi biết thầy Thứ nhiều hơn, và chỉ mới biết sau này chị Thân Thị Giáng Châu, vợ Thầy, mà cũng là một cựu hiệu trưởng của trường Đồng Khánh (1965-66).

Đă xưa lắm rồi, khoảng năm 1948, tôi đang dịp nghỉ hè ở Đồng Hới, nghe kháo nhau có ông chánh án ở Huế ra, c̣n trẻ, tính t́nh vui vẻ, ưa giao thiệp. Cùng rủ vài người bạn đến thăm hỏi.

 

Ấn tượng đầu tiên của tôi là ngạc nhiên v́ trong trí xưa nay vẫn h́nh dung ông chánh án phải như ông Bao Công, mặt đen ś, nghiêm nghị, lạnh lùng.

Song đối diện với chúng tôi là một thanh niên khoảng trên tam thập nhi lập (?), đeo kính trắng, ăn mặc b́nh dị, tóc hớt ngắn, chải hất lên, hoạt bát, ưa kể chuyện, ưa cho ư kiến (tác phong quan ṭa?), thẳng thắn, không đưa đẩy, lại c̣n ham bóng bàn, ưa b́nh luận thể thao, chẳng hề đề cập ǵ đến văn chương, pháp luật. Tuy nhiên tôi cũng tiếp xúc với Thầy một đôi lần thôi, không thể hiểu được hết con người.

 

Sau đó, trong nhiều năm tôi bặt tin tức Thầy, măi đến khi ra trường, vào lính Quân Y, cũng ở Huế, rồi năm 1959 giải ngũ, về làm việc tại Bệnh viện Huế, trường Y khoa Huế. Lúc đó thầy Thứ là thẩm phán ở ṭa Thượng thẩm Huế. Thầy cũng là cựu hiệu trưởng trường Quốc học Huế đâu gần mười năm trước (1948-1950).

Dạo ấy, tôi có nhà ở ngay trong bệnh viện, luôn qua Câu lạc bộ thể thao, xéo trước mặt bệnh viện, ở chân Cầu mới và thường gặp thầy Thứ đến chơi ở đó.

Thời gian không làm thay đổi tính con người. Thầy vẫn năng động như xưa, có phần sắc sảo hơn, vẫn ưa hỏi han, bày vẽ, không quanh co, không rào trước đón sau, không ngại mếch ḷng, mà ai cũng kính nể Thầy, v́ chức phận của Thầy, mà cũng v́ tính Thầy vui vẻ, thẳng thắn, dễ ḥa đồng, và hơn nữa, hiểu rộng biết nhiều.

 

H́nh ảnh Thầy mặc sơ mi tay cụt, khi quần short khi quần dài, đeo máy ảnh lăng xăng bấm chụp, làm phóng viên thể thao tài tử quanh các đội bóng đá, quần vợt, bóng bàn mà Thầy thường bảo trợ các trận đấu, làm tôi ngạc nhiên, thích thú và nhớ măi.

Thầy là vô địch bóng bàn các giáo chức Quốc Học Huế 1969-71. Tôi có xem nhiều lần Thầy đánh bóng bàn ở Câu lạc bộ, vào hạng giỏi, tạt phải tạt trái luôn tay, song không độc, do tính người, nên chỉ thắng những tay vợt khá. Tôi chỉ đứng nh́n v́ biết ḿnh kém xa, ít dượt, chỉ đánh tennis.

Thầy Thứ có khi cũng ra sân tennis, cũng tạt phải, cúp trái theo lối bóng bàn, phần đông ai cũng thế, song chỉ chơi dưới trung b́nh v́ giao banh yếu, di chuyển chậm. Thầy vẫn tự chê ḿnh và khen ngợi người khác

 

Bà vợ tôi lại biết Thầy rơ hơn dù không trực tiếp là học tṛ. Bà vợ tôi (Vơ Thị Lệ Thủy) là luật sư tại Huế. Thầy Thứ là thẩm phán, thường ngồi ghế chánh án trong nhiều phiên xử. Bà vợ tôi thường ca ngợi các Cụ (các ông Ṭa) ở Huế thật là thanh liêm hết sức, chẳng bù với ông Chánh án ṭa Sơ thẩm Đà Nẵng. Do trên tôi biết thêm thầy Thứ các ông ṭa ở Huế là các công chức đạo đức thanh liêm rất đáng kính phục.

 

Cũng kể thêm: “Nói đây có chị em nhà”, hồi đó h́nh như các luật sư ở Huế ít khi phải tận dụng luật tại ṭa, biện hộ cho thân chủ trong khá nhiều phiên căi. Các luật sư chỉ mềm mỏng từ tốn, chí nhu, tŕnh bày hoàn cảnh thân chủ và xin Ṭa khoan hồng:

                          Đă đưa nhau đến cửa công,

                          Bề ngoài là lư, bên trong là t́nh.

Vậy mà luôn có tác dụng tốt. Các Cụ thường ”giơ cao đánh khẽ”, nhẹ tay tuyên án. Do đó mà tôi biết là các ông Ṭa Sơ thẩm, Thượng thẩm Huế rất hiền từ, nhân đạo.

 

Không phải luật sư nào cũng thế. Luật sư Vũ Đăng Dung, thủ lănh luật sư đoàn ṭa thượng thẩm Huế, vơ công chí cương. Nhà tôi, trước tập sự tại văn pḥng của ông tại Đà Nẵng, và được ông giao căi các vụ nhỏ ở Huế. Khi ra Huế căi ở ṭa thượng thẩm, ông căi giọng Bắc hăng say, hùng hồn, có khi tưởng như gây gổ giữa ṭa, viện dẫn đủ các điều luật, lư luận chặt chẽ.

Thế mà rốt cuộc bản án Ṭa tuyên xử khi hơn khi kém đối với các luật sư vơ công chí nhu. Cho hay đạo Trung dung không biết nên đặt nơi nào cho nó… trung dung.

 

Tuy nhiên xét cho cùng, các thân chủ của luật sư Vũ Đăng Dung cho rằng luật sư đă bào chữa tận t́nh, rất đáng đồng tiền bát gạo, nếu không có thể bị tuyên án nặng hơn. Nhược bằng biện hộ ít, thân chủ lại ấm ức nghĩ rằng giá căi nhiều hơn tí nữa th́ có thể c̣n nhẹ tội hơn.

“Càng treo giá ngọc, càng cao phẩm vàng”, tâm lư người đời, càng làm vẻ khó khăn càng được tiếng tốt, theo câu “Thắng không khó chẳng có vinh quang” (Corneille “Le Cid”).

Dầu sao dưới chế độ quốc gia thời đó, ngành Tư pháp độc lập và được người dân tin tưởng, mặc dầu cũng có thể có con chiên ghẻ đôi chút, “con sâu khuấy rầu nồi canh”.

___

 

Trở lại câu chuyện của thầy Thứ và tôi. Lúc đó đă mấy năm sau ngày các trại học tập cải tạo, thường là ở nơi rừng thiêng nước độc, mở rộng cửa ồ ạt chiêu sinh, chỉ tiêu nhiều trăm ngàn. Gia đ́nh ai có thân nhân đi cải tạo mới theo dơi, ai bàng nhân th́ mù tịt, chẳng có đài, báo chí nào đề cập, mà cũng chẳng ai dám hỏi han t́m hiểu.

Thật t́nh vẫn biết đi lao động cải tạo là tối nguy hiểm, chịu nhận mọi đối xử, khả năng đi biệt tăm tích không ngày trở về là chuyện thông thường, thi văn có câu : “Cổ lai cải tạo kỷ nhân hồi!”, song vợ con ở nhà cũng chẳng hơn ǵ bao nhiêu, bị kỳ thị trong sinh kế, trong học hành, sống nheo nhóc, với trùng trùng nguy cơ gia đ́nh đổ vỡ tan nát.

 

Bởi vậy thật đáng tiếc kế sách “học tập cải tạo” đă thất bại do không cải tạo được tư tưởng một ai, lại gieo chia rẽ oán hận. Các học viên sống sót được phóng thích về nhà, tất cả đều chối bỏ ở lại góp sức xây dựng XHCN mà lo lánh ra nước ngoài, vượt biên hoặc do chương tŕnh HO.

 

Tuy nhiên thành tựu của các trại “học tập cải tạo” là trong việc điều hành, đă biểu đạt chuẩn xác bản chất của chế độ, được bộc lộ. Đó là thành quả quan trọng nhất để suy gẫm.

 

Một sáng nọ vừa ra Tết, công an nhân dân ở đâu bỗng vào bệnh viện, dắt theo một phạm nhân gầy guộc gần như bộ xương, đi quờ quạng gần như thầy bói mù t́m đường. Ra là thầy Thứ, nh́n kỹ đúng thế, cải tạo trên rừng mới về.

Công an giao thầy Thứ cho khoa Mắt để điều trị mù, phải mổ. Lại vảy cá, giống trường hợp thầy Phạm Kiêm Âu, song lần này không gấp.

Thầy Âu th́ phải mổ ngay để Thầy đi dạy, c̣n thầy Thứ ngược lại, ở lại bệnh viện càng lâu càng tốt, có vợ con đến chăm nuôi tẩm bổ Thy cho khỏe, có da có thịt rồi mới mổ.

Mổ sớm, xuất viện sớm th́ cũng lên rừng thôi. Mổ mắt mù nặng trước để cho Thầy đi lại, rồi thủng thẳng tính sau, trong bụng tôi nghĩ thế. Hồi đó bệnh viện cũng c̣n rộng chỗ, nằm bệnh viện và mổ xẻ đều tốn kém chưa bao nhiêu, song ăn uống th́ vẫn tự lo liệu, hoặc góp gạo, đóng tiền cho bệnh viện, muốn nằm bao lâu cũng được, tùy trưởng khoa cho phép.

 

Sau mổ thầy Thứ có một biến chứng nhỏ hậu phẫu, giúp Thầy ở lại lâu hơn. Thầy bí tiểu tiện phải thông tiểu vài lần, có thể do ảnh hưởng của thuốc Atropin nhỏ mắt nhiều lần. Sau này qua bên đây Thầy có phẫu ph́nh đại tuyến tiền liệt (prostate), cũng năng xẩy ở ngưi lớn tuổi.

 

Có một sự cố trên bàn mổ mà Thầy nhớ đời, thích kể lại mỗi khi gặp tôi, hoặc kể lại với bạn bè, lần nào cũng kể giống nhau không hề thêm bớt, khác với vài người mà tôi biết. Mỗi lần kể xong Thầy lại chép miệng, cảm khái: “ Mổ với kim chỉ mổ trâu mà cũng tốt đẹp, lạ thật!”  Để dẫn chứng, tôi chép ra đây bức thư mà Thầy viết cho tôi, chữ li ti toàn bài, cao trên dưới nửa ly (mm) song tương đối dễ đọc, dễ đọc hơn toa bác sĩ viết:

 

- “Mississauga 5.10.2000. Kính Anh Chị.

Bắt đầu thư xin Anh Chị miễn lỗi cho v́ chữ quá nhỏ mà nét không ra nét, ai đọc thư đều… kêu trời. Lỗi là ông Parkinson [Chú thích: Thầy Thứ bị run tay, bệnh Parkinson, bệnh này cũng có thể làm chữ viết nhỏ].

Ôn lại, cách đây 18 năm rưỡi, ngày 18.3.1981, anh mổ cho mắt mặt về đục T3 (nói theo CS, là đục thủy tinh thể cataract, vảy cá theo tiếng Huế). Và anh phê b́nh các cô phụ tá: chỉ kim này dùng để mổ mắt trâu, đâu có phải dùng về mắt người. [Lúc mổ chỉ tiêm thuốc tê tại hốc mắt, bệnh nhân tỉnh, nghe rơ mồn một lời bác sĩ nói với cô phụ mổ].

 

Thế rồi chi cũng tốt đẹp. Tôi nhớ vào trại tháng Tám 1975, độ hai năm rưỡi th́ đục T3 ở mắt phải, sau đó mắt trái bắt đầu bị. Lúc đó ở tù đă 5 năm [Thầy dùng chữ “ở tù”]. Vẫn không được cho về Thành để mổ mắt, lấy lư http://www.art2all.net/chantran/chantran_hoa/leduydoan/van/giaiphamQH_2018/thay_nguyen-huu-thu.jpgdo là cần người lao động. Sự thiệt, có mấy người về nhà thương, trốn đi vượt biên quách. May mà anh mổ cho cả hai con đều đă thấy được 18 năm rồi, chỉ có yếu dần mà không đổi kính vài năm một lần.

C̣n về chị, tôi nhớ măi… Mong anh chị có cơ hội đến thăm chúng tôi, ở không xa Hamilton bao nhiêu. Ít nhất lúc nào rỗi anh điện thoại cho vui. Kính, Thứ (kư tên).

 

Mỗi Tết đến là Thầy phôn cho tôi chúc Tết, và mỗi lần dự một buổi gặp mặt, party, là tuần lễ sau đó cũng gởi ảnh biếu tôi. Thầy lại gởi qua bưu điện cho tôi các tập Phượng Vỹ, Nhớ Huế… nhờ đó mà tôi mới có nguồn cảm hứng để viết bài này.

Ban đầu tôi nghĩ thầy Thứ gởi tặng tôi các tập san và sách là để giới thiệu các bài Thầy viết, song nhanh chóng tôi hiểu ra là Thầy muốn chứng tỏ là Thầy không quên ơn tôi đă mổ mắt trả lại ánh sáng cho Thầy.

Chắc trong mấy năm sống gần như mù ḷa trong trại cải tạo trên rừng mà phải quờ quạng đi lao động, Thầy phải sa sút tinh thần và nản ḷng với hoàn cảnh tuyệt lộ nên mới nhớ ơn sâu sắc như thế, như trường hợp thầy Phạm Kiêm Âu với triển vọng bị buộc thôi việc, nghỉ hưu sớm, mà trong thời đó, bị thôi việc là một tai họa lớn.

 

Trong tiểu thuyết nhan nhản cốt truyện t́nh cảm éo le mà nhân vật chính khi nam, lúc nữ bị mù ḷa, sau đó được mổ trả lại ánh sáng và t́m lại được hạnh phúc.

 

Cũng lạ, ở Huế tôi mổ mắt cườm kể nhiều ngàn trường hợp, nhưng chỉ nhớ rơ hai thầy: Thầy Âu và Thầy Thứ, là hai bệnh nhân cựu giáo sư Quốc Học - Đồng Khánh. Các bệnh nhân khác hầu như đều là người không quen biết ở thôn quê đến mà sau mổ th́ về lại quê, biệt tăm.

Làm bác sĩ mổ mắt th́ nhiều người nhớ ơn, tuy để bụng song tôi chỉ xem đó là bổn phận, lương tâm nghề nghiệp. Tôi cũng nhận rơ là không có ǵ sung sướng hơn khi có dịp làm tốt cho người khác, và ngược lại sẽ ân hận măi khi làm hại ai.

 

Hai thầy, thầy Âu và thầy Thứ tương phản nhau đủ mọi mặt, song qua câu chuyện kể trên, đă có một điểm tương đồng cơ bản của đạo đức: đó là trọng ân nghĩa.

Tôi nghĩ các cựu học sinh Quốc Học - Đồng Khánh cũng như các trường hai Thầy có dạy, trọng ân nghĩa thầy tṛ sẽ vô cùng kính mến hai Thầy và tự hào về họ.  

 

* * *

                                                    

III) ĐK/QH, PHỤNG CẦU HOÀNG - Tôi đă sống trên 30 năm tại Huế, nhà tôi c̣n lâu hơn, v́ chỉ học tại đó. Tôi không xa lạ với trường Đồng Khánh là v́ rể của Trường. Tôi lại có dạy ở Quốc Học thời Thầy Nguyễn Đ́nh Hàm làm Hiệu trưởng và lúc đó tôi là Bác sĩ Quân Y tại Huế.

Tôi dạy Vạn vật các lớp đệ Nhất A và C. Trong lớp có cả nam lẫn nữ; trường Đồng Khánh lúc đó chưa có lớp đệ Nhất, các nữ sinh đều phải “lỡ bước sang ngang” qua Quốc Học.

 

Các sinh viên nam nhiều người sau qua Trường Y Khoa, các chị th́ tôi không thể quên được hai cô Nguyễn Thị Hạnh Phước và Nguyễn Thị Phi Lai khi đó trong lớp ngồi cạnh nhau, khiến tôi ngạc nhiên và ngâm câu “Phước tất trùng Lai”. (1)

Ban B tôi không dạy, nhưng có cô Nguyễn Thị Minh Lệ con thầy Hàm là phù dâu trong đám cưới của tôi. Ở Đệ Nhất C th́ nhiều nữ sinh hơn. Cô Nguyễn Khoa Diệu Lê tôi mới gặp lại cách đây vài năm ở nhà Bác sĩ Bùi Minh Đức ở quận Cam, Cali trong một buổi gặp mặt “party” thân mật, cô Từ Thị Kim Cúc là tác giả một bài thơ tôi đọc được trong Lá Thư Phượng Vỹ 2000. Đó là hai mỹ nhân của lớp.

___

 

Trường Quốc Học - Đồng Khánh cùng với thời tiết mưa rét ở Huế là hai đề tài được khai thác, sản sinh ra rất nhiều thơ văn tuyệt vời.

Mưa rét vẫn c̣n đó,

“Nhớ nhau là bệnh của người, Gió mưa là bệnh của Trời Huế ta”.

Song trường Đồng Khánh đă không c̣n là một trường nữ trung học như cũ, mà nay lại là một trường hỗn hợp thu nhận cả nam lẫn nữ sinh, lấy tên mới là trường Hai Bà Trưng. Điều an ủi và may mắn (?) là tinh thần Đồng Khánh vẫn c̣n đó.

Giả sử Đồng Khánh vẫn giữ tên cũ, trong khi nhận học sinh không toàn nữ th́ ḷng tôi cũng áy náy bứt rứt như đánh mất một vật thiêng liêng trân trọng.

 

Không trường nào b́ kịp hai trường Quốc Học - Đồng Khánh trong một khung cảnh hữu t́nh, nằm sát cạnh nhau, đẹp đẽ như Phụng cầu Hoàng mà vẫn ư tứ lễ độ như đôi sư cưu .

 

         “Quan quan thư cưu…

            Tại hà chi châu.

            Yểu điệu thục nữ,

            Quân tử hảo cầu.”   (2)

 

Ngày nay là hai trường lớn hỗn hợp nằm sát cạnh nhau như một cặp đôi đồng tính, dù có đẹp chăng cũng đánh mất tính chất thi văn thơ mộng thuở nào; tôi nghĩ chi bằng gộp chung lại một, lấy tên Quốc Học để được chim liền cánh cây liền cành trọn đời trọn kiếp. Th́ cũng chỉ là suy nghĩ luyến tiếc vẩn vơ.

 

Ai cũng bảo “Lăo lai tài tận”, vậy nhân lúc trí tuệ c̣n minh mẫn, nhận định càng chín chắn với thời gian, mạch lạc, rành rẽ, tôi nghĩ nên nói, viết, kể lại chuyện xưa v́ đó là cách hay nhất, cụ thể nhất để bày tỏ t́nh tri kỷ đối với Huế, ḷng tri ân đối với các cố tri mà tôi đă may mắn có dịp thi ân mà sự thọ ân được biểu lộ rất t́nh cảm và độc đáo, nêu cao khía cạnh đạo đức cao đẹp trong tâm hồn và lối sống.

 

Lê Bá Vận

 

Chú Thích :

 

 (1) Hoạ vô đơn chí, Phước bất trùng lai.

(2)  Quan quan thư cưu (Chim Thư cưu cất tiếng kêu quan quan),     

       Tại hà chi châu (Ở trên cồn băi sông).
       Yểu điệu thục nữ (Như người con gái hiền thục dịu dàng),
       Quân tử hảo cầu (Sánh đẹp đôi cùng người quân tử).

 

Phụng cầu Hoàng: Phụng=chim phượng. Hoàng=chim phượng mái. Cầu=t́m.

Sư cưu=chim thư cưu, con trống con mái đi chung mà không đùa bỡn với nhau. Vợ chồng người quân tử. T́nh ư đậm đà nhưng không hề lả lơi.

Quan quan (關關 guān guān) là tiếng kêu của chim sư cưu (thư cưu雎鳩).

 

 

1) Cuốn sách “Thầy Phạm Kiêm Âu – Có Một Ngươi Thầy Như Thế” dày 600 trang khổ lớn được Nhà xuất bản Đại học Huế ấn hành quư 3 năm 2014 do nhóm thực hiện với 70 bài viết tỏ ḷng hoài nhớ của học tṛ, đồng nghiệp, bạn bè, người thân và những di cảo của thầy Phạm Kiêm Âu (1919-1994).

Một buổi Giới thiệu sách đă được tổ chức tại Huế.

Thầy PK Âu đă dạy một số trường ở Sài G̣n. Ở Đồng Hới, thầy dạy ở trường Công giáo Chơn Phước Phượng. Từ năm 1953 thầy vào Huế và dạy ở trường Đồng Khánh (nay là Hai Bà Trưng), Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Du, Nông Lâm Súc, Bồ Đề, Bán Công, Jeanne D’Arc… Ở đại học, thầy dạy các khoa Pháp Đại học Văn khoa và Đại học Sư phạm Huế. Thầy c̣n tham gia giảng dạy ở trường Phan Thanh Giản (Đà Nẵng) và có thời kỳ làm hiệu trưởng trường này.

 

Trường nữ trung học Đồng Khánh là nơi thầy lưu lại lâu nhất (1954 - 1976). Năm 1976, thầy được chuyển về trường Quốc học Huế và sau đó chuyển hẳn về trường Đại học Sư phạm Huế.

 

2)  Cuốn sách “MỘT THỜI QUỐC HỌC”, dày 275 trang. Ấn hành Toronto, Canada  2002,  Tác giả Nguyễn Hữu Thứ. Thầy Nguyễn Hữu Thứ đă dạy tại các trường: Quốc Học, Huế từ năm 1945, Nguyễn Du (Huế), Phan Châu Trinh (Đà Nẵng), Chân Phước Phượng (Đồng Hới), Vơ Tánh (Nha Trang), Khả Năng Luật Khoa (Đại Học Huế).

----

 

Thầy Phạm Kiêm Âu và lớp chị Vương Thúy Nga (trường nữ trung học Đồng Khánh - Huế 1954)


       *Mục lục 99Độ:  http://ykhoahuehaingoai.com/99do/99doIndex.htm