Thương Tiếc Anh Sum.

 

Sáng nay thứ 7 ngày 30 tháng 11 năm 2024, thật bàng hoàng khi nghe tin anh Sum mất, một chút ánh sáng hy vọng cho một phép lạ nhiệm mầu đă tắt. Từ ngày anh bị bệnh nặng bà con bên làng thương lắm, họ đă đi xin xăm nơi chùa Bà, bói quẻ cùng cầu an, định rằng, nếu bệnh t́nh anh đi hết tháng 11 này th́ sẽ tai qua nạn khỏi. Trong cảnh huống của bệnh ung thư th́ đây cũng là một niềm hy vọng cho những buổi sáng, khi thức dậy thấy ḿnh c̣n đây, nhưng rồi ṿng sinh tử của anh cũng chấm dứt đúng vào ngày cuối cùng của tháng 11.

Anh đă nhận một ân phước của chư Phật là cho dù bệnh ung thư di căn, nhưng giai đoạn cuối anh không chịu đau đớn ǵ mấy và ra đi một cách thanh thản. 

Nước mắt đă chảy thành ḍng, nhưng tôi biết anh đang bước vào một cơi Trời đẹp lắm, như những người qua cảnh cận tử kể lại, sẽ là một vùng sáng long lanh, trong lành như chưa từng có trên trái đất này. Anh từ nay trút bỏ hết mọi thế sự thăng trầm nơi trần thế, ra đi.

 

Anh Sum và tôi đă đi cùng rất nhiều đoạn đường, từ những hoạt động hướng đạo, hội Hồng thập tự Huế, ban đại diện sinh viên Y khoa Huế và cuối cùng là Tran Tien Foundation. Anh là người có tài lănh đạo, anh làm việc với tất cả tấm ḷng cho gia tộc và cho bất cứ ai cần đến. Khi anh là tráng sinh Qua Châu, Mai An Tiêm, năm đó Quảng Ngăi bị lụt rất lớn, anh đă tổ chức một chuyến cứu trợ, chúng tôi mang chăn mền, thực phẩm đi đến những vùng xôi đậu nguy hiểm mà không một chút lo âu. Với chức đoàn trưởng thanh niên Hồng thập tự Huế, anh hoạt động hăng hái không kém. Khi Huế và những vùng phụ cận bị thiên tai là có sự giúp đỡ của hội. Sau cơn binh biến mùa hè đỏ lửa, làng mạc phía Bắc thành phố Huế tạm gọi là tan tành, vấn đề y tế là một con số không, anh vận động với uỷ ban trung ương hội tổ chức một pḥng khám bệnh, phát thuốc tại Diên Sanh, có y tá điều dưỡng thường trực và mỗi cuối tuần các BS nội trú thay nhau đi xe đ̣ ra khám bệnh, phẫu thuật nhẹ và chỉ dẫn cách dùng thuốc, có những buổi chiều, khi chiếc xe traction từ Quảng Trị về đón chúng tôi, bệnh nhân vẫn c̣n, đồng cảm nỗi khó khăn của dân làng, bác tài xế và hành khách chịu chờ khi trời tối đang đến.

 

Sau 1975, gia đ́nh anh định cư tại Hoa Kỳ. Anh miệt mài học hành, thi cử và làm việc, từ một nội trú, thường trú giải phẫu tổng quát, anh không chịu dừng ở đó. Stanford qua đến Mount Sinai New York, anh đă hoàn thành ước vọng của ḿnh trở thành một BS giải phẫu thẩm mỹ và tạo h́nh trên đất Mỹ. Ở đây, tôi nhận biết sự hy sinh của chị Yến, đảm trách mọi việc gia đ́nh để anh đạt ư nguyện.

Công việc của một BS giải phẫu rất là bề bộn, nhất là trong những trường hợp tạo h́nh, cuộc mổ mất nhiều thời gian, nhưng trong ḷng anh, anh không quên trường củ, bà con làng Minh Hương thân yêu, anh mong ước trở về.

 

Tháng 3 năm 2007, bộ ba Sum, Ngạc và anh Yến, BS gây mê vùng Valentia trở về Huế, bước chân đầu tiên chúng tôi đến là Bệnh viện thành phố Kim Long, bệnh viện nhỏ, BS giám đốc dễ dàng  chấp thuận cho chúng tôi làm việc cùng với các BS giải phẫu sở tại. Chỉ sau vài ngày, chúng tôi không ngờ là tuy rời trường và bệnh viện đă khá lâu, nhưng những công việc chúng tôi làm trước 75 đă để lại nhiều tiếng vang tốt v́ thế các BS giải phẫu từ Bệnh viện trung ương Huế, Bệnh viện trường đại học Y khoa Huế đă đến thăm và đúng như mong muốn, họ mời chúng tôi cùng hợp tác. Sau hai tuần cùng thăm bệnh, tham gia phẫu thuật, chia xẻ kinh nghiệm và cuối cùng trước khi chia tay, các BS Giám đốc đă mời chúng tôi trở lại. Anh Sum nhận lời và hứa sẽ kết nối thêm với các đại học y khoa lớn khác. Trở về Mỹ, anh vận động tích cực với bà con Trần Tiễn để có ngân sách cho dự án, mọi người đều ủng hộ và từ đó TranTien Foundation được h́nh thành và sau đó thêm 2 bộ phận khác là pḥng khám Thiện Sanh, nhà trẻ Minh Khai tại làng Minh Hương, tất cả đều phát triển một cách tốt đẹp. Anh Sum suốt hơn 15 năm trời, năm nào anh cũng bỏ 2 tuần để trở về và phái đoàn, nay có thêm sự cộng tác của các BS thuộc Đại học Mount Sinai, New York, các BS từ Mayo Clinic, có khi lên đến 30 người gồm nhiều bộ môn, y tá, sinh viên y khoa và người thiện nguyện, phải nói bây giờ anh mất đi, chỗ trống này chắc khó có người thay thế.

Cứ tưởng công việc của anh như thế đă quá lắm rồi, nhưng không, anh phải hoàn tất một ước vọng của Ba anh để lại, kết nối bà con trong họ, tu bổ mồ mả ông bà và nhất là làm sáng danh cụ Tổ Trần Tiễn Thành, xác nhận công tŕnh và vị trí của cụ trong lịch sử Việt. Anh đă kết hợp bà con hải ngoại làm một chuyến trở về, thăm làng củ, mộ xưa, hợp tế tưởng nhớ công đức tiền nhân, công việc trùng tu cho đến hôm nay vẫn c̣n tiếp diễn. Một điều đáng phục hơn nữa là anh đă để hết tâm lực để viết cuốn Ḍng Sử Việt. Qua cuốn sách này, anh đă chứng minh cụ Tổ chúng ta là một người yêu nước, mong muốn Việt Nam học hỏi phương Tây để dân giàu, nước mạnh, đồng thời, anh phân tích cho thấy, chúng ta cho dù có những quan niệm đối lập nhau, nhưng khi nh́n về lịch sử th́ phải nh́n vào những sự kiện có thật  ngoài ṿng kiềm tỏa của thiên kiến chính trị hay tín ngưỡng. Cuốn sách này là một tài liệu đồ sộ trên 500 trang, tài liệu tham khảo liệt kê hơn 3 trang, đă được xuất bàn năm 2020 và đă được dịch sang tiếng Anh bởi anh Trần Tiễn Khanh. Anh tận t́nh tranh đấu để hôm nay tại thành phố Huế đă có một con đường mang tên Trần Tiễn Thành.

 

Anh là một người yêu quê hương, tôi c̣n nhớ những buổi sáng khi trở lại lần đầu, chừng 5 giờ sáng, chúng tôi bách bộ từ khách sạn Hương Giang nằm gần Đập Đá lên cầu Tràng Tiền qua chợ Đông Ba mua bắp cồn mới nấu c̣n thơm, đi ṿng lên phía Phú Vân Lâu qua cầu mới, xuôi đường Lê Lợi về lại khách sạn. Làn sương bạc trôi lơ lửng dọc con sông im chảy hiền hoà, ánh nắng ban mai lấp lánh phía xa nơi cồn Giả Viên tỉnh mịch chia đôi ḍng nước, anh đứng lặng người ngắm cảnh và cho rằng Huế thật đẹp, thật đáng yêu nhưng vấn đề chuyên môn y tế cần cải tiến thêm và anh tâm sự, anh sẽ trở về nửa để giúp dân Huế v́ ở đây đă gợi bao nhiêu t́nh cảm thắm thiết, bao nhiêu kỷ niệm khó phai mờ..

 

Anh là người mộ đạo Phật, ngoài chuyện đọc kinh sách, anh tin vào thuyết luân hồi và anh cũng đă góp phần ḿnh vào chuyện thành lập những chùa Phật giáo. Tháng 7 năm 2017 hai anh em tôi và gia đ́nh BS Vỏ Đại Lợi tham gia một chuyến thiện nguyện cứu trợ tại Ladakh giúp người tỵ nạn Tây Tạng lưu vong của Đức Đạt Lai Lạt Ma rồi sau đó đi thăm thêm Tứ Động Tâm.

Trên một thảo nguyên rộng, khô cằn, chạy dài dưới chân núi Hy Mă Lạp Sơn hùng vĩ, người tỵ nạn được chính phủ Ấn Độ cho phép định cư, họ phải tranh đấu với đất trời để có miếng ăn, manh áo, chúng tôi nh́n họ mà thương cảm cho cuộc sống lưu đày, sức mạnh của họ là niềm tin nơi tôn giáo. Sau 5 ngày làm việc, vào buổi sáng, chúng tôi được đưa đến thăm Đức Đạt Lai. Nh́n ngài khoan thai bước ra, nụ cười nở trên môi, hiền hoà, nhưng chúng tôi thấy một vầng sáng chung quanh, bỗng dưng ai ai cũng chấp tay, cúi đầu chào lạy. Một cảm tính chan ḥa trong tôi như khi tôi lạy Phật, một ḷng kính nể vô thường. Anh và tôi sau đó hạnh phúc đắm ḿnh trong bài thuyết pháp của Ngài về sự vi diệu của Tứ Diệu Đế, để rồi trong lần thăm anh cuối cùng, anh đă nhắc tôi về Khổ đế, sinh là khổ, bệnh chết là khổ, anh an nhiên trong giai đoạn Diệt đế để rồi anh biết rằng, cơi Niết bàn chắc phải có chỗ cho anh v́ anh đă sống và giúp cho tha nhân rất nhiều. Tôi cũng đă tin như thế.

 

Tháng 12, sương mù đă trở về nơi thung lũng này, những hàng cây lá vàng đă rụng gần hết để lại những cành trơ trọi, trông cô đơn. Trong làn sương đục, cảnh vật trở nên lạnh lẽo, xa vắng, một cái buồn man mác cho mùa đông đang tới, hợp ḷng cho sự chia ĺa với người anh tôi luôn mến trọng. Người tiều phu lên rừng đă chọn cây đẹp để đốn hạ trước, như trong một công án thường đọc. Tôi đă khóc khi nghĩ đến anh và thật t́nh phàn nàn với chư Phật sự bất công khi lấy đi một con người có cái tâm bồ tát, làm việc, giúp đỡ người nghèo yếu không biết mệt mỏi như anh, nhưng rồi tôi ngộ ra cái diệu đế cuối cùng là Đạo đế, bát chánh đạo, anh Sum tôi đă thoát ra mọi khổ đau trong cuộc sống và anh đă đạt đến hạnh phúc tối thượng.

 

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

Trần Tiễn Ngạc

Stockton, mùa Đông 2024.

 

https://lh7-rt.googleusercontent.com/docsz/AD_4nXdU3DhQbz3sC0KhkKd-el74H3qYmoAg5MoPsYvJ4e0amwJvzq_GTuOpDFiUk2ZSNKKuZDkme2kQOj7P52a1A6gOENjAjqwRPlCXsuFktDzsB9sAZ8zLhLqyBTqesgUfbK-s02LN8A?key=3aQrBpkm9KVZvBwUqL-fOjl-

Phái đoàn TranTien Foundation do BS Trần Tiễn Sum hướng dẫn lần cuối tại đại hoc Y Huế