Kính Thưa quư Thầy và quư ACE YKH

 

Năm 1963 khi ba tôi được đi du học Mỹ, ông có khoe là được hân hạnh đi cùng chuyến với GS Lê Thanh Ḿnh Châu, con của cụ Lê Thanh Cảnh, Thầy Hiệu Trưởng Trường Quốc Học của ba tôi lúc c̣n thiếu thời. Đó là lần đầu tiên tôi nghe đến Thầy, cái tên đẹp có bốn chữ, nên rất dễ dàng nằm trong kư ức.

 

Năm 1969 tôi được vào năm nhất ĐHYKH. Trong cái hănh diện phấn khởi của chàng lính mới ṭ te vào cái Trường mang tên Y Khoa, tôi c̣n nao nức muốn biết mặt các đàn anh, các Thầy đă nghe tiếng từ lâu mà chưa gặp mặt. Biết rằng Thầy Châu vừa nhậm chức Viên Trương Viên Đại Học cùng năm đó và sẽ có mặt trong đêm Macabe Y Khoa 69-70, tôi không khỏi ṭ ṃ muốn t́m biết con người mang tên bốn chữ đẹp đó như thế nào.

 

Tôi đến hội hơi trễ. Sảnh đường đông nghẹt người . Giữa nói tiếng cười huyên náo bổng tiếng nhạc Éspana Cani trỗi dậy. Đám đông dạt ra để mỡ một khoảng trống vừa đủ để một cặp ouvrir ball với điệu Paso Doble. Tôi cố chen lấn tối thật gần để măn nhăn. Người kép trạc tuổi trung niên, cao ráo, ít nhất là 1.75m, v́ hơn nữa cái đầu nhô lên khỏi đám đông, với dáng dấp thanh tao,, mang kiến cộng vàng, vẻ đẹp trai trí thức. Tôi không nghe rơ lời giới thiệu v́ tiếng ồn th́ một người bên cạnh dí miệng vào tai tôi nói: “GS Lê Thanh Ḿnh Châu đó”.

Có lẽ tôi gặp lại Thầy nhiêu lần nữa, trong những đêm Y Khoa khác. Nhưng ấn tượng đầu tiên khó quên, nhất là trong bối cảnh ngoạn mục đó.

 

Năm qua tháng lại, rồi năm 75 đến, rồi năm 80 đến. Năm 75 th́ ai cũng biết rồi, năm 80 là năm tôi vượt biên t́m tự do và định cư tại Mỹ. 

Cũng như các anh chị em YKH khác tôi thăm ḍ tin tức để t́m đường trở lại hành nghề ở quê hương thứ hai này. Chẳng bao lâu tôi t́m được tin tức Thấy. Vẫn biết rằng với tài học của Thầy thế nào Thầy cũng tiếp tục công việc giáo dục tại quê hương thứ hai nay, tôi vẫn ngạc nhiên và ngưỡng mộ khi biết khi biết được Thầy giữ một chức vị cao quư, phụ tá Phó Viện Trường Trường ĐH Notre Dame. 

Tôi liên lạc trao đổi thư từ nhờ Thầy giúp đỡ trong việc đi thi và xin thực tập để hành nghề trở lại và được Thầy tận t́nh giúp đỡ. 

Dịp may đă đến, tôi xin vào được Residency ở Chicago, chỉ cách South Bend, nơi Thầy ở chừng 2 gị lái xe.

Lần đầu tiên tôi đến nhà Thầy nhằm cuối Thu 1983, cùng với anh Lại Đức Thuần.

Tôi rụt rè gơ cửa. Cửa chính của căn nhà một tầng xinh xắn ở South Bend mỡ ra, Thầy hiện ra ở ngưỡng cửa Sau lưng là Cô Trai. Cả hai nở nụ cười hiền hậu mời khách.

Tôi đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác sau khi gặp Thầy. Chúng tôi được  đối xử như người nhà. Và sau khuôn mặt đạo mạo nghiêm nghị đó là cách nói chuyện khôi hài dí dỏm làm tôi cứ giữ nụ cười trên môi cả ngày. 

Những lần sau tôi đi một ḿnh v́ đă quen đường với lại anh Thuần bận việc gia đ́nh.

Kỷ niệm giữa thầy và tôi nhiều lắm nhưng tôi chỉ kể lại một vài chuyện buồn cười và khó quên để cho thấy tính khiêm tốn và b́nh dân của Thầy

Giáng Sinh năm 83 Cô Thầy mới tôi đến chơi. Tôi lái xe đến trong một đêm tuyết rơi lớn, đường trơn trượt. Chưa có kinh nghiệm lái xe trong tuyết xe trọt rơi vào cái hố bên đường. Tôi điện thoại cho Thầy biết sẽ đến trễ v́ đă gọi roadside assistance Nhưng phải vài tiếng nữa họ mới đến. Thầy nói không sao đâu đợi đó Thầy đă đến giúp. Tôi thoái thác v́ sợ tội nghiệp Thầy quá. Nhưng Thầy cương quyết v́ nơi tôi bị nạn cũng gần nhà Thầy. Chẳng mấy chốc Thầy và Khôi, con trai của Thầy đến. Hai cha con h́ hà h́ hục cuốc xẻng đào bới tuyết, nhất định không để tôi giúp. Thật ra tôi có biết làm ǵ mà giúp chỉ đứng bên với ḷng cám ơn và hỗ thẹn. Lộ được khai, lái xe cẩn thận theo hướng dẫn của Thầy. Về tới nhà kịp ăn reveillon vui vẻ.

Có một lần tôi lên thăm Thầy vào trưa. Cô Trai đi vắng.  Tôi đang ngồi trong pḥng khách th́ nghe tiếng lục đục trong bếp. Mở cửa bước vào, tôi trố mắt sửng sốt. Thầy đang lụi hụi nấu ăn. Tay vừa làm miệng vừa nói: Anh cứ để yên cho tôi đừng giúp ǵ hết tôi nấu cho cả nhà tôi luôn.  Bữa ăn trưa đơn giản đó có lẽ là bữa ăn cao quư nhất trong đời. Chàng sinh viên quèn được Ông Viện Trưởng làm đầu bếp khoảng đăi.

Để trả lễ tôi đề nghị nấu bún ḅ khoảng đăi cả nhà. Thầy Cô vui vẻ nhận lời, cười khúc khích nói rằng: “ Chúng tôi sẵn sàng làm cobaye”

Tôi mới học nấu không biết có ngon không nhưng mà cay lắm. Hôm đó có cả hai con Thầy Cô: Mi , Khôi và fiancée của hai người. Cả nhà ăn xong nước mắt ràn rụa. Thấy cười nói đùa: “Cay quá ai mà biết ngon hay dỡ“ xong rồi nói chữa: ”nói đùa đó, rất ngon” 

Sau này khi gặp lại Thấy vẫn nhắc nhở trêu chọc tôi về nồi bún ḅ quá cay và tài lái xe trượt xuống hố, rồi cả hai cùng cười.

 

Tôi đến South Bend lần cuối để từ giă Thầy Cô năm 86 đi lang thang kiếm việc rồi cuối cùng về Nam Cali.

Mấy năm sau Thầy Cô cũng dọn nhà về Nam Cali nhưng rất tiếc không gặp được Thầy Cô nhiều, v́ hoàn cảnh thời gian và địa lư không c̣n như xưa. 

Nhưng ba năm ở Chicago cũng đủ để cho tôi một hạnh phúc quư báu. Đó là quen biết gần gũi và ngay cả sinh hoạt chung với một người mà tôi rất quư. Trên đời kiếm được người vừa tài vừa đức đă khó. Thêm vào đó là tính t́nh khiêm tốn, ḥa đồng với tất cả mọi người. 

 

Dẫu biết rằng tất nhiên ai cũng phải chết và tuổi hạc Thầy đă cao, sự ra đi của Thầy là một mất mát lớn lao cho ĐH Huế nói chung và Trường YKH nói riêng. 

Tôi không muốn dài ḍng về công lao của Thầy đối Viện và Trường trước 75 cũng như ở hải ngoại v́ ai cũng biết rồi. Riêng phần tôi, ngoài cái tang chung c̣n có cái tang cá nhân v́ những kỷ niệm quư báu ngày xưa. 

 

Tôi xin ngừng bút ở đây để tâm tư lắng đọng và cảm xúc dâng lên, quay lại cuốn phim cũ mấy mươi năm về trước.

 

Xin Thầy yên giấc ngàn thu.

 

Viết ngày 22 tháng 10 năm 2024

Cựu sinh viên YKH và ĐHH của Thầy

Lê cảnh Hoạt