Tiếng Vọng Vô Âm-The Sound of Silence

 


Có khi một ánh trăng xuyên qua kẽ lá làm nên một tứ thơ trong hồn đêm thi sĩ. Một sợi nắng cuối ngày làm hoàn tất một bức tranh của người họa sĩ lỡ thời. Và có khi tiếng nước rơi trong bồn rửa mặt âm vọng thanh thản vang nhẹ giửa bốn bức tường gạch men lại làm rung khởi cảm hứng giúp Paul Simon hoàn tất lời ca cho bài The Sound of Silence. Một bài ca mà Simon mất sáu tháng để viết sau biến cố thảm sát cố tổng thống Kenedy. Cùng song ca với Garfunkel, bài hát đuợc xếp hàng đầu trong New Year’s day 1966.
The sound of silence là một bài hay về giai điệu mà sâu về ca từ. Cái tựa bài đă nói lên nội dung muốn gởi gắm của người nghệ sỹ. Bắt đầu từ những đánh thức tâm linh bằng tiếng nước rơi vang trong ḷng thầm kín, bắt đầu bằng những nốt nhạc giản đơn nhẹ nhàng như hơi thở thầm th́, là tiếng chào thân ái:

Hello darkness, my old friend
I've come to talk with you again
Because a vision softly creeping
Left its seeds while I was sleeping
And the vision that was planted in my brain
Still remains. Within the sound of silence

Âm thanh mà chúng ta nghe được rất hạn hẹp, tai của con người b́nh thường chỉ có thể nghe những âm thanh trong khoảng 20Hz đến 20.000 Hz. Tất cả những âm thanh có tần số thấp hơn và cao hơn khoảng ấy đều được xem là không hiện hữu, trong khi muôn trùng đại ngă có biết bao thanh âm!

Nếu âm thanh mà chúng ta nghe được trong tần số giới hạn nhỏ hẹp như vậy th́ âm thanh của lặng im không phải là vô âm, bặt âm - Âm thanh của lặng im không hẳn là không hiện hữu của âm thanh, vô thanh. Mà âm thanh của lặng im là âm thanh của ngút ngàn trùng ư, của bao la giao cảm.

Khát vọng muôn đời của con người là giao cảm, là hội thoại, là sự liên lạc và hiểu nhau qua chiếc cầu ngôn ngữ và nghệ thuật. Các h́nh vẽ trên vách hang động hàng ngàn năm trước đến những dấu kư tự @ điện toán ngày nay đều mong chuyển tải những trải bày cho đời người, đời sống, đời cây …Thế nhưng chiếc cầu ngôn ngữ và nghệ thuật đó nhiều khi quá chật hẹp, chông chênh như cầu khỉ, không đủ chuyên chở những ư niệm miên man thầm kín; đôi khi lại quá dư thừa lan man như con sông rộng để chỉ đưa một chiếc lá cuối mùa yêu thương sang bờ ḥ hẹn.

Âm thanh ra rả ngàn lời diệu vợi trên chiếc loa phóng thanh góc phố mỗi sớm mai, không bằng một tiếng thở dài chân chất của Mẹ. Những hứa hẹn mù sa thiên đường của những chủ thuyết mỵ dân sao bằng cái nguưt mắt rạng khoé t́nh trong Em đưa đẩy. Những cứu vớt nguyện cầu trên câu kinh lời kệ sao bằng phút cầm tay bồi hồi trong góc phố khuya đêm chia tay.

Có âm thanh nào buồn như nỗi lặng thinh của góc vườn quen khi một tối không c̣n nghe tiếng dế. Bởi con dế buồn đă tự tử giữa đêm sương. Có âm thanh nào mang mác khi một sớm mai không c̣n nghe tiếng chim hót trước hiên nhà, bởi bầy sẻ cũ cũng qua đời lặng lẻ (Ư thơ Du Tử Lê).

Phải chăng đó là The Sound of Silence? Âm thanh của sự im lặng – Là âm thanh đầy triết lư của tiếng vỗ một bàn tay. Là mặc như lôi, im lặng sấm sét của Ngài Duy Ma Cật. Là tiếng lá khô ĺa cành trên sân chùa, phút chốc đốn ngộ một kẻ nhiều năm quét lá, bỏ bê vạn ngàn kinh tự. Là nụ cười bí ẩn đa phương biểu hiện của Mona Lisa, hay ánh mắt thứ tha cho người, cho đời của Mẹ trước khi nhắm mắt ra đi.

Âm thanh của lặng im có phải là khoảnh khắc yên ắng lo âu trước khi băo đến và yên ắng tả tơi khi băo đi qua?
Có im lặng nào hăi hùng như khi nh́n qua đầu súng xuyên thủng màn đêm đợi chờ kẻ địch, le lói ánh hỏa châu trên đầu. Có âm thanh nào nghẹn ngào xúc động khi thấy bóng dáng người yêu sau rặng chè tàu ngày trở về quê cũ. Những im lặng thỏa nguyện sau cuộc gối chăn hoan lạc và nỗi yên ắng hạnh phúc không tả xiết khi nh́n con chào đời sau tấm kính cách ly.

In restless dreams I walked alone
Narrow streets of cobblestone
'Neath the halo of a street lamp
I turned my collar to the cold and damp
When my eyes were stabbed by the flash of a neon light
That split the night. And touched the sound of silence

Phải chăng bài hát như một lời nhắc nhủ chúng ta về những bội thực của khoa học kỹ thuật và các phương tiện tối tân.
Những smart phone, tablets chuyên chở những tiện nghi trên đầu ngón tay, texting gởi đi những kư tự điện toán quy ước vắn tắt về giao tiếp thay v́ gặp gỡ “ mặt nh́n mặt cần tay bâng khuâng không nói một câu”
(Tô Vũ-Em đến thăm anh một chiều mưa).

People talking without speaking
People hearing without listening
People writing songs that voices never share
And no one dared
Disturb the sound of silence

Nói như là không nói, nghe như là không nghe, viết bài ca mà không hát và không ai dám khuấy động âm thanh của sự im lặng.

Silence like a cancer grows. Sự im lặng vô cảm thật như ung thư, ngấm ngầm giết đi những giao tiếp tự nhiên thường nhật. Hết rồi những bửa ăn sum vầy khua rộn tiếng cười đùa khi chồng làm đêm, vợ làm ngày. Thiếu dần những chiều cuối tuần gia đ́nh dạo phố rong ruổi tỉ tê, khi người trong pḥng khoá kín với màn h́nh, kẻ nằm dài trên sofa với màn h́nh phẳng 3 chiều …

And the people bowed and prayed
To the neon god they made
And the sign flashed out its warning
In the words that it was forming

Phải chăng những bảng đèn neon nhấp nháy sáng rực góc phố trên những cao ốc chọc trời, hay những quảng trường là những thần linh tối thượng của khoa học hiện đại mà chúng ta qùy lạy chiêm bái mổi ngày để có được thông tin và sự tiện nghi cho đời sống vật chất? Những thông tin mà sự khả tín là thật mong manh. Những tiện nghi mà cái giá phải trả thật không rẻ.

Như một lời tiên tri và nhắn nhủ cho con người, những phát minh hiện đại của xă hội tân tiến liệu có mang đến cho ta những âm thanh vô ưu thinh lặng, những nỗi an b́nh vĩnh cửu mà chúng ta đă đánh mất tự ngàn xưa và mong ngóng cho ngàn sau?

Biết ngôn ngữ đầy ngộ nhận và hạn hẹp. Nhưng không có ngôn từ trần tục th́ làm sao Em hiểu Tôi?. Trong cùng một khoảnh khắc, một hoàn cảnh để nói lên điều muốn nói th́ Ư đă như con ngựa hí lộng trăi vó trong khi Tâm th́ như vượn khỉ nhảy nhót bất kham. Làm sao Tâm Ư đồng nhất để lời nói, ư niệm, chánh kiến thật thà đi thẳng vào ḷng Em lời thành khẩn chơn chất?

Người nằm xuống đă ngh́n năm im bóng
Ta bước qua ngôn ngữ rụng hai lần
( Bùi Giáng)

Rụng hai lần hay nhiều lần nữa có nói lên được cái âm thanh yên ắng trên nấm mồ xanh cỏ ấp ủ h́nh hài người thân? Nhưng ít ra cũng đánh động lên tiếng nói của lương tri, của nhân loại trước cái thiện và ác khi Paul Simon chọn bài hát này để hát cho gần ba ngàn linh hồn đă khuất trong lễ tưởng niệm 10 năm biến cố 9/11 tại New York năm 2011.

Tôi đă khuấy động sự yên tỉnh mà bạn đang có, cái yên lặng đáng yêu khi bạn đang đọc những ḍng này. Vậy thôi! Hello darkness, my old friend! Chào bạn nhé tôi làm thinh đây.

NP Bảo Sinh

P.S: Muốn xem và nghe nhạc youtube, lời của bài hát xin vào trang nhà SeanBao

hay: http://seanbao.zzl.org/baiviet.html

 

 

 

<<trang trước          <<trang chủ