BUOC CHAN 3 EXP.gif

Thân kính gởi đến anh Bùi xuân Định

I.- DẪN-NHẬP

Thiền Bốn Lănh-Vực Quán Niệm c̣n được gọi là “Thiền Tứ Niệm Xứ”, “Thiền Minh-sát” hoặc "thiền Vipassana".

Thiền Bốn Lănh-Vực Quán Niệm (BLVQN) là ǵ?

Thiền BLVQN là một phương-pháp luyện-tập tâm. Nếu cái thân cần được luyện-tập để tăng sức-khỏe và sức chịu đựng th́ cái tâm cũng rất cần sự luyện-tập. Công-phu luyện tập tâm đặt nền-tảng trên sự làm vững mạnh cái tự-tánh “biết đơn-thuần” của thiên-nhiên. Tự tánh biết đơn-thuần của thiên-nhiên nầy cũng chính là nền-tảng của tâm của mọi chúng-sinh. Nếu không có công-phu luyện tập, nền-tảng nầy luôn luôn bị che phủ và dẫn dắt bởi các hoạt-động của năo-bộ: suy-nghĩ, hồi-tưởng, cảm-thọ được h́nh thành theo thế-gian pháp, theo nghiệp; tâm đă mất sự tỉnh-thức. Khi tánh biết đơn-thuần đă có mặt vững-chăi, sự tỉnh-thức sẽ nhận biết những ǵ đang đến với năm cửa giác-quan và nhất là nhận biết các hoạt-động suy-nghĩ, hồi-tưởng, cảm-thọ của năo bộ mà không bị các hoạt-động nầy che lấp, dẫn dắt đi. Trên nền-tảng đó, sự quán- sát và chánh suy-tư sẽ được thực-hiện để thấu hiểu bản-chất thật sự của các đối-tượng nầy. Qua năm tháng tinh-tấn công-phu, sự thấu hiểu bản-chất thật sự của đối-tượng sẽ làm phát-triển các trí-huệ, h́nh thành con đường đi đúng (chánh-đạo) cho các hoạt-động của hệ thần kinh: thức, hồi-tưởng, suy-nghĩ. Người tập sẽ thoát ra khỏi những đau-khổ trong cuộc sống và khi cái thân tan hủy theo quy-luật của thiên-nhiên th́ cái tâm giác-ngộ sẽ vượt thoát ra ngoài ảnh-hưởng của ṿng sinh-tử luân-hồi.

Như vậy, thiết-lập sự có mặt liên-tục của tánh biết đơn-thuần trong tâm là bước đi đầu tiên rất căn-bản để khởi sự bước từng bước trên con đường thiền BLVQN hướng đến sự giác-ngộ và giải-thoát.

Trong bài viết nầy, danh-từ "tâm" được dùng bao gồm tánh biết đơn-thuần và các hoạt-động khác của nảo bộ: suy-nghĩ, hồi-tưởng, cảm-thọ. Khi chỉ muốn nói đến sự suy-nghĩ, hồi-tưởng, cảm-thọ không mà thôi, th́ cụm từ: các hoạt-động của nảo bộ hoặc của hệ thần-kinh sẽ được dùng. Trong quá-tŕnh công-phu, khi tánh biết đơn-thuần đă dẫn dắt tâm, th́ những đổi thay cũng xảy ra từ chính các hoạt-động nầy của nảo bộ: nhận biết đúng, quán-sát đúng, suy-tư đúng, thái-độ đúng vân vân.

Bốn lănh-vực là ǵ? 

Bốn lănh-vực là: lănh-vực thân, lănh-vực cảm-thọ, lănh-vực tâm, lănh-vực Pháp.

Để giúp hiểu rỏ bốn lănh-vực, trước tiên nên nhận-diện các thành-phần đă tạo nên một cấu-trúc trong thiên nhiên được gọi là con người.

Năm thành-phần (five aggregates) hợp nhau tạo ra một chúng sinh là: cái thân (body), cái thức (consciousness), cảm-thọ (feelings), hồi-tưởng (memories) và suy-nghĩ (thinkings).

Nh́n vào năm thành-phần đó, th́:

Cái thân là một lănh-vực để quán-sát: lănh-vực thân. (Body Foundation)

Cảm-thọ là một lănh-vực để quán-sát: lănh-vực cảm-thọ (Feeling Foundation)

Hồi-tưởng, suy-nghĩ và thức gọp chung trong một lănh-vực để quán-sát: lănh-vực tâm (Mind Foundation)

Lănh-vực thứ tư: lănh-vực Pháp bao gồm các nguyên-lư đang vận-hành các hoạt-động, các đổi thay, sinh-diệt trong cái thiên-nhiên vi-diệu nầy, gồm luôn các lời chỉ dạy của các chư Phật.

V́ sao phải quán bốn lănh-vực?  Câu hỏi nầy xin được trả lời bằng sự chia xẻ những kinh-nghiệm hành thiền sau đây:

** Ánh sáng, sự hiểu biết của đối-tượng thuộc lănh-vực nầy không soi-sáng được sự vô-minh, thiếu hiểu biết về các đối-tượng thuộc lănh-vực khác.

Chú tâm quán-sát hơi thở (lănh-vực thân) sẽ thấy được sự đổi thay không ngừng nghỉ của cái thân nhưng không đem lại hiểu biết về các hoạt-động suy-nghĩ, hồi-tưởng, ư-thức...

Chú tâm quán-sát các đối-tượng thuộc lănh-vực tâm: suy-nghĩ, hồi-tưởng, ư-thức sẽ giúp h́nh-thành khái-niệm và sự hiểu biết về sự liên tục sinh diệt của các hoạt-động của năo bộ.

Chú tâm quán-sát các đối-tượng thuộc lănh-vực cảm-thọ sẽ giúp h́nh-thành khái-niệm và sự hiểu biết về nguồn gốc mọi sự vui, buồn, bất toại nguyện trong cuộc sống của một chúng-sinh.

Chú tâm quán-sát các đối-tượng thuộc lănh-vực pháp, một lănh-vực quan-trọng nối kết sự hiểu-biết giữa các lănh-vực trên, giúp h́nh-thành sự hiểu biết về các pháp sau đây:

- Cơ-duyên/nhân-nghiệp/quả 

- Liên hệ thân tâm hay nói đúng hơn liên-hệ của các hoạt-động của hệ thần-kinh và thân.

- Các hoạt-động của thân được điều-kiện hoá, hoạt-động suy-nghĩ được điều-kiện hoá, hoạt-động cảm-thọ được điều-kiện hoá.

- Ảnh-hưởng của các pháp thế-gian: được thua, khen chê, vinh nhục, hạnh phúc/đau khổ lên các hoạt động suy-nghĩ, hồi-tưởng, cảm-thọ của một chúng-sinh.

- Ảnh-hưởng của các quy-ước xă-hội lên các hoạt động suy-nghĩ, hồi-tưởng, cảm-thọ.

Nhận-biết bằng tánh biết đơn-thuần (chánh-niệm), quán-sát và chánh suy-tư về sự vận-hành các pháp trên, qua thời-gian công-phu, sẽ xoá dần cái hoang-tưởng về sự hiện-diện của cái ngă, cái tôi/ta trong cái thân và trong các hoạt-động của năo-bộ của một chúng-sinh.

Phối hợp những hiểu biết về bản-chất rốt ráo của các đối-tượng thuộc cả bốn lănh-vực, nhất là lănh-vực pháp mới đủ để tạo nền-tảng cho một cái nh́n đúng (right view) về cái thân, cái tâm, cái thiên nhiên, mở cánh cửa cho con đường đi tám chánh-đạo (Bát chánh-đạo).

**Khi đối-tượng thuộc một lănh-vực vừa sinh-khởi th́ các đối-tượng liên-hệ với đối-tượng vừa sinh-khởi thuộc các lănh-vực khác sẽ sinh-khởi gần như cùng một lúc. Do đó, chỉ trong thời-gian chuẩn-bị mới chú-tâm quán-sát duy-nhất một đối-tượng đă chọn. Sau khi đă ít nhiều hoàn-tất giai-đoạn chuẩn bị, khi ngồi xuống hành-thiền cũng như khi tỉnh-thức trong sinh-hoạt hằng ngày, tầm quán-sát nên được mở rộng để quán-sát các đối-tượng đang đến gần như cùng lúc, suy-tư về sự liên-hệ giữa các đối-tượng để nhận ra sự vận-hành của nguyên-lư nhân/cơ-duyên/quả, và các pháp khác nêu ra ở phần trên.

** Cảm-thọ vui/buồn, lo-âu, sợ hải... cũng phát-xuất từ các hoạt-động của năo bộ như hồi-tưởng, suy-nghĩ nhưng được đứng riêng thành một lănh-vực để quán-sát.

Cảm-thọ có ảnh-hưởng lớn trên sức khỏe của thân và phẩm-chất cuộc sống của một chúng-sinh. Sự dày-xéo của các thọ-cảm như lo-âu, tức-giận, sợ hăi, muộn phiền lên cái tâm sẽ tạo ra sự mất cân-bằng các chất nội-tiết (adrenaline ...). Nếu các cảm-thọ nầy xảy ra thường xuyên trong thời-gian dài sẽ đưa đến các bịnh của thân. 

Nhận biết và quán-sát các cảm-thọ sẽ giúp tâm thoát ra khỏi các ảnh-hưởng của cảm-thọ. Cơ-chế tác-dụng nầy của thiền BLVQN nên được xem-xét để ứng-dụng trong việc điều-trị các bệnh về tâm.

T́m hiểu tiến-tŕnh của sự biết 

H̀NH SỐ 1:

Diễn tả tiến-tŕnh của sự nhận biết một đối-tượng trên lư thuyết

Trong đồ-h́nh nầy, hai thời khác nhau của tiến-tŕnh h́nh thành sự biết được vẽ tách rời hẳn nhau để dễ hiểu. Trên thực-tế hai thời nầy xảy ra gần như cùng một lúc.

Thời 1: Sự biết đơn-thuần, dựa trên nền-tảng của tự-tánh-biết của thiên-nhiên, c̣n được gọi bằng các tên: "chánh-niệm", "bare awareness".  

Thời 2: Sự biết qua các hoạt-động của hệ thần-kinh

Qua năm cửa giác-quan, các tín-hiệu được đưa vào và bắt đầu kích-hoạt các hoạt-động của năo bộ: kư-ức sinh-khởi, cảm-thọ sinh-khởi, suy-nghĩ sinh-khởi từ đó tác-ư h́nh thành. Thân theo lệnh tác-ư để có các hành-động.

​Các họat-động nầy của hệ thần-kinh nhanh-chóng che-lấp sự biết đơn-thuần.

Exp hinh so 1.gif

 

H̀NH SỐ 2

Diễn-tả tiến-tŕnh thực sự của sự nhận biết một đối-tượng ở một chúng-sinh 

Ở mọi chúng-sinh, sự biết đơn-thuần hầu như bị che lấp bởi sự sinh-khởi gần như đồng lúc của các hoạt-động của hệ thần-kinh: hồi-tưởng, cảm-thọ, suy-nghĩ, h́nh-thành tác-ư và hành-động. Các hoạt-động nầy sẽ điều-hành, dẫn-dắt tâm. Các cảm-thọ, vui, buồn, tức-giận, đau-khổ sẽ ngự-trị và hoành-hành tâm.

Sơ-đồ dưới đây cho thấy sự nhận biết qua các hoạt-động của hệ thần-kinh (mental formation awareness) chính là sự nhận biết làm nền-tảng cho mọi hoạt-động thế-gian của một chúng-sinh. Trong khi tập thiền, nếu sự biết qua các hoạt-động của hệ thần-kinh đóng vai-tṛ quán-sát đối-tượng  thay v́ dùng sự biết do tánh biết đơn-thuần, th́ sự tập thiền sẽ chậm hoặc không tiến-bộ.

Exp hinh so 2.gif

II.- NHỮNG GIAI-ĐOẠN CHUẨN-BỊ

A- Giai-đoạn chuẩn-bị 1: 

H̀NH SỐ 3

Tập nhận-diện sự biết đơn-thuần. Tập duy-tŕ sự biết đơn-thuần hiện-diện liên-tục trong tâm. Tập nhận-diện thời-khắc hiện-tại. 

Đây là giai-đoạn chuẩn-bị rất căn-bản, có tính-cách quyết-định thành-quả của công-phu thiền tập, như đă giải-thích trong đoạn trên. (Trong băng nói số 1, tiếng tick tick của cái đồng-hồ được dùng như một đối-tượng để quán-sát trong 15 phút đầu của giờ hành thiền).

Khi đối-tượng: âm thanh hoặc sự xúc chạm đến tiếp-xúc với tánh biết đơn-thuần qua năm cửa giác-quan, sự biết đơn-thuần xảy ra. Nhận-diện sự biết và nhận-diện thời-khắc hiện-tại. Thời-khắc hiện-tại là thời-khăc mà sự biết xảy ra. ​Suy-tư dựa trên sự biết đó là sự chánh suy-tư. Dùng chánh suy-tư để hiểu:

 *Tiếng tick đang đến và đang ra đi sẽ không bao giờ trở lại v́ đó là tiếng tick duy-nhất (A-1) trong số A tiếng tick c̣n lại mà đồng hồ tạo ra trong đời sống c̣n lại của nó. Suy-tư như vậy để hiểu rằng chiếc đồng hồ đang thay-đổi không ngừng nghỉ, trong từng thời-khắc, nó đang đi dần đển chổ hư-hoại hoàn-toàn, sẽ đi vào đống rác để từ từ tan ra thành đất.

 * Tiếng tick được tạo ra v́ cái đồng-hồ có cấu-trúc khi hoạt-động tạo ra tiếng tick.

 * V́ không có cấu-trúc "thức" nên đồng-hồ không nghe tiếng tick của chính nó.

Khi tánh biết đơn-thuần đă có mặt khá vững-chăi, duy-tŕ sự chú-tâm vào sự-biết-có-sự-nghe tiếng tick tick, đồng lúc, nhận biết sự xúc chạm nơi cánh mũi khi hơi thở vào ra mà không cần sự chú-tâm quán-sát. Tập như vậy sẽ dần dần nhận ra cái cấu-trúc thân đang thở, (do đó hơi thở được sắp vào lănh-vực thân), xóa dần ư-tưởng "tôi đang thở" . Khi khởi đ​ầu sự sống độc-lập của một chúng-sinh, hơi thở có mặt trước tiên sau đó mới có phát-triển, h́nh thành các hoạt-động của năo bộ. Tác-ư là một trong nhiều hoạt-động của năo bộ. ​​Nhận ra một cách sâu-sắc (insight) được cái cấu-trúc thân đang thở là đạt được tu-tuệ về tính vô ngă của hơi thở; một bước tiến rất cơ-bản trên con đường hành thiền BLVQN. Tu-tuệ về tính vô ngă của hơi thở sau nầy qua quá-tŕnh quán-sát và chánh suy-tư sẽ giúp hiểu được tính vô ngă của các cử-động của thân và nhất là tính vô ngă của các hoạt-động suy-nghĩ, hồi-tưởng, cảm-thọ của năo bộ.

Từ tác-ư được dùng để chỉ cái lệnh từ năo bộ đưa ra để thân thực-hiện một cử-động theo ư muốn.  Tác-ư có khả-năng thay đổi nhịp độ và cường-độ của hơi thở theo nhu-cầu và ư muốn. Khi chọn hơi thở làm đối-tượng quán-sát của giờ hành thiền, sự chú tâm theo dơi hơi thở sẽ ít nhiều đem tác-ư vào hơi thở mà hoàn toàn không hay biết. Điều nầy có thể dẫn đến một kết-luận không hoàn toàn đúng là hơi thở luôn luôn do ư-thức và ư muốn.  

Qua năm tháng công-phu, tánh biết đơn-thuần sẽ âm-thầm hiện-diện một cách khá liên-tục trong tâm mà chúng-sinh đang công-phu hoàn toàn không ngờ được. Đây là một tu-tuệ, chỉ có hành-giả, qua chánh suy-tư sẽ nhận ra.

Nhưng tu-tuệ sẽ không tồn-tại lâu mà sẽ ra đi nếu công-phu không tinh-tấn đủ. 

Khi quán-sát hơi thở, dùng những hiểu biết có được qua chánh suy-tư khi quán-sát tiếng tick từ đồng hồ, để áp-dụng vào sự nhận biết, quán-sát, suy-tư về hơi thở để thấu hiểu rằng: 

 *Cái thân con người được tạo ra có cấu-trúc vào ra của không khí qua hoạt-động của bộ hô-hấp, cái thân đang thở, không có ai đang thở cả.

 * Con người được tạo ra có cấu-trúc nhận biết (thức, lănh-vực tâm) nên nhận biết được sự xúc-chạm nơi cánh mũi khi không khí vào ra và nhận biết tiếng tick từ đồng-hồ, không có ai đang nhận biết cả.

 * Tinh-tấn cảm-nhận sự khác nhau giữa không khí thở vào (hơi mát) và không khí thở ra (hơi ấm) để cảm nhận được yếu-tố thứ tư (lửa) trong bốn yếu-tố tạo nên một chúng-sinh (đất, nước, gió, lửa). 

 *Hơi thở đang đến với tánh biết là hơi thở duy-nhất trong cuộc đời mà tánh biết đang gặp, hơi thở nầy sẽ ra đi không bao giờ trở lại. Chánh suy-tư như vậy để hiểu rằng cái thân đang thay đổi không ngừng nghỉ, trong từng thời-khắc nó đang đi dần đến cái chết. Kiếp sống được sinh làm con người, với cấu-trúc bộ năo có khả-năng suy-tư thật là đáng trân-qúy. Nhờ khả-năng suy-tư đó con người có thể thấu hiểu sâu xa bản-chất vô-thường, vô-ngă của cái thân và của cả cái thiên-nhiên vi-diệu nầy để vượt thoát ra ngoài ṿng sinh-tử.

Exp hinh so 3.gif

Băng nói số 1: Vài điều chia-xẻ trong giờ ngồi thiền, giai-đoạn chuẩn-bị 1

B- Giai-đoạn chuẩn-bị 2: 

H̀NH SỐ 4:

Tập nhận-diện và quán-sát đối-tượng đến từ năm cửa giác-quan.

Nên chọn một đối-tượng rỏ-rệt và thường xuyên có mặt làm làm đối-tượng chính cho giờ hành-thiền (thí dụ như xúc-chạm do hơi thở vào ra nơi cánh mũi). Chú tâm nhận biết và quán-sát đối-tượng đă chọn để tạo điều-kiện cho tánh biết đơn-thuần có mặt vững-chăi trong tâm. Khi tánh biết đơn-thuần đă có mặt vững chăi th́ mọi đối-tượng khác đang đến cũng sẽ được nhận biết trong lúc vẫn nhận biết đối-tượng đă chọn.

Chú tâm nhận biết sự thay đổi không ngừng nghỉ của các đối-tượng.

Tỉnh-thức để không nhập làm một với các đối-tượng, củng-cố sự có mặt của tánh biết đơn-thuần bằng cách nhận-biết có sự-nghe, có sự thấy, có sự đụng chạm ....

Exp hinh so 4.gif

C- Giai-đoạn chuẩn-bị 3: 

H̀NH SỐ 5

Tập nhận-diện và quán-sát sự suy-nghĩ và hồi-tưởng.

Qua hai giai-đoạn tập quán-sát các đối-tượng cụ-thể, sự có mặt của tánh biết đơn-thuần ít nhiều đă tạo thành nền-tảng để góp phần h́nh-thành sự nhận-biết một đối-tượng. Đối-tượng quán-sát của giai-đoạn nầy: suy-nghĩ và hồi-tưởng ít cụ-thể hơn. Suy-nghĩ/ hồi-tưởng có khả-năng che lấp tánh biết đơn-thuần để vận-hành tâm, h́nh-thành tác-ư, thái-độ.

Khi một suy-nghĩ/hồi-tưởng sinh khởi, một trong hai t́nh-huống sau đây có thể xảy ra:

* T́nh-huống thường gặp khi mới tập thiền: v́ chưa đủ vững mạnh, tánh biết đơn-thuần sẽ bị che lấp; suy-nghĩ/hồi-tưởng tràn ngập, điều-hành dẫn-dắt tâm, biến tâm chúng-sinh thành "tâm thế-gian". Nếu không được nhắc-nhở để quay về tỉnh-thức, tâm thế-gian sẽ quán-sát các đối-tượng dưới sự soi rọi của thế-gian pháp: được thua, khen chê, vinh-nhục, hạnh-phúc đau-khổ. Công-phu quán-sát sẽ bị lăng-phí, chân-lư vẫn bị che mờ; hành-thiền không tiến-bộ đưa đến suy-giảm sự tinh-tấn và bỏ tập thiền.

*T́nh-huống thứ nh́: tánh biết đơn-thuần hiện-diện vững-mạnh trong tâm. Sự tỉnh-thức đóng vai tṛ như một giác-quan "giác-quan tỉnh-thức" mà đối-tượng là sự  suy-nghĩ/hồi-tưởng và cảm-thọ. Suy-nghĩ/hồi-tưởng sẽ bị nhận-diện và ra đi khỏi tâm khá nhanh, thay bằng một đối-tượng khác đến từ năm cửa giác-quan. Chỉ sau một khoảnh-khắc ngắn ngủi, suy-nghĩ/hồi-tưởng khác liền sinh-khởi. Suy-nghĩ/hồi-tưởng vừa sinh-khởi có cùng một vấn-đề với suy-nghĩ/hồi-tưởng trước hay một vấn-đề hoàn toàn khác, tùy vào cái nhân đă tạo cái quả suy-nghĩ/hồi-tưởng. Chánh-suy-tư về nhân-quả để hiểu sâu sắc về sự thay đổi nhanh-chóng về đề-tài và sự sinh-diệt của suy-nghĩ/hồi-tưởng.

Sự tan biến và sự thay đổi nhanh chóng đề-tài của suy-nghĩ/hồi-tưởng sẽ để lại dấu-ấn nhạt-nhoà nhưng lại có giá-trị lớn đối với tâm đi kèm một chút an-lạc khó diễn-tả sẽ góp phần, qua thời-gian công-phu, h́nh-thành trí-huệ vô-thường và vô-ngă.

Công-phu hành-thiền mang lại sự hiểu biết, trí-huệ, từ đó thúc-đẩy sự tinh-tấn: số lần hành-thiền trong ngày được nâng lên, thời-gian ngồi thiền dài ra, sự tỉnh-thức dần dần được áp-dụng trong mọi sinh-hoạt hằng ngày.

Exp hinh so 5.gif

Băng nói số 2: Vài điều chia-xẻ trong giờ ngồi thiền, chung cho giai-đoạn chuẩn-bị 2 & 3

D- Giai-đoạn chuẩn-bị 4: 

H̀NH SỐ 6

Tập nhận-diên tác-ư. Quán-sát cử-động của thân theo tác-ư để thấu hiểu liên-hệ thân tâm. Quán-sát/ suy-tư về các hoạt-động được điều-kiện hóa trong tâm (Quán pháp).

Để có thể duy-tŕ tánh biết liên-tục hằng ngày, không bị các sinh-hoạt cuốn đi, tánh biết đơn-thuần cần có khả-năng nhận-diện sự sinh-khởi các tác-ư và quán-sát các cử-động của thân hoặc phần của thân vận-hành theo lệnh của các tác-ư (quán pháp). Từ đó liên-hệ thân tâm sẽ được thấu-hiểu (quán pháp). Chánh suy-tư để nhận ra rằng sinh-hoạt trong ngày của một chúng-sinh, từ các hoạt-động của thân đến sự sinh-khởi của các tác-ư, suy-nghĩ, hồi-tưởng, cảm-thọ thường bị điều-kiện hoá. Sự chánh suy-tư nầy cùng với sự quán nhân/cơ-duyên/ quả, liên-hệ thân tâm, liên-tục qua thời-gian sẽ góp phần xoá dần cái hoang-tưởng về sự có mặt của cái tôi/ta trong mọi hoạt-động. Hoang-tưởng về cái tôi, cái ta, là nguồn-gốc của mọi sự khổ đau trên thế-gian nầy.

Khi thực-hành một cử-động ví dụ đi thiền-hành, tập thể-dục... tánh biết đơn-thuần nhận biết quán-sát  các chuyển-động của thân và chánh-suy-tư hiểu rằng các sự chuyển-động đó được khởi-phát từ lệnh của năo-bộ, không có tôi/ta nào đang chuyển-động cả. Chỉ có một cấu-trúc trong thiên-nhiên đang chuyển-động như con chim đang bay, cành cây đang rung trước gió.

Nhận-diện tác-ư sẽ dễ-dàng hơn với các thao-tác đăc-biệt, đ̣i hỏi nhiều chú-tâm hơn các cử-động thường ngày. Các thao-tác YOGA giúp nhận-diện tác-ư dễ-dàng hơn thao-tác gắp thức ăn đưa vào miệng. Sự kết-hợp giữa YOGA và thiền là một sự kết-hợp tốt.

Băng nói số 3: Vài điều chia-xẻ trong giờ ngồi thiền, giai-đoạn chuẩn-bị 4

Exp hinh so 6.gif

E- Giai-đoạn chuẩn-bị 5: 

H̀NH SỐ 7

Tập nhận-diện và quán-sát cảm-thọ

Tánh biết đơn-thuần có thể nhận-diện và quán-sát cảm-thọ như một đối-tuợng.

Quán-sát được cảm-thọ như một đối-tuợng là điều-kiện rất cần để chúng-sinh có thể đứng ngoài cảm-thọ, không bị các cảm-thọ buồn vui, sân-hận, thất-vọng, khổ đau dày xéo mảnh đất tâm. Để làm được như vậy, sự hiểu biết (dù chỉ là trên mức-độ suy-nghĩ/ suy-tư): cảm-thọ chỉ là một cấu-trúc trong năm cấu-trúc (ngũ-uẩn, five aggregates) tạo nên một con người. V́ có cấu-trúc cảm-thọ nên có cảm-thọ (tương-tự: v́ có con mắt nên thấy, v́ có tai nên nghe). Cảm-thọ vui buồn không phải của riêng ai cả, không có tôi ta vào đó: gió thổi th́ trúc reo....

Nhưng cảm-thọ rất khó để điểm mặt chỉ tên v́ nó lan tỏa trong tâm như cái lạnh lan tỏa trong không khí. Với tánh biết đơn-thuần có mặt, chánh-suy-tư: đó chỉ là đối-tượng, đó chỉ là cái quả của một cái nhân; sẽ giúp tâm thoát ra ngoài cảm-thọ.

Thời-gian, tinh-tấn công phu là nền-tảng.

Exp hinh so 7.gif

Băng nói số 4: Vài điều chia-xẻ trong giờ ngồi thiền, giai-đoạn chuẩn-bị 5

lotus ovale.pngGiai-đoạn chuẩn-bị đến đây là chấm-dứt.

 

III- THIỀN BỐN LĂNH-VỰC QUÁN-NIỆM: KHỞI ĐẦU CUỘC HÀNH-TR̀NH KHÁM PHÁ

BẢN-CHẤT RỐT RÁO CỦA CON NGƯỜI VÀ CỦA THIÊN-NHIÊN 

Tánh biết đơn-thuần đă hiện-diện khá liên-tục, vững chắc trong tâm, đă có khả-năng mở rộng tầm quán-sát để nhận-diện, quán-sát các đối-tượng và chánh suy-tư về các hiện-tượng sau đây:

 * Sự đến và đi của các đối tượng thuộc các lănh-vực thân: hơi thở, xúc chạm...XXXX

 * Sự sinh-khởi và diễn-tiến của các đối-tượng thuộc lănh-vực tâm:  Nhận biết (thức), suy-nghĩ, hồi-tưởng..

 * Sự sinh-khởi và diễn-tiến của các đối-tượng thuộc lănh-vực cảm-thọ: buồn/vui, lo-âu ...

 * Chánh suy-tư để hiểu một cách sâu-sắc hơn về tương-quan nhân/cơ-duyên/-quả của các hiện-tượng, về liên-hệ thân tâm, ​về các hoạt-động đă được điều-kiện hoá trong tâm. Thời-gian và công-phu sẽ dần dần rọi ánh sáng vào vùng tối si mê về sự có mặt của cái ngă, cái tôi/ta, hé mở cánh cửa đi vào con đường giải-thoát.

Trong giây phút hiện-tại, với các điều-kiện nêu trên, thiền Bốn Lănh-Vực Quán-Niệm đón chào những bước chân khởi đầu cuộc hành-tŕnh khám-phá bản-chất rốt ráo của cái thân và của cái thiên-nhiên vi-diệu nầy.

Luôn luôn tỉnh-thức, nghĩa là tánh biết đơn-thuần luôn luôn có mặt trong giờ ngồi thiền cũng như trong mọi sinh-hoạt hằng ngày, từ lúc thức giấc cho đến những giờ nằm trên giường trước khi đi vào giấc ngủ. Chổ nghỉ ngơi an-b́nh giữa các hoạt-động trên là quay về với tánh biết đơn-thuần bằng cách theo dỏi hơi thở.

Exp giai thich 8.gif

 

Exp hinh so 8.gif

IV. VÀI ĐIỀU THAY LỜI KẾT-LUẬN

* - Khi có cơ-duyên tiếp-cận với thiền Bốn Lănh-Vực Quán-Niệm, tập hay không tập pháp-môn thiền nầy không phải do tôi/ta quyết-định mà do cái nghiệp của mỗi chúng-sinh quyết-định.

* - Không một thiền-sư hoặc một chúng-sinh nào có thể giải-thích cho chúng-sinh khác là pháp-môn thiền Bốn Lănh-Vực Quán-Niệm có ích hay không có ích cho tâm con người. Chỉ có sự thực-hành, qua thời-gian tinh-tấn, công-phu th́ lời giải-thích mới dần dần hé mở trong tâm.

* - Chúng-sinh đă đến với thiền BLVQN một thời-gian sẽ dần dần nhận ra rằng tập một lần trong ngày th́ chỉ đủ để trang-điểm cho cuộc đời; hai lần sáng tối th́ mới bắt đầu thấy có chút ảnh-hưởng lên tâm; ba lần mỗi ngày là đă ít nhiều có tính "chuyên-nghiệp". Thời-gian mỗi thời tập từ 30 phút đến 1 giờ là vừa. Thời tập buổi sáng là thời tập hiệu-quả nhất. 

* - Nếu các băng chia sẻ ghi trong bài nầy được dùng trong khi ngồi thiền, xin luôn luôn dành ưu-tiên cho băng chia xẻ số 1. Số lần nghe băng số 1 nên nhiều gấp hai lần số lần nghe các băng khác xen kẽ nhau cho đến khi cảm-nhận tánh biết đơn-thuần đă có mặt liên-tục trong tâm trong mọi sinh-hoạt trong ngày. V́ đó là một tu tuệ, không có ai, ngoài sự chánh suy-tư sẽ cho thấy điều đó.

Những băng chia-xẻ sẽ được email đến từng người đồng-ư hoặc có ư muốn nghe những lời chia-xẻ.

Xin email về:  vinpham@gmail.com

* - Nếu hành-giả đă tập thiền năm mười năm mà không nhận ra sự vi-diệu của pháp-hành thiền BLVQN, nhưng lại cảm-nhận ít muốn ngồi thiền hơn, thích đọc nhiều kinh-sách hơn th́ điều đầu tiên phải xem lại là phương-pháp tập (pháp-hành) có được hiểu và thực-hành đúng không. 

* - Nhà văn Nguyễn bá Học đă viết một câu có giá-trị vượt thời-gian:

"Đường đi khó, không khó v́ ngăn sông cách núi, mà khó v́ ḷng người ngại núi, e sông"

Con đường Thiền Bốn Lănh-Vực Quán-Niệm không có núi bằng đất đá, không có biển rộng sông dài, không có rừng thẳm âm-u. Cái ngă, cái tôi/ta kỳ-vĩ làm nên những dăy núi không bao giờ nh́n thấy đỉnh. Tầng tầng lớp lớp tham lam, sân hận, si mê đă tạo nên cái nghiệp, làm thành rừng-rú dày đặc ngút-ngàn cản trở bước chân người đi t́m chân-lư. May thay, những chướng ngại đó không trải dài từ đại dương nầy qua đại-dương khác mà chỉ án-ngự trong tâm của mỗi chúng-sinh. Do đó, khi gặp cơ-duyên/nhân quả, chính cái nghiệp tự chuyển đổi, xoay vần th́ những tia sáng nhỏ nhoi lọt vào, tích tụ qua năm tháng công-phu sẽ xóa dần bóng tối của vô-minh, thay đổi dần dần cái nghiệp, dẫn dắt chúng-sinh đi vào vùng ánh-sáng.

 

Tháng Mười Một, ngày 6 năm 2018.

Jagara Vinh Phạm

*** Trở về mục lục 99Độ