Ai trong chúng ta từng lớn lên tại Huế mà không từng dầm mưa tuần này qua tuần nọ, không từng nh́n mưa rơi chạnh ḷng nhớ đến h́nh bóng ai đó… Để khi rời xa Huế, khi mưa đến, những kỷ niệm về mưa, những nhung nhớ về Huế, về mưa Huế, lại âm thầm đến trong thao thức. Nhưng, như lời tâm sự của tác giả bài viết TIẾNG MƯA, cho dù quay trở về chốn xưa – trong hiện thực hay trong mộng ảo - “ Không bao giờ về một nơi chốn cũ mà t́m lại được kỷ niệm xưa, cảm giác của những năm tháng trước. Cảnh trí cũng khác và người xưa có thể đă thay đổi nhiều, hay đă đi xa …

BBT xin gởi đến quư ACE “TIẾNG MƯA”, kèm theo là bản nhạc cùng tên, của Bác Sĩ Trần Văn Khang, một Y Sĩ Trung Tá của Quân Y Quân Lực VNCH, một Quân Y Sĩ đáng kính trong nghề nghiệp và cả trong và văn thơ thi ca tại Hải Ngoại. Các bài viết của Niên Trưởng Trần Văn Khang từng có mặt trên Mục 99 Độ trước đây.

Một lần nữa, BBT Hội YKH Hải Ngoại trân trọng cám ơn BS. Trần Văn Khang. Và kính chúc quư Thầy Cô và ACE một cuối tuần b́nh an.

 

TIẾNG MƯA

 

Trần Văn Khang

 

Những cơn mưa thường cho nhiều cảm giác vui buồn, gợi những kỷ niệm cho nhiều người chúng ta, cho cả những người làm thơ, viết nhạc. Có lẽ v́ vậy, nhạc và thơ về mưa khá nhiều.

Tên họ và hoàn cảnh của những nhân vật trong câu chuyện dưới đây, cũng như danh hiệu của “quán trọ bên đường” đă được thay đổi.  Nếu có sự trùng hợp ngoài đời, chỉ là do ngẫu nhiên, ngoài ư muốn của người viết.

Sau hai ngày họp chuyên nghiệp tại Toronto, anh mướn xe một ḿnh lái đến Niagara City thuộc Canada, để lần đầu tiên ghé thăm thác nước danh tiếng thế giới, Niagara Fall.  Với tính “giang hồ, đâu cũng là nhà”, anh ỷ y không lấy pḥng trước. Đến nơi, đă gần chiều tối.  Mùa Hè, du khách khắp nơi đến thật đông.  Hầu hết khách sạn đều không c̣n chỗ, họ bật đèn đỏ No Vacancy ngay dưới bảng hiệu. 

Lái ṿng quanh trên nửa giờ, anh thấy có lữ quán Niagara Fabulous Inn, khá khang trang, co’ cái nh́n hướng về thác nước.  Anh cầu may vào hỏi mướn pḥng. Người tiếp viên vui vẻ cho anh biết:

-  Chúng tôi chỉ c̣n một pḥng trống, số 234, ông lấy pḥng này sẽ được giảm giá 20%.

Anh vui mừng, nhủ thầm “pḥng 234, chin nút, có lẽ hên”.  Anh hơi ngạc nhiên hỏi:

-  Như vậy tốt quá. Nhưng sao pḥng này lại được giảm giá 20%?

-  Thưa ông, pḥng này cũng như vài pḥng khác, ở ngay trên Câu Lạc Bộ và Quán Rượu của khách sạn, đêm nào cũng co’ dàn nhạc chơi tới 2 giờ khuya.  Nếu ông có thể thức khuya, không sợ mất ngủ, th́ hăy lấy pḥng này.  Chúng tôi rất tiếc không c̣n pḥng nào trống nữa.

Anh nhận pḥng.  Gọi một phần cơm tối, dùng ngay tại pḥng trọ, v́ không muốn xuống nhà hàng của lữ quán.  Pḥng anh nh́n ra thác nước.  Ban đêm thác được chiếu sáng với những đèn pha có màu sắc làm ánh sáng và cảnh trí rất đẹp và hùng vĩ.  Chín giờ đêm, anh chuẩn bị nghỉ ngơi để ngày mai lấy một vài tours thăm cảnh thác nước Niagara .  Nhưng tiếng nhạc, nhất là tiếng trống từ dưới vọng lên, rung cả nền pḥng ngủ.  Không thể nào nghỉ ngơi được, anh bèn lại thay y phục nhẹ mùa Hè, xuống quán nhạc, gọi một ly rượu.  T́nh cờ anh được nghe một dàn nhạc tŕnh bày rất khá, làm anh nhớ tới mấy câu thơ của một thi sĩ, thày dạy Việt Văn của anh ngày xưa:

 

Dương cầm âm u

Hồ cầm réo rắt

Phong cầm dồn dập

Lục huyền chơi vơi …

                

                        (Thơ Song Nhất Nữ)

 

Họ tŕnh bày nhiều loại nhạc.  Cả nhạc chậm, nhạc nhanh, rồi nhạc vui, nhạc Jazz…  Vài cặp du khách ra sàn nhảy, khiêu vũ đằm thắm…  Nhạc công có 6 người.  Anh nhận thấy hai nhạc công da màu, ba nhạc công da trắng và đặc biệt có một nhạc công Á Đông, làm Lead Guitar rất điêu luyện.  Ngồi trầm ngâm một ḿnh, bên ly rượu sẫm màu, trong một quán nhạc lạ nhưng ấm cúng, cho anh thú vị riêng của người lữ khách xa nhà.  Anh thả hồn theo tiếng nhạc.  Rồi thật bất ngờ, giữa phương trời xa quê hương này, người nhạc công da vàng dẫn dắt cả ban nhạc chơi bài nhạc Kiếp Nghèo, nhịp điệu Tango của Lam Phương.  Bài nhạc thật quen thuộc với anh. Tiếp theo, cả ban nhạc lại đồng tấu nhạc phẩm Mưa Rừng của Huỳnh Anh, đệm cho một cô du khách, có lẽ từ Việt Nam đến Canada thăm thân nhân, tŕnh bày.  Cô du khách có phong cách tŕnh diễn và giọng ca điêu luyện của một ca sĩ nhà nghề.  Cô đi cùng vài người, có lẽ là bà con hay bạn bè. 

Thưởng thức xong hai bài nhạc, anh hỏi cô tiếp viên pḥng trà, được biết người nhạc công Á Châu có tên Joe, họ Nguyễn.  Cô tiếp viên c̣n cho anh biết ông Joe Nguyễn chỉ thích uống Martini.  Anh nhờ cô đem đến tận nơi mời ông Nguyễn một ly rượu ấy, nói là có một du khách Việt Nam đang nghe nhạc mời tặng.  Ông Nguyễn, có đôi lúc ngưng chơi nhạc, nâng ly rượu, hướng về phía anh, như chào và cám ơn một đồng hương yêu nhạc.  Anh ở lại thưởng thức nhạc đến gần 2 giờ khuya.  Người nhạc công Việt Nam lại bàn rươu, nói chuyện cùng anh.  Ông ta tên Việt Nam là Nguyễn Văn Giao, khoảng gần 50 tuổi, trước kia có chơi nhạc cho vài pḥng trà tại Sàig̣n …. Hàn huyên cùng anh vài phút, ông Joe đến bàn cô “ca sĩ” du khách người Việt ….

 

Ba năm sau

 

Lại tiếp theo một cuộc họp chuyên nghiêp tại Nữu Ước, anh điện thoại đến lữ quán xưa, Niagara Fabulous Inn, ghi danh xin lấy pḥng 234.  Anh đem theo hai bài nhạc để tặng ông Giao. Anh cũng hy vọng có dịp ông Giao sẽ tŕnh bày một bài nhạc của ḿnh, v́ tiếng đàn của người nghệ sĩ này thật xuất sắc. Anh c̣n nhớ lần trước, ông ta có nói là tất cả các nhạc công của quán rượu này, khi được phỏng vấn để được thu nhận, phải có khả năng tŕnh tấu ngay bất cứ bài nhạc nào dù chưa biết bao giờ, nếu bài nhạc cấu trúc không quá cầu kỳ.

Anh đến nơi, buổi tối. Hôm ấy trời mưa tầm tă.  Hỏi thăm về ông Joe, ban nhạc cho biết ông đă rời ban nhạc, lập gia đ́nh cùng cô ca sĩ từ hai năm trước, về quê hương lo cho mẹ già.  “Joe left our Band two years ago, married the beautiful singer and went back to his country, taking care of his old mother”.

Anh lặng lẽ về pḥng, với một tâm sự mênh mang.  Trời bên ngoài mưa gió, thêm tiếng thác nước đổ ́ ầm, dạt dào.  Vọng từ phía bên dưới, giai điệu bài Kiếp Nghèo của Lam Phương, điệu Tango năm trước, ban nhạc c̣n tŕnh tấu mặc dù Joe đă đi xa.  Anh thức rất khuya trong đêm ấy, viết xong một bài nhạc.  Không biết bao giờ mới gặp lại Joe, ông Nguyễn Văn Giao, nhờ ông đàn Tây Ban Cầm cho nghe…  Anh tự nhủ chuyến đi này cho anh thêm chút kinh nghiệm mới:  Không bao giờ về một nơi chốn cũ mà t́m lại được kỷ niệm xưa, cảm giác của những năm tháng trước. Cảnh trí cũng khác và người xưa có thể đă thay đổi nhiều, hay đă đi xa …

 

Kính mời thưởng thức Ca khúc TIẾNG MƯA, nhạc và lời Khanh Phương (Trần Văn Khang), nhạc sĩ Quốc Dũng hoà âm, ca sĩ Quang Minh tŕnh bày, nhịp điệu Tango:

 

https://www.youtube.com/watch?v=oX3SKIxVM08&list=PLXRqSoCAhHBtiSvxhGzRSOkJeYbRr0uDn&index=26&t=137s

 

Tiếng Mưa

 

Mưa về giăng phố cũ
Lá vàng bay trước gió
Riêng tôi một ḿnh gác trọ
Nghe điệu nhạc trầm chơi vơi
Nhớ về ngày nào xa xôi

 

Mây trời bay khắp chốn
Gió từng cơn lướt đến

Âm ba về cùng tiếng vọng
Cung đàn điệu nhạc xa xưa

Ru hồn người vào trong mơ

Hạt mưa rơi rơi như tơ vương đan khắp trời
Ḷng ai bâng khuâng nhớ về bao năm tháng ngày
Điệu Tango năm trước
Chợt về trong tha thiết
Cho ai niềm nhớ nhung

Tôi ngồi đây viễn xứ
Nhớ về nơi chốn cũ

Tâm tư c̣n niềm ước vọng
Mơ một ngày về quê xưa
Êm đềm một thời yêu mơ