THƯƠNG NHỚ EM TÔI NHÀ VĂN TRẦN HOÀI THƯ
BS Trần quư Trâm
3 anh em: Từ trái qua phải: Trần quư Trâm (hay Ty Em anh thứ) Trần quư Sách (hay Ty Ba bút hiệu Trần hoài Thư) Trần quư Phiệt (anh đầu, Ty Anh)
Nhà có 2 người con đi quân đội
Em tôi đi thám kích biền biệt tăm hơi
Nhảy trên đầu giặc em không ngán
Bị thương 3 lần vẫn chịu chơi
C̣n tôi đi Biệt Động mấy năm trời
Cứu chữa thương binh ở nhiều nơi
Mấy năm không gặp em tôi được
Nay em bỏ anh mà đi rồi
Để lại ḷng anh buồn nhớ không nguôi! TQT
Trần hoài Thư qua đời ngày 27/5/2024 tại New Jersey hưởng thọ 82 tuổi. Đúng một tháng sau người vợ mất. 13 năm chăm sóc vợ ỏ Nursing Home, đút cho vợ từng đũa cơm, muỗng cháo, đọc thơ và hát cho vợ nghe những bài hát để ru vợ yên giấc ngủ.
Ba đẩy xe lăn cho Mẹ trong nursing home (tranh của BS Trần quí Thoại)
Trần hoài Thư và vợ Ba đẩy xe cho Mẹ - Tranh Trần quư Thoại
Trần hoài Thư và con trai BS Trần qúy Thoại
Trần quư Sách hay Trần hoài Thư sinh năm 1942 tại Đà Lạt, lúc ba tôi về Quảng B́nh cùng với tôi và anh Ty Anh để thăm quê, rồi v́ bị chiến tranh ly tán em tôi ở lại Đà Lạt với mẹ, tuổi thơ thay v́ sung sướng như bao trẻ em cùng lứa tuổi bao nhiêu cơ cực đă đến với em tôi cho đến khi may mắn gặp Ba.
Về ở với Ba và 2 anh, lấy cử nhân khoa học thuộc Đại học Huế.
Giáo sư trường Trần cao Vân Tam Kỳ
Trung úy QLVNCH
Bị CS cầm tù 4 năm
Vượt biên qua Mỹ cùng với vợ năm 1980, đậu bằng Kỹ sư điện toán làm việc tại IBM New Jersey.
THƯƠNG NHỚ BA: Tuần qua lúc con ở bên này ung dung lái xe trên xa lộ, ngày 8 tiếng trong hảng miệt mài, đêm ngủ lành trên nệm dày trong chăn dạ, th́ bên kia Ba lại bỏ đi, Ba nhắm mắt, Ba không c̣n đợi thằng con, đứa cháu trở về và chấm hết!
Ba của chúng tôi (1900 – 1981)
(Hàn lâm viện cung phụng. Môn sinh Hậu bổ trường Quốc tử Giám Huế.
Hiệu trưởng École primaire Đà lạt, Hiệu trưởng và Giáo sư Pháp và Hán văn trường trung học Đào duy Từ Huế.
Buổi sáng đến sở, ngồi yên! Ba ơi! chưa bao giờ con lại cảm thấy cô đơn như bây giờ! Muốn bỏ má đi, muốn thèm một lời mếu máo, muốn gọi một tiếng Ba từ lâu chưa một lần được gọi!
Cao quư như nghề thuốc Bắc mà Ba đă giúp đời và khổ hạnh như một nhà tu và ung dung như một vị đồ nho và cô độc như người c̣n lại cuối cùng của một thế giới. Như vậy tại sao Ba lại mang thân gà trống tục tục bầy con xuống con tàu hả mồm để di cư vô Huế!
Một ngày Ba dẫn con đi t́m quán ăn nghèo nàn bên chợ Đông Ba, để nghe mụ chủ quán bỉu môi nói trắng trợn: “Quán tôi dơ bẩn, ông nên t́m chỗ khác, chỉ v́ Ba cẫn thận lấy tờ giấy mang trong ḿnh lau đôi đũa, cái chén!
Đêm đêm Ba ngồi viết hàng trăm verbe quy tắc hay bất quy tắc! và là một tự điển sống của Encyclopédie Petite Larousse, rồi dịch ra thơ bằng tiếng Việt hàng trăm bài thơ Đường bằng chữ Hán, Ba hănh diện được tiếp xúc với 1 ông quan ba Tây đóng ở 1 đồn làng Trung quán Quảng B́nh bằng tiếng Pháp, ông này là con của Đại tướng De Lattre De Tassigny mời Ba vô đồn và lễ độ gọi Ba là “ Mon Docteur “ và Ba đă cứu dân làng thoát cảnh bố ráp của lính Tây! (Trích trong truyện ngắn “ người cha “ của Trần hoài Thư).
Tôi gặp Cha năm mười một tuổi
Hôm nào đây sao tôi ngỡ hôm qua
Trời cũng mù sương phi đạo bơ vơ
Trưa chẳng nắng để mây buồn trong khói
Ba đă đến “ con là Ty “ người hỏi
Chiếc áo lương đen côi cút giữa trời
Tôi nghẹn ngào rưng rưng một tiếng Ba
“ Rưng rức “ măi cho mỗi ngày một lớn”
“ Rưng rức “ măi bên ḷng cha vạn đại
Ba năm sau tôi cũng đành bỏ Huế
chiếc áo lương đen, chiếc áo thọ đường
Chiếc mũ xám, chiếc dù đen đă mất
Tháng ba, Ba xa nằm trong ḷng đất!
Thơ Trần hoài Thư
Khai sinh tôi đây xa cha lạc mẹ
Tôi nói làm sao về một quê nhà
Tôi phải kể ǵ về một tuổi thơ
Buồn phải đọc một bài kinh cầu nguyện!
Những trang giấy đầu tiên, những giờ cô nhi viện
Mây Bết Lê Hem, sóng biển Ḥn Chồng
Nắng th́ vàng thắm cả trường sân
Tôi ôm mặt làm con chim côi cút
Tôi đă có những v́ sao thổn thức
Những con dế mèn gọi măi đêm trăng
Tuổi thơ tôi, tôi không thấy thiên đường
Tôi chỉ thấy con ngựa gầy thổ mộ
Nó thở hụt hơi lên cầu ván củ
Ngọn roi bầm, bầm cửa máu ruồi xanh
Tôi cũng là con ngựa bờ rung
Kéo hết nổi loạn ly cùng truổi chứng! Thơ THT
MẸ
Thưa mẹ hôm nay con về
Sẻ nằm xuống để mẹ quất thêm những lằn roi
Để nh́n lại mẹ xức muối vào vết bầm
Để thấy mẹ ôm con mà khóc
Con may mắn làm dân Nha Trang thời thơ ấu
Để con biết đời không phải mây xanh
Để con thương đời như mẹ thương con
Dù chỉ sau khi chửi con là thằng con không cha mất dạy
Con lạy mẹ cứ tát vào mủi con thật mạnh
Con khóc ̣a mẹ đă quá già nua
Mà con đâu có bao giờ c̣n được tuổi thơ
Để có dịp nằm chịu đ̣n mẹ đánh! Thơ THT
NỖI THƯƠNG NHỚ MUỘN MÀNG
Người con gái mà THT yêu bằng mối t́nh đầu,”cám ơn em, cám ơn mưa, cám ơn khoảng ngực b́nh bồng sau lần vải ướt. Da thịt ấy thèm lắm mà không dám úp mặt. Bờ môi ấy ngọt lắm, mặn lắm mà không dám hôn lên, chỉ là hai bàn tay nắm lấy nhau. Em để yên cho anh mân mê ngón tay búp măng “!
Rốt cuộc em cũng rời Huế
Chuyến bay nào mang em rời Phú Bài
Chuyến bay nào mang em rời quê hương
Trời quê hương mù sương mù sương
Tôi mang mắt em mà buồn muốn khóc
Cho tôi nh́n lần cuối nhớ thương
Cho tôi nh́n ngôi nhà gió phi trường
Cầu rất khẻ con tàu đừng bay vội
Tôi sẽ nói với ḷng tôi rất tội
Rồi tàu đi và em sẽ xa tôi
Tôi sẽ là ngôi nhà gió đợi chờ
Trông măi miết những con tàu lên xuống
Huế 1967 Trần hoài Thư
YÊU THỦY CHUNG
Ngày 18 tháng 6 1971 cây viết trẻ Trần hoài Thư kết duyên cùng Nguyễn ngọc Yến ở Sài g̣n, vừa ra mắt tập truyện đầu tay do cơ sở xuất bản Ư Thức phát hành “ Những v́ sao vĩnh biệt “ Rồi sau đó:
Theo em bỏ núi về châu thổ
Bỏ mán về kinh làm rể xa
Ngác ngác ngơ ngơ đ̣ máy ngược
Hồ mênh mông khói cuộn sau nhà
Theo em mấy bữa quên buôn bán
Làm rể người nam, yêu miền nam
Miền nam chín cửa sông ra biển
Mỗi nhánh sông: một nhánh tóc mềm
Theo em, t́nh đất, t́nh vương trạch
T́nh của non sông, t́nh của em
Cám ơn người nữ vùng châu thổ
Cho anh về gởi rể miền Nam
Trần hoài Thư
CÁM ƠN VỢ
Xin cám ơn
Xin cám ơn em đă phủ xuống đời anh bóng mát
Khi đời anh đă khô kiệt thanh xuân
Chỉ có chăng là một chiếc mũ trùm đầu
Lót thêm chiếc poncho giữa má g̣ ngút ngà tử khí
Cám ơn em đă động ḷng cảm lệ
Đă dọn chiếu làm giường
Chia xẻ một nửa vầng trăng
Soi lên phận đời người lính thú lênh đênh
Chấp nhận làm vợ người lính núi
Ngày hợp hôn của chúng ta được tổ chức tại SG
Gần An Đông ngă bảy
Sài g̣n giờ giới nghiêm có cơn mưa nhỏ
Không đèn hoa hôn lễ
Không chào bàn hai họ
Không râm rang nhạc cưới tưng bừng
Anh trong bộ đồ lính rừng
Ngực áo thêu h́nh con diều hâu vồ mồi vuốt sắc
Em trong chiếc áo dài màu hồng thắm
Cặp môi hồng và đôi mắt tô than
Theo em ra mắt bà con vợ
Cậu bảy, D́ Hai em thứ ba
Ngày xưa con gái xa cha mẹ
Ngày nay thanh niên làm rể xa..
THT
VĨNH BIÊT EM TY BA
Trần hoài Thư đi bán kem ở Sài G̣n. Tranh vẽ của Trần quư Thoại
Nai ở sau vườn nhà THT THT và vợ bay về cơi trời
Trần quư Thoại BS con của THT có năng khiếu vẽ tranh trừu tượng rất đẹp
Hội ngộ tại New Jersey: vợ chồng Trần quư Thoại, Ty Ba, Anh chị Ty Em
Thay lời anh cả Trần quư Phiệt, 2 anh khấn với Ba như sau:
Lạy Ba, Ty Ba em con nay đă về với Ba. Xin Ba dạy dỗ em để nó chóng được siêu thoát. “Sách ơi! em đă thực hiện nhiều hoài băo to lớn, được nhiều người cảm phục yêu mến. Hăy thanh thản ra di, trở về với Yến và Ba kính yêu của chúng ta“.
Khóc tiễn người em tài hoa và bất hạnh của anh.
BS Trần quư Trâm 28 /10/2024