Cuối tuần này, Mục 99 Độ xin tiếp tục tŕnh bạn đọc tập truyện thứ hai “Từ Hải và Chết Đột Ngột” trong Tạp Văn “Truyện Kiều – Uyển Ngữ Y Học” của tác giả Lê Quang Thông, YKH # 12.
Một lần nữa, BBT Hội YKH Hải Ngoại thân ái cám ơn BS. Lê Quang Thông.
TỪ HẢI VÀ CHẾT ĐỘT NGỘT
Từ Hải là nhân vật anh hùng theo Thanh Tâm Tài nhân và Nguyễn Du
Với vài câu lục bát ta đă thấy vẻ uy nghiêm hùng dũng của chàng
Râu hùm hàm én mày ngai
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao
Hai câu thơ có tính ước lệ này đă gây nhiều tranh căi của các nhà nghiên cứu Truyện Kiều trong đó có tác giả cuốn sách này
Học giả An Chi trong CÂU CHỮ TRUYỆN KIỀU (Trang 15 - NXB Tổng hợp TPHCM 2017):
Mặc dù tiếng Việt có thành ngữ lưng dài vai rộng nhưng Nguyễn Du lại viết ”Vai năm tấc rộng thân mười thước cao”
Tuy nhiên thân mười thứơc cao vẫn cứ là hiện tượng không b́nh thường, nghĩa là vẫn chưa cân đối. Trong bài phiếm luận Truyện Kiều và Y học(Kiến thúc ngày nay xuân Giáp Tuất trang 62-63), BS Lê Quang Thông đă viết: “Theo đo đạc để lấy huyệt châm cứu, người xưa dùng đơn vị tấc không cố định gọi là tấc du thân, nghĩa là lấy ngay trên cơ thể từng người, nên người cao thấp sẽ có tấc thích hợp nhưng cũng xê dịch 2-2,2cm. như vậy vai Từ Hải khoảng 10-11cm(nếu đây chỉ là một bên vai th́ cũng là nhỏ). Thước của Trung hoa dù là thước Lỗ Ban đi nữa cũng xê dịch 20-40cm, như vậy Từ Hải cao khoảng 2 mét trở lên. Đây là cách tính của Bs Lê Quang Thông. C̣n theo thông tin của Đào DuyAnh và nếu thông tin này đúng th́ Từ Hải có thể cao tối đa 70cm. Phải có thêm 30cm nữa đấng anh hùng này mới đạt chiều cao đúng 1 thước tây. Đạ Duy Anh cho biết rằng tấc là 1/10 của thước, chiều dài bao nhiêu th́ tùy từng thời kỳ, có ư kiến cho rằng thời Minh một thước chỉ ăn hai tấc(từ điển Truyện Kiều,Hà nội 1974,trang 359). Dù cho tấc Tàu có “chiều dài là bao nhiêu th́ tùy từng thời” nhưng theo chúng tôi biết nó cũng xê dịch từ 2-3,5cm.Vậy hai tấc có nghĩa là một thước theo thông tin trên đây bằng từ 4 -7cm và 10 lần hai tấc nghĩa là 10 thước th́ bằng từ 40-70cm. Từ Hải sẽ là một chú tí hon, c̣n nếu cho rằng Nguyễn Du tuy tả người Tàu nhưng lại dùng thước ta th́ một thước ta bằng 0,4m-0,425m vậy 10 thước bằng khoảng 4m,Từ Hải sẽ là anh khổng lồ!
H́nh như được đo theo đơn vị nào th́ nhân vật này cũng là kẻ dị thường.
Vậy theo chúng tôi, lối miêu tả của Nguyễn Du chẳng qua có tính chất ước lệ. ”Râu hùm, hàm én,mày ngài” chẳng phải ước lệ là ǵ?(hết trích)
Cũng trong bài phiếm luận Truyện Kiều và Y học(Kiến thúc ngày nay xuân Giáp Tuất, tôi cũng đă phiếm luận Từ Hải dị tướng và dị dạng mạch máu năo (hư cấu suy diễn)
Trong truyện Từ Hải chết đứng một cách oan ức(đột tử) trong khi đang thắng binh lực của triều đ́nh như chẻ tre và làm chủ một vùng rộng lớn nhưng vẫn muốn quy hàng triều đinh nhà Minh v́ quan niệm chính thống muốn làm quan của cả Từ Hải và Thúy Kiều
Ngàn năm ai có khen đâu Hoàng Sào( nhân vật làm giặc khởi nghĩa đời nhà Đường)
Đột tử được định nghĩa là một sự kiện gây tử vong tự nhiên, bất ngờ xảy ra trong ṿng 1 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng, ở một đối tượng có vẻ khỏe mạnh hoặc ở một người mắc bệnh không quá nghiêm trọng để dự đoán kết quả đột ngột như vậy.
Chết đột ngột là một bệnh lư y khoa, hiện nay quan niệm tùy trường phái y học đại khái đang sống khỏe mạnh bỗng dưng ngă bệnh chết trong ṿng 48-72 giờ tại nhà hay bệnh viện mọi cấp cứu đều vô hiệu. Sau thời gian này, bệnh nhân vẫn c̣n sống không gọi là chết đột ngột nữa mà có thể sống dựa vào thuốc hay công cụ y khoa hổ trợ gọi là sống thực vật khi tri giác không hồi phục
Những cái chết do tác động bên ngoài như tai nạn hay do đại dịch không bàn đến ở đây, nhưng chắc chắn đột tử luôn luôn gây ra chấn thuơng tinh thần rất lớn đối với người thân c̣n lại trên dương thế!
Trước đây có những cái chết đột ngột không giải thích được ở những nơi tập thể công nhân lao động như ở nhiều nước Đông Nam Á(Thái lan, Mă lai, HMong ….) cho rằng do Ma nữ(ghost widow) hiện hồn về bắt thanh niên nên ban đêm công nhân phải cải trang thành người nữ khi ngủ.
Trong dân gian thường dùng từ “trúng gió” chung chung, ngày nay các nhà y học cho rằng đột tử ở các nước châu Á có liên quan đến một số bệnh lư tim do rối lọan dẫn truyền điện sinh lư của tim
Tiến bộ Y học ngày nay có mổ tử thi (Pháp Y) hay các Phương tiện chẩn đoán tối tân( như Siêu âm, chụp cắt lớp CT, chụp Cộng hưởng từ MRI, PETCT, Xét nghiệm …) kiểm tra sau khi chết cho thấy đa số là do hai nhóm bệnh lư:
- Năo như Tai biến mạch máu năo(gồm xuất huyết năo, nhũn năo, chấn thương, ngộ độc…)
-Tim Phổi hay hệ Tuần hoàn (tim bẩm sinh hay mắc phải, nhồi máu cơ tim(heart attack),
Lọan nhịp tim (Điện tim cũng góp phần sáng tỏ các bệnh lư tiềm ẩn nguy cơ đột tử cao khi có sư cố gây lọan nhịp (thí dụ: Ngoại tâm thu, Hội chứng bất thường các bó thần kinh dẫn truyền điện trong tim (Hội chứng Brugada, Hội chứng Tiền kích thích…v.v…),Bệnh lư chết đột ngột do Phổi ít phát hiện hơn trừ khi mổ xác sau khi chết
“Thượng mă phong” là từ dân gian xếp cái chết đột ngột khi giao hợp có thể do nguời nam(đa số)có bệnh lư tiềm ẩn (do không phát hiện) khi gắng sức hay tâm lư hào hứng thông qua hệ thần kinh giao cảm tim đập nhanh gây tử vong
Dân gian bày mẹo khi con gái về nhà chồng mang theo cái trâm khi động pḥng có sự cố châm vào huyệt gần hậu môn(trường cường) may ra cứu sống một số nhỏ do quá xúc động, hoặc đốt âm mao cho người nam uống (bật lửa hay hai tay lúc ấy có rảnh không? - Sơ cứu có c̣n hơn không!?)
Đó là hai nhóm bệnh để giải thích nguyên nhân hay gây ra chết đột ngột. nhưng nhiều khi y học không t́m ra nguyên nhân nào cả … những người già ra đi tương tự như ngọn đèn hết năng lượng.
Trở lại cái chết của Từ Hải ta có thể giải thích chết đứng như sau:
Từ Hải đă có sẵn dị dạng mạch máu năo (dị tướng), có thể là ph́nh động mạch năo(anevrysm) và cao huyết áp sẵn có (tướng quân ăn sung sướng uống nhiều rượu ngon vật lạ, khả năng cao huyết áp rất dễ xảy ra) và khi bị Hồ Tôn Hiến lừa đánh úp thông qua lời ngon ngọt của phu nhân Vương Thúy Kiều quy hàng triều đ́nh nên không pḥng bị việc binh, tức giận làm tăng tiết các chất co dăn mạch gây vỡ mạch máu năo, y học gọi là “lụt năo” ảnh hưởng vùng thân năo làm các cơ thân h́nh và tứ chi căng cứng gây chết đứng và tướng quân đa số khi nào cũng có gươm kiếm chống đất nên tư thế chết đứng thêm bền vững.
Hiện nay Y học cũng chứng minh mối liên hệ giữa căng thẳng (stress) dễ gây ra đột quỵ (stroke - tai biến năo hay tim)
…Gươm dàn nửa gánh non sông một chèo…
…Khí thiêng khi đă về trần
Nhơn nhơn c̣n đứng chôn chân giữa ṿng
Trơ như đá vưng như đồng
Ai lay chẳng chuyển ai rung chẳng dời…
Đến khi nàng Kiều là người thân thích cùng tần số (đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu) đến đụng chạm (trong dân gian vuốt mắt cho những người chết chưa nhắm mắt) và chàng ngă ra sau đó Kiều chôn cất chồng bên sông và vào góp vui cho tiệc liên hoan chiến thắng của Hồ Tôn Hiến
… Lạ thay oan khí tương triền
Nàng vừa phục xuông Tử liền ngă ra…
…Truyền cho kiểu táng di h́nh bên sông
Trong quân mở tiệc hạ công…
Theo sách Kỷ tiễu trừ Từ Hải bản mạt, Từ Hải (?-1556) là nhân vật lịch sử có thật, sống vào thời nhà Minh ở Trung Quốc. Ông quê huyện Hấp, phủ Huy Châu. Từ Hải vừa là thương nhân, vừa là thủ lĩnh cướp biển. Từ Hải là tay giang hồ rất mưu lược, xuất quỷ nhập thần. sau này mắc mưu chiêu hàng của Hồ Tôn Hiến, dẫn tới diệt vong.
Theo Minh sử, vào khoảng năm Gia Tĩnh thứ 35 (1556), Từ Hải tập hợp cướp biển chống lại quân đội triều đ́nh. Từ Hải cùng Trần Đông, Ma Diệp đưa hơn chục ngh́n cướp biển, chia làm 3 cánh tấn công Chiết Giang. Sau đó, liên quân Từ Hải mắc mưu Hồ Tôn Hiến, nội bộ chia rẽ, thất bại. Bước đường cùng, Từ Hải nhảy xuống sông tự tử. Về cái chết của Từ Hải, sử sách Trung Quốc chỉ chép 7 chữ "Hải quẫn thậm, toại trầm hà tử" (Hải đường cùng, bèn nhảy xuống sông chết). (hết trích)